Trang 13 trên 30

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 17/10/12 19:14
gửi bởi binh
Chẳng chịu nghe, chẳng chịu thấy.
Dù đi qua đỉnh phong cao mà chẳng dừng.
Đến nơi này mênh mông bát ngát, nước chảy hoa trôi.
Vậy mà cũng chẳng biết mình ở đâu.

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 18/10/12 04:13
gửi bởi Thánh_Tri
binh đã viết:Chẳng chịu nghe, chẳng chịu thấy.
Dù đi qua đỉnh phong cao mà chẳng dừng.
Đến nơi này mênh mông bát ngát, nước chảy hoa trôi.
Vậy mà cũng chẳng biết mình ở đâu.
Chẳng biết mình ở đâu thì sao lại biết nơi ấy mênh mông bát ngát v..v... Vậy thì đâu thể nói là không biết.

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 18/10/12 06:39
gửi bởi binh
TỤNG
Nhãn lý trần sa, nhĩ lý thổ
Thiên phong vạn phong bất khẳng trụ
Lạc hoa lưu thủy thái man man
Dịch khởi mi mao hà xứ khứ?

NGHĨA
Bụi cát trong mắt, đất trong tai
Ngàn ngọn, muôn ngọn chẳng chịu dừng
Hoa rơi nước chẩy trôi bát ngát
Vạch đứng lông mày xem nơi nào ?

Bụi cát trong mắt, đất trong tai tức là : Chẳng chịu nghe, chẳng chịu thấy.
Ngàn ngọn, muôn ngọn chẳng chịu dừng là : Đã đến ngọn Cao Phong chẳng chịu dừng
(ngọn Cao Phong còn có tên là Diệu Cao Phong là : tên một đỉnh núi cao Trong Thiền tông, tượng trưng cho trạng thái giác ngộ)
Hoa rơi nước chẩy trôi bát ngát là : Rơi vào cõi nhị nguyên này
Chẳng biết là nơi nào. (hành giả lạc lõng trong tam giới, thế tục, không biết đường về)

Bài này vịnh tâm trạng của một hành giả chưa ngộ đạo.

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 18/10/12 07:18
gửi bởi anhshipga
binh đã viết:
TỤNG
Nhãn lý trần sa, nhĩ lý thổ
Thiên phong vạn phong bất khẳng trụ
Lạc hoa lưu thủy thái man man
Dịch khởi mi mao hà xứ khứ?

NGHĨA
Bụi cát trong mắt, đất trong tai
Ngàn ngọn, muôn ngọn chẳng chịu dừng
Hoa rơi nước chẩy trôi bát ngát
Vạch đứng lông mày xem nơi nào ?

Bụi cát trong mắt, đất trong tai tức là : Chẳng chịu nghe, chẳng chịu thấy.
Ngàn ngọn, muôn ngọn chẳng chịu dừng là : Đã đến ngọn Cao Phong chẳng chịu dừng
(ngọn Cao Phong còn có tên là Diệu Cao Phong là : tên một đỉnh núi cao Trong Thiền tông, tượng trưng cho trạng thái giác ngộ)
Hoa rơi nước chẩy trôi bát ngát là : Rơi vào cõi nhị nguyên này
Chẳng biết là nơi nào. (hành giả lạc lõng trong tam giới, thế tục, không biết đường về)

Bài này vịnh tâm trạng của một hành giả chưa ngộ đạo.
Lầm !

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 18/10/12 16:39
gửi bởi binh
TỤNG
Nhãn lý trần sa, nhĩ lý thổ
Thiên phong vạn phong bất khẳng trụ
Lạc hoa lưu thủy thái man man
Dịch khởi mi mao hà xứ khứ?

NGHĨA
Bụi cát trong mắt, đất trong tai
Ngàn ngọn, muôn ngọn chẳng chịu dừng
Hoa rơi nước chẩy trôi bát ngát
Vạch đứng lông mày xem nơi nào ?
Không thèm thấy, không thèm nghe
Nơi nào không Phật thì chạy qua, nơi nào có Phật không dừng lại.
đến một nơi tạm gọi là : Hoa rơi nước chẩy trôi bát ngát
Đây là nơi nào ? Không một tấc đất.

Bài này có 2 nghĩa, nhưng phải xem hoàn cảnh lúc sáng tác bài thế nào mới xác định được.

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 19/10/12 03:49
gửi bởi anhshipga
Vì sao lại thấy có 2?

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 20/10/12 09:10
gửi bởi binh
Có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe : đại đạo, thì thuộc trường hợp thứ nhất.
Thấy mà như không thấy, nghe mà như không nghe, không để ngoại cảnh tác động đến tâm, thì thuộc trường hợp thứ hai.

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 20/10/12 09:26
gửi bởi anhshipga
Chỉ có 1 bài thơ mà thấy có phàm có thánh, đó là con mắt bệnh!

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 20/10/12 09:35
gửi bởi binh
anhshipga đã viết:Chỉ có 1 bài thơ mà thấy có phàm có thánh, đó là con mắt bệnh!
Mô Phật ! chắc là vậy.

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 20/10/12 16:33
gửi bởi binh
Diễn đàn trầm lắng, lượm tạm bài thơ đưa vào để anh em bình phẩm cho sôi động,
Tất nhiên bình thì cũng có khi trúng, khi trật, chủ yếu là có nhiều ý kiến để tham khảo.
Xớn xác đọc bài thơ thấy câu đầu nói "cát trong mắt, đất trong tai" mình nghĩ là người này không thấy "Đại đạo" nên bình theo trường hợp 1.
Sau đọc lại tắc 25, thấy bài thơ nói về những vị đã ngộ đạo, nên bình lại theo trường hợp 2.

Riêng câu "Ngàn ngọn, muôn ngọn chẳng chịu dừng"
Đã lên đến đỉnh rồi mà còn chưa chịu dừng ? Tại sao ?
Vì nếu dừng tức là chấp nhận, chấp nhận tức là trụ, là cho rằng mình đã đạt đỉnh rồi, tức là chấp ngã, mà chấp ngã tức là luân hồi.
Cho nên dù đã đạt đỉnh cao của sự giác ngộ rồi mà vấn chưa chấp nhận (tức là vô trụ).
Cho nên từ đây suy ra : Tâm vô trụ tức là không trụ vào bất kỳ trạng thái nào, chứ không phải là trụ chỗ "không"

Sưu tập thơ Thiền.

Đã gửi: 14/10/13 18:41
gửi bởi binh
Kính các đạo hữu,
Trước mắt, tôi xin đăng mỗi ngày một bài thơ Thiền. Nhưng vì bộ sưu tạp của tôi có hạn, nên xin các đạo hữu ai có bài thơ Thiền nào xin đăng vào đây để tạo một thư viện các bài thơ thiền làm cơ sở tra cứu để học tập hoặc làm chứng cứ khi tranh luận.
Kính cảm ơn các đạo hữu.

Miết nhiên nhất niệm, cuồng tâm hiệt,
Nội ngoại căn trần câu động triệt,
Phiên thân xúc phá thái hư không
Vạn tượng sum la tùng khởi diệt.

Hám Sơn đại sư

Nghĩa

”Chớp mắt một niệm tâm cuồng bặt,
Căn, trần trong ngoài trọn rổng rang.
Chuyển mình xé toạt cõi hư không,
Vạn tượng từ đây mà khởi, diệt”

Re: Sưu tập thơ Thiền.

Đã gửi: 14/10/13 19:46
gửi bởi battinh
Bói đại một bài trong cuốn "Sơn Cư Bách Vịnh" của Viên Chiếu Tông Bổn, thiệt là linh ứng đúng với tâm trạng của đạo hữu Vanthuy-dochanh, ý muốn quay về núi...

  • Sơn cư hồi thủ thán qui dư,
    Thức phá nguyên lai tổng thị hư.
    Mạc khứ duyên môn cùng khất thực,
    Tự gia y lý hữu minh châu.
Dịch:

  • Ở núi quay lại muốn về ư?
    Biết rõ nguyên lai cả thảy hư.
    Lần cửa xin ăn đừng thế ấy,
    Minh châu trong áo giàu có dư.