THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

288 – TỰ LẠC

Ngài Giản Đường có đức độ thanh liêm, sáng suốt, khoan dung, bình dị, hiền lành và hay ra ân cho người. Tăng sĩ nào có chút lỗi lầm, ngài che dấu, bao bọc, nhưng khuyên răn hối tiếc, để thành đức hạnh làm người. Ngài thường nói “người ta ai không có lỗi. Biết hối cải là tốt”.
Khi ngài trụ trì chùa Quản Sơn Bà Dương, gặp mùa đông rất lạnh, mưa tuyết suốt ngày, cơm cháo không có, mà ngài vẫn coi như không nghe biết gì. Vì vậy đương thời có bài tụng:

Địa lô vô hỏa khách nang không
Tuyết tự dương hoa lạc tuế cùng
Nạp bị mông đầu thiêu đốt cốt
Bất tri thân tại tịch liêu trung.

Dịch
Túi khách rỗng không, bếp lửa không
Hoa dương rụng tuyết ngập năm cùng
Củi thêm sức ấm đầu che áo
Lạnh lẽo thân này mặc tiết đông !

Bình sinh ngài tự lấy đạo làm vui, và ngài không vội vàng trong sự vinh danh. Khi theo lời mời của ngài Viên Thông trụ trì chùa Lư Sơn , ngài chống gậy, đi dép cỏ đến mà thôi. Do đó ai trông thấy ngài đều có nét mặt trang kính, và ý xấu tiêu giải. Ngay quan quận thú Cửu Giang là Lâm Công Thúc Đạt trông thấy ngài cũng nói “ Đây là vị tân lương trong Phật pháp”. Bởi thế, tên ngài được trọng vọng khắp bốn phương. Sự đi hay tới của ngài thực được như thể cách của bậc tiền bối. Khi ngài mất, dù là những người làm, hầu hạ cũng đều sa lệ.

289 – TẠO NGHIỆP

Thị Lang, Trương Công Hiếu Tường gởi thơ tới Phong Kiều, Diễn trưởng lão rằng (Phong Kiều ở trước Hàn Sơn tự, thuộc tỉnh Tô Châu. Diễn trưởng lão tức Hoa Tạng, Độn Am, Tôn Diễn thiền sư ở Thường Châu. Ngài họ Trịnh ở Phúc Châu, đắc pháp nơi Đại Tuệ thiền sư, thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc).
Các tổ trước đây không có sự trụ trì. Mở cửa thu nhận đồ chúng là việc cưỡng bách, bất đắc dĩ. Thời tượng pháp suy kém đến nỗi có thuyết nói :”Có những Tăng sĩ đem tiền của cùng các đồ trân bảo đút lót cho quan chức để xin được phong chức, phong hiệu. Có những vị hùn vốn với những người làm thương mại để kiếm lời. Có những vị mua bán chùa, viện v.v…Mà những việc xảy ra trên đây từ trước tới nay , tại nơi Phong Kiều của ngài đầy dẫy những nhân vật ấy. Việc xuất xử của ngài ai cũng đều biết. Nhưng việc trong chùa ngài, ngài dung túng, và người đời coi như là ngài có vẻ ám hợp với họ như thế, thì thực sự không có ai gắng sức làm việc, mà chỉ là những người có duyên thì ở, hết duyên thì đi. Nếu cứ để những bọn buôn bán Phật pháp ở trong ấy, chỉ là để tạo nghiệp địa ngục mà thôi. Như thế chẳng bằng chia tay nhau còn hay hơn.
(125) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

291 – SÀM BÁNG

Linh Chi Chiếu hòa thượng (Linh Chi, Viên Chiếu, Trạm Nhiên luật sư ở Hàng Châu. Ngài họ Đường ở Dư Hàng. Khi ngài lễ Tuệ Tài pháp sư để thụ giới pháp, Ngài cảm thấy tượng Bồ tát Quán Âm phóng quang, nên ngài làm bài biện minh “Sàm Báng”) nói :
Sàm(dèm pha) và báng (chê bai) có đồng nghĩa nhau hay khác nhau ?
Đáp: Sàm phải nhờ báng mà thành. Vì có kẻ chỉ đi chê bai người khác mà không nói dèm pha. Nhưng chưa thấy ai dèm pha mà lại không có chê bai.
Sở dĩ sinh ra sự dèm pha , đầu tiên ở chỗ ghen ghét mà sau thành ra ít tin. Đã ít tin thì tất nhiên sẽ bị những kẻ tiểu nhân siểm nịnh làm việc ấy. Cổ nhân có những người tận trung giúp vua, tận hiếu thờ song thân và giữ nghĩa với bạn bè. Tuy có sự tương đắc giữa vua và bày tôi, có sự tương ái giữa cha và con, có tình tương thân giữa bạn bè. Nhưng ngày nào đó bị người ta dèm pha, thì có thể sinh ra việc cha con giận dữ không nhìn nhau, anh em đánh nhau, vua tôi xua đuổi nhau, bạn bè ly gián nhau, và tất cả đều coi nhau như giặc thù. Với những việc xảy ra như trên, dù là thánh hiền đời xưa cũng khó tránh được ! Và những việc ấy, có việc lúc mới xảy ra không thể biện minh được, nhưng lâu về sau này mới sáng tỏ. Có những việc khi sống không thể biện minhđược, và sau khi chết rồi mới biện minh được. Có những việc sau khi chết rồi vẫn không thể biện minh được, và suốt cả thời gian xa xưa nối tiếp nhau cũng không thể biện minh được. Những việc hàm oan ấy rất nhiều, không sao kể xiết được.
Thày Tử Du nói (Thày Tử Du họ Ngôn, tên Yển, tự Tử Du, là đệ tử đức Khổng Tử) : Bày tôi thờ vua mà can gián nhiều, nhân việc ấy sẽ đem lại nhục nhã. Bạn bè thường xuyên khuyên răn nhau, nhân việc ấy sẽ đem lại xa nhau. Những lời nói trên đây mục đích để khuyên răn người nên xa tránh những lời dèm pha của tiểu nhân. ÔI, dèm pha và chê bai không thể không xét kỹ ! Kinh sử đã chép rõ. Các học giả xem đến kinh sử ấy, ai cũng biết nó là trái. Và cũng biết rằng nếu thân mình luôn luôn tự hãm vào miệng lưỡi kẻ dèm pha, uất ức đến chết, mà không thể tự biện minh được. Người bị dèm pha tất nhiên căm giận những người chấp nhận sự dèm pha là không biết xem xét, để bị kẻ dèm pha xiểm nịnh. Cho đến có những bọn tiểu nhân thường quây quần ở trước mặt người chấp nhận sự dèm pha ấy lại đi dèm pha với những người khác nữa và họ lại nghe mà cho là phải, như thế đáng gọi là thông minh ư ? Vì kẻ giỏi dèm pha , đủ mọi phương tiện khéo léo tranh đấu, cấu tạo, đón hợp ý người , ngăn che sự thật, khiến cho người nghe mê mờ như bị quỉ ốp, đến nỗi suốt đời cũng không thể xét rõ được là bị người mê hoặc.
Đức Khổng Tử nói “Sự thấm nhuần của lời bày đặt, dèm pha. Sự cảm thụ nhẹ nhàng của lời tố oan. Những lời nói ấy thấm vào người dần dần, khiến người ta không biết trước được”. Dù thày Tăng Sâm là người chí hiếu, mà mẹ vẫn ngờ là kẻ giết người (Tăng Sâm tự Tử Dư là đệ tử đức Khổng Tử, vốn là người rất có hiếu. Một hôm có kẻ trùng tên với ngài giết người. Có người đến bảo với mẹ thày Tăng Sâm, “con bà giết người”. Mẹ thày Tăng Sâm nói “Con tôi có nhân, có hiếu, quyết không giết người” Rồi bà vẫn ngồi dệt vải. Lát sau lại có người đến bảo “Tăng Sâm giết người”. Bà vẫn dửng dưng, không xúc động. Sau đó lại có người nữa đến bảo. Bà liền quăng cửi, trèo tường mà chạy). Chợ chứ không phải rừng rú, nghe lời đồn đãi mà người ta vẫn ngờ là trong chợ có hổ. Thảng hoặc có người không tin những việc ấy, thì đáng gọi là người minh viễn, quân tử vậy.
Tôi là người ngu chuyết, sơ sài, biếng nhác, không hay siểm phụ, giả vui đối với người, nên tôi bị nhiều người sàm báng. Tôi nghe biết, nhưng tôi trộm tự xét rằng: Người kia nói quả là đúng thì ta nên đổi lỗi và như thế, người kia là thày ta. Người kia nói quả là sai thì cho là người kia không nói. Làm sao có thể làm ô nhiễm tâm ta được! Như thế, tai tôi tuy có nghe, miệng tôi chưa bao giờ thốt lời biện minh cả. Còn những kẻ sĩ, quân tử xét hay không xét là do tài năng, kiến thức của họ sáng hay không sáng mà thôi. Tôi cần chi bày tỏ sự cong thẳng, phải trái, để mong sự hiểu biết của người! Song nếu họ không biết ngay, lâu lâu về sau này họ sẽ rõ. Đời sau, đời sau nữa họ sẽ rõ. Văn Trung Tử (Văn Trung Tử tên Vương Thông, tự Trọng Yêm, người Long Môn, Lạc Dương. Ông đến Trường An yết kiến Tùy Dạng Đế, trình 12 sách lược thái bình. Ông sửa bộ Lục kinh đại bị. Có người hỏi Lấy gì ngưng được sự sàm báng ? Đáp : không biện minh. Hỏi Ngưng oán thì sao ? Đáp không tranh “) nói “Lấy gì ngưng được sự sàm báng ? Đáp : không biện minh”. Tôi theo lời nói ấy.
****
(127) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

290 – KỲ VỌNG

Từ Thụ Thâm hòa thượng (Từ Thụ, Hoài Thâm thiền sư ở chùa Tuệ Lâm. Ngài họ Hạ ở Thọ Xuân. Ngài nối pháp Trường Lư, Sùng Tín thiền sư thuộc đời thứ 13 phái Thanh Nguyên) nói với Kính Sơn Nột hòa thượng (Kính Sơn, Diệu Không, Trí Nột thiền sư ở phủ Lâm An, nối pháp Trường Lư, Sùng Tín thiền sư)
Hai, ba mươi năm trở lại đây, chốn thiền môn trở nên tiêu điều vắng vẻ, nguy đến nỗi tôi không muốn ngó tới nữa. Trưởng lão các nơi thì chạy Nam, chạy Bắc, không biết bao nhiêu người mà kể. Còn có những nơi chia bếp, chia chúng v.v…đầy dẫy trước mắt như thế cả. Chỉ có sư huynh là thần tình bất động, ngồi hưởng an dật, không thèm cùng với những kẻ tầm thường lục đục, mà chuyện của họ nói hàng ngày cũng không hết được. Đáng khâm phục và khen ngợi ! Đối với đoạn nhân duyên này, nếu tự mình không phải là người đầy đủ đạo đức, việc làm cùng sự hiểu biết tương ứng thì không thể làm được ! Tôi mong sư huynh gắng sức để dẫn dụ hậu côn, làm cho nguồn Tào Khê đang cạn được tràn đầy pháp trạch, cây giác ngộ điêu tàn lại gặp được mùa xuân. Tâm tôi thực đau đáu kỳ vọng vào sư huynh vậy.

292 – TỊNH NGHIỆP

Lại Am Khu hòa thượng (Lại Am, Đạo Khu thiền sư chùa Long Ẩn phủ Lâm An, nối pháp Đạo Trường, Cư Huệ thiền sư, thuộc đời thứ 18 phái Nam Nhạc) nói :
Người học đạo nên kỳ vọng sự triệt ngộ và cần cầu bậc Thiện Tri Thức quyết trạch. Nếu tình kiến còn vướng bằng đầu sợi tơ chưa hết, tức là vẫn còn cội gốc sinh tử. Khi tình kiến đã hết, phải xét đến cùng tận chỗ sở dĩ hết của nó. Ngài Qui Sơn nói “Người thời nay, tuy theo cơ duyên được nhất niệm đốn ngộ tự lý, nhưng còn có tập khí từ đời vô thỉ, chưa bỏ hết một cách nhanh chóng được, nên phải dạy họ trừ sạch nghiệp thức lưu lãng hiện tiền. Như thế tức là tu vậy. Và không thế thì còn có pháp môn gì thực hành để cho họ xu hướng theo ?” Ngài Qui Sơn đã thốt ra lời nói trên đây, hoặc người ta không làm theo như thế, thì đến khi chết, nhãn quang lạc địa, hẳn là chưa tránh khỏi việc tay chân quờ quạng như con cua , con cáy rớt vào nước sôi vậy.
(127) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

293 - THƯỜNG TRỤ

Ngài Lại Am nói : Trong luật dạy “Tăng vật” có bốn loại
1) Thường trụ thường trụ (động sản, bất động sản của một chùa, không được đem qua chùa khác. Chỉ được dùng, không được bán)
2) Thập phương thường trụ ( Đồ ăn uống, vật cúng dàng chư tăng)
3) Hiện tiền thường trụ (Các vật cúng dàng chư tăng hiện diện)
4) Thập phương hiện tiền thường trụ. (Vật dụng của vị Tăng mới mất, được xem như cúng dường thập phương Tăng. Và được chia cho chư Tăng trong chùa)
Của thường trụ thì không được phạm vào bằng đường tơ kẽ tóc. Vì tội ấy không phải nhẹ. Tiên thánh, hậu thánh đều đinh ninh khuyên răn như vậy. Người ta thường nghe, nhưng chưa hẳn đã tin, và người tin chưa hẳn đã làm. Sơn Tăng này, hoặc xuất, hoặc xử, chưa bao giờ không lấy lời răn ấy ghi vào tâm ý một cách thành khẩn. Tuy vậy còn sợ có chỗ chưa giữ được nên tự thuật bài kệ sau đây:
1)
Thập phương Tăng vật trọng như san !
Vạn kiếp, thiên sinh khởi dị hoàn !
Kim khẩu cộng đàm tằng vị tín
Tha niên tranh miễn thiết thành quan !

Dịch
Của thập phương Tăng nặng tựa non
Nghìn đời, muôn kiếp dễ chi đền
Lời vàng dù nói đâu tin hẳn
Thành sắt sau đây khó lối chuồn.

2)
Nhân thân nan đắc hiếu tư lường
Đầu dác sinh thời tuế nguyệt trường
Kham tiếu tham tha nhất lạp mễ
Đẳng nhàn thất khước bán niên lương.

Dịch
Nghĩ kỹ thân người dễ được chăng ?
Súc sinh thân phận tháng năm trường
Tham lam hạt gạo bao nhiêu nhỉ
Đằng đẳng đền bù sáu tháng lương.

294 – THIỀN GIÁO

Ngài Lại Am nói:
Kinh Niết Bàn dạy : Nếu người nào nghe ta (Thế Tôn) nói một câu, một chữ về Đại Niết Bàn mà không khởi ra tướng của chữ ấy, không khởi ra tướng của câu ấy, không khởi ra tướng nghe được, không khởi ra tướng Phật, không khởi ra tướng nói, thì những nghĩa như thế gọi là “tướng vô tướng”. Đạt Ma đại sư vượt biển đến Trung Hoa, chỉ truyền tâm pháp mà không lập ra văn tự, hẳn làm sáng ý chỉ “vô tướng” kia, chứ không phải ngài Đạt Ma tự xuất ra ý mới, hay lập riêng một pháp môn khác.
Cận đại, người học đạo không hiểu ý chỉ ấy, cho rằng Thiền tông là một pháp môn riêng. Người lấy Thiền làm tông thì chỉ chuyên chú về Thiền mà không học tập về giáo...

Xin lỗi các đ/h, sách đến đây là hết , vì mất trang. Nhưng đại ý của bài này nói:
Thiền là tâm Phật
Giáo (kinh sách) là lời Phật.
Phật chỉ dậy : từ Tâm mà ra lời,
Chúng ta học tập : do lời mà vào tâm.
Cho nếu tu Thiền cũng nên xem trọng Giáo
Vì Giáo chỉ rõ những chỗ mà Thiền chưa đạt đến.
Đừng bỏ sót.

HẾT


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]24 khách