THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

205 – PHỤNG SỰ

Ngài Diệu Hỷ nói với ông Tử Thiều :
Cận đại, những vị chủ pháp không ai bằng ngài Chân Như Triết, và khéo giúp tùng lâm không ai bằng ngài Dương Kỳ.
Có người dị nghị cho rằng tính tình ngài Từ Minh thành thực nhưng đại khái, làm việc thì sơ sót, bừa bãi, không kiêng tránh gì cả. Như thế mà ngài Dương Kỳ vẫn quên mình để phụng sự, chỉ sợ không được chu đáo, chỉ lo làm việc không xong. Dù phải chịu sự lạnh buốt hay nóng cháy, chưa bao giờ ngài có nét mặt vội vàng hay lười biếng. Đầu tiên từ chùa Nam Nguyên, sau đến chùa Hưng Hóa, gần ba mươi năm, ngài giữ trọn cương luật, và cho đến khi ngài Từ Minh viên tịch mới thôi.
Ngài Chân Như Triết, từ khi mang túi đi hành cước cho đến khi ra đời lĩnh chúng, vì pháp quên mình chẳng khác nào đói được ăn, khát được uống. Gặp lúc lộn xộn nghiêng ngả, ngài cũng không biến sắc và cũng không nói năng vội vàng. Mùa hạ không mở cửa sổ cho mát, mùa đông không ngồi bên bếp lửa cho ấm. Một căn phòng vắng vẻ, bụi phủ đầy bàn. Ngài thường nói: Tăng sĩ, trong tâm không có kiến thức cao minh, xa rộng, bên ngoài thiếu thầy nghiêm bạn tốt, thì ít có vị thành đại khí được !
Cho nên đương thời, Ương ngạnh như ngài Phù Thiết Cước (1), quật cường như ngài Tú Viên Thông, cùng các vị khác đều kính phục như gió lướt mà cỏ rạp xuống. Hai bậc đại lão này, thực làm gương soi nghiệm cho hàng tăng sĩ nghìn đời vậy.
GHI CHÚ
(1) Phù Thiết Cước tức Trường Lư , Ưng Thiên, Vĩnh Phù thiền sư, nối pháp Lặc Đàm, Hoài Trừng thiền sư, thuộc đời thứ 14 phái Thanh Nguyên. Tính ngài cương ngạnh, không hay chiều chuộng nhân tình và hay du lịch, nên tùng lâm đặt tên cho ngài là Phù Thiết Cước. Một hôm ngài hành cước vào nghỉ tại một quán trọ, bà chủ quán này bắt con gái làm tình với ngài, nhưng suốt đêm ngài ngồi kiết già. Cô kia chịu hàng, trở vào nói với mẹ. Người mẹ nói “Thực là Phật tử vậy”.

206 – TRỰC NGÔN

Ông Tử Thiều cùng ngài Diệu Hỷ, ngài Vạn Am, ba người đến liêu của Bản thủ tọa. (Bác Sơn, Ngộ Bản thiền sư) hỏi thăm, vì Bản thủ tọa bị bệnh.Tới nơi, ngài Diệu Hỷ nói :
- Người ở chốn lâm hạ, thân có yên, sau mới học được đạo.
Ngài Vạn Am nói ngay rằng
- Không phải, người muốn học đạo không nên đoái tưởng đến thân mình.
Ngài Diệu Hỷ nói
- Tới đây thăm bệnh mà ông nói như vậy, có lẽ ông điên sao ?
Ông Tử Thiều tuy trọng lời nói của ngài Diệu Hỷ, nhưng vẫn thích lời nói của ngài Vạn Am là chính đáng.
(83) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

207 – NHƯ Ý

Ông Tử Thiều hỏi ngài Diệu Hỷ :
- Nay trụ trì đem thực hiện phương pháp gì trước ?
Ngài Diệu Hỷ nói :
- Yên ổn chúng tăng bất quá cần tiền, gạo mà thôi.
Khi ấy ngài Vạn Am cũng ngồi ở đó liền nói :
- Không phải, suy tính của thường trụ hiện có, khéo lường của thường trụ thu vào, không chi dùng lãng phí mà chi dùng hợp đạo, thì tiên, thóc không thiếu, việc gì phải lo . Song đương kim trụ trì chỉ cần được những tăng sĩ giữ đạo làm trước. Giả sử trụ trì có trí mưu, gom góp được lương thực ăn trong mười năm, mà ở dưới tòa mình không có tăng sĩ nào giữ đạo, thì như tiên thánh thường nói “Ngồi ăn của tín thí, ngửa mặt lên thẹn với long thiên” ích gì cho trụ trì !
Ông Tử Thiều nói :
- Thủ tọa nói rất chính đáng.
Ngài Diệu Hỷ quay lại bảo ngài Vạn Am :
- Cái gì cũng đều giống như ý ông chăng ?
Ngài Vạn Am im lặng.

208 – THẬN TRỌNG

Vạn Am Nhan hòa thượng (Đông Lâm, Vạn Am, Đạo Nhan thiền sư ở Giang Châu. Ngài họ Tiên Vu ở Đông Xuyên, Ngài nối pháp Đại Tuệ thiền sư) nói:
Diệu Hỷ tiên sư khi mới trụ trì chùa Kính Sơn, nhân một buổi dạ sam đem bàn luận việc các nơi và tôn chỉ Tào Động Tôn (1) . Hôm sau Âm thủ tọa nói với tiên sư “
- Việc ra đời lợi sinh không phải là việc nhỏ. Muốn giúp vào việc chấn hưng tôn giáo, nên tùy thời để cứu tệ bệnh, bất tất phải đem sự vui trước mắt ra mà bàn luận. Hôm qua hòa thượng và các tăng sĩ bàn luận việc các nơi, còn không thể nói càn được, huống là hôm nay lên Bảo Hoa ngọc tọa tuyên dương đại pháp, mà xưng là Thiện tri thức ư ?
Tiên sư nói
- Đêm qua là sự tình cờ, nói chuyện nhất thời mà thôi !
Âm thủ tọa nói
- Cái học của thánh hiền vốn ở thiên tính, há có thể sơ sót được sao ?
Tiên sư cúi đầu tạ lễ, mà thủ tọa vẫn còn nói mãi.

GHI CHÚ
Tào Sơn, Bản Tịch thiền sư ở Phủ Châu, nối pháp Động Sơn Lương Giới thiền sư. Khi ngài Động Sơn vào Tào Khê lễ tháp tổ . về tới Cát Thủy ở Cát Châu, chúng nhân nghe tên ngài, thỉnh ngài khai pháp. Ngài nghĩ đến Tào Khê, nên trong khi cư xử, ngài thường đặt tên Tào ….(như Tào Sơn). Đạo pháp của Động Sơn, đến đời ngài phát triển mạnh, chư phương suy tôn, gọi là tông Tào Động
(84) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

209 – HỌA HOẠN

Ngài Vạn Am nói :
Khi tiên sư (Diệu Hỷ) bị trục xuất ra Hành Dương (1) Liễu Hiền thị giả (nối pháp Đại Tuệ thiền sư) chép lời trục xuất ấy, yết thị ở trước Tăng đường, các Tăng sĩ có cảm tưởng như mất cha mẹ, khóc lóc, sầu than, ăn ở không yên. Âm thủ tọa tới trước phòng chúng nói “ Họa hoạn của kiếp người không thể tránh khỏi. Nhưng nếu bình sinh Diệu Hỷ tiên sư như đàn bà, con gái, lủi thủi ở địa vị dưới, ngậm miệng không nói, thì sẽ không có việc như ngày nay. Huống chi chỗ tiên thánh ưng làm lại không phải ở chỗ ấy. Vậy các vị nghĩ làm gì cho đau khổ, hại mình ! Xưa kia ngài Từ Minh, ngài Lang Da, ngài Cốc Tuyền (2), ngài Đại Ngu(Đại Ngu Sơn, Thủ Chi thiền sư ở Thụy Châu, nối pháp ngài Phần Dương) kết bạn, đi học nơi ngài Phần Dương (3), gặp lúc miền Tây bắc có giặc, triều đình đang dụng binh, các ngài phải thay áo, lẫn vào đám quân đội ấy mà đi đến Phần Dương. Nay từ Kính Sơn đến Hành Dương cách nhau không xa, đường xá không khó khăn, sông núi không hiểm trở, các ngài muốn yết kiến ngài Diệu Hỷ khó gì mà phải buồn phiền “. Cả chúng yên lặng, và hôm sau theo nhau đi tới nơi ngài Diệu Hỷ.

GHI CHÚ
(1) Đời Tống Cao Tôn, năm Thiệu Hưng thứ 7 ngày 11 tháng 7 nhà vua ban sắc chỉ bổ ngài Diệu Hỷ trụ trì chùa Năng Nhân ở Kính Sơn. Đến năm Thiệu Hưng thứ 11 ông Trương Cửu Thành tự Tử Thiều cùng các vị đại phu khác đến yết kiến, bàn về chuyện cách vật. Ngài Diệu Hỷ nói “các ông chỉ biết cách vật mà không biết vật cách”. Các ông kia không hiểu, hỏi lại. Ngài Diệu Hỷ nói “Các ông xem truyện, không thấy nhà Đường có An Lộc Sơn làm phản à ? An Lộc Sơn trước làm quận thú Lương Châu có vẽ một bức tranh vẫn còn lưu lại. Khi vua Đường Minh Hoàng đi sang Thục qua đấy, nhà vua thấy bức tranh đó, giận , sai bày tôi lấy gươm chém cổ bức tranh đó đàu rơi xuống đất, thì tự nhiên An Lộc Sơn, ẩn trong núi lúc ấy đầu cũng rơi xuống đất”. Ông Trương Cửu Thành nghe tới đây tỉnh ngộ, Ngài Diệu Hỷ trọng sự tỉnh ngộ ấy, lại nói thêm chuyện về Thần Tý Cung. Tần Cối nghe được chuyện Thần Tý Cung, nghi ngờ là có ý làm phản, liền tâu lên nhà vua. Nhà vua đầy ngài Diệu Hỷ ra huyện Hành Dương thuộc phủ Hành Châu, và ông Trương Cửu Thành bị biếm chức xuống làm Quận thú Nam Khang.
(2) Đại Đạo Cốc Tuyền thiền sư ở am Ba Tiêu, núi Nam Nhạc, nối pháp Phần Dương Chiểu thiền sư, thuộc đời thứ 10 phái Nam Nhạc
(3) Phần Dương tức Phần Châu, Thái tử viên, Thiện Chiêu thiền sư. Ngài họ Du ở Thái Nguyên, Ngài nối pháp Thủ Sơn Niệm thiền sư, thuộc đời thứ 9 phái Nam Nhạc.
(85) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

210 – ĐỊNH NGHIỆP

Ngài Vạn Am nói :
Khi tiên sư rời Mai Dương (1), trong hàng Tăng sĩ có người bàn trộm . Âm thủ tọa nói: phàm bình luận về người nên xét ở trong sự lỗi lầm mà tìm ra chỗ không lỗi lầm mới phải, há lại xét trong chỗ không lỗi lầm mà tìm ra có lỗi lầm là điều không hay. Nay không xét được tâm người lại ngờ cái hình thức của người, như thế thì lấy gì an ủi cho công luận nơi tùng lâm được ! Vả lại đạo đức, tài khí của ngài Diệu Hỷ xuất ở thiên tính, lập thân, hành sự của ngài chỉ theo việc nghĩa. Lượng độ của ngài vẫn hơn người. Nay định nghiệp kềm hãm như vậy, quyết định có đạo lý trong ấy. Như thế há không biết rằng đó là phúc của pháp môn trong đời khác ư ?
Những người được nghe lời của Âm thủ tọa nói trên, từ đấy trở đi không còn nghị luận gì nữa.
GHI CHÚ :
Ngài Diệu Hỷ bị trục xuất ra Hành Dương, ngài làm ba quyển Chánh Pháp Nhãn Tạng, bị người sàm tấu, lại phải trục xuất đến huyện Mai Dương, phủ Triều Châu (Quảng Đông). Không bao lâu ngài được mặc áo đạo lại. Các nơi mời ngài trụ trì, ngài đều không nhận. Niên hiệu Thiệu Hưng thứ 20 nhà vua ra sắc chiếu ngài trụ trì chùa A Dục Vương (ở Minh Châu). Năm thứ 28 nhà vua lại sắc chiếu ngài trở về trụ trì chùa Kính Sơn. Đến ngày 1/8 năm đầu niên hiệu Long Hưng, đời vua Hiếu Tôn, ngài thị tịch.


211 – TIẾP NGƯỜI

Âm thủ tọa nói với ngài Vạn Am :
Gọi là Thiện tri thức, phải rửa sạch tâm mình , đem pháp độ chí công , chí chính để tiếp độ người bốn phương tới. Trong ấy, có những người giữ đạo đức, nhân nghĩa, dù có chút hiềm thù đi nữa, quyết định cũng phải tiến cử người ấy. Nhưng đối với những người gian tà, hiểm bạc, dù có ơn riêng cũng phải xa tránh. Như vậy khiến cho những người tới học, đều biết những chỗ mình cần học, cần giữ, cùng một lòng , cùng tu đức hạnh, thì tùng lâm an ổn vậy.
(86) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

212 – THIỆN HÀNH

Âm thủ tọa nói :
Phàm trụ trì, ai không muốn xây dựng tùng lâm, nhưng ít người chất hưng được đạo pháp. Vì các vị ấy quên đạo đức, bỏ nhân nghĩa, hủy pháp độ mà dùng tư tình nên như vậy !
Thành thực nghĩ đến sự suy tàn của pháp môn , nên chính mình, nhường người , chọn người hiền giúp đỡ, khen ngợi bậc túc đức, xa tránh kẻ tiểu nhân, tiết kiệm nơi mình và sau đó ra ân đức cho người, dùng người trông coi công việc hay hầu hạ, phải là những người đã gần các bậc lão thành và xa tránh kẻ nịnh hót. Hơn thế nữa, biết quí lời sàm báng không xấu xa, để tránh sự làm loạn của đám thiên tà không tốt. được như vậy có thể sánh bằng ngài Mã Tổ, Bách Trượng, có thể theo kịp ngài Lâm Tế, Đức Sơn vậy.

213 – HẠNH PHÚC

Âm thủ tọa nói :
“Thánh nhân xưa sợ không có tai nạn”. Nói tới đây ngài tự thẹn và nói “Thiên đạo vô tư, há lại bỏ kẻ bất thiện này ư ?”
Ông Phạm văn Tử có nói :”Chỉ có thánh nhân, có thể là cả trong tâm và ngoài thân không có tai hoạn. Mình không phải thánh nhân, ngoài thì yên mà trong thì lo. Người hiền đạt xưa nay biết chỗ mình không thể tránh khỏi được, nên thường cẩn thận mình trước và làm việc tự phòng. Cho nên trong kiếp sống của con người có chút lo lắng, mệt nhọc chưa hẳn là không phải hạnh phúc trọn đời ! Vì hoạ hoạn, báng nhục, dù vua Nghiêu, vua Thuấn cũng không thể tránh được, huống là người khác”.
(86) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

214 – LOẠN QUẦN

Vạn Am Nhan hòa thượng nói :
Gần đây thấy các tùng lâm tuyệt nhiên không có bậc lão thành. Có nơi đến ba trăm, năm trăm vị mà chỉ đặt một người lên làm chủ, còn nhiều người làm bạn. Người làm chủ không có chính kiến, chiếm cứ ngôi vị pháp vương, rồi người đánh trùy, người vẫy phất, dối trá lẫn nhau mà thôi. Và nếu có nói bàn gì thì không bén vào sách vở. Đó là bởi không có bậc lão thành.
Người ra đời lợi sinh, thay Phật tuyên dương giáo hóa, nếu không phải là những vị rõ tâm, suốt gốc, hiểu và làm hợp nhau, há dám làm việc ấy. Ví như có người xưng càn là đế vương thỉ chỉ vời lấy tội tru diệt mà thôi., huống là ngôi vị pháp vương, dám lạm trộm sao ?
Ôi cách thời thánh nhân càng xa, những người thuộc vào Thủy lạo hạc (1) lại càng tung hoành, khiến cho nơi hoằng pháp của tiên thánh ngày càng chìm đắm. Tôi muốn không nói có được không ? Gặp lúc Vạn Am Nhan này ở yên vô sụ, xin điều trần một vài việc thương phong, bại giáo, làm hại rất nhiều cho Phật pháp, lưu bá trong tùng lâm để cho những người tới sau, tiến muộn biết rằng bậc tiền bối luôn luôn lo lắng, run sợ, đem tâm giữ gìn và truyền bá đại pháp như người đi trên băng tuyết, gươm giáo, cứ không phải để tạm cầu danh lợi ! Ai biết tôi hay chê tôi, tôi không dám từ chối !

GHI CHÚ
(1) Thủy lạo hạc: con hạc lội trong vùng nước lụt .
Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Đại đức A Nan tới thăm Trúc Lâm tịnh xá . Ngài nghe thấy một vị tỳ kheo tụng bài kệ

Nếu như người sống lâu trăm tuổi,
không được thấy thủy lạo hạc,
không bằng sống một ngày
mà được trông thấy nó.

Đại đức A Nan nghe rồi, buồn than
- Mắt thế gian diệt làm sao chóng vậy ! Chư ác phiền não sao sinh khởi vậy ? Trái với thánh giáo, tự sinh vọng diệt, không có tuệ minh, thường trong si ám, lưu chuyển sinh tử, mãi mãi không thôi.
Than rồi ngài bảo vị tỳ khưu kia rằng :
- Bài kệ ấy không phải là lời Phật nói, không nên tu hành theo. Ông nên biết có 2 loại người báng Phật :
Một là loại người nghe nhiều, nhưng sinh tà kiến.
Hai là loại người hiểu nghĩa sâu nhưng điên đảo nói càn.
Người thuộc hai loại người trên không những hủy hoại mình, mà còn khiến cho người ta không ra khỏi ba đường ác. Ông nên nghe tôi nói lại bài kệ của đức Phật như sau :

Nếu người sống trăm tuổi
Không biết pháp sinh diệt,
Không bằng sống một ngày
Mà hiểu được pháp ấy.

Vị tỳ kheo kia về trình lại với thày. Thày vị kia nói :
- Ngài A Nan già yếu, nói năng sai lầm, không nên tin, cứ tụng như cũ.
Lần sao đại đức A Nan lại nghe thấy vị tỳ kheo kia tụng như trước, ngài hỏi duyên cớ, vị tỳ kheo kia trình bày các việc như trên. Đại đức A Nan chỉ còn biết than thở.
(trích truyện A Dục Vương)
(87) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

215 – LOẠN PHÁP

Ngài Vạn Am nói :
Cổ nhân lên pháp đường trước tiên đề ra cương yếu đại pháp, để thẩm vấn đại chúng. Học giả lui tới thỉnh cầu pháp ích, thì cổ nhân hay dùng hình thức vấn đáp. Người đời nay không thông hiểu đại pháp , trá soạn bốn câu thơ lạc vận gọi là điếu thoại (lời nói giả trá để nhử người), và một người bỗng nhiên ra trước chúng nhân, cao ngâm một bài cổ thi, gọi là mạ trận (trận thế mắng nhau, cãi nhau). Thực là thô tục, xấu xa, đáng thương xót thay !
Tiền bối nghĩ đến đại sự sinh tử, đối trước chúng nhân quyết đoán ngờ vực. Hết ngờ vực về lẽ sinh tử tất nhiên chân lý phát minh, thì không còn khởi tâm sinh diệt nữa.

216 – THÙ TẠC

Ngài Vạn Am nói :
Khi có bậc tôn túc đầy đủ đức hạnh, danh vọng tới thăm tu viện, chủ nhân lên tòa giới thiệu, dùng những lời nói khiêm cung trình bày, cảm tạ, quên sự tự tôn, nhất mực nhún nhường và tăng phần trang trọng. Giới thiệu xong xuống tòa , chủ nhân cùng thủ tọa và đại chúng ra lễ thỉnh vị tôn túc ấy lên tòa thuyết pháp, ngõ hầu được nghe những lời pháp yếu.
Cận đại, thấy nhiều nơi cũng làm ra vẻ ham chuộng cổ pháp bằng cách đem những bài công án của cổ nhân ra để chúng nhân phê phán, gọi là khám nghiệm kiến thức người. Tôi tha thiết xin đừng manh nha tâm hơn thua ấy, có hại cho phong hóa rất nhiều ! Tiên Thánh vì pháp quên tình, đồng xây dựng pháp hóa, mà có ra sự thù xướng lẫn nhau, mong cho giáo pháp được lâu dài, chứ không phải dung dưỡng tâm sinh diệt, hưng khởi ác niệm.
Lễ, cần lấy sự nhún nhường làm chủ đích, nên cần phải suy nghĩ kỹ !
(88) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

217 – TIẾP ĐÃI

Ngài Vạn Am nói :
Gần đây thấy các vị : sĩ, đại phu, giám ty, quận thú v.v… có phận sự vào núi, vị tri sự hay thủ tọa sai thị giả thưa lại với vị trưởng lão rằng :”Ngày nay đặc biệt có vị ấy tới, mong ngài thăng tòa nghênh tiếp. Và đây là một tiết mục quan trọng, mong ngài cần phải lưu ý và phải suy nghĩ kỹ !”
Trong các sách vở xưa nay tuy có chép về việc các quan chức tới tùng lâm, nhưng đều là các hàng sĩ, đại phu tới đây với mục đích là thăm tìm bậc tri thức mà thôi. Và nhân khi tham cứu xong, vị trụ trì sẽ trình bày về việc ngoại hộ Phật giáo với ý niệm là làm rực rõ chốn thiền lâm. Nếu vị quan chức nào đã là người trong Phật giáo thì nói vài ba câu chuyện thông thường như trong nhà, để họ sinh tâm kính tín, như ông Quách Công Phụ, ông Dương Thứ Công (1) phỏng vấn ngài Bạch Vân, ông Tô Đông Pha (2) ông Hoàng Thái Sử (3) yết kiến ngài Phật Ấn. Các vị quan chức trên đều coi như người trong nhà tìm tới cầu đạo pháp, há phải là những người cậy có địa vị đặc biệt, vô cớ đến đây, làm những việc hư vọng để cho hàng thức giả cười chê đâu !

GHI CHÚ
(1) Ông Dương Thứ Công làm quan đến Lễ bộ. Ông thích Phật giáo, Ông tham học qua 12 vị Thiện tri thức, nhưng không rõ được ý chỉ. Sau nghe đạo phong ngài Bạch Vân, ông đến xin tham thiền, hỏi đạo và về sau liễu ngộ.
(2) Ông Tô Đông Pha đến Kim Sơn gặp lúc ngài Phật Ấn và học chúng nhập thất. Ngài Phật Ấn nói “Ở đây không có giường chõng gì cả” Ông Tô Đông Pha nói “ Tạm mượn tứ đại của ngài làm giường ngồi “. Ngài Phật Ấn nói “Sơn tăng này hỏi một câu, nếu đáp được xin mời ngồi. Nếu không đáp được, ông phải cởi bỏ cái đai để lại đây”. Ông Tô Đông Pha vui vẻ nhận lời. Ngài Phật Ấn hỏi “Ông bảo mượn tạm tứ đại của sơn tăng làm giường ngồi, giả như, tứ đại của sơn tăng vốn không, ngũ uẩn không phải có, thì ông ngồi vào chỗ nào ?” Ông Tô Đông Pha không đáp được. Ngài Phật Ấn sai thị giả cởi lấy đai ngọc của ông Tô Đông Pha để lại, và tặng ông một cái áo đụp. Ông Tô Đông Pha tỉnh ngộ và trình một bài kệ :

Bênh cốt nan kham ngọc đái y
Độn căn nhưng lạc tiễn phong ky
Dục giao khất thực cơ ca viện
Cố dữ vân sơn cựu nạp y

Dịch
Đai ngọc mang sao mắc bệnh xương.
Căn cùn nhưng lạc máy tên buông
Cơ ca viện nọ xin ăn nhỉ
Mây núi thênh thang áo đụp quàng.

(3) Ông Hoàn Thái Sử thấy ngài Phật Ấn ngồi trên thiền sàng liền hỏi : “Sau khi đức Phật nhập diệt ở Song Lâm rồi thì ai làm Phật ? Hải Ấn phát quang minh thì ấn ấy là ai ? “. Ngài Phật Ấn đáp “ Trái dưa Đông ở Giang Nam là giống ở Giang Bắc, Trái dưa Tây ở Giang Bắc là trồng ở Giang Bắc “. Ông Hoàng Thái Sử không nói gì.
(89) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

218 – TỰ NHIÊN HƯƠNG

Ngài Vạn Am nói :
Cổ nhân nhập thất , trước tiên sai thị giả treo bảng, báo cho đại chúng biết. Treo bảng rồi, những người vì đại sự sinh tử mà tham học thì vui mừng hớn hở, xô trới để mong cầu quyết trạch.
Cận đại nhiều nơi không cứ các vị già, bệnh, đều mong tăng sĩ các nơi tới đông với mục đích biểu dương sự tận thành kính của chư phương mà thôi. Nếu ai không tới thì cho là bất kính. Sao các nơi trên không biết rằng “Hữu xạ tự nhiên hương”, hà tất phải dùng đến giới hạn, danh nghĩa chung để khu xử chúng ? Nhân đó vọng sinh ra tiết mục, chủ khách bất an. Người chủ pháp nên nghĩ kỹ về vấn đề này.

219 – THIỀN LƯU

Ngài Vạn Am nói :
Sơ tổ Đạt Ma nơi Thiếu Lâm trao truyền cả y và pháp. Nhưng đến đời Lục tổ Huệ Năng thì không truyền y nữa. và chỉ lấy hành, giải tương ưng mà thôi. Do đó đời đời truyền thừa gia nghiệp, Tổ đạo thêm sáng, con cháu đông đúc. Sau ngài Đại Giám tức Lục tổ, ngài Thạch Đầu, ngài Mã Tổ đều là đích tôn, xiển dương Thiền đạo, thực ứng vào huyền sấm của ngài Bát Nhã Đa La “Cần nhờ con cháu về sau thực hành” vậy (1). Huyền ngôn diệu ngữ của hai vị Đại sĩ trên lưu bá khắp hoàn khu. Và những vị tiềm phù, mật chứng đạo chỉ trên, thường thường xuất hiện.
Sư, pháp nhiều nên người học đạo không phải chuyên theo một pháp môn nhất định. Vì vậy nguồn dòng Tào Khê chia thành năm phái (2). Tuy đồ chúng vuông, tròn khác nhau nhưng thể của nước chỉ là một. Năm phái trên đều chuyển theo hóa môn của phái mình, làm cho tiếng hay vang dội, và gia sức làm theo trách nhiệm của mình. Trong lúc nhàn rảnh, các ngài phát ngôn ra một pháp lệnh là thu thập được các học giả, làm cho tùng lâm hưng thịnh. Như thế không phải cẩu thả mà có được ! Bởi thế có sự thù, xướng lẫn nhau, làm rõ nghĩa vi diệu, mở rộng lý u thâm, tùy thời, hoặc nén xuống, hoặc dương lên, đều là phụ giúp cho pháp hóa. Những lời nói coi như vô vị, như nấu vỏ cây làm canh, nấu đinh sắt làm cơm cho hậu bối nhai, nhắp gọi là niêm cổ (nhặt lấy và đem những bài tụng của cổ nhân ra để giải thích thêm). Và bắt đầu tụng lời của cổ nhân này bắt đầu từ ngài Phần Dương, Thiện Chiêu thiền sư, đến ngài Tuyết Đậu (Tuyết Đậu, Trọng Hiển thiền sư, ở Minh Khôn. Ngài họ Lý ở Toại Châu. Ngài nối pháp Trí Môn, Quang Tộ thiền sư, thuộc đời thứ 9 phái Thanh Nguyên) mở rộng diệu âm, làm rõ ý chỉ mênh mông như biển không bờ .
Những tác giả sau này cũng bắt chước làm theo ngài Tuyết Đậu, không nhìn lại đạo đức mình ra sao, mà chỉ chuyên dùng những lời, những câu văn vẻ, màu mè, mới mẻ khiến cho kẻ hậu sinh, vãn tiễn, không thể thấy được ý chỉ hồn thuần, đại toàn của cổ nhân.
Tôi đi thăm các nơi tùng lâm và yết kiến các vị tiền bối, nếu nơi nào tôi thấy không phải là ngữ lục của cổ nhân, tôi không xem, không phải là hiệu lệnh cùa ngài Bách Trượng, tôi không làm. Như thế đâu phải là tôi đặc biệt hiếu cổ. Nhưng vì người đời nay không làm đủ qui pháp cho tôi noi theo ! Tôi mong các bậc thông nhân đạt sĩ hiếu ý tôi ở ngoài lời nói của tôi.

GHI CHÚ :
(1) Huyền sấm: Đạt Ma Tổ sư là sơ tổ thiền tông ở Trung Hoa. Sau khi đắc pháp nơi ngài Bát Nhã Đa La, ngài có hỏi : “Sau này con nên đến nước nào để làm Phật sự ?” Ngài Bát Nhã Đa La nói :”Ông tuy đắc pháp nhưng chưa đi xa được, ông hãy ở yên tại miền nam Thiên Trúc. Đợi sau khi tôi thị tịch 67 năm, khi đó ông hãy đi sang nước Chấn Đán (Trung Hoa) mà truyền bá đại pháp. Ông cần trực tiếp với bậc thượng căn. Ông nên cẩn thận đừng đi xa và khi bị suy, Ở nơi mặt trời lặn”. Hỏi “ Nơi ấy có Đại Sĩ nào lãnh thụ được pháp không ?” Đáp “Nơi ông giáo hóa, những người được đạo đếm không xiết. Sau khi tôi diệt độ 67 năm, nước ấy có nạn, ông không nên ở lại. Nước ấy ưa làm công đức hữu vi mà không thấy được Phật lý”.
(2) Năm phái : Lục tổ Huệ Năng truyền xuống 2 vị : Nam Nhạc, Hoài Nhượng và Thanh Nguyên, Hành Tư.

Nam Nhạc, Hoài Nhượng
Mã Tổ Đạo Nhất
Bách Trượng Hoài Hải
a) Qui sơn Linh Hựu………… b) Hoàng Bá Hy Vận
Ngưỡng Sơn Huệ Tịch……… Lâm Tế Nghĩa Huyền
Lập Tông QUI NGƯỠNG…… Lập Tông LÂM TẾ


Thanh Nguyên Hành Tư
Thạch Đầu Hy Thiên
Dược Sơn Duy Nghiễm……….. Thiên Hoàng Đạo Ngộ
Vân Nham Đàm Thạch………… Long Đàm Sùng Tín
Động Sơn Lương Giới ………… Đức Sơn Tuyên Giám
Lập Tông TÀO ĐỘNG …………. Tuyết Phong Nghĩa Tồn
------------------------------------------- Vân Môn Văn Yển ----------------Huyền Sa Sư Bị
------------------------------------------- Lập Tông VÂN MÔN --------- La Hán Quế Thâm
----------------------------------------------------------------------------- Thanh Lương Văn Ích
--------------------------------------------------------------------------- Lập Tông PHÁP NHÃN
(91) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

220 – THIÊN KIẾN

Ngài Vạn Am nói :
Gần đây thấy các Tăng sĩ hay chấp thiên kiến, không thông tình người, nhẹ tin những lời nói của người mà không thể kéo lại được, và lại thích những người nịnh mình. Thuận thì khen, trái thì xa. Nếu có vị nào mới hiểu biết được một chút hay nửa phần, lại bị những ác tập ấy che lấp và cho đến lúc bạc đầu cũng không thành đạt được gì thì nhiều vậy.

221 – TAM HỌC

Ngài Vạn Am nói:
Tùng lâm suy vi đến nỗi các tà thuyết bùng lên mạnh mẽ. Họ nói “Giới luật bất tất phải giữ. Định tuệ bất tất phải tập. Đạo đức bất tất phải tu. Ham muốn bất tất phải bỏ. Họ lại dẫn kinh Duy Ma Cật và kinh Viên Giác làm chứng, và khen ngợi tham, sân, si, sát đạo, dâm là phạm hạnh. Ôi những lời nói ấy không những làm hại cho tùng lâm ngày nay, mà thực sự làm hại cho pháp môn muôn đời vậy.
Tại khắp cõi đất của phàm phu này, tham sân, ái dục, nhân ngã, vô minh, niệm niệm vin theo duyên trần, khác gì như vạc nước sôi, làm sao cho nó trong mát lại được ? Tiên Thánh tất phải suy nghĩ nhiều về vấn đề ấy, nên mới đặt ra tam học : Giới, định, tuệ để ngăn giữ, ngõ hầu làm cho tâm người có thể quay trở lại với chân tâm. Nay những kẻ hậu sinh, vãn tiến không giữ giới luật, không tập định tuệ, không tu đạo đức, chuyên đem sự học rộng, bàn giỏi ra làm dao động kẻ lưu tục mà không có gì kéo trở lại được. Do đó tôi quyết cho những lời nói đó là làm hại cho muôn đời.
Chỉ những cao sĩ hành cước có chính nhân, thường đem đại sự sinh tử biện minh, giữ gìn thành tín là không bị bọn này lôi kéo. Các vị ấy nói : Lời bàn của họ không thể tin được, như phân của chim trẫm độc, như nước của rắn độc uống. Các thứ ấy còn không nên nghe thấy, trông thấy, huống là ăn uống ư ? Bọn ấy thực là những kẻ giết người, không còn ngờ vực gì nữa. Những người hiểu biết tự nhiên xa tránh chúng.
(92) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

222 – CỔ PHONG

Ngài Vạn Am nói :
Đệ tử ngài Thảo Đường, chỉ có ngài Sơn Đường là có phong cách cổ nhân. Khi ngài Sơn Đường ở chùa Hoàng Long, ai trông coi việc gì hay đi công cán cho tùng lâm, đều phải giữ đầy đủ uy nghi. Trước tiên đến nhà phương trượng nhận lãnh sự dặn dò, sau đó ngài cho sắm sửa trà, thang để thù tiếp rồi mới đi làm việc. Nghi lễ ấy trước sau không thay đổi.
Trong chúng có Trí Ân Thượng Tọa, sửa việc minh phúc, cầu siêu cho thân mẫu, vô ý đánh rớt hai đồng tiền, và suốt hai ngày không tìm. Thánh Tăng Tài, thị giả quét nhà thấy được, đem treo vào chỗ gắn thập di bài (nơi để thẻ bài, ai nhặt được của rơi đem cất vào đó. Ai mất đồ thì đến nhận), cả chúng đều biết. Thế mới biết : Vị chủ pháp thanh tịnh, nên trên dưới bắt chước vậy.

223 – ĂN UỐNG

Ngài Vạn Am giữ tính tiết kiệm. Trong hàng Tăng sĩ có người bàn trộm. Ngài Van Am nghe được nói :
Buổi sáng ăn cao lương mỹ vị, buổi chiều chán món ăn không ngon, là thường tình của người. Các vị đã nghĩ đến đại sự sinh tử, cùng nhau tìm đến nơi tịch mịch này, nghĩ đến đạo nghiệp chưa xong, cách thời thánh nhân đã xa, gắng sức tu hành, há sáng chiều chỉ nghĩ đến việc ăn uống ư ?

224 – BÌNH LUẬN

Ngài Vạn Am tính nhân hậu, xử mình liêm ước. Khi bình thường ngài nói ra một lời, một câu nào thì lời gọn, nghĩa tinh, học rộng, nhớ dai, hỏi suốt đạo lý chứ không tạm ngưng hay theo càn lời nói của người. Khi ngài cùng những người khác bình luận cổ kim, thì như thân ngài ở ngay thời gian ấy, làm cho người nghe hiểu rõ như tự mắt trông thấy. Các tăng sĩ thường nói : Tham học suốt năm, không bằng nhận được sự bàn luận của ngài một ngày.
(92) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

225 – BẤT NHIỄM

Ngài Vạn Am nói với Biện Thủ tọa (Đại Biện thiền sư, chùa Chiêu Giác, phủ Thành Đô, nối pháp Đại Qui Thái thiền sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc).
Viên Ngộ sư ông có nói :”Tăng sĩ đời nay ít tiết nghĩa, không liêm sỉ, và bị các sĩ, đại phu khinh rẻ nhiều”. Vậy các ông, trong thời gian sau này, thảng hoặc không tránh khỏi được sự bao vây của những bọn người như những loại trùng có chân hay không chân, thì các ông phải luôn luôn cố gắng thực hành theo qui củ, thẳng mặc, đừng chạy theo thế-lợi và nịnh người ra mặt. Họa hoạn, sinh tử đều gánh vác. Nếu được như thế, tức là thông ra ngoài cõi ma, mà vào cõi Phật vậy.

226 – VỪA Ý

Biện Thủ tọa khi ra trụ trì chùa Thê Hiền ở Lư Sơn, ngài thường mang theo mình một gậy trúc, mắc hai chiếc giầy cỏ vào đấy và đi qua đất Cửu Giang. Đông Lâm, Hỗn Dung trưởng lão (1) trông thấy thế trách
- Sư là mô phạm của người. Cử chỉ của ông như thế, không những tự khinh mình, mà còn rất thất lễ đối với chủ nhân.
Biện Thủ tọa cười, nói :
- Nhân sinh lấy vừa ý làm vui, tôi có lỗi gì ?
Biện Thủ tọa nói xong, cầm bút viết bài kệ để lại, rồi đi. Bài kệ như sau :

Vật vị Thê Hiền cùng
Thân cùng đạo bất cùng
Thảo hài nanh tự hổ
Trụ trượng hoạt như long
Khát ẩm Tào Khê thủy
Cơ thôn lật cức bồng
Đầu đồng, thiết ngạnh hán
Tận tại ngã sơn trung

Dịch
Đừng bảo Thê Hiền cùng (nghèo)
Thân cùng đạo chẳng cùng
Giầy sô hăng tựa hổ
Gậy chống quẫy như rồng
Khát uống Tào Khê thủy
Đói ăn hạt cỏ bồng
Hạng đầu đồng, trán sắt
Đều tại núi ta không.

GHI CHÚ
(1) Hỗn Dung trưởng lão tức Phổ Dung thiền sư. Ngài là người Phúc Châu, đắc pháp nơi Ngũ Tổ Diễn thiền sư, thuộc đời thứ 14 phái Nam Nhạc. Khi ngài làm Tri tạng ở nơi ngài Ngũ Tổ Diễn, ai đến ngài cũng tiếp chuyện bằng tiếng xứ Mân và tụng lời thật quê nên người ta đặt tên ngài là Hỗn Dung.

(93) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách