Rất nhiều người hiểu lầm " Kiến tánh thành phật"

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

liêntrìthấtbảo
Bài viết: 8
Ngày: 04/04/13 04:10
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiếp cuối cùng tại thế giới có 3 đườngác

Rất nhiều người hiểu lầm " Kiến tánh thành phật"

Bài viết chưa xem gửi bởi liêntrìthấtbảo »

Ấn Quang đại sư:

Đối với pháp môn để tu trì, cố nhiên không có cao - thấp! Thiền, Luật, Mật, Tịnh đều là đại pháp để liễu sanh thoát tử, nhưng luận trên thân phận của chúng sanh đời Mạt thì chẳng tu pháp môn Tịnh Độ quyết khó thể liễu thoát ngay trong đời này do các pháp môn khác đều cậy vào tự lực; pháp môn Tịnh Độ cậy thêm Phật lực. Phật lực, tự lực khác biệt vời vợi một trời một vực! Không biết nghĩa này, lầm lạc bắt chước cách tu của người có khả năng to lớn, thật khó thể đạt được lợi ích thật sự. Vì thế, thiền sư Bách Trượng của Thiền Tông nói: “Tu hành bằng cách niệm Phật là ổn thỏa, thích đáng”. [Trong Bách Trượng Thanh Quy], cầu đảo cho vị Tăng bị bệnh, đưa vị Tăng đã mất đi thiêu đều chú trọng vãng sanh. Do đây biết Tây Phương Cực Lạc thế giới là chỗ quy túc của hết thảy thượng thánh hạ phàm tu tập Phật đạo vậy.

Trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm, các vị Pháp Thân đại sĩ khắp tột cùng Hoa Tạng thế giới hải đem công đức của mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới để mong viên mãn Phật Quả, huống chi chúng sanh đời Mạt căn cơ kém hèn ư? Công phu Thiền Tông dẫu đạt đến địa vị đại triệt đại ngộ nhưng hễ Phiền Hoặc chưa đoạn thì vẫn chẳng thể liễu thoát ngay trong đời này. Ngũ Tổ Giới lại làm thân [Tô] Đông Pha, Thảo Đường Thanh lại làm Lỗ Công là những tấm gương đời trước (Ngũ Tổ là tên chùa. Giới là Sư Giới, tên người. Sư Giới từng làm Trụ Trì chùa Ngũ Tổ, nên gọi là Ngũ Tổ Giới, thuộc pháp hệ Vân Môn của pháp tổ Đại Giác Liên quốc sư[1]. Sư kiến địa cao siêu, môn đình cao ngất, người học phần nhiều kiêng sợ chẳng dám thân cận. Chết rồi lại sanh làm Tô Đông Pha, có bằng chứng rất rõ ràng. Thảo Đường là tên chùa, Thanh là tên người. Tăng Lỗ Công tên Công Lượng, chính là hậu thân của Thảo Đường Thanh[2]; làm Thừa Tướng vào lúc năm mươi bảy tuổi, được phong tước Lỗ Quốc Công, cũng có bằng chứng rõ rệt). Nhìn vào đây có thể biết sự khó khăn do cậy vào tự lực liễu sanh tử!

Thiền Tông thường nói “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. “Minh tâm kiến tánh” là đại triệt đại ngộ. Nói “kiến tánh thành Phật” là đích thân thấy được đức Phật thiên chân nơi tự tánh thì gọi là “thành Phật”. Đấy chính là “lý tức Phật” và “danh tự tức Phật”, chứ không phải là Cứu Cánh Phật phước huệ viên mãn! Vị ấy tuy ngộ đến chỗ cùng cực, đích thân thấy được Phật Tánh, nhưng vẫn là phàm phu, chẳng phải là thánh nhân. Nếu có thể rộng tu Lục Độ, trong hết thảy cảnh duyên đều đối trị tập khí phiền não cho thanh tịnh không còn thừa sót sẽ có thể liễu sanh thoát tử, vượt ra ngoài tam giới, chẳng ở trong lục đạo nữa. Thời đức Phật còn tại thế, hạng người như vậy rất nhiều, trong thời Đường - Tống vẫn còn có, nay thì đại triệt đại ngộ còn chưa dễ được, huống là bậc hết sạch phiền não ư?

Thuyết “hiện thân thành Phật” hoặc còn gọi là “tức sanh thành Phật” (thành Phật ngay trong đời này) của Mật Tông giống như thuyết “kiến tánh thành Phật” của Thiền Tông, đều ứng theo công phu rất sâu mà nói. Chớ nên tưởng lầm là thật sự có thể thành Phật ngay trong thân này! Cần biết rằng thành Phật ngay trong thân này, chỉ có mình đức Thích Ca Mâu Ni Phật mà thôi! Ngoài ra, dẫu là cổ Phật thị hiện, cũng không có chuyện “hiện thân thành Phật” (thành Phật ngay trong thân hiện tại)! Kẻ vô tri thường hiểu lầm, mất mát lớn lắm! Cận sự nam nữ tại gia lấy chất phác niệm Phật làm gốc. Cư sĩ tin Phật đã lâu năm, chắc là tu trì đã nắm vững, đừng coi pháp môn Tịnh Độ là thừa thãi, và xin hãy dạy cho hết thảy những nam nữ tin Phật nơi quý địa nỗ lực tu trì, nhất tâm niệm Phật, đấy là hợp thời cơ nhất!


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Rất nhiều người hiểu lầm " Kiến tánh thành phật"

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Kính gởi: ĐH liêntrìthấtbảo.

xin cho hỏi ĐH đăng bài nầy ở trang mục "THIỀN TÔNG" là để giới thiệu " PHÁP MÔN NIỆM PHẬT" hay là " NIỆM DANH HIỆU PHẬT A DI ĐÀ " xin cho hỏi ? ( Ở PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ có câu " NHẤT CÚ DI ĐÀ VÔ BIỆT NIỆM. BẤT LAO ĐÀM CHỈ ĐÁO TÂY PHƯƠNG "Lời của PHẬT là chân thật không vọng ngữ là Chân Phật Tử chúng ta phải TIN chắc chắn như vậy.
Hay là ĐH muốn đưa bài viết trên để thảo luận ở " THIỀN TÔNG " ? nếu là vậy thì không đúng đâu, ví dụ như : một kẻ chỉ biết đi xe đạp sửa xe đạp và vá xe đạp mà làm sau đi nói phân tích được máy móc của GHE và TÀU chứ, huốn là làm sau nói hiểu biết được PHI CƠ PHẢN LỰC hay PHI CƠ TÀNG HÌNH.{ vẫn biết rằng ở cấp thấp thì có pháp cao pháp thấp còn ở trình độ cao thì BÌNH ĐẲNG không có cao hay thấp}
Vài hàng thô thiển đóng góp với ĐH, nếu có gì không đúng xin ĐH chỉ bảo cho, chỉ mong tất cả được lợi lạc đúng với CHÁNH TÍN nơi ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ và CHƯ PHẬT MƯỜI PHƯƠNG. (CHƯ PHẬT xuống thế cũng chỉ một mục đích là KHAI THỊ NGỘ NHẬP TRI KIẾN PHẬT làm lợi ích cho tất cả chúng sinh mà thôi.)


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Rất nhiều người hiểu lầm " Kiến tánh thành phật"

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

DẠ KÍNH CHÀO CÁC BẠN!
kiến tánh rồi như người đi biển đi rừng có la bàn, như trong đêm tối có ngọn đuốc, không sợ lầm lạc, mà sẳn ánh sáng của đuốc chỉ đường cho người khác đi trúng lối ra! nếu không có đuốc e chỉ trật còn tai hại hơn nếu lạc vào hang cọp!

...........
các bạn ạ, kiến tánh thành phật là có thể, không thể nhầm, nhưng không phải kiến rồi mà thành ngay ( ít có), như tôi nè, kiến tánh rồi tôi vẩn là tôi ngồi đây gõ máy tính!!!
kiến tánh xong cần phải làm các việc:
1/tin mình tuyệt đối, rán nhớ cái gọi là tánh ấy, thường rất hay bị quên cả ngày chỉ nhớ có vài lần vài giây còn lại là quên.
2/ học phật tu nhân, tốt đời đẹp đạo như chưa ăn chay cũng rán tập ăn chay, đang là đại ca xã hội đen thì bỏ nghề kiếm nghề gì lương thiện làm..., nói chung học tất cả hạnh phật dạy bỏ ác làm lành tốt đời đẹp đạo, bên trong gìn giữ cái tánh bên ngoài sống ôn hòa để tránh tai họa an toàn xác thân.
3/ chiến đấu với phiền não nội tâm, đừng sợ, hễ có hơi đường mật thì ruồi lằn mới bu, phải bền chí chớ nản lòng vì người sau khi kiến tánh vọng tưởng gấp trăm lần người chưa kiến tánh! ( bản thân tôi như thế)
4/ rồi sẽ có một ngày người kiến tánh an ổn trong cái tánh, tâm bình tịnh, vọng tưởng chán nãn ta, vọng tưởng phiền não không thèm đến quấy nhiễu ta nữa, vì chúng sợ cái ông chủ nhân ông! lúc đó hành giả mới khỏe re, nếm được hương vị đầu tiên của giải thoát, của cõi lòng thanh tịnh làm sao, thật tuyệt vời các bạn ạ, giờ lòng tôi mát mẽ lạ thường, ngày xưa mối thù oán, tranh đua, tham dục, mua sấm, bực tức u buồn, điên đảo dần chỉ nhạt nhòa, mờ dạng khuất bóng. Đồng thời lòng vị tha bác ái từ bi hé mở, bạn sẽ cảm thấy việc rửa cầu tiêu hay ngồi thiền đều như nhau, không rửa cầu tiêu ẩu tả khi tới giờ ngồi thiền giờ công phu, vợ tôi không rửa chén thì tôi rửa, ngày xưa tôi ghét rửa chén lắm, ở trong động mà lòng vẩn tỉnh.
thành hai bại cũng vậy, sao cũng được, ngày xưa tôi rất ghét niệm phật vì cho đó là pháp tu tiểu thừa lê thê cầu nguyện, nhưng giờ vợ tôi bảo tôi niệm phật tôi vẩn niệm vẩn biết khi miệng niệm là phát lên 1 vọng tâm a di đà phật, ông chủ nhân ông không hề niệm a di đà phật! các bạn hiểu điều tôi nói không?

CHỦ NHÂN ÔNG KHÔNG CÓ TU! KHÔNG CÓ NGỒI THIỀN, CÁI TÁNH NÓ KHÔNG CÓ TU! KHÔNG NGỒI THIỀN!
ÔNG CHỦ NHÂN ÔNG KHÔNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT, CHỈ THÂN TỨ ĐẠI NIỆM THÔI.
NHƯNG MUỐN TÌM CHỦ NHÂN ÔNG CÓ NHIỀU PHÁP TRONG ĐÓ CÓ PHÁP NIỆM A DI ĐÀ PHẬT!
(không mâu thuẫn nha bạn)

TẤT CẢ MỌI CÁCH GÌ BẠN TU ĐỀU TỐT, ĐỀU ĐÚNG, ĐỀU LÀ ĐẠI THỪA KHÔNG CÓ PHÁP GÌ TIỂU THỪA.
.................
Trích dẫn các câu thơ của ngài THANH SĨ :
" Tu bướn càng ấy là tu mê
tu suy xét ấy là tu tỉnh
tu mê chẳng bao giờ kiến tánh
tu tỉnh thì chắc đặng minh tâm
kiến tánh rồi sự vật hết lầm
minh tâm được huyền thâm rõ thấu
hết lầm lạc thì không trần cấu
rõ huyền thâm chẳng bấu tục phàm
tu niệm phải chú nơi kiến tánh
hành đạo cần đạt đến minh tâm
ấy là điều tu sĩ kiếm tầm
dù rằng phải hy sanh cao giá"
..........
Trích một đoạn trong bài thơ SA ĐÉC của ĐỨC THẦY - phật giáo hòa hảo:
"lòng sáu chữ niệm không có dứt
thì nạn tai cũng thoát như không
khó tìm cho gặp chủ nhân ông
còn ẩn lánh nơi vòng sanh chúng
ai mê tâm nghe qua không phủng
rán suy tầm đặng mở tánh linh
lòng ngộ rồi chẳng đợi nhiều kinh
thì cũng thấy bổn lai diện mục"
bài thơ SA ĐÉC này đậm chất trực chỉ kiến tánh, chỉ chủ nhân ông chỉ chân tâm, mặc dù ĐẠO HÒA HẢO LẤY PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ MÀ TU, đa số người theo đạo này niệm phật, nhưng ĐỨC THẦY ngầm bảo niệm phật cũng thấy tánh, cũng kiến tánh!
bây giờ tôi mới hiểu : TỊNH ĐỘ CẦU VÃNG SANH, MÀ TỊNH ĐỘ VẨN KIẾN TÁNH, NẾU ĐỦ ĐỊNH LỰC VÀ DUYÊN.

THANH SĨ nói: " ngồi chú niệm di đà phật tổ
không riêng cầu tịnh độ siêu sanh
mà còn cầu phật giúp mình
ngọn đèn thần tuệ sớm minh trong lòng"

CHÀO CÁC BẠN TÔI ĐI NHÁ!


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Rất nhiều người hiểu lầm " Kiến tánh thành phật"

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Kiến Tánh Tức Thành Phật, Phật chọn chơn tâm hằng thanh tịnh này là Thật Thân Phật, chứ không bàn việc hết nghiệp hay còn nghiệp. Sinh tử hay Giải Thoát.
Lấy chỗ chơn tự tánh mà đi vào Phật Đạo. Còn công đức độ sanh của Phật, đầy đủ Tam Minh Lục Thông đều là sự tướng dụng tự tánh, đã là sự dụng đều là vô thường. Cho nên chấp vô thường cho là thành Phật sẽ vẫn lẫn quẫn Tam Giới.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách