CÁC BÀI THƠ THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Mời dieungo điểm tâm: lông rùa, sừng thỏ! :))


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Mời dieungo điểm tâm: lông rùa, sừng thỏ! :))
BT cứ điểm tâm lông rùa, sừng thỏ đi!


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Mời! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Mời!


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

DƯỢC SƠN THĂNG TÒA
(Trích: Thơ Thiền Đường Tống, biên soạn: Đỗ Tùng Bách, trang 198-202)

Dược Sơn Duy Nghiễm là đệ tử nối pháp của Thạch Đầu Hy Thiên. Hai vị truyền và mở ra một phái Tào Động, Sư là một nhân vật quan trọng trong một hệ phái này. Dược Sơn họ Hàn, người Giáng Châu (nay thuộc huyện Lễ, Hồ Nam) nên gọi là Dược Sơn Duy Nghiễm. Ban đầu Sư theo thiền sư Huệ Chiếu xuất gia, sau đó lại theo Luật sư Hy Tháo thọ đại giới rồi trở về với Thạch Đầu Hy Thiên, đáng kể là nhân vật mô phạm của thiền luật. Qua việc đối đáp giữa Sư và Thạch Đầu Hy Thiên, có thể thấy được đôi chút thiền cảnh của Sư:

Sư yết kiến Thạch Đầu, thầm nhận thiền chỉ. Một hôm, Sư đang ngồi, Thạch Đầu trông thấy, hỏi rằng: "Ngươi ở đây làm gì?" Đáp: "Tất cả đều chẳng làm". Thạch Đầu nói: "Ngươi nói chẳng làm là làm cái gì?" Sư đáp: "Ngàn thánh cũng chẳng biết". Thạch Đầu dùng kệ khen rằng:

  • Chung ở từ lâu chẳng biết chi
    Lặng lẽ theo nhau chỉ thế đi
    Thượng hiền trước đây còn chẳng biết
    Huống bọn phàm phu đâu dễ tri.
    (Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển 14)
"Tất cả đều chẳng làm" tức là chỗ Chứng Đạo Ca nói: "Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân" (Học tột đạo thiền là bậc đạo nhân nhàn nhã), nên "Không biết mà biết", vô tác vô vi, thầm hợp thầm chứng, liễu ngộ chí đạo. Nhưng cũng không phải ngồi trong vô sự, nếu quả như thế thì có khác gì phàm phu. Thạch Đầu hỏi: "Chẳng làm cái gì?" Sư đáp rằng: "Ngàn thánh cũng chẳng biết". Bởi vì tự tánh diệu thể, không có hình tướng, vượt ngoài thấy biết, không gì lớn hơn nó, và cũng không gì nhỏ hơn nó, không người nào có thể dùng lời để nói về nó, nên "Ngàn thánh cũng chẳng biết".

Công án "Thăng tòa" của Sư có đủ cảnh và tình:

Dược Sơn đã lâu không thăng tòa, Viện chủ bạch rằng: Đại chúng từ lâu mong hòa thượng chỉ dạy". Sư bảo: "Đánh chuông lên". Đại chúng vừa tụ hội, Sư liền bước xuống tòa trở về phương trượng. Viện chủ theo sau hỏi rằng: "Hòa thượng đã hứa thuyết pháp cho đại chúng. vì sao chẳng nói lời nào?" Sư đáp: "Kinh có kinh sư, Luận có luận sư, đâu trách được lão tăng".

Tụng Cổ Liên Châu Thông Tập, quyển 14.

Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ghi có khác đôi chút, nhưng về nội dung đại khái giống nhau:

Dược Sơn nói: "Kinh có kinh sư, Luận có luận sư" ý bảo rằng việc giảng kinh nói luận là của Kinh sư và Luận sư, còn đối với một việc hướng thượng về Thiền nên không thể nói được, nên không thể trách Sư. Ý nghĩa của lời này có thể chứng minh bằng đoạn văn dưới đây:

Sư viết chữ Phật, hỏi Đạo Ngô là chữ gì? Ngô bảo là chữ Phật. Sư nói: "Ông thầy nhiều chuyện". Tăng hỏi: "Việc mình chưa sáng, xin thầy chỉ dạy". Sư im lặng hồi lâu nói: "Hôm nay ta nói với ngươi một câu cũng chẳng khó, chỉ nên lập tức nhận ra là còn khá một chút. Nếu ngươi lại suy nghĩ thì ta mang tội, chẳng bằng mỗi người hãy ngậm miệng để khỏi liên lụy nhau".

  • Cảnh Đức Truyền Đăng lục, quyển 14.
Dược Sơn thăng tòa chẳng giảng nói, chẳng khai thị là tránh được lỗi "Ông thầy nhiều chuyện", cũng là ý nghĩa "Chẳng bằng mọi người hãy ngậm miệng".

1. Phiên âm:

  • Phố tịch hoằng khai kiến dã ma?
    Mãi nhân hà tợ khán nhân đa
    Thập thành hảo cá xuy mao kiếm
    Chỉ tác đào gia bích thượng nha.
    (Vô Chuẩn Phạm thiền sư)(1)
Dịch thơ:
  • Cửa hàng rộng mở anh thấy chăng?
    Người mua thì ít, kẻ xem đông
    Sử dụng rất rành "Xuy mao kiếm"
    Cất thoi chẳng dệt, dệt sao xong.
Chú thích:

(1) Sư Phạm (1175-1249): Thiền tăng đời Tống, họ Ung, hiệu Vô Chuẩn, người Tử Đồng (Tứ Xuyên), Trung Quốc.

Năm chín tuổi, Sư theo Âm Bình Đạo Khâm xuất gia. Niên hiệu Thiệu Hi thứ 5 (1194) thọ giới cụ túc, niên hiệu Khánh Nguyên thứ 11 (1195) nhập hạ tại chùa Chánh Pháp ở Thành Đô. Năm hai mươi tuổi theo học với Tú Nham Sư Thụy núi Dục Vương, khi ấy núi Dục Vương có Phật Chiếu Đức Quang ở am phía đông, Không Tẩu Tông Ấn giữ chức Phân tọa. Sư Phạm nghèo, không có đồ cạo tóc nên thời nhân thường gọi Sư là "Ô Đầu Tử" (Ông đầu đen). Về sau đến chùa Linh Ấn, Hàng Châu yết kiến Tùng Nguyên Sùng Nhạc, qua lại Nam Sơn ở lại sáu năm. Lại nghe Phá Am Tổ Tiên trụ núi Hoa Tú phía tây Tô Châu, Sư liền đến y chỉ. Niên hiệu Thuần Hựu thứ 9 (1294) ngày rằm tháng ba, Sư viết hơn hai mươi trang di biểu, ba ngày sau thì tịch.

Tác phẩm: Vô Chuẩn Sư Phạm thiền sư Ngữ Lục.


2. Phiên âm:

  • Si nhi khắc ý chỉ đề tiền
    Lương tứ truy phong cố ảnh tiên
    Vân tảo trường không sào nguyệt hạc
    Thanh hàn nhập cốt bất thành miên.
    (Thiền Đồng Giác Thiền sư)(2)
Dịch thơ:
  • Trẻ thơ nín khóc khi dỗ tiền
    Ngựa thấy bóng roi phóng tới liền
    Mây trải tầng không mờ bóng nguyệt
    Lạnh thấm vào xương, giấc chẳng yên.
Chú thích:

(2) Chánh Giác (1091-1157): Thiền tăng đời Tống, họ Lý, tự Hoằng Trí, người xứ Thấp Châu (nay là huyện Thấp, tỉnh Sơn Tây), Trung Quốc, nối pháp thiền sư Đàn Hà Tử Thuần.

Tác phẩm: Thiên Đồng Tắc Tụng Cổ, Hoằng Trí Quảng lục, chín quyển, Hoằng Trí Giác thiền sư Ngữ Lục bốn quyển, Hoằng Trí Hòa Thượng Ngữ Yếu một quyển.


3. Phiên âm:

  • Minh châu nhất khỏa giá nan thù
    Bất thị tri âm tiện ám đầu
    Phiên tiếu Dược Sơn không phí lực
    Thủy khanh ngư hiện bất thôn câu.
    (Từ Thọ Thâm thiền sư)(3)
Dịch thơ:
  • Khôn trả giá thay! Một hạt châu
    Chẳng phải tri âm mới hợp cầu
    Cười lão Dược Sơn đà phí sức
    Nước trong cá hiện, chẳng ăn câu.
Chú thích:

(3) Hoài Thâm (1077-1132): Thiền tăng đời Tống, họ Ưu, tự Từ Thọ, người đời gọi là "Từ Thọ thiền sư", nối pháp thiền sư Tư Thánh Sùng Tín, tông Vân Môn. Sư trụ chùa Tư Phước, Tây Am ở Tương Sơn.

Tác phẩm: Từ Thọ Thâm Hòa Thượng Quảng Lục.


Thiền quí ở nơi đốn ngộ, chẳng quí tri giải, nhưng tri giải cũng rất quan trọng, bởi vì lãnh hội là phần không thể nói được, còn tri giải là phần có thể nói được.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Sơn tiền nhất phiến nhàn điền địa
Xoa thủ đinh ninh vấn Tổ ông
Kỷ độ mại lai hoàn tự mãi
Vị lân tùng trúc dẫn thanh phong.
(Ngũ Tổ Pháp Diễn)

Dịch thơ:

Đất hoang một khoảng trước núi xanh
Chắp tay hỏi Tổ vẫn đinh ninh
Bao lượt bán đi rồi mua lại
Vì thương tùng trúc gió trong lành.


Mé trước núi có một mảnh đất trống chưa có người canh tác,
Chắp tay thưa hỏi ông cha ta nhiều lần:
Vì sao đã bao phen mua đi rồi bán lại?
Ông cha ta bảo rằng: Vì thương gió mát thổi hàng tùng trúc.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chùa xưa mái ngói cũ
Trèo lên níu cây sào
Đêm khuya rồi không ngủ
Kéo rụng bao nhiêu sao.
Thiền sư Mãn Giác


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đầu sào trăm thước phải nhẩy qua
Chết đi sống lại mới thật tài
Sống hoài không chết có chi hay?
Vất vưỡng đó đây khác nào ma?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chết cái tâm niệm tà
Sống cái thật tánh ta
Vượt thoái cõi Ta Bà
Vào ngồi nhà Ma Ha.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phó Đại sĩ

Dạ dạ bão Phật miên
Triêu triêu hoàn cộng khởi
Khởi tọa trấn tương tùy
Ngữ mặc đồng cư chỉ
Ti hào bất tương ly
Như thân ảnh tương tợ
Dục thức Phật khứ xứ
Kỳ giá ngữ thanh thị.

Dịch
Ðêm đêm ôm Phật ngủ
Sáng sáng cùng thức dậy
Ðứng ngồi vẫn theo nhau
Nói nín chung ăn ở
Mảy may không cách biệt
Giống hệt hình với bóng
Muốn biết chỗ Phật đi
Chính ngay tiếng nói này.

Nghĩa
Đêm đêm với Phật nằm
Sáng sáng cùng tỉnh dậy
Nói, nín một bên mình,
đứng đi đều tại đấy
không cách biệt hào tơ
như hình đâu bóng đấy
Muốn biết Phật ở đâu
Xem trong lời nói ấy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tuyển đắc u cư hiệp dã tình
Chung niên vô tống diệc vô nghinh
Hữu thời trực hướng cô phong đảnh
Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh.
(Lý Tường)

Dịch thơ:

Chọn nơi xa vắng hợp lòng quê
Năm tròn mặc khách đến hay về
Có khi tiến thẳng lên đỉnh núi
Mây tan trăng hiện tiếng cười hề!
(Trường khiếu nhất thanh của thiền sư Duy Nghiễm)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

anhshipga đã viết:Nhất ba tài động vạn ba tùy.
Câu thơ trên anhshipga trích trong bài thơ của thiền sư Hoa Đình Thuyền Tử Đức Thành, nguyên văn như sau:
  • Thiên xích ty luân trực hạ thùy
    Nhất ba tài động vạn ba tùy
    Dạ tĩnh, thủy hàn, ngư bất thực
    Mãn thuyền không tải nguyệt minh quy.
Dịch:
  • Nhợ câu ngàn thước vừa buông xuống
    Một sóng vừa gợn muôn sóng sanh
    Đêm vắng, nước lạnh, câu chẳng dính
    Quay về thuyền chở ánh trăng thanh.
(Trích thơ thiền Đường Tống)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách