THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

276 – THĂNG BẰNG

Ngài Hoặc Am nói với Thị lang, Tăng công Đại :
Điều quan yếu của sự học đạo, như sự định giá lượng vật của trái cân . Nó cần phải giữ mức thăng bằng, nếu nó nghiêng hay nặng về bên nào có được không ? Nó đẩy về phía trước hay gần về phía sau, đó là nó nghiêng về một bên. Hiểu rõ vấn đề ấy là có thể học đạo được.

277 – TƯƠNG BẢO

Ngài Hoặc Am nói :
Đạo đức là căn bản của tùng lâm, và Tăng sĩ là căn bản của đạo đức. Người trụ trì chán bỏ Tăng sĩ là quên đạo đức. Đạo đức đã mất thì lấy phương pháp gì để tu hành, giáo hóa, chỉnh đốn tùng lâm và dẫn dụ người tới học. Cổ nhân xét gốc để chỉnh ngọn, lo không làm được đạo đức, chứ không lo tùng lâm mất chỗ hoằng trì. Cho nên có chỗ nói :”Tùng lâm bảo dưỡng Tăng sĩ, và Tăng sĩ bảo dưỡng đạo đức”. Trụ trì không có đạo đức thì tùng lâm phế hủy.

278 – HIỀN ĐỨC

Ngài Hoặc Am nói :
Là thiện tri thức cốt ở chỗ biết người hiền đức, chứ không phải ở nơi mình hiền đức. Cho nên làm hại người hiền đức là ngu si, ngăn che người hiền đức là tối tăm, ghen ghét người hiền đức là nông cạn. Được sự vinh hiển một mình, không bằng đưọc tiếng khen một đời. Được tiếng khen một đời không bằng được một Tăng sĩ hiền đức. Vì có Tăng sĩ hiền đức thì những người hậu học có thày, tùng lâm có chủ.
(116) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

279 – THỊ TỊCH

Ngài Hoặc Am dời về chùa Tiêu Sơn, đến năm này là năm thứ ba, ngày mồng bốn, tháng tám niên hiệu Thuần Hy năm thứ sáu, trước khi ngài bị bệnh thường, ngài liền viết một lá thư kèm theo hai nghiên mực cho người đem đến vĩnh biệt quan Quận Thú, Thị lang, Tăng công. Và đến nửa đêm hôm ấy thì ngài thị tịch. Ông Tăng công làm bài kệ kính điếu ngài như sau:

Thiên nhiên chích lý trục Tây phong
Nhất vật hồn vô bố đại trung.
Lưu hạ Đào hoằng tương để dụng
Lão phu vô bút phán ư không!

Dịch
Gió Tây phơi phới chiếc giầy đi
Túi rỗng không dung một vật gì
Còn lại nghiên Đào, lưu để đó
Hư không đâu bút dễ dàng ghi.

280 – TỐ PHẬN

Hạt Đường Viễn hòa thượng nói với nói với ngài Hoặc Am:
Tài khí người ta, tự nó đã có lớn nhỏ rồi, và không thể do giáo hóa mà được. Tờ giấy nhỏ không thể gói được vật lớn. Dây ngắn không thể múc nước từ dưới giếng sâu lên được. Chim cú ban đêm, mắt nó có thể tìm bắt được con bọ chét, xét được sợi lông tơ mùa thu, mà ban ngày dù nó có dương mắt lên cũng không thấy được gò, núi. Vì chúng đã có sự phân định từ lúc sinh thành rồi.
Xưa kia ngài Tỉnh Nam Đường (Đại Tùy, Nam Đường, Nguyễn Tĩnh thiền sư ở Bành Châu. Ngaifcon nhà đại nho, Triệu Ước Trọng ở Lãng Châu. Ngài nối pháp Ngũ Tổ Diễn thiền sư) mong mỏi truyền đạo pháp của phái Đông Sơn. Ngài là người thông minh, hiểu suốt ý chỉ u áo, thâm thiết rõ ràng. Nhưng đến khi ngài ứng thế trụ trì, thì đến nơi nào ngài cũng không thể chấn hưng nổi. Một hôm khi Viên Ngộ tiên sư trở về đất Thục cùng với Giác Phạm hòa thượng, ghé thăm chùa Đại Tùy. Các ngài thấy ngài Tĩnh Nam Đường điều khiển công việc một cách đại khái, vội vàng, sơ sót và hàng trăm việc của tùng lâm đều hủy bỏ. Tiên sư hoàn toàn không hỏi gì, Nhưng khi về đến nửa đường, ngài Giác Phạm nói với Viên Ngộ tiên sư : “Ngài Tĩnh Nam Đường và ngài là bạn đạo, cùng tham học với nhau, sao ngài không có một lời khai đạo, khuyến tiến nào vậy ?” Tiên sư nói :”Ra đời lĩnh chúng, cần phải có pháp lệnh làm trước. Ban hành pháp lệnh do tại trí năng. Có trí năng hay không có trí năng là do tố phận của mỗi người, làm sao giáo hóa được”. Ngài Giác Phạm gật đầu.
(117) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

281 – CHÍNH

Ngài Hạt Đường nói :
Người học đạo trước tiên phải chính tâm, sau mới có thể chính mình và chính người. Tâm mình đã chính thì muôn vật an định. Tôi chưa thấy tâm ai đã chế ngự được mà thân còn loạn động. Giáo pháp của Phật Tổ dậy từ trong ra ngoài, từ gần đến xa. Thanh sắc mê hoặc bên ngoài là bệnh của tứ chi. Vọng tình phát khởi ở trong là bệnh của tâm phúc. Tôi chưa thấy ai tâm chính mà không chế trị được vật, thân chính mà không giáo hóa được người. Vì nhất tâm là cội gốc, vạn vật là cành lá. Cội gốc chắc mạnh thì cành lá tốt tươi Cội gốc khô héo thì cành lá gẫy non. Người khéo học đạo, trước trị trong để chống ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên hướng dẫn người cốt ở chỗ có tâm thanh tịnh. Muốn chính người trước hết phải chính mình. Tâm đã chính, mình đã sửa, mà vạn vật không theo sự giáo hóa của mình, thì việc ấy chưa có vậy.

282 – CÓ THỜI

Giản Đường Cơ hòa thượng (Giản Đường, Hành Cơ thiền sư ở chùa Quốc Thanh, Ngài họ Dương ở Thai Châu. Ngài nối pháp Hộ Quốc, Cảnh Nguyên thiền sư) trụ trì chùa Quản Sơn, thuộc huyện Bà Dương, Nhiêu Châu. Ngài ở đây gần hai mươi năm, ăn cơm gạo nếp với rau lê, ngài tuyệt nhiên không có ý tưởng về sự vinh đạt. Ngài thường xuống núi. Một hôm trên đường đi, ngài nghe thấy bên đường có tiếng khóc thảm thiết, ngài động lòng thương, đến hỏi. Họ đáp : cả nhà bị bệnh hàn, chết mất hai người, nhà nghèo quá, không có tiền sắm đồ liễm-táng. Ngài vội tới chợ, mua áo quan chôn cất cho họ. Các người trong làng đều cảm phục công đức ngài.
Thị Lang, Lý công nói với các sĩ đại phu: Trong làng tôi có Giản Đường Cơ lão sư, là vị Tăng sĩ có đạo đức, lại có lòng từ huệ, thương người. Nhưng chùa Quản Sơn nhỏ quá, không hiểu ngài ở đó có lâu không ? Ông liền họp các ông :Khu Mật (Đô sát viện) là Uông Minh Viễn, các vị Tuần phủ các huyện, viết thư đến quan Quận thú Cửu Giang là Lâm công Thúc Đạt, thỉnh ngài về trụ trì chùa Viên Thông, vì chùa này còn thiếu vị pháp chủ. Ngài Giản Đường thuận, và nói “Đây là nơi thực hành đạo pháp của tôi” Ngài vui vẻ nhận chức trụ trì và lên tòa thuyết pháp. Ngài nói :

Viên Thông bất khai sinh dược phố
Đơn đơn chỉ mãi tử miêu đầu (1)
Bất tri ná cá vô tư toán
Khiết trước thông thân lãnh hãn lưu.

Dịch
Thuốc sống Viên Thông chẳng mở mang
Đầu mèo chết bán mãi ai màng,
Nó đâu phải thứ suy lường được
Nhá tới mồ hôi lạnh toát tràn.

Tất cả Tăng, tục nơi đây nghe ngài nói bài pháp này, ai cũng đều kinh lạ. Pháp tịch do đây vang dội.

GHI CHÚ
(1) Xưa có vị Tăng hỏi ngài Tào Sơn
- Vật gì quí giá nhất trên thế gian này ?
Ngài Tào Sơn đáp :
- Đầu mèo chết .
Nhân đó ngài Đan Hà làm bài tụng rằng :

Tanh tao hồng lạn bất kham văn
Động xứ khinh khinh huyết hãn thân
Hà sự liễu vô nhân trước giá
Vị y bất thị thế gian trân

Dịch
Tanh tao thúi rữa, ngửi làm sao
Huyết lạnh đầy thân rỉ rỉ trào
Duyên cớ sao người không đặt giá?
Với đời giá trị đáng là bao !

(119) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

283 – ĐỒNG ĐẠO

Ngài Giản Đường nói :
Người xưa tu thân trị tâm, thì cùng với mọi người cùng làm sáng đạo ấy; Hưng sự, lập nghiệp thì cùng với mọi người cùng hiển lộ công ấy. Đạo thành, công tỏ thì cùng với mọi người cùng nêu rõ danh ấy. Vì vậy đạo đều sáng, công đều thành và danh đều vinh.
Người đời nay không thế. Họ chuyên làm cái đạo vị kỷ, chỉ sợ người hơn mình. Họ không biết theo điều thiện, không biết làm việc nghĩa, vì họ tự cho là xa rộng hơn người. Họ chuyên lập công cho mình, không muốn người có công và không biết dùng người hiền năng. Vì họ tự cho họ là lớn hơn người. Họ chuyên tạo danh cho mình, không muốn có danh chung với mọi người và không biết khiêm nhường ánh quang minh nơi mình để hướng dẫn người, vì họ tự cho là họ thông đạt hơn người. Cho nên đạo không thể tránh được sự che lấp, công không thể tránh được sự tổn hại và danh không thể tránh được sự nhục nhã. Đó là sự phân biệt lớn lao giữa những người học xưa và nay vậy.

284 – ĐẠI NGHIỆP

Ngài Giản Đường nói :
Học đạo cũng như người trồng cây. Cây vừa tốt đã chặt, chỉ có thể làm củi đun. Cây sắp lớn đã chặt, chỉ có thể làm rui mè. Cây hơi mạnh đã chặt, chỉ có thể làm kèo, cột. Cây lớn, già mới chặt, thì làm được rường nóc. Như thế há không phải dụng công nhiều mà được lợi lớn chăng !
Cho nên cổ nhân chỉ thấy đạo rộng lớn, mà không hẹp hòi, chỉ lập chí sâu xa mà không thiển cận, chỉ lập ngôn cao trọng mà không ty tiểu. Mặc dù có những lúc bị lận đận, khốn cùng vì đói rét, hay bỏ xác nơi gò, hang.Thân xác mất đi nhưng để lại đạo phong, công liệt suốt trăm ngàn năm không mất và người đời sau còn lấy đó làm pháp tắc lưu truyền.
Giá sử, nếu thấy đạo một cách nhỏ hẹp để tạm dung thân, lập chí thiển cận để cầu hợp ý người, lập ngôn ty tiểu để phụng sự quyền thế, thì sự lợi ích ấy chỉ vinh hiển cho một mình, làm sao còn có những ân huệ phổ cập cho đời sau được !
(119) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

285 – TƯƠNG ĐẦU

Vào tháng tư năm thứ năm niên hiệu Thuần Hy, ngài Giản Đường từ Cảnh Tỉnh Nham núi Thiên Thai, trở lại chùa Ấn tỉnh. Ông Ngô Công Phí xưa làm Cấp sự đang ẩn dật, dưỡng lão ở Hưu Hưu Đường. Ông họa theo thơ của Đào Uyên Minh để tiễn chân ngài Giản Đường, gồm mười ba thiên như sau :

1)
Ngã Tự qui lâm hạ………………………. Dĩ dữ thế tương sơ
Lại hữu thiện tri thức……………………. Thời năng quá ngã lư
*Bạn ngã thuyết đạo thoại………………. Ái ngã độc Phật thư
Ký vi nham thượng khứ………………… Ngã diệt vỉ cao xa
Tiện dục triển ngã bát…………………… Tùy sư đồng phạn sơ
Thoát thử trần tục lụy…………………… Trường dữ nham thach cư
Thử nham cố cao hỷ …………………… Trác xuất sơn hải đồ
Nhược tỷ ngô sư cao…………………… Thử nham hoàn bất hư

Dịch
Từ khi về dưới rừng …………………… Tôi với đời cùng xa
May có thiên tri thức……………………. Thời thường vẫn qua nhà
*Mến tôi đọc sách Phật…………………. Nói chuyện đạo bao la
Khi trở về động cũ ………………………. Tôi cùng theo chân qua
*Cơm chay cùng thụ dụng………………. Thêm ý vị đậm đà
Thoát khỏi vòng tục lụy…………………. Hang này mãi cùng ta
Hang cao, cao cao thật ………………… Hơn bức tranh sơn hà
So sánh đạo sư cao ……………………. Thì đây còn kém xa.
(120)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2)
Ngã sinh sơn quật lý ………………….. Tứ diện thị sàn nhan
Hữu nham hiệu Cảnh Tỉnh……………. Dục đáo tri kỷ niên
Kim thủy tín kỳ tuyệt……………………. Nhất lâm tiểu chúng san
Cánh đắc sư vi chủ ……………………. Nhị diệu vị dị ngôn

Dịch
Tôi sinh hoạt trong động……………….. Bốn mặt núi sàn sàn
Kia gọi Cảnh Tỉnh nham………………. Mong thăm, mấy tuổi tròn
Nay xem qua kỳ tuyệt………………….. Núi nhỏ cũng triều tôn
Thêm được sư làm chủ ……………….. Cảnh, người đẹp gì hơn.

3)
Ngã gia hồ sơn thượng………………… Xúc mục thị lâm khâu
Nhược tỷ tư sơn tú …………………….. Bồi lâu cố nan trù
Vân sơn thiên lý kiến …………………... Tuyền thạch tứ thời lưu
Ngã kim tài nhất đáo …………………… Dĩ thắng ngũ hồ du.

Dịch
Nhà tôi trên hồ sơn……………………… Trước mặt rừng san sát
Cảnh đẹp núi hang này…………………. Bên tôi vào hạng chót
Mây núi ngàn dăm xa……………………. Suối đá bốn mùa rót
Mới tới lần này đây ……………………… Hơn đi năm hồ khác.
(121) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4)
Ngã niên thất thập ngũ …………………. Mộc mạc quải tàn dương
Túng sử thân vị thệ …………………….. Diệc năng khởi cửu trường
Thượng ký lâm gian trụ………………… Dữ sư cộng mạt quang
Cô vân nga tạm xuất …………………… Viễn cận hải thương hoàng

Dịch
Tôi đã bảy mươi lăm ……………………. Tàn dương treo ngọn cỏ
Thân tuy chưa mất hẳn ………………… Ngày tháng bao lâu nữa
Lâm hạ tùy sư ở ………………………… Bóng sau cùng cho bõ
Cô vân tạm vụt bay……………………… Đây đó đều bỡ ngỡ.

5)
Ái sơn đoan hữu tố …………………….. Câu tục diệt khả lân
Tạc thủ Đương Đồ quận………………... Bất thức ẩn tĩnh san
Tiện sư lại hựu khứ …………………….. Quí ngã phục hà ngôn
Thượng kỳ vô cửu vãng………………… Qui Tống ngã tàn niên

Dịch
Thích núi là tố phận…………………….. Tục tình cũng đáng thương
Xưa coi Đương Đồ quận……………….. Đâu biết tĩnh sơn hương
Khen ngợi sự đi lại……………………… Thẹn thùng nghĩ vấn vương
Mong đừng đi lâu lắm………………….. Ai tống buổi tàn dương.
(121) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

6)
Sư tâm như tử khôi……………………… Hình diệt như khao mộc
Hồ vi nạp tử qui ?………………………. Tự hưởng đáp không cốc
Cố ngã trần cấu thân,…………………… Chính đãi đề hồ dục
Cánh nguyện trương Phật đăng……….. Vị ngã đại minh chúc.

Dịch
Tâm sư như tro lạnh……………………. Hình dáng như cây khô
Tăng sĩ đều qui hướng………………… Hang không, vang ứng vô
Nhìn thân đầy trần cấu ………………… Mong tắm nước đề hồ
Sư thắp đèn tuệ Phật …………………… Rọi tâm tôi tối mờ.

7)
Phù sơ nham thượng thụ ……………… Nhập hạ tổng thành âm
Kỷ niên kinh cức địa …………………… Nhất đán thành tùng lâm
Ngã phương dữ nạp tử ………………… Cộng thính hải triều âm
Nhân sinh đa tụ tán ……………………. Ly biệt hốt kinh tâm

Dịch
Cây trên hang thưa thớt ……………….. Vào hạ bóng xanh rờn
Gai góc bao năm rậm…………………… Tùng lâm ngày lớn hơn.
Tôi, Tăng sĩ ham nghe ………………… Tiếng hải triều vang rộn
Kiếp sống nhiều tụ tán …………………. Biệt ly bỗng kinh hồn.
(122)T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

8)
Ngã dữ sư lai vãng……………………… Tuế nguyệt tuy vị trường
Tương khán thành nhị lão …………….. Phong lưu diệt dị thường
Sư an tọa nham thượng ………………. Ngã phương vi tụ lương
Thảng sư năng tảo qui ………………… Thử lạc do vị ương!

Dịch
Tôi và sư qua lại …………………………. Năm tháng chưa là bao
Kỳ di, phong lưu cách …………………... Đều thấy thành suy lão.
Sư an tọa trên hang …………………….. Tôi góp gom rau gạo
Sư sớm về đây nhé ………………………Mừng vui này tuyệt hảo.

9)
Phân phân học thiền giả……………….. Yêu bao cạnh bôn tẩu
Tài năng thuyết cát đằng ……………… Si ý tiện tự phụ
Cầu kỳ đạo đức tôn ……………………. Như sư cái hy hữu
Nguyện truyền thượng thừa nhân …… Vinh quang Lâm Tế hậu

Dịch
Nhộn nhịp kẻ học thiền………………….. Mang toàn chuyện đua chen
Cát đằng vừa lượm được ………………. Si ý cậy ta liền
Cầu đạo đức như sư…………………… Đời nay coi chừng hiếm
Pháp trao người thượng thặng……….. Lâm Tế mãi lưu truyền
(122) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

10)
Ngô ấp đa truy đồ……………………….. Hạo hạo nhược vân hải
Đại cơ cửu dĩ vong ……………………… Lại hữu tiểu cơ tại
Nhưng cánh dữ nhất Sầm ……………… Thuần toàn lường vô hối
Đường đường nhị lão thiền ……………. Hải nội công kỳ đãi

Dịch
Ấp ta nhiều Tăng sĩ …………………….. Mây biển tít mù khơi
Mất sớm Đại Cơ nọ ……………………. Tiểu Cơ đương sáng chói
Nhất Sầm với sư đây ………………….. Thuần toàn thực không hối
Đường đường hai trưởng lão …………. Trong nước đều mong mỏi

GHI CHÚ
Đại Cơ: chỉ Trọng Cơ, Minh Châu thiền sư ở chùa Thiên Ninh, Hằng Châu. Ngài nối pháp Huyền Sa, Sư Bị thiền sư
Tiểu cơ chỉ Hành Cơ thiền sư tức ngài Giản Đường.
Nhất Sầm chỉ ngài Viên Cực Sầm hòa thượng.

11)
Cổ vô trụ trì sự …………………………… Đãn chỉ truyền pháp chỉ
Hữu năng ngộ sắc-không……………….. Tiện Khả siêu sinh tử
Dung Tăng muội bản lai ………………… Khởi thức Tây qui lý
Mãi thiếp, tọa thiền sàng………………… Phật pháp tương hà thị.

Dịch
Xưa không có trụ trì……………………. Truyền thụ bằng pháp chỉ
Ai ngộ được sắc-không………………… Liền siêu thoát sinh tử
Tăng thường mờ bản lai ……………… Sao biết Tây qui lý
Mua thiếp, tọa thiền sàng……………….. Đạo ta nhờ chi nhỉ ?

GHI CHÚ
Bản lai: là bản lai diện mục, chỉ cho chân tính, Phật tính, đã có từ trước tới nay không biến đổi.
Mua thiếp,: Thời mạt pháp, Tăng sĩ ham giao dịch với những người quyền quí, nên trao đổi danh thiếp với họ để khoe khoang.
Tọa thiền sàng: Tăng sĩ mời người quyền quí về tùng lâm, mời họ ngồi trên thiền sàng để nói chuyện cho Tăng chúng nghe. Có khi họ ngồi trên giường, Tăng sĩ lạy dưới dất.
(123) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

12)
Tăng trung hữu cao tăng……………… Sĩ diệt hữu cao sĩ
Ngã tuy bất vi cao …………………….. Tâm thô năng tri chỉ
Sư thị cá trung nhân …………………... Đặc hoạn bất vi nhĩ
Hà hạnh ngã dữ sư ……………………. Câu thị lâm gia tử !

Dịch
Tăng già có cao Tăng………………….. Nho sĩ có cao sĩ
Tôi chẳng là cao sĩ …………………….. Tâm thô biết ngưng chỉ
Cao Tăng ấy là sư …………………….. Chẳng bận tâm sư nghĩ !
May mắn tôi cùng sư ………………….. Cùng là người lân lý.

13)
Sư bản cùng hòa thượng………………. Ngã diệt cùng tú tài
Nhẫn cùng tâm dĩ triệt ………………….. Lão khẳng bất qui lai
Kim sư tuy tạm biệt …………………….. Tuyền thạch mạc tương sai
Ứng duyên liêu phục ngã ……………… Sư khởi hữu tâm tai

Dịch
Sư là hòa thượng nghèo………………… Tôi là tú tài nghèo
Tâm nhẫn cùng đã suốt………………… Già rồi không quay lại
Nay sư tuy tạm biệt ……………………. Tuyền thạch đừng e ngại
Trở lại ứng duyên xong………………… Thâm tâm, thế phải ngài ?
(123) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

286 – KHÔNG CÓ

Cấp sự, Ngô Công Phí nói với ngài Giản Đường :
Cổ nhân, sạch vọng tâm, dứt thế trí ẩn ở trong nghìn hang muôn hốc , uống nước suối, ăn cỏ cây, đã tuyệt ý về công danh. Không may, một mai có chiếu chỉ của nhà vua, các ngài quyết che thân quang, dấu hình tích, trà trộn vào làm những việc hèn hạ, kiếm củi, giã gạo v.v… Buổi đầu đã không có ý nghĩ về sự vinh đạt, thì sau cùng tất được liệt vào hàng truyền đăng. Vì vậy nếu đạt được vô tâm thì đạo lớn, đức rộng. Còn tính toán mong cầu thì danh thấp, trí hẹp.
Chỉ ngài là người có độ lượng ngưng viễn, nối gót được cổ nhân. Ngài đã nhẫn nại ở chùa Quản Sơn mười bảy năm, mà thành bậc lương khí nơi tùng lâm. Các Tăng sĩ ngày nay trong tâm không có cái gì được gọi là gìn giữ, bên ngoài thì chạy theo phù hoa, danh lợi, ít có mưu kế xa rộng cho pháp môn và cũng không có gì lợi ích cho đại thể. Cho nên những vị ấy không giúp đỡ tôn giáo được, và cũng không thể sánh kịp ngài được. Thực xa vậy.

287 – XÉT NGHIỆM

Ngài Giản Đường nói :
Thường tình con người ít ai không có lầm lỡ. Đại để có những sự lầm lỡ như: bị che khuất bởi cả tin, bị ngăn trở bởi ngờ vực, bị sơ sót bởi khinh khi và bị đắm đuối bởi quá ham.
- Tin đã thiên lệch thì nghe lời nói của họ không cần xét đến sự thực, nên có những lời nói quá đáng
- Ngờ vực đã nhiều thì tuy thực nhưng cũng chẳng cần nghe lời họ nói, nên có sự nghe trái với sự thực.
- Đã khinh khi người thì bỏ sót mất những việc đáng trọng
- Quá ham vào việc gì, thì vẫn cố giữ những con người thực đáng bỏ.
Những việc trên đều là do sự cẩu thả, phóng túng theo lòng riêng mình, mà không xét đến đạo lý. Do đó đạo của Phật Tổ bị quên, tâm đối với tùng lâm bị mất. Vậy ta cần nhớ rằng “Cái khinh của thường tình là cái trọng của thánh hiền”. Cổ đức nói “Mưu xa phải nghiệm trước sự gần, việc lớn phải cẩn thận chỗ vi tế”. Phàm sự việc lượm lặt nhiều nhưng phải xét, chọn trong đó mà dùng và không phải ở chỗ chuộng cao, ham lạ vậy.
(124) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.53 khách