Trang 9 trên 30

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 30/09/12 06:25
gửi bởi battinh
Trăm điều biết rõ thấy như không
Vạn duyên sanh khởi thuận theo dòng
Vi trần tuy nhỏ không chỗ bám
Mây mù tan hết, chủ nhân ông. :D

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 30/09/12 08:43
gửi bởi anhshipga
dù cho vạn dặm không mây thì trời xanh cũng phải ăn gậy... ;) :D

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 30/09/12 13:38
gửi bởi Thánh_Tri
anhshipga đã viết:dù cho vạn dặm không mây thì trời xanh cũng phải ăn gậy... ;) :D
Chứ sao nữa. Bởi chưa giác ngộ thì phải đánh thôi. Đánh cho chết mới thôi.

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 30/09/12 14:15
gửi bởi battinh
Bắc thang lên hỏi ông trời
Tại sao Thánh Tri lại đòi oánh ông
Rằng là hạ giới chơi ngông
Ta sai thiên sứ mời ông lên chầu. :D

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 30/09/12 16:59
gửi bởi Thánh_Tri
battinh đã viết:Bắc thang lên hỏi ông trời
Tại sao Thánh Tri lại đòi oánh ông
Rằng là hạ giới chơi ngông
Ta sai thiên sứ mời ông lên chầu. :D
Trời đến cũng đánh, thiên sứ đến cũng đánh, diêm vương đến cũng đánh, hắt bạch vô thường, đầu trâu mặt ngựa đều đánh hết.

Cả ông batting đến cũng đánh luôn.

Đánh cho không còn một mảy may nào.

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 30/09/12 18:33
gửi bởi binh
Thánh_Tri đã viết:
battinh đã viết:Bắc thang lên hỏi ông trời
Tại sao Thánh Tri lại đòi oánh ông
Rằng là hạ giới chơi ngông
Ta sai thiên sứ mời ông lên chầu. :D
Trời đến cũng đánh, thiên sứ đến cũng đánh, diêm vương đến cũng đánh, hắt bạch vô thường, đầu trâu mặt ngựa đều đánh hết.

Cả ông batting đến cũng đánh luôn.

Đánh cho không còn một mảy may nào.
He he ! Đúng là đồ đệ ngài Lâm Tế. tangbong tangbong tangbong

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 01/10/12 06:47
gửi bởi battinh
Thánh_Tri đã viết:Trời đến cũng đánh, thiên sứ đến cũng đánh, diêm vương đến cũng đánh, hắt bạch vô thường, đầu trâu mặt ngựa đều đánh hết.

Cả ông batting đến cũng đánh luôn.

Đánh cho không còn một mảy may nào.
Thân người không thấy
Chữ viết bị gậy
Người không, gậy không
Năng, sở tiêu vong... :D

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 05/10/12 04:49
gửi bởi binh
Ngộ và chứng

Ngộ và chứng khác nhau xa lắm, đừng tưởng ngộ tức là đã thể nhập Phật tánh rồi.
Xem kệ của Lục tổ.

"Đốn ngộ tuy đồng Phật
Đa sanh tập khí thâm
Phong đình, ba thượng dũng
Lý hiện, niệm du xâm"

Nghĩa

Đốn ngộ tuy bằng Phật
Nhiều đời tập khí sâu
Gió ngừng, sóng còn mạnh
Lý hiện, Niệm còn thâm.

Không biết có phải của Lục tổ không. Ai biết bài kệ này của tổ nào, xin góp ý.
Xin cảm ơn.

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 05/10/12 06:59
gửi bởi battinh
Bài thơ này được Hòa thượng Thanh Từ giảng trong bài "Sách Tấn Tu" ghi là Cổ Đức nói. Hai chữ "Cổ Đức" thường được nhắc lại nhiều lần trong các bài giảng mà không rõ tác giả là ai? Bài thơ viết:
  • Đốn ngộ tuy đồng Phật
    Đa sân tập khí thâm
    Phong đình ba thượng dũng
    Lý hiện niệm du xâm.
Giảng như sau:

"Đốn ngộ tuy đồng Phật" nghĩa là chỗ ngộ của Phật và chỗ ngộ của mình không khác. Nhưng "Đa sân tập khí thâm", tức là nhiều đời tập khí của mình sâu dầy. Hồi xưa tham, sân, si, phiền não nhiều ghi đậm nét ở thói quen. Bây giờ tuy ngộ được lý đạo, nhưng đôi khi duyên xúc cảnh thì tham, sân, si cũng còn chưa hết.

"Phong đình ba thượng dũng", giống như gió đã dừng rồi mà mặt biển sóng vẫn vỗ vào bờ. "Lý hiện niệm du xâm", đối với đạo lý đã thấy được lẽ thật, nhưng vọng niệm vẫn còn dấy khởi.

Như vậy đừng tưởng rằng mình đã ngộ được đạo lý là rồi việc, mà cần phải nỗ lực tiến tu trong tất cả mọi hòan cảnh. Khi vọng niệm sạch, tâm không còn bị quấy nhiễu, tánh giác không còn bị che mờ, chừng đó mới khả dĩ hợp đạo. Nếu ngang đó mà hài lòng tự mãn thì là bịnh lớn.

(Trích sách Tự Gia Bảo, trang 274-275)

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 05/10/12 18:01
gửi bởi binh
Đương cơ nhất tạt nộ lôi hống
Kỵ khởi pháp thân tàng Bắc Đẩu
Hồng ba hạo miễu lãng thao thiên
Niêm đắc tỵ khổng thất khước khẩu.

Nghĩa

Đương cơ bức bách giận vô cùng
Sợ giấu pháp thân vào Bắc Đẩu
Sóng lớn mênh mang dâng ngập trời
Nắm được lỗ mũi mất cái miệng.


Đương cơ bức bách : là ngay khi bức bách.
Tại sao mà bức bách ?
Tại vì không được như ý nên bức bách. Vị Thiền sư này ôm khối nghi đã lâu. Nghi đã đóng thành khối rồi mà mãi sao chẳng chịu bùng vỡ. Không cho ta thấy được chơn như thực tánh, thấy được pháp thân. Tiến không được, thoái cũng không xong. khối nghi chẳng chịu bùng vỡ, chẳng chịu rời ra, thật là khó khăn, bức bách.
Pháp thân ơi, mi trốn ở đâu ? Ai đã dấu pháp thân đâu mất, ở tận đắng sau ngôi sao Bắc Đẩu xa xôi kia, làm sao tìm được ?
Ôi ! những con sóng hoài nghi bức bách dồn dập, nhấn chìm ta vào trong lòng chúng. Sóng lớn mênh mang dâng ngập trời.
Ha ! Tóm được mi rồi nhé . Ha ! Nó đây sao ? Là như thế này à ? mình sống rồi ! hít một hơi nào. Không có gì để nói !

Hiểu không ?
Không hiểu là còn chìm đắm, còn bức bách lâu.
Hiểu thì có con đường sống, chỉ là không nói được .

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 06/10/12 17:07
gửi bởi binh
Miết nhiên nhất niệm, cuồng tâm hiệt,
Nội ngoại căn trần câu động triệt,
Phiên thân xúc phá thái hư không
Vạn tượng sum la tùng khởi diệt.


Hám Sơn đại sư

Nghĩa
”Chớp mắt một niệm tâm cuồng bặt,
Căn, trần trong ngoài trọn rổng rang.
Chuyển mình xé toạt cõi hư không,
Vạn tượng từ đây mà khởi, diệt”

Tôi có một thắc mắc ở câu thứ tư :

"Vạn tượng sum la tùng khởi diệt"
Có 2 nghĩa :
1) Vạn tượng sum la từ đây diệt.
2) Vạn tượng từ đây mà khởi, diệt”

Không biết câu nào đúng ý nghĩa.

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Đã gửi: 07/10/12 03:27
gửi bởi anhshipga
binh đã viết:Đương cơ nhất tạt nộ lôi hống
Kỵ khởi pháp thân tàng Bắc Đẩu
Hồng ba hạo miễu lãng thao thiên
Niêm đắc tỵ khổng thất khước khẩu.

Nghĩa

Đương cơ bức bách giận vô cùng
Sợ giấu pháp thân vào Bắc Đẩu
Sóng lớn mênh mang dâng ngập trời
Nắm được lỗ mũi mất cái miệng.


Đương cơ bức bách : là ngay khi bức bách.
Tại sao mà bức bách ?
Tại vì không được như ý nên bức bách. Vị Thiền sư này ôm khối nghi đã lâu. Nghi đã đóng thành khối rồi mà mãi sao chẳng chịu bùng vỡ. Không cho ta thấy được chơn như thực tánh, thấy được pháp thân. Tiến không được, thoái cũng không xong. khối nghi chẳng chịu bùng vỡ, chẳng chịu rời ra, thật là khó khăn, bức bách.
Pháp thân ơi, mi trốn ở đâu ? Ai đã dấu pháp thân đâu mất, ở tận đắng sau ngôi sao Bắc Đẩu xa xôi kia, làm sao tìm được ?
Ôi ! những con sóng hoài nghi bức bách dồn dập, nhấn chìm ta vào trong lòng chúng. Sóng lớn mênh mang dâng ngập trời.
Ha ! Tóm được mi rồi nhé . Ha ! Nó đây sao ? Là như thế này à ? mình sống rồi ! hít một hơi nào. Không có gì để nói !

Hiểu không ?
Không hiểu là còn chìm đắm, còn bức bách lâu.
Hiểu thì có con đường sống, chỉ là không nói được .
Bài này là kệ đại ngộ của Di Quang Hối Am trình Đại Huệ Tông Cảo. Cho nên bản thân nó không phải là "công án" mà là diễn tả sự chứng ngộ.

Chi tiết thì bác Bình sẽ tìm thấy trong bộ Thiền sư trung hoa (quyển 3)
http://www.thuongchieu.net/index.php?op ... Itemid=357


Đại khái là Di Quang nghi tình lên đến cực điểm, vào thất Đại Huệ. Đại Huệ hỏi: " Ăn cháo xong rửa bát bồn rồi, dẹp hết thuốc kỵ nói ra một câu?" ( ý nói : luyện tập lâu ngày rồi, bỏ hết các phương pháp đối trị, thử nói xem "đại ngộ" nó như thế nào)
Quang trả lời : " vỡ nát" ( ý nói, nghi tình bùng nổ)
Đại Huệ hét: "Ông lại nói thiền" ( ý nói: ông chỉ lại nói "lý thuyết")

Quang liền đại ngộ. làm kệ:

Một tát đương cơ sấm giận rống,
Hoảng hốt pháp thân ẩn Bắc Đẩu,
Nước dậy mênh mông sóng ngập trời
Nắm được lỗ mũi mất đi miệng.

anhshipga mạn phép tạm giải thích:

Di Quang dùng tương đối nhiều thành ngữ thiền của người xưa trước ông.

Tát: Tổ sư rất nhiều người nghi tình sâu, bị cho ăn tát mà đại ngộ

Ẩn thân bắc đẩu: Tăng hỏi Vân Môn: - không dùng lời nói làm sao diễn tả pháp thân?
Vân Môn: - ông hãy ẩn thân nơi Bắc Đẩu ( ý nói tuyệt hết các dấu vết)

"Ẩn thân bắc đẩu" là giáo lý đặc trưng của tông Vân Môn

Nước dậy mênh mông sóng ngập trời thành ngữ này ý nói cảnh giới của người kiến tánh/đại ngộ, chỉ có họ mới có cái dụng vũng vẫy trong những hoàn cảnh sự việc kinh thiên động địa.

Nắm được lỗ mũi Công án: Khi cha mẹ ông chưa sinh ra ông, lỗ mũi ông ở chỗ nào? Câu thơ ý nói, hiểu rồi thì lại không mở miệng được.