THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

THIỀN LÂM BẢO HUẤN
(Trg 2)
Thiền Lâm Bảo Huấn là bộ sách ghi lại những lời giáo huấn của các tổ. Đầu tiên do ngài Diệu Hỷ và ngài Trúc Am soạn tại chùa Vân Môn (Giang Tây) để dạy dỗ học trò. Sau sa môn Tịnh Thiện ở Đông Ngô sưu tập thành trọn bộ gồm 294 thiên nhằm mục đích “ Mong cho người học đạo xem theo đó, tự soi xét lại mình ngỏ hầu ích lợi trong việc tu học ”.

Bộ sách này được Hòa Thượng Thích Tâm Châu Dịch sang tiếng Việt tại Vạn Phật Tự, Cameron Highlands (Malaysia) ngày 11-11-1972

Nhận thấy lợi ích của bộ sách, tôi xin đưa lên diễn đàn để làm lợi ích cho mọi người. Mọi công đức đều hồi hướng Tây Phương Cực Lạc, nguyện cho chúng sinh đều được vãng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật.

Ngày 19 – 5 – 2010


BÀI 1 : ĐẠO ĐỨC

Ngài Minh Giáo Tung (1) Hòa Thượng nói :
TÔN không gì tôn hơn ĐẠO
ĐẸP không gì đẹp hơn ĐỨC
Giữ được đạo đức, tuy là thất phu , nhưng không phải kẻ cùng khổ. Không giữ được đạo đức, tuy là người cai trị thiên hạ, nhưng không phải là người vinh hiển.
Xưa kia các ông Bá Di, Thúc Tề (2) chết đói trên núi Thú Dương . Nay nói đến đạo đức của hai ông này , ai nấy đều hoan hỷ, kính phục.
Ngược lại xưa kia vua Kiệt, vua Trụ, vua U, vua Lệ (3) là những vị nhân chủ, nay nói đến đạo đức của các ông vua ấy, ai nấy đều phẫn nộ
Vì vậy người tu học chỉ lo mình không đầy đủ đạo đức, chứ đừng lo mình không có quyền thế, địa vị .

Ghi chú

(1) Minh Giáo Tung tức Phật Nhật, Khế Tung thiền sư , tự Trọng Linh, hiệu Tiến Tử ở Hàng Châu. Ngài họ Lý ở Đàm Tân. Ngài nối pháp Động Sơn, Hiểu Thông thiền sư , thuộc đời thứ 10 phái Thanh Nguyên. Ngài xuất gia năm 7 tuổi, 13 tuổi đắc độ, 19 tuổi đi tham học các nơi. Ngài thường đem theo tượng đức Quán Âm, hàng ngày niệm danh hiệu đức Quán Âm một vạn lần . Ngài xem hết kinh sách thế gian và làm ra luận Nguyên Giáo hơn mười vạn chữ , chống lại sự bài bác Phật giáo của ông Hàn Dũ. Sau này các ông Âu Dương Tu, Trình Sư Mạnh … dâng bộ luận này lên vua Tống Nhân Tông , nhà vua xem, khen ngợi, cho lưu vào bảo tạng của nhà vua và gọi là bộ “Phụ giáo” (3 quyển) đồng thời ban cho ngài hiệu là “Minh Giáo” cùng một bộ phương bào màu tím.
(2) Bá Di, Thúc Tề là hai vị ẩn sĩ đời nhà Thương. Khi vua Chu Vũ Vương dấy binh đánh vua Trụ, hai ông cản đầu ngựa can ngăn. Nhà vua không nghe. Sau khi nhà Thương mất, hai ông thề không ăn gạo nhà Chu, nhịn đói chết ở núi Thú Dương.
(3) Vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương, vua U nhà Chu, vua Lệ nhà Chu là những hôn quân, bạo chúa làm nhiều việc vô đạo, bị nhân dân nổi lên chống lại.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BÀI 2 : HỌC HỎI
(trg 2)
Hòa thượng Minh Giáo nói :
Cái học của thánh hiền , quyết không phải học một ngày mà đầy đủ được. Ban ngày học không đủ phải học tiếp ban đêm. Gom góp năm này, tháng khác, tự nhiên mới thành.
Nay có người học, ít khi thốt ra một lời bàn, hoặc hỏi người khác, không hiểu họ lấy gì giúp ích cho tâm tính, và mỗi ngày thêm mới mẻ.

BÀI 3 : NGHĨA VÀ LỢI

Hòa thượng Minh Giáo nói :
Thái sử Công (Tư Mã Đàm làm quan Thái sử lệnh, là cha của Tư Mã Thiên nhà sử học TQ nói tiếng) đọc sách Mạnh Tử ( Mạnh Tử tự là Tử Dư Học trò của Khổng Tử, làm ra bộ sách Mạnh Tử ) đến chỗ Lương Huệ Vương hỏi ngài Mạnh Tử “Ngài chỉ cho tôi cách nào để có lợi cho nước tôi”. Bất giác ông để sách xuống, thở dài, than “ ÔI! Lợi thực là đầu mối của sự loạn lạc “. Vì vậy đức Khổng Phu Tử ít nói đến lợi lạc mà ngài chỉ thường nói về cách đề phòng cội gốc của nó mà thôi. Cội gốc tức là đầu mối. Cái thói tệ ham lợi của những người tôn quí cũng như cái thói tệ ham lợi của những người bần tiện, không biết lấy gì mà phân biệt được.
Tại nơi công, ham lợi, không công minh thì pháp luật loạn
Tại nơi tư , dối trá để lấy lợi thì công việc loạn.
Pháp luật loạn thì dân oán chẳng phục
Công việc loạn thì người người tranh nhau, sinh bất bình. Và sự ngang trái, đấu tranh từ đó phát sinh, không nghĩ gì đến sự chết chóc.
Đó chẳng phải lợi thực sự là đầu mối của sự loạn lạc sao ?

Thánh hiền thường răn việc bỏ lợi, tôn trọng nhân nghĩa. Đời sau lại có người cậy vào lợi mà lừa nhau, làm thương tổn phong hóa, bại hoại chính giáo rất nhiều. Họ công nhiên phô trương và thực hành đường lối tranh lợi của họ, mà họ lại muốn chỉnh lại phong tục thiên hạ để cho thiên hạ không kiêu bạc, thì có thể được không ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BÀI 4 : ĐỀ PHÒNG

Hòa thượng Minh Giáo nói :
Những cái ác mà người ta làm , có cái ác hữu hình, có cái ác vô hình. Cái ác vô hình hại người, cái ác hữu hình giết người. Giết người là ác nhỏ, hại người là ác lớn. Trong bữa tiệc vui có thuốc độc, trong buổi bàn bạc cười đùa có giáo mác . Trong nơi nhà kín có hổ báo, trong nơi làng xóm có giặc cướp.
Mình chưa phải là thánh hiền , cần phải chặn đứng nó lúc nó chưa nảy mầm và đề phòng nó bằng lễ pháp. Nếu không đề phòng nó sẽ làm hại một cách ghê gớm.

(Trong bài này, ngài dạy nên dùng lễ phép để cư xử, tránh các mối họa nảy sinh)

BÀI 5 : CẢNH GIÁC

Hòa thượng Minh Giáo nói :
Khi hòa thượng Đại Giác Liễn (tức Hoài Liễn thiền sư ở chùa Dục Vương. Ngài nối pháp Lặc Đàm Chừng thiền sư, đời thứ 14 phái Thanh Nguyên) trụ trì chùa Dục Vương. Nhân có hai tăng nhân tranh nhau lợi dưỡng do thí chủ cúng, mà vị chủ sự không sao xử đoán được. Ngài Đại Giác gọi hai vị tăng nhân này đến trách rằng
Khi xưa ông Bao Công (Tên là Bao Chửng, tự Hy Nhân, làm quan ngự sử nhà Tống. Tính tình nghiêm nghị, không bao giờ cười, và xử án rất giỏi) làm quan coi việc xử án tại phủ Khai Phong . Một hôm có một người dân tên là Trương Huệ Minh tới chỗ ông Bao Công trình bày một việc như sau : “Trước đây ông Lý Giác An có đem gởi tôi một trăm lạng bạc. Không may ông ấy bị bệnh mất. Nay tôi đem số bạc trên trả lại gia đình ông ấy, nhưng con ông ấy là Lý Cảnh Vân nhất định không nhận. Tôi mong ngài triệu con ông ấy lại và trả giúp tôi.” Ông Bao Công ngạc nhiên và than rằng “ Đây thực là việc lạ lùng” . Ông bèn triệu con ông Lý Giác An là Lý Cảnh Vân đến, nói rõ sự việc như trên. Ông Lý Cảnh Vân từ chối “ Cha tôi khi còn sống không làm gì có bạc đem gởi riêng nơi nhà khác “. Hai người cố nhường nhau. Bất đắc dĩ , ông Bao Công trao số bạc ấy cho các chùa trong thành để làm lễ cầu siêu cho người đã mất. Đó là việc mắt tôi (Đại Giác HT) trông thấy. Đó là những người ở trong cõi trần lao còn biết xa của, mến nghĩa như thế, huống chi các ông là đệ tử Phật lại không biết liêm sỉ à ?
Nói rồi ngài liền y theo pháp tùng lâm , đuổi hai vị tăng ấy ra khỏi chùa.
(03)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BÀI 6 : ĐẠI KHÍ

Hòa thượng Đại Giác Liễn lần đầu tiên đi thăm Lô Sơn , Viên Thông Nột thiền sư (Tự là Trọng Mẫn, ngài họ Kiền ở Tử Châu Tây Thục , nối pháp Diên Khánh Từ Vinh thiền sư , thuộc đời thứ 10 phái Thanh Nguyên) chợt thấy hòa thượng, kỳ vọng ngay hòa thượng là bậc đại khí. Có người nghi ngờ hỏi thiền sư “Sao thiền sư lại tự biết rằng hòa thượng Đại Giác Liễn là bậc đại khí?”
Viên Thông Nột thiền sư đáp :
“ Hòa thượng Đại giác Liễn là người trung chính, không ỷ lại, động tĩnh tôn nghiêm và hòa thượng còn có đạo, học hạnh, nghị nói ít nhưng đủ lý. Phàm người có tư chất bẩm sinh như thế, ít ai không thành bậc đại khí. “

BÀI 7 : TRI TÚC

Đời Tống Nhân Tôn, niên hiệu Hoàng Hựu năm đầu, nhà vua sai tiểu sứ cầm một chiếu thư (viết trên vải dày màu lục, ép vào mảnh gỗ thứơc mốt), triệu Viên Thông Nột thiền sư về trụ trì “ Hiếu Từ Đại Già Lam” . Viên Thông Nột thiền sư cáo bệnh, và ngài viết sớ dâng lên nhà vua tiến cử hòa thượng Đại Giác ứng nhận chức trụ trì như chiếu thư.
Có người hỏi Viên Thông Nột thiền sư :
- Thiên Tử tôn sùng đạo đức, ơn xuống cả nơi tuyền thạch (rừng núi) như thế, tại sao thiền sư lại cố từ ?
Viên Thông Nột thiền sư đáp
- Tôi lạm dự vào hàng tăng, kiến văn chưa suốt, may được ở nơi rừng núi này, ăn cơm rau , uống nước suối cũng là quí lắm rồi. Vả lại có những lời dạy của Phật Tổ tôi còn chưa làm trọn , huống là các việc khác. Bậc tiên triết có nói :” Nơi có tiếng tăm lừng lẫy khó ở được lâu “. Bình sinh tôi thực hành kế tri túc (biết đủ), không muốn đem thanh danh, quyền lợi buộc vào mình. Tôi nghĩ : nếu thanh danh quyền lợi đầy đủ theo ý muốn của mình, thì biết ngày nào đủ được.
Ông Tô Đông Pha thường nói :
- Biết an thì vinh, biết đủ thì giàu, tránh danh, trọn tiết, khéo trước, khéo sau,Viên Thông Nột thiền sư được các điểm ấy vậy.
(04)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

8 – THỦ TIẾT

Hòa thượng Viên Thông Nột nói :
Mệnh người què ký thác ở cây gậy, nếu mất gậy thì ngã. Mệnh người qua sông ký thác ở cái thuyền, thuyền hư thì chìm. Phàm những người tu học ở chốn lâm hạ , tự mình không giữ gìn lấy mình, nương cậy vào thế lực ngoài. Một mai nếu mất chỗ nương cậy thì đều không thể tránh khỏi những hoạn nạn, như những người bị ngã và bị chìm kia.

9 – TỰ LUẬT

Hòa thượng Viên Thông Nột nói :
Xưa kia Bách Trượng Đại Trí thiền sư (1) dựng tùng lâm, lập qui củ, là muốn cứu cái tệ bất chính của thời tượng quí (2). Nhưng thiền sư không biết rằng những học giả thời tượng quí ấy lại trộm qui củ của ngài để phá tùng lâm của ngài.
Đời thượng cổ, tuy người ta ở tổ, ở hang, nhưng người người tự luật . Sau thời ngài Đại Trí tuy người ta ở nhà cao lầu rộng mà người người tự phế. Có người nói “ An, nguy do đức. Hưng, vong do số ” . Nếu như vậy thì người giữ được đức thì ở đâu cũng được, hà tất phải dựng tùng lâm ? Nếu đạt được lý số, thì lúc nào cũng thành lễ pháp, hà tất phải dùng qui củ .

GHI CHÚ
Tự luật là tự mình ngăn cấm mình.
(1) Bách Trượng Đại Trí thiền sư tức Hoài Hải Đại Trí Thiền sư ở núi Bách Trượng. Ngài nối pháp Mã Tổ Đạo Nhất thiền sư, thuộc đời tứ hai phái Nam Nhạc.
(2) Thời tượng quí là cuối đời tượng pháp, bắt đầu đời mạt pháp.

(05)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

10 – DỰ BỊ

Hòa thượng Viên Thông Nột nói với ngài Đại Giác
Thánh hiền xưa trị tâm khi chưa phát sinh, phòng tình khi chưa loạn động. Vì biết dự bị thì không phải lo lắng. Người canh nơi cửa cấm , thường thường đánh mõ báo cho bạo khách biết là mình vẫn có mặt nơi đây , đó là công việc dự phòng. Công việc có dự bị thì làm dễ, vội vàng thì làm khó. Hiền triết xưa có cái lo chung thân , chứ không có cái lo chốc lát. Thực là ám chỉ vào sự dự bị này.

11 – THÀNH ĐẠT

Hòa thượng Đại Giác Liễn nói :
Ngọc không dũa không thành vật , người không học không biết đạo . Nay biết được xưa, sau biết được trước , hay thì bắt chước, dở thì tự răn, xem qua sự lập thân, nổi tiếng ở đương thời của các bậc tiền bối, ít có ai là không do sự học vấn mà thành đạt được.
(05)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

12 – DIỆU ĐẠO

Hòa thượng Đại Giác nói :
Lý của diệu đạo, thánh nhân thường ngụ ở kinh dịch (Thời đó ảnh hưởng của đạo giáo còn thịnh, nên ngài phải nói như thế). Đời Chu suy, pháp luật của các vị tiên vương hư hoại, lễ nghĩa mất, sau đó những lời nói, chước thuật kỳ lạ thỉnh thoảng tung ra, làm loạn phong tục. Đến khi giáo pháp của đức Phật Thích Ca truyền vào Trung Quốc, thuần đem đệ nhất nghĩa đế (tức chân lý thâm diệu, đạo lý chân thực, đạo lý này là cao nhất trong các pháp) mà chỉ bảo cho người, trước sau dựng lên hạnh nguyện từ bi để hóa độ chúng sinh. Đó cũng là hòa theo kịp thời vậy.
Từ khi có nhân dân đến nay, lúc khí hóa còn thuần phác, thì
Chính giáo của thời Tam Hoàng (Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông) đơn giản và trong trắng như mùa xuân.
Tình người như lỗ hổng, mỗi ngày khơi đào thêm, nên chính giáo thời Ngũ Đế (Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Hiệu, Đế Nghiêu, Đế Thuấn) rõ ràng, văn vẻ như mùa hạ,
Thời và đời chuyển khác, tình người cũng theo ngày tháng mà dời đổi, nên chính giáo của thời tam Vương ( nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu) nghiêm mật như mùa thu. Như các bản cáo, thệ (văn bản nhà vua ban xuống cho dân theo gọi là cáo , văn bản cam kết với chư hầu gọi là thệ) của thời nhà Thương, nhà Chu các học giả đời sau xem tới còn có chỗ khó hiểu, thế mà người dân đương thời phải nghe theo không dám trái lệnh, như vậy so sánh phong tục thời ấy với thời nay như thế nào ?
Sang đời Tần đời Hán, sự tệ hại còn có ở khắp cả mọi mặt, không mặt nào là không có, đến nỗi người trong thiên hạ không muốn nghe tới nữa. Lúc ấy giáo lý đức Phật mới truyền tới Trung Quốc. Giáo lý ấy nhất định đổi mới con người bằng lý tính mệnh, dạy răn con người bằng hạnh từ bi. Phật giáo có mặt trong thời gian ấy, thời gian này được coi là mùa đông vậy.

Trời có bốn mùa xoay vần để sinh thành muôn vật. Thánh nhân lập giáo, phù trì lẫn nhau để hóa thành thiên hạ, cũng như thế mà thôi. Song xét đến chỗ cùng cực, không hình thức nào là không vướng chút tệ tích. Tệ tích ấy dĩ nhiên chỉ là dấu vết, còn đạo thì chỉ là một. Do đó cần có các bậc thánh hiền ra đời để cứu đời. Nhưng từ đời Tần, đời Hán đến nay đã hơn một nghìn năm, phong tục dần dần đơn bạc, giáo pháp thánh nhân đem đặt bày la liệt, để chê bai nhau, khiến cho nhân dân không biết theo đâu. Đại đạo tan hoại không trở lại như xưa được, thực đáng tiếc vậy.
(06)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

13 – HÀNH ĐẠO

Hòa thượng Đại Giác nói :
Người làm chủ một phương, muốn thực hành lẽ đạo mà mình đã có được, để làm lợi cho người, trước tiên cần phải đánh đổ lòng ham muốn của mình, để ra ơn cho người, nhún lòng mình xuống đối với hết thảy mọi giai cấp, và coi vàng lụa như phẩn, thổ. Được như thế, đương nhiên bốn chúng sẽ tôn kính mà hướng về mình.

14 – AN NGUY

Hòa thượng Đại Giác nói :
Các bậc tiền bối có tư chất thông minh, nhưng không biết lo nghĩ về sự an nguy. Trường hợp mà những tai họa xảy đến với Uẩn Thông thiền sư ở chùa Thạch Môn (1) và xảy đến với Hiếu Thuấn thiền sư ở chùa Thê Hiền (2) đáng làm gương để răn dạy chúng ta.
Song như vậy thì định nghiệp của nhân sinh hẳn khó biện minh chăng ? Xét rõ căn nguyên của nó thì biết rằng sự việc xảy ra chỉ ở chỗ sơ xuất, khinh mạn và không lo nghĩ xa mà thôi. Cho nên có sách nói “Họa hoạn nấp ở chỗ ẩn vi, nhưng phát sinh ở chỗ sơ xuất của con người”. Đem việc đã xảy ra cho hai vị thiền sư cùng lời nói trên đây mà quan sát, chúng ta càng nên cẩn thận và sợ
Hãi

Ghi chú
(1) Uẩn Thông Thiền sư ở chùa Thạch Môn, quận Tương Châu. Ngài nối pháp Thủ Sơn Niệm thiền sư, thuộc đời thứ chín phái Nam Nhạc. Ngài hay gom góp, sưu tập những chữ viết , thi văn của cổ nhân . Viên thái thú vào chùa chợt trông thấy , sai người đến mượn những văn phẩm ấy đến ba lần, ngài không cho mượn. Thái Thú giận sai người mời ngài về quận đường và đánh ngài. Khi ngài về, chúng tăng ra đón ở bên đường, vị thủ tọa đến trước ngài hỏi thăm “Tại sao vô cớ viên thái thú lại làm nhục hòa thượng ?”. Ngài lấy tay chỉ xuống đất nói “Đất bằng nổi đống xương”. Bỗng nhiên có đống xương đùn lên cao ba thước theo chỗ ngài chỉ tay. Viên thái thú nghe biết cho người ra gạt bỏ đi, nhưng gạt đến ba lần, đống xương vẫn đùn lên như cũ. Viên thái thua lo sợ ngày đêm. Và trong tháng ấy, cả gia đình viên thái thú đều chết ở Tương Châu.

(2) Hiểu Thuấn thiền sư ở chùa Vân Cư thuộc quận Nam Khang, tự là Lão Phu. Ngài nối pháp Động Sơn Thông thiền sư, thuộc đời thứ mười phái Thanh Nguyên. Khi ngài trụ trì chùa Thê Hiền, sau chùa có nhiều cây lớn, Viên thái thú tới thăm, thấy thế muốn cho người tới đốn các cây ấy đem về. Ngài không cho. Sau ngài bị người cáo gian . Viên thái thú làm nhục ngài, bắt ngài hoàn tục, mặc áo thường dân. Trước đây ngài có quen hòa thượng Đại Giác ở kinh đô. Khi ngài đi, có hai lực sĩ cáng ngài đến trước cửa chùa La Hán, chúng bỏ ngài ở đó, trở về. Chúng nói với nhau rằng “Ông này bây giờ có phải là trưởng lão của chùa chúng ta đâu mà chúng ta cáng đi xa”. Ngài vào tới kinh đô, gặp hòa thượng Đại Giác, hòa thượng hết sức cung kính ngài. Một hôm vua Nhân Tông sai tịnh nhân làm cơm cúng dường chư tăng. Các tịnh nhân thấy hòa thượng Đại Giác hầu ngài hết sức cung kính, họ về tâu lại với nhà vua. Nhà vua mời ngài vào cung, khen ngợi là bậc đạt sĩ, liền viết vào cái quạt “Không có lỗi lầm, được trở lại làm tăng, và về ở chùa Thê Hiền như cũ”. Đồng thời nhà vua còn ban cho bát vàng, áo tím, cho người tiễn đưa về chùa. Về đến chùa, ngài cho người đi an ủi hai người cáng ngài ngày trước, và ngài lên pháp đường, ngâm bài thơ cảm hứng như sau :

Vô đoan bị trẫm uổng tao truân
Bán tải hữu dư tác tục nhân
Kim nhật tái qui Tam Giáp tự
Kỷ đa hoan hỷ, kỷ đa sân !

Dịch
Vô cớ bị dèm oan uổng ư ?
Lại làm người thế nửa năm dư
Nay về Tam Giáp chùa xưa cũ
Vui, giận lòng dâng giữa lúc chừ !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

15 – TÌNH NGHĨA

Hòa thượng Vân Cư Thuấn tự Lão Phu, khi ngài trụ trì tại chùa Thê Hiền tại Lô Sơn .Quan thái thú quận Nam Khang có sự giận tức với ngài nên ngài phải mắc hàm oan và trở về làm người thế tục, mặc áo thường dân. Sau đó ngài đi thăm hòa thượng Đại Giác ở kinh đô. Khi ngài đến đất Sơn Dương, gặp mưa tuyết, phải nghỉ trong một quán trọ. Tại đây, một buổi chiều, có một người khách dẫn hai gia bộc, phá tuyết mà tới. Tới nơi, trông thấy Lão Phu, họ vui mừng như gặp người quen biết cũ . Họ thay quần áo, đến trước lạy ngài. Ngài Lão Phu hỏi thăm, người khách nói “ Người này trước kia ở Động Sơn, vẫn mang gánh hành lý và theo hầu thiền sư đến Hán Dương, tên là Tống Vinh ạ ! “ Ngài Lão Phu nói chuyện cùng họ về những việc đã qua. Người khách ca thán mãi. Sáng sớm hôm sau họ sửa soạn cơm nước cúng dường, tặng năm lạng bạc và gọi một người gia bộc tới trước ngài. Người khách nói “ Cậu này thường lui tới chốn kinh thành, biết những chỗ đường xá, quan ải hiểm trở, có cậu ấy theo hầu thì sự đi lại của thiền sư không trở ngại gì ”. Nhờ đó ngài Lão Phu đến kinh đô một cách bình an.
Suy thế thì biết tình nghĩa của hai người trong lúc bình thường trước kia vẫn còn vậy.

16 – TỰ GIỚI

Hòa thượng Đại Giác nói :
Thuấn Lão Phu tính giản trực, không biết đến các việc quyền hành, của cải. Hàng ngày ngài có thời khóa nhất định , và không bao giờ thay đổi chút nào. Dù rằng đến việc thắp đèn, quét đất ngài cũng làm lấy. Ngài thường nói : “Cổ nhân (Bách Trượng, Đại Trí thiền sư) có lời răn ‘một ngày không làm, một ngày không ăn’. Nếu tôi làm trái, tôi là người thế nào ?”.
Tuy thân hình ngài đã già, nhưng chí khí ngài càng bền. Có người nghi ngờ hỏi “Sao ngài không sai người chung quanh làm?” Ngài Thuấn Lão Phu đáp “Thân thể tôi giờ đây trải qua sự nóng, lạnh thay đổi. ngồi, dậy bất thường, tôi không muốn làm mệt người khác”.
(09)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

17 – CHÂN THỰC

Ngài Thuấn Lão Phu nói :
Truyền giữ đạo Phật, điều quí trọng hơn hết là hết thảy phải chân thực.
- Phân biệt tà, chính, trừ bỏ vọng tình là cái thực trị tâm.
- Biết nhân quả, rõ tội phúc là cái thực thao lý ( giữ ý chí không thay đổi và việc làm hợp lý).
- Mở rộng đạo đức, tiếp đón người từ các phương tới là cái thực trụ trì
- Lượng tài năng, mời giữ việc là cái thực dùng người.
- Xét nói, làm, định nên hay không là cái thực cầu hiền

Người không giữ được đức chân thực thì chỉ là tự giới thiệu hư danh mà không có ích gì về đạo lý. Vì vậy người biết giữ ý chí không thay đổi, và việc làm hợp lý, chỉ cần ở chỗ thành thực.,Nếu giữ được đức chân thực không thay đổi thì dù gặp lúc bình thường hay trắc trở cũng có thể đạt tới nhất trí được.

18 – CHÍ KHÍ

Thuấn Lão Phu nói với Viễn Lục Công ( Pháp Viễn, Viên Giám thiền sư ở Phù Sơn. Ngài họ Vương ở Trịnh Châu . Ngài nối pháp Diệp Huyện, Qui Tỉnh thiền sư ) ở Phù Sơn :
Muốn nghiên cứu đạo nhiệm màu vô thượng, khi khốn cùng, chí khí càng phải bền, lúc già yếu chí khí càng phải mạnh, không nên theo đòi, bám víu vào thanh danh, quyền lợi để chôn vùi trí đức của mình. Viên ngọc quí trong suốt thì màu xanh tím cũng không làm mờ được tính chất của nó. Cây thông quen giá lạnh hàng năm thì sương tuyết cũng không làm điêu tàn được tiết tháo của nó. Thế nên tiết nghĩa là đức lớn trong thiên hạ. Chỉ có ngài (Viễn Lục Công) là bậc siêu việt đáng chuộng, há ngài không tự cường ! Cổ nhân nói : Chim bằng tung cánh bay một mình, phong tái cao hơn bạn”. Câu ấy hợp với ý chí của ngài vậy.
(09)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

19 – CHÍNH THÂN

Hòa thượng Phù Sơn Viễn nói :
Người xưa gần thầy, chọn bạn, sớm hôm không dám lười biếng. Đến như việc làm bếp, giã gạo hay lăn lôn vào cả những việc hèn hạ cũng chưa bao giờ ngại nhọc. Tại Diệp Huyện (1) nơi ngài Qui Sơn Tỉnh thiền sư, tôi đã từng thi hành đầy đủ những việc ấy. Một khi còn có tâm ngoái đến sự lợi hại, so sánh sự được mất thì thái độ theo hay không theo, lừng chừng cầu an sẽ hiện ra và không có việc gì là không làm.
Thân đã không chính thì học đạo làm sao được.

GHI CHÚ :
(1) Quản giáo viện thuộc Diệp Huyện (Nhữ Châu) do Qui Tỉnh thiền sư làm chủ pháp. Qui Tỉnh thiền sư họ Giả ở Ký Châu, ngài nối pháp Thủ Sơn Niệm thiền sư, thuộc đời thứ 9 phái Nam Nhạc. Tính tình ngài khô khan, đạm bạc, nghiêm mật, tăng chúng đều sợ. Ngài Phù Sơn Viễn và ngài Thiên Y Hoài nghe cao phong của ngài liền rủ nhau đến tham thiền. Gặp mùa đông, hai vị tới lễ thiền sư. Thiền sư múc nước té ướt hết và đuổi đi. Các vị thiền sinh khác đều đi hết, duy chỉ có hai vị cứ ngồi yên không dậy, Thiền sư đuổi mãi vẫn không đi, và nói “Chúng tôi muốn tới tham thiền nơi thiền sư nên không vì gáo nước mà bỏ về”. Thiền sư nói “ Thực tâm tham thiền à ?” rồi cho dậy, cất hành lý và cử ngài Phù Sơn Viễn giữ chức điển tọa, trông coi vật thực, vật dụng trong chùa. Nhân khi Thiền Sư ra ngoài, ngài Phù Sơn Viễn thấy tăng chúng quá khổ mới lấy ít dầu và miến nấu cho tăng chúng dùng. Khi Thiền sư về biết được, bắt ngài Phù Sơn Viễn phải bán áo mà đền, và còn đuổi ra khỏi chùa. Các bạn hữu xin cho ngài Phù Sơn Viễn tuy ra khỏi chùa nhưng được vào nghe pháp. Thiền sư cũng không cho. Dù vậy ngài Phù Sơn Viễn vẫn ra ngoài, ở trọ nơi mái hiên ngoài phố chứ không đi xa. Một hôm Thiền sư ra phố, trông thấy, bắt phải nộp tiền ở trọ. Ngài Phù Sơn Viễn lại đi xin tiền, nộp đủ số tiền ở trọ. Tỉnh Thiền sư thấy thế, công nhận là người có pháp khí, thực tâm tham thiền, liền gọi về chùa, lên trượng đường trước chúng tăng, trao cho y bát và pháp hiệu.

20 – TỰ CƯỜNG

Ngài Viễn Công nói :
Trong trời đất thực có những vật dễ sinh. Nhưng nếu một ngày ấm mà mười ngày lạnh thì cũng chưa thấy vật nào có thể sinh được.

Diệu đạo vô thượng rõ ràng ở nơi tâm, và ngay trước mắt mình, nên cũng dễ thấy được. Song điều cốt yếu là chí phải bền, làm phải tận lực, thì ngay nơi mình đứng, ngồi cũng có thể mong đợi là đạt tới được. Nếu một ngày tin, mười ngày ngờ, sớm siêng, tối nản, thì không những ngay trước mắt khó thấy, mà tôi sợ rằng suốt đời cũng vẫn cách xa diệu đạo vậy.
(10)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

21 – THỦ XẢ

Ngài Viễn Công nói :
Điều quan trọng của trụ trì , trước tiên phải xét kỹ vấn đề thủ, xả (lấy hay bỏ). Sự tích cực của thủ hay xả, quyết định ở trong tâm. Nhưng mầm mống của sự an hay nguy được đặt định ở bên ngoài. AN, không có sự an một ngày. NGUY, cũng không có sự nguy một ngày. Mà nó hình thành đều từ cỗ gom góp dần dần. Vì vậy chúng ta không thể không xét kỹ.

Dùng đạo đức trụ trì cần phải gom góp đạo đức. Dùng lễ nghĩa trụ trì cần phải gom góp lễ nghĩa. Dùng bóc lột trụ trì đương nhiên gom góp oán hận. Oán hận gom góp thì trong ngoài trái nhau. Lễ nghĩa gom góp thì trong ngoài hòa vui. Đạo đức gom góp thì trong ngoài cảm phục. Cho nên đạo đức, lễ nghĩa lan rộng thì trong ngoài vui vẻ. mà bóc lột, oán hận nhiều thì trong ngoài buồn tẻ.

Ôi cảm xúc buồn, vui ứng hợp với họa phúc vậy.

22 – NHÂN MINH DŨNG

Ngài Viễn Công nói :
Trụ trì có ba đức tính cần yếu là : Nhân, Minh, Dũng .
NHÂN là thực hành đạo đức, hưng hiển giáo hóa , an định người trên kẻ dưới, vui hòa tân khách tới lui.
MINH là tuân theo lễ nghĩa, biết rõ an nguy, xét hiểu hiền ngu, biện minh phải trái.
DŨNG là việc làm quả quyết, quyết đoán không ngờ, gian quyết trừ, nịnh quyết bỏ.
Nhân mà không có Minh như có ruộng không cày, Minh mà không có Dũng như có lúa mà không làm cỏ. Dũng mà không có Nhân như biết gặt lúa mà không biết gieo trồng.

Trụ trì có đủ ba đức tính ấy thì tùng lâm hưng thịnh. Thiếu một thì suy, thiếu hai thì nguy và nếu ba đức tính ấy không có thì đạo trụ trì phế hủy.
(10)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách