Ngộ Tánh

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

1. Vả chăng, Đạo là lấy vắng lặng làm thể.
Tu là lấy lìa tướng làm tông.

Nên kinh nói: Vắng lặng là Bồ-Đề, vì dứt hết các tướng.
Phật có nghĩa là giác. Người có tâm giác được Đạo Bồ-Đề nên gọi là Phật.

Kinh nói: Lìa tất cả các tướng là danh hiệu chư Phật. Thế mới biết: Có tướng là tướng mà không tướng. Không thể dùng mắt thấy, chỉ có thể dùng trí biết.

Ai nghe pháp này mà sanh một niệm lòng tin, phải biết người đó đã phát tâm đại thừa, siêu ba cõi. Ba cõi tức là tham, sân, si. Đổi tham sân si ra thành giới, định, huệ tức gọi là siêu ba cõi.

Nhưng tánh của tham, sân, si cũng không thật, chỉ tùy thuận chúng sanh mà nói vậy thôi. Nếu ai có thể soi trở vào trong thì thấy rõ tánh của tham, sân, si tức là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si không có tánh Phật nào khác. (Theo sách Ngộ Tánh Luận, còn tiếp...)

tangbong cafene mời uống trà, uống trà...@!?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

cafene Trà ngon lắm cafene
Cảm ơn chú hỉ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Đạo là lấy vắng lặng làm thể.
Tu là lấy lìa tướng làm tông.

Nếu ai có thể soi trở vào trong thì thấy rõ tánh của tham, sân, si tức là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si không có tánh Phật nào khác. (Theo sách Ngộ Tánh Luận, còn tiếp...)
Đạo là lấy vắng lặng làm thể. Làm thể là tướng (vật, lấy lục giác nhận thức được) Vắng lặng là trong nội tâm ( tuệ tri thì không thể thấy bằng mắt).
Đạo là lấy vắng lặng làm thể, theo nghĩa, suy ra đạo lý không thể chỉ tỏ ngộ cho người đời biết, đó là khoe. Vắng lặng làm thể ví như người không nói bằng tri thức, mà nói bằng tuệ tri (hoặc gọi là đạo lực; đức hạnh. Người không có tuệ tri thì không thể nào có đạo lực .)
Tu là lấy tướng lập tông cũng là trùng nghĩa với đạo lực.

Đoạn ''Nếu ai có thể soi trở vào trong thì thấy rõ tánh của tham, sân, si tức là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si không có tánh Phật nào khác.'' Hà hà, chú Hỉ cũng bó tay, ~x( biết thì có biết mà giải cho ngọn ngành thì chịu thua.
Cũng vậy chúng ta muốn tu, mà muốn cầu cho mình có cuộc sống bình thản, không gặp ngoại duyên phiền não chướng thì người đó không thể nào thấy được sự tinh tấn thử thách, khảo đaọ thế nào. (nhưng đừng vội phê bình Tổ Bồ Đề Đạt Ma ngồi 9 năm quay lưng vào vách đá, đừng tưởng là không làm gì hết. Lầm đó, bạn thử 24 giờ ngồi như thế thì mới biết.) Hoặc
Cổ đức từng nói tu khó ''nhất là tại gia, nhì chợ, thứ ba mới tới chùa. Vì sao...@!? cafene cafene Hi hi xin mời uống trà, uống trà.

Cũng như người trong hoàn cảnh nghèo khổ, chiến tranh loạn lạc mà có tình người thì mới nhận ra, ai là người thiện ai là người chân tu...

Thân ái,
(p.s tôi biết còn nhiều khuyết điểm, nhưng không biết sai thì làm cách gì để sửa? Quý đạo hữu thích hãy chia sẻ cùng chúng tôi.)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đạo là lấy vắng lặng làm thể.
Tu là lấy lìa tướng làm tông.

Nếu ai có thể soi trở vào trong thì thấy rõ tánh của tham, sân, si tức là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si không có tánh Phật nào khác. (Theo sách Ngộ Tánh Luận, còn tiếp...)
Đạo là nói theo cách của Trung Hoa, của Lão Trang. Phật pháp gọi là Tâm.
Tâm vốn trống không, tĩnh lặng, tịch diệt. Cho nên nói rằng "Đạo là lấy vắng lặng làm thể ".

Tuy rằng Tâm vốn vắng lặng, nhưng tánh biết của Tâm thì thường hiện diệu dụng.
Dụng của nó là hiện tướng. (tất nhiên tướng là vọng). Nếu chấp hình tướng tức là chấp vọng làm thật, vì vậy mà bị lưu chuyển,luân hồi.
Tu là bỏ vọng cầu chơn, cho nên không chấp tướng. Vì thế nên nói Tu là lấy lìa tướng làm Tông. Lìa tướng tức là lìa vọng. Lìa vọng thì chơn tâm hiển hiện.

Tham , sân, si là do chấp tướng, chấp pháp là thực có mới khởi tham sân si.
Vì tướng là vọng, pháp là vọng, nên tham, sân, si cũng là vọng.
Nhưng cái vọng này không thể do hư không mà khởi. Nó là vọng nhưng nó từ Tâm mà khởi. Nó là tánh dụng của Tâm. Một người có tham, sân, si tức là người đó có Tâm. Sự có mặt của tham, sân, si chứng tỏ sự có mặt của Tâm. Cho nên nói "Ngoài tham, sân, si không có tánh Phật nào khác ".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

2. Kinh nói: Chư Phật từ xưa đến nay thường ở trong ba độc để nuôi lớn pháp giải thoát mà thành Thế Tôn.
Ba độc là tham, sân, si đó. Nói đại thừa, Tối thượng thừa đều là nói chỗ sở hành của Bồ-Tát.

Không chỗ thừa, không chỗ chẳng thừa. Suốt ngày thừa, mà chưa từng thừa, đó là Phật thừa.

Kinh nói: "Không thừa là Phật thừa đó". Nếu ai biết được sáu căn không thật, năm uẩn giả danh, khắp thân tìm cầu hết thảy đều không có chỗ nhất định. Phải biết người đó rõ được nghĩa Phật nói.

Kinh nói: Hang ổ của năm uẩn là Thiền viện. Soi trở vào trong được tỏ ngộ là môn đại Thừa, há chẳng rõ lắm sao! Chẳng chứa tất cả pháp gọi là Thiền định. Nếu rõ được câu này thì đi đứng nằm ngồi đều là Thiền định. (Theo sách Ngộ tánh luận, còn tiếp...) tangbong cafene cafene cafene kinhle
I am bo tay com. :D


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chư Phật từ xưa đến nay thường ở trong ba độc để nuôi lớn pháp giải thoát mà thành Thế Tôn.
Chư Phật ở trong tham, sân, si mà không ô nhiễm tham sân si. Tâm luôn thanh tịnh, giải thoát, do đó mà thành Phật.
Không chỗ thừa, không chỗ chẳng thừa. Suốt ngày thừa, mà chưa từng thừa, đó là Phật thừa.
Chữ thừa có nghĩa là cưỡi, do kinh Pháp Hoa giải thích : Phật nói ra ba thừa là Thanh văn, Duyên Giác, Bồ Tát , giống như ông trưởng giả bảo các con ra khỏi nhà cháy sẽ cho 3 xe : Xe dê, xe hươu, và xe trâu.

Cưỡi cỗ xe "không thừa " thì không có chỗ để mà thừa (cưỡi), mà chẳng chỗ nào mà chẳng cưỡi cái xe "không thừa" ấy.
Suốt ngày đều xem vạn pháp như huyễn, như không, gọi là "Suốt ngày thừa, mà chưa từng thừa ", cũng tức là Phật thừa.
Hang ổ của năm uẩn là Thiền viện
Năm uẩn là : sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tất cả mọi người đều có năm uẩn này. người tu cũng vậy, luôn luôn ở trong 5 uẩn mà tu thiền định giải thoát, nên bảo là "Hang ổ của năm uẩn là Thiền viện".
Chẳng chứa tất cả pháp gọi là Thiền định
Nằm trong 5 uẩn, mà tâm chẳng nhiễm trước, chẳng động trước mọi hoàn cảnh, Tâm chẳng chứa một vật, chẳng khởi một niệm, tức là Tâm đã định rồi vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Chú Hỉ đã viết:2. Kinh nói: Chư Phật từ xưa đến nay thường ở trong ba độc để nuôi lớn pháp giải thoát mà thành Thế Tôn.
Ba độc là tham, sân, si đó. Nói đại thừa, Tối thượng thừa đều là nói chỗ sở hành của Bồ-Tát.

Không chỗ thừa, không chỗ chẳng thừa. Suốt ngày thừa, mà chưa từng thừa, đó là Phật thừa.

Kinh nói: "Không thừa là Phật thừa đó". Nếu ai biết được sáu căn không thật, năm uẩn giả danh, khắp thân tìm cầu hết thảy đều không có chỗ nhất định. Phải biết người đó rõ được nghĩa Phật nói.

Kinh nói: Hang ổ của năm uẩn là Thiền viện. Soi trở vào trong được tỏ ngộ là môn đại Thừa, há chẳng rõ lắm sao! Chẳng chứa tất cả pháp gọi là Thiền định. Nếu rõ được câu này thì đi đứng nằm ngồi đều là Thiền định. (Theo sách Ngộ tánh luận, còn tiếp...) tangbong cafene cafene cafene kinhle
I am bo tay com. :D
Hiền hữu chú hỉ kính!

Kinh nói[/b]: Chư Phật từ xưa đến nay thường ở trong ba độc để nuôi lớn pháp giải thoát mà thành Thế Tôn
Câu này có thể hiểu là:
Ba độc Tham sân si là nguồn gốc của KHỔ. (KHỔ_ TẬP_ DIỆT_ ĐẠO)
Chính vì Khổ thì mới TU. và Chính đức Phật Bổn Sư của Chúng ta cũng Thành đạo từ cõi KHỔ Ta bà này! và Như lai cũng dạy trong 3 đường "thiện": Trời _ A Tu La_ Người , thì Người là nơi dễ TU nhất!
do vậy nói : Chư Phật từ xưa......mà thành Thế tôn: là Chính Xác.

Chẳng chứa tất cả pháp gọi là Thiền định

Nội dung này Lục tổ nói dễ nhận thấy hơn:
lục tổ nói:
_" Nếu nói có một pháp dạy cho người" là Nói dối! chỉ tùy "cơ" mở gút, tháo chốt mà thôi.
_ Đạo vốn lưu thông, vì có pháp mà thành cho trói buột.
Đây là tư tưởng xuyên suốt của thiền tông _ theo tôi đây là lời khai thị cho Hành Giả.
ý mọn cùng hiền hữu.
chúc đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hang ổ của năm uẩn là Thiền viện


Dùng cái thân tứ đại, ngũ uẩn này làm phuơng tiện mà thiền định, cầu giải thoát.
Vì sao ? Vì sau khi chết đi thì tứ đại tan rã, các thức đều diệt, chỉ còn một cái vô minh phất phưởng theo gió nghiệp đi thọ thai nơi khác, làm sao mà thiền định được. Cho nên nói là
"Xem cái thân ngũ uẩn này như thiền viện để có chỗ cư trú mà thiền định".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

3. Biết tâm là không, gọi là thấy Phật. Vì sao thế? Vì mười phương chư Phật đều là vô tâm. Chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật. Lìa chấp thân chẳng tiếc gọi là đại bố thí. Lìa các động tịnh gọi là đại toạ thiền. Vì sao thế?

- Vì phàm phu một niềm chấp động, Tiểu thừa một niềm chấp định. Nếu vượt khỏi cái tọa thiền của Tiểu thừa và phàm phu thì gọi là đại tọa thiền.
Nếu nhận được như thế thì tất cả các tướng chẳng tìm cũng tự rõ, tất cả các bịnh chẳng trị cũng tự khỏi. Đó là nhờ sức đại thiền định. (Theo sách Ngộ tánh luận, còn tiếp...) tangbong cafene cafene cafene kinhle
w*ww. bo tay com. :D


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chú Hỉ đã viết:3. Biết tâm là không, gọi là thấy Phật. Vì sao thế? Vì mười phương chư Phật đều là vô tâm. Chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật. Lìa chấp thân chẳng tiếc gọi là đại bố thí. Lìa các động tịnh gọi là đại toạ thiền. Vì sao thế?
Xin lỗi "Chú Hỉ" nhé. Nói ra thì sợ mất lòng, không nói thì thành ra mình là người hiểm.

Tâm chẳng phải không, vì nó thường hiện diệu dụng.
Chẳng thấy Tâm gọi là vô minh, chứ không phải thấy Phật.
Người tự tử chẳng tiếc thân mạng mình cũng chẳng được gọi là đại bố thí, mà gọi là đại ngu.
Cục đá chẳng có động tịnh, chẳng gọi là đại thiền định.

Đại Thiền Định là một tánh chất của Chơn Tâm. Tâm vốn trống không, lặng lẽ, tịch tĩnh. Không thay đổi nên lúc nào cũng định, gọi là Đại Thiền Định.
Tâm vốn không tướng, nhưng tánh dụng thường hiện các tướng, Tướng đó vốn là vọng. cho nên nói "Tất cả tướng đều là tướng của Tâm".
Kinh Kim Cang nói "Thấy các tướng không phải tướng tức là thấy Như Lai" chứ không nói "Thấy các tướng là không tức thấy Như Lai".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

binh đã viết:
Chú Hỉ đã viết:3. Biết tâm là không, gọi là thấy Phật. Vì sao thế? Vì mười phương chư Phật đều là vô tâm. Chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật. Lìa chấp thân chẳng tiếc gọi là đại bố thí. Lìa các động tịnh gọi là đại toạ thiền. Vì sao thế?
Xin lỗi "Chú Hỉ" nhé. Nói ra thì sợ mất lòng, không nói thì thành ra mình là người hiểm.
Hi hi không thành vấn đề, Anh Bình cứ nói thẳng, không việc gì, bởi dịch giả trong sách cũng chưa hẳng là Đức toàn thắng. Và cũng có thể là dụng ý riêng của họ.
Tâm chẳng phải không, vì nó thường hiện diệu dụng.
Chẳng thấy Tâm gọi là vô minh, chứ không phải thấy Phật.
Chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật:
1.Chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật: Thấy Phật theo sách là hướng về tâm Phật! Tâm Phật cũng hiểu là tâm thiện.
2. Chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật: có thể sự chuyển hướng về vọng tâm và chơn tâm.
3. Chẳng thấy tâm gọi là vô minh: thuộc về tướng, và thể.
Người tự tử chẳng tiếc thân mạng mình cũng chẳng được gọi là đại bố thí, mà gọi là đại ngu.
Cục đá chẳng có động tịnh, chẳng gọi là đại thiền định.
Ok, =D> Haha. tangbong
Đại Thiền Định là một tánh chất của Chơn Tâm. Tâm vốn trống không, lặng lẽ, tịch tĩnh. Không thay đổi nên lúc nào cũng định, gọi là Đại Thiền Định.
Tâm vốn không tướng, nhưng tánh dụng thường hiện các tướng, Tướng đó vốn là vọng. cho nên nói "Tất cả tướng đều là tướng của Tâm".
Kinh Kim Cang nói "Thấy các tướng không phải tướng tức là thấy Như Lai" chứ không nói "Thấy các tướng là không tức thấy Như Lai".
Ok, =D> Haha kinhle Cảm ơn anh Bình nhiều lắm.
==

4. Phàm ai đem tâm mà cầu pháp đều là mê, chẳng đem tâm cầu pháp là ngộ.
Chẳng đắm chấp văn tự gọi là giải thoát.
Chẳng nhiễm sáu trần gọi là hộ pháp.
Lìa khỏi sanh tử gọi là xuất gia.

Chẳng thọ báo sau này gọi là đắc Đạo.
Chẳng sanh vọng tưởng gọi là Niết Bàn.
Chẳng kẹt trong vô minh gọi là đại trí huệ.

Ðến chỗ không phiền não gọi là Bát Niết Bàn.
Đến chỗ không có tướng tâm gọi là qua bờ bên kia. (Theo sách Ngộ tánh luận)
==

Phàm ai đem tâm mà cầu pháp đều là mê, chẳng đem tâm cầu pháp là ngộ.
http://www.I's.com/botay


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngộ Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phàm ai đem tâm mà cầu pháp đều là mê, chẳng đem tâm cầu pháp là ngộ.
Khởi tâm cầu pháp là chấp có tâm, có pháp. Vì còn chấp nên gọi là mê.

Nếu biết Tâm là Pháp thì chẳng đem Tâm cầu pháp. Người đó đã ngộ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách