THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

227 - PHÙ HOA

Ngài Biện Công nói với ngài Hỗn Dung :
Rồng giả không làm được mưa, bánh vẽ làm sao khỏi đói. Tăng sĩ không có thực đức ngoài cậy hoa sảo như chiếc thuyền mục nát, sơn phết màu mè, sai người bù nhìn chở. Thuyền này khi để trên đất liền thì khả quan, nhưng một ngày kia, thả xuống sông, hồ , gặp sóng gió, há không nguy sao ?

228 – TẬN THÀNH

Ngài Biện Công nói :
Là bậc trưởng lão thay Phật tuyên hóa, cốt ở chỗ đối với chúng, mình phải trong sạch, làm việc nên hết lòng thành thực, không nên chọn lợi-hại để tâm mình bị phân biệt. Tôi làm, quyết phải như thế còn thành hay không thành dù tiên thánh cũng không thể quyết định được, huống là tôi. Làm sao có thể cưỡng thành được !

229 – HÌNH THỨC

Ngài Biện Công nói :
Ngài Phật Trí (Phật Trí Dụ thiền sư ở chùa Dục Vương, phủ Khánh Nguyên, dòng dõi Ngô Sở Vương, ngài nối phápViên Ngộ Cần thiền sư) ở chùa Tây Thiên, các tăng sĩ đều lo về việc uy nghi, y phục tề chỉnh. Nhưng chỉ có ngài Thủy Am (Tịnh Từ, Thủy Am, Đoan Nhất thiền sư ở phủ Lâm An, Ngài nối pháp Phật Trí Dụ thiền sư, thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc) phú tính ,hồn nhiên, thanh đạm, ăn mặc sơ sài, mà vẫn ngang nhiên ở trong chúng đông người, không chút lo nghĩ gì. Ngài Phật Trí thấy thế trách “Sao ông ăn mặc bừa bãi thế ?”. Ngài Thủy Am thưa “Tôi không phải là không biết thụ dụng, nhưng thực sự chỉ vì nghèo, không thể may sắm được. Nếu tôi có tiền tôi cũng may một đôi áo lông, bằng lông con chuột tuyết để cùng dự vào làng lửa nóng, nhưng vì nghèo , nên không làm sao được”. Ngài Phật Trí cười, ý hẳn không cưỡng ép ông ấy được, liền thôi.
(94) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

230 – GIÁC CHIẾU

Phật Trí Dụ hòa thượng nói :
Ngựa tuấn chạy nhanh, không dám để cho chân nó tự do chạy, mà phải dùng hàm thiếc, dây cương ngăn lại. Tiểu nhân cương cường, hoạnh bạo, không dám để cho họ buông thả tình thức, nên phải dùng hình pháp mà chế ngự. Sự lưu lãng của ý thức, không dám để cho nó vin theo duyên trần mà phải dùng năng lực giác chiếu.
Ôi người học Phật không biết dùng năng lực giác chiếu cũng như ngựa tuấn không có hàm thiếc, dây cương, cũng như tiểu nhân không có hình pháp, thì lấy gì dứt bỏ được tham dục, điều trị được vọng tưởng !

231 – HỔ TƯƠNG

Ngài Phật Trí nói với ngài Thủy Am :
Thực thể trụ trì có bốn pháp: Một là đạo đức, hai là ngôn hành, ba là nhân nghĩa, bốn là lễ pháp. Đạo đức, ngôn hành là căn bản của sự giáo hóa. Nhân nghĩa, lễ pháp là chi mạt của sự giáo hóa. Không có căn bản không lập đạo nghiệp được. Không có chi mạt không thành sự được.
Tiên, Thánh thấy người học đạo không tự trị được, nên dựng tùng lâm để cho họ có chỗ an cư, và lập trụ trì để thống lý các việc. Song tùng lâm không được tôn trọng, không phải là vì trụ trì. Cơm ăn, áo mặc, đồ nằm, thuốc thang đầy đủ không phải là vì người học đạo, mà đều vì đạo của Phật Tổ. Cho nên người khéo trụ trì, quyết định trước tiên là phải tôn đạo đức, giữ ngôn hành. Người học đạo trước tiên phải giữ nhân nghĩa, tuân lễ pháp. Người trụ trì không có người học đạo không lập đạo nghiệp được. Người học đạo không có trụ trì không thành ý nguyện được. Người trụ trì và người học đạo cũng như thân với cánh tay , đầu với chân. Lớn, nhỏ xứng hợp không trái nhau mới nương nhau làm việc được. Vì vậy có chỗ nói : Người tu học phải bảo thủ tùng lâm. Tùng lâm phải bảo thủ đạo đức. Người trụ trì không có đạo đức thì thấy rõ tùng lâm bị phế hủy.

232 – ĐẠO VÀ LỢI

Thủy Am Nhất hòa thượng nói
Kinh dịch nói ”Người quân tử lo ngĩ đến tai hoạn nên luôn luôn dự phòng “ vì vậy, cổ nhân nghĩ đến đại hoạn sinh-tử , nên dùng đạo để đề phòng thì sự lợi ích mới lớn lao và sự truyền trì mới xa, rộng.
Người đời nay cho cầu đạo là vu khoát, chẳng bằng cầu lợi thiết đáng hơn. Do đó đua tranh học tập phù hoa, so sánh từng hào ly nhỏ nhặt, hy vọng những việc trước mắt, hoài bão những kế cẩu thả. Như thế việc mực thước của một năm còn không chịu làm, huống là lo đến lẽ sinh tử. Vì vậy người học đạo càng ngày càng bỉ lậu, tùng lâm càng ngày càng phế hủy, kỷ cương càng ngày càng trụy lạc. Và cho đến lúc suy đồi, nghiêng ngửa thực sự , không sao cứu vãn được. Ôi há không soi nghiệm sao !
(95) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

233 – CHÍ ĐẠO

Ngài Thủy Am nói :
Xưa kia tôi đi hành cước tới chùa Vân Cư , thấy ngài Cao Am, dạ sam nói rằng ”Chí đạo thẳng thắn, đĩnh đạc, không gần nhân tình, cần phải thành tâm, chính ý, đừng chuộng kiểu sức, thiên tà. Kiếu sức thì gần trá nịnh. Thiên tà thì không trung chính. Những việc ấy không hợp với chí đạo”.
Tôi trộm nghĩ lời của ngài Cao Am rất gần chân lý, nên tôi khắc ý, theo làm. Đến khi được yết kiến Phật Trí tiên sư, tôi mới thực sự triệt ngộ một cách rộng lớn. Và như thế mới không phụ chí hành cước bình sinh của tôi.

234 – LỢI DỤNG

Ngài Thủy Am nói :
Ngài Nguyệt Đường (Tịnh Từ, Nguyệt Đường, Đạo Xương thiền sư ở phủ Lam An. Ngài họ Ngô ở Bảo Khê, Triều Châu. Ngài nối pháp Diệu Trạm Huệ thiền sư thuộc đời thứ 14 phái Thanh Nguyên) đi trụ trì, tới đâu ngài cũng chỉ lấy việc hành đạo làm trách nhiệm của mình. Ngài không cần các hóa chủ, cũng không yết kiến các quí nhân. Sự ăn uống hàng năm, tùy thường trụ có bao nhiêu thì dùng vậy. Những Tăng sĩ có chí muốn sung vào việc đi khất thực, hóa đạo, ngài đều khước từ. Hoặc có người nói :”Phật răn các Tỳ Khưu làm hạnh trì bát để giúp thêm cho thân mệnh, sao ngài lại chống đối, không dung cho các vị ?” Ngài Nguyệt Đường nói :”Khi Đức Phật chúng ta còn tại thế thì được. Nhưng ngày nay làm hạnh ấy, quyết định có người ham lợi đến bán cả thân mình !”.
Nhân đó tôi nghĩ rằng Ngài Nguyệt Đường ngừa lỗi từ lúc còn vi tế, ngăn lấp tệ bệnh sẽ tiến dần, thực là thâm thiết và rõ ràng vậy. Lời nói xứng thực ấy , nay còn rất đúng. Ngày nay đem lời nói ấy mà quan sát , thì còn nhiều sự tệ hơn thế, há chỉ có sự bán mình mà thôi đâu !

235 – TỰ TIẾN

Ngài Thủy Am nói với Thị lang Vưu Diên Chi (Thị Lang Vưu Mậu, tự Diên Chi, hiệu Toại Sơ cư sĩ hỏi đạo nơi ngài Thủy Am, Đoan Nhất thiền sư) : Xưa kia ngài Đại Ngu Chi, ngài Từ Viên Minh, ngài Cốc Tuyền Đạo và ngài Lang Da giác kết bạn, đi tham học nơi ngài Phần Dương Chiếu thiền sư . Miền Hà Đông, tức vùng Thái Nguyên, thuộc Phần Châu, rét ghê gớm, chúng nhân đều sợ. Chỉ có ngài Từ Viên Minh để chí vào đạo, sớm hôm không lười, và đêm ngồi chứ không nằm. Nếu buồn ngủ thì ngài cầm cái dùi sắt đâm vào mình và than :”Cổ nhân vì đại sự sinh tử, không ăn, không nghỉ. Ta đây là người gì mà lại buông thả cho sự lười biếng, sinh tâm phóng dật, sống vô ích cho đời, chết không để tiếng về sau, như thế là tự bỏ mình vậy !”
Một hôm ngài từ biệt trở về, ngài Phần Dương than :”Nay Sở Viên đi về, đạo của ta cũng trở về miền Đông vậy !”
(96) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

236 – BIẾT ĐƯỜNG

Ngài Thủy Am nói :
Cổ đức trụ trì, tự đem thân mình hành đạo, chưa bao giờ có sự phóng túng, cẩu thả và sơ sót. Xưa kia ngài Phần Dương thường than là đời tượng quí khinh bạc, người học đạo khó giáo hóa. Nhưng ngài Từ Minh lại nói “Rất dễ, Chỉ lo người chủ pháp không khéo dẫn đạo mà thôi”. Ngài Phần Dương nói : “Cổ nhân thuần thành, còn đến hai, ba mươi năm mới thành đạt được”. Ngài Từ Minh nói “Việc ấy không phải là lời bàn chí lý của thánh triết. Tôi nghĩ nếu người khéo biết đường tới đạo, gắng công một nghìn ngày là có thể đạt thành”. Có người cho là ngài Từ Minh nói dối, không nghe.
Miến Phần Dương lạnh nhiều, nhân khi bãi cuộc dạ sam, bỗng nhiên có một vị tỳ khưu lạ tới hỏi ngài rằng :”Trong pháp hội này có sáu bậc đại sĩ, sao không ra đời thuyết pháp, độ sinh ?” . Quả thực chưa đến ba năm có sáu vị thành đạo. Tức là các ngài :Từ Minh Viên, Đại Ngu Chi, Lang Da Giác, Cốc Tuyền Đạo, Pháp Hoa Cử và Thiên Thắng Thái.Ngài Phần Dương thường đọc bài tụng tán dương về việc sáu ngài thành đạo như sau :

Hồ Tăng kim tích quang
Thỉnh pháp đáo Phần Dương
Lục nhân thành đại khí
Khuyến thỉnh vị phu dương

Nghĩa
Đạt Ma rung trượng ánh thiền soi
Pháp đến Phần Dương pháp rạng ngời
Sáu vị hoát nhiên thành đại khí
Tuyên dương diệu chỉ khắp nơi nơi .
(97) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

237 – TỰ TÁN

Đầu Tử Thanh hòa thượng (Đầu Tử Sơn, Nghĩa Thanh thiền sư ở Thư Châu, nối pháp Thủy Am, Đoan Nhất thiền sư, thuộc đời thứ 17 phái Nam Nhạc) vẽ tranh ngài Thủy Am. Vẽ xong, ngài Đầu Tử Thanh xin ngài Thủy Am cho một bài tán, đề vào bức tranh ấy. Ngài Thủy Am tự tán như sau :

Tự Thanh thiền nhân Cô ngạnh vô địch
Thần hôn nhất trai Hiếp bất chí tịch
Thâm nhập thiền định Ly xuất nhập tức
Danh đạt cửu trùng Đàm thiền, tuyển đức
Long nhan đại duyệt Tứ dĩ kim bạch
Lực từ giả tam Thượng nải gia thân
Chân đạo nhân giả Thảo mộc đằng hoán
Truyền dư lậu chất Chú hương thỉnh tán
Thị sở vị: Thanh xuất ư lam, nhi thanh ư lam giả giã!

Phỏng dịch

Người, Thanh nối pháp Cứng cỏi vô chừng
Một bữa trong ngày Nách không bén giường
Vào sâu thiền định Hơi thở không vương
Tiếng suốt cửu trùng Đức, thiền bàn thường
Long nhan vui vẻ Ban lắm lụa vàng
Từ chối ba bận Thêm lời tán dương.
Đạo nhân chân thực Cây cỏ mến thương
Truyền lậu chất ta Tán ghi ,tâm hương.

Rõ thực : Màu xanh sinh bởi màu lam nọ, Xanh đậm hơn lam vượt mức thường
(97) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

238 – TƯƠNG KHẢ

Ngài Thủy Am nói :
Phật Trí Tiên sư nói “Đông Sơn, Diễn Tổ thường nói với ông Cảnh Long Học : Sơn tăng này có ngài Viên Ngộ như cá có nước, chim có cánh”. Cho nên thừa tướng Tử Nham cư sĩ (Thừa tướng Trương Tuấn, tự Đức Viễn, hiệu Tử Nham cư sĩ. Năm đầu Thiệu Hưng bái phong làm Hòa Quốc Công. Ông hỏi đạo nơi Viên Ngộ Cần thiền sư) khen: Thày trò tương khả, tương đắc, ít gặp trong một thời. Và đó là tố phận thủy chung, ít ai có thể gián cách được ! Thực, Tử Nham cư sĩ là người biết người và nói đúng vậy.
Gần đây thấy bậc tôn túc các nơi, dùng tâm thuật để ngừa Tăng sĩ. Tăng sĩ đem thế lợi để phụng sự các bậc tôn túc. Chủ khách giao với nhau bằng lợi, thì trên dưới bị khinh khi, làm sao mà pháp môn hưng hiển, thịnh vượng tùng lâm được ?

239 – DẶN DÒ

Ngài Thủy Am nói :
Nói cảm động đến người cốt ở chỗ chân thực và thiết đáng. Nói không chân thực và thiết đáng thì sự cảm động hẳn ít, vì ai là người hoài mộ. Xưa kia Bạch Vân sư tổ đưa sư ông đi trụ trì chùa Tứ Diện, ngài đinh ninh dăn dò : “Tổ đạo suy tàn, nguy như xếp trứng vậy. Ông đừng nên để tâm phóng túng, sơ sót đạo nghiệp, phóng dật hành vi , hao phí quang âm (ngày tháng) và làm bại hoại chí đức. Ông nên có độ lượng khoan dung, làm lợi cho người, giữ gìn tăng chúng. Ông nắm giữ và làm được những việc ấy là báo ơn Phật tổ đấy ! “ Đương thời ai nghe thấy cử chỉ của ngài cũng đều cảm động.
Tới đây ngài Thủy Am nói với ngài Đầu Tử Thanh:
Từ trước tới nay ông được nhà vua triệu vào cung Thần Đình hỏi đạo, thực là sự may mắn cho pháp môn. Nhưng ông nên luôn luôn nhún mình xuống, tôn đạo lên, lấy sự lợi ích và cứu giúp người làm tâm niệm mình và không nên cậy mình, khoe khoang . Ông nên theo các bậc tiên triết trên mình nhún nhường, kính sợ, bảo thân, toàn đức, đừng cho thế vị là vinh mới có thể được tiếng trong sạch một thời và danh thơm muôn thủa. Tôi sợ đời tôi, bóng sáng không còn dài, không còn gặp mặt được nữa, nên tôi đem những lời trên này tha thiết dặn dò ông. Ông nên cố gắng !
(98) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

240 – TỰ NHƯ

Ngài Thủy Am khi còn ít tuổi, tính tình vẫn nhẹ nhàng, thong thả, không gò bó, nhưng có chí lớn, chuộng khí tiết, không tập phù hoa, không xem xét những sự nhỏ nhặt, lòng dạ rộng rãi và luôn luôn dấn thân theo việc nghĩa. Tuy có lúc họa hại đến ngay trước mắt, nhưng không thấy biến sắc. Ngài trụ trì tám ngôi chùa, trải khắp bốn quận. Đến đâu ngài cũng tha thiết lo nghĩ về việc hành đạo và xây dựng. Năm thứ năm, niên hiệu Thuần Hy ngài rút lui chùa Tịnh Từ ở Tây hồ. Ngài có làm bài kệ như sau :

Lục niên sái tảo Hoàng Đô tự
Ngõa lịch phiên thành Thích Phạn cung
Kim nhật công thành, qui khứ dã
Trượng đầu bát diện khởi thanh phong.

Dịch
Sáu năm quét dọn chốn chùa vua
Lộng lẫy cung trời khác hẳn xưa
Về vậy ! viên thành công quả đạo
Gậy rung gió mát tám phương lùa.

Quan chức, thứ dân ở đây, thỉnh ngài lưu lại mãi, nhưng ngài không nhận. Ngài đi trên con thuyền nhỏ, đến chùa Thiên Minh, thuộc huyện Tú Thủy (Gia Hưng). Không bao lâu ngài bị bệnh, từ biệt đại chúng và thị tịch.

241 – CỔ PHÁP

Nguyệt Đường Xương hòa thượng nói :
Xưa kia Đại Trí thiền sư lo các tỳ khưu đời mạt pháp kiêu mạn, lười biếng, nên đặc biệt chế ra qui củ để ngăn ngừa và tùy theo khí lượng, tài năng, đặt ra các chức vị cho mỗi người phải chấp sự. Chủ pháp ở trượng đường, đại chúng ở thông đường (1). Đặt ra mười chức vị như sau : Trụ trì, Thủ tọa, thư ký, tạng chủ, tri khách, đô quản, giám tự, phó tự, duy na, điển tọa, để trông coi công việc, nghiêm túc như nơi quan phủ vậy. Người trên nắm giữ đại cương, người dưới trông coi các mục. Trên dưới nối tiếp nhau làm việc như thân sai khiến cánh tay, cánh tay sai khiến ngón tay. Nhất nhất đều noi theo nhau làm các việc. Vì vậy bậc tiền bối noi theo, tôn phù và tha thiết phụng hành, khiến cho đạo phong của chư thánh chưa mất vậy.
Gần đây, tùng lâm suy kém, thấy người học đạo chỉ quí người tài ba, thông suốt, mà khinh người giữ tiết nghĩa, ưa chuông sự phù hoa mà khinh rẻ sự chân thực. Cứ như thế, ngày qua tháng lại, tùng lâm đi dần tới chỗ khinh bạc. Đầu tiên mới trộm yên một chút, sau sinh huân tập lâu ngày, và cho là lý đương nhiên như thế, chứ không cho là phi nghĩa, phi lý. Người trên phập phồng sợ người dưới, người dưới ngấp nghé rình người trên. Khi bình thường thì nói ngọt, khuất mình, siểm mị cho nhau vui, nhưng được ít lâu thì sau lưng dùng gian tâm, quỉ kế để giết nhau. Thành là người hiền, bại là người ngu, không cần hỏi đến tôn ty, trật tự, lý lẽ phải trái. Người kia đã làm, người này bắt chước, người dưới nói, người trên theo, người trước làm, người sau nói. Ôi ! nếu không phải là hiền thánh, nhân nguyện lực xưa ra đời, làm sư phạm cho đời, và chứa góp công đức giáo hóa hàng trăm năm mới có thể chuyển nổi sự tệ ác, kiên cố của họ, bằng không thì không thể nào thay đổi được !

GHI CHÚ
- Trượng đường là phương trượng, nơi dành cho vị trụ trì trong tùng lâm. Phương trượng là căn nhà vuông, mỗi bề một trượng, theo kiểu căn nhà đá của ông Duy Ma Cật ngày xưa.
- Thông đường là những dãy nhà phổ thông cho đại chúng ở.
(100) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

242 – GIAO VIỆC

Ngài Nguyệt Đường trụ trì chùa Tịnh Từ rất lâu. Có người nói :
Hòa thượng hành đạo đã lâu năm, môn hạ, chưa thấy có người nào được ngài giao phó công việc hoằng hóa, như vậy há không cô phụ Diệu Trạm (Tuyết Phong, Diệu Trạm, Tư Tuệ thiền sư ở Phúc Châu. Ngài nối pháp Pháp Vân, Thiện Bản thiền thư, thuộc đời tứ 13 phái Thanh Nguyên) tiên sư sao ?
Ngài Nguyệt Đường không đáp. Ngày khác họ lại hỏi ngài, Ngài Nguyệt Đường nói :
Ông không nghe người xưa trồng dưa sao ? Người xưa vì thích dưa quá, giữa trưa mùa nắng gắt, đem nước tưới cho dưa, dưa không tốt lên được mà lại héo chết, là sao vậy ? Người thích dưa kia không phải là không siêng, nhưng tưới nước không đúng thời mà dưa trở thành héo chết. Bậc lão túc các nơi tác dưỡng, đề bạt các tăng sĩ cũng vậy. Không xem đạo nghiệp ở bên trong họ đã đầy đủ chưa, Tài chí của họ có xa, rộng không, mà chỉ cho họ chóng làm người sư phạm. Đến khi họ xuất đầu, xét đạo đức của họ thì nhơ nhớp, xét ngôn hạnh của họ thì ngang trái, nói họ công chính thì họ lại là người tà nịnh. Có những việc như thế, há chẳng phải là yêu quá phận của họ không ? Và yêu như thế cũng giống như là người thích dưa, tưới dưa giữa trưa vậy. Tôi rất sợ các thức giả chê cười, nên tôi không dám giao phó công việc hoằng hóa cho họ.

243 – SƯ PHÁP

Ngài Nguyệt Đường nói :
Khi ngài Hoàng Long ở chùa Tích Thúy, bị đau ba tháng không ra khỏi nhà phương trượng. Ngài Chân Tịnh thấy thế , lo lắng, nửa đêm lên trước Tam Bảo khấn đảo, đốt hương trên đầu , thắp đèn trên cánh tay, mong thần lực âm trợ cho ngài Hoàng Long chóng khỏi. Ngài Hoàng Long nghe biết, trách “ Sinh tử là phận của tôi, ông tham thiền mà không đạt lý như thế sao ? “ Ngài Chân Tịnh ung dung thưa rằng “Tùng lâm có thể không có Khắc Văn (tức Chân Tịnh) con chứ không thể không có hòa thượng”.
Các thức giả cho ngài Chân Tịnh có tâm chân thành, kính thày, trọng pháp như thế, sau này quyết thành bậc đại khí.

244 – CẢM HÓA

Ngài Nguyệt Đường nói :
Hoàng Thái Sử, Lỗ Trực thường nói “Hoàng Long Nam thiền sư khí lượng thâm hậu, không bị sự vật chuyển dời. Bình sinh ngài không ưa trang sức. Đệ tử trong nhà , có người suốt đời không thấy ngài có nét mặt mừng, giận. Dù là những người hầu hạ, sai khiến, ngài đều lấy lòng thành thực đối đãi. Cho nên ngài có thể không động đến thanh khí mà làm cho đạo của ngài Từ Minh được chấn hưng. Thực không phải là sự cẩu thả mà được!”
(101) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

245 – COI THƯỜNG

Ngài Nguyệt Đường nói :
Đời Tống Cao Tông, niên hiệu Kiến Viêm, ngày mồng 3 tháng 3 năm Kỷ Dậu, Chung Tương nổi loạn ở Lễ Dương Châu, thuộc phủ Thường Đức (Hồ Quảng). Trong thời gian này, Văn Thù Đạo thiền sư bị ách nạn (1). Thế giác rất mạnh, tín đồ bỏ chạy lung tung. Thiền sư nói “Tai họa có thể tránh được ư ?”. Ngài cương quyết ngồi tại trượng đường không chạy. Ngài bị giặc hại.
Vô Cấu cư sĩ viết bài bạt trong bộ pháp ngữ của ngài rằng :”Ham sống, sợ chết là thường tình của con người. Chỉ có bậc chí nhân, hiểu lẽ bản lai bất sinh , nên tuy sống mà không ham thích. Suốt lẽ bản lai bất diệt nên dù biết mà không sợ hãi. Cho nên khi lâm vào tử sinh, họa hoạn mà không rời cái đạo của mình vẫn giữ. Thiền sư là hạng người này vậy ! Đem đạo đức, tiết nghĩa của thiền sư mà thực hiện , cũng đủ để giáo hóa tùng lâm, làm khuôn thước cho đời sau. Thiền sư tên là Chính Đạo, người ở Đan Lăng, Mi Châu, nối pháp ngài Phật Giám”.

GHI CHÚ
Chung Tương nổi loạn ở Động Đình Hồ, xưng là Thiên Hoàng Đại Vương. Sau bị quân lính của Trương Tuấn đánh bại, tử thương. Mùa xuân niên hiệu Kiến Viêm, năm thứ ba, Văn Thù, Chính Đạo thiền sư lên pháp đường nói với tăng chúng về lời di chúc là phái Lâm Tế sắp bị diệt như sau :

Chính pháp nhãn tạng hạt lư diệt
Lâm Tế hà tằng hữu thử thuyết ?
Kim cổ thời nhân giai vọng truyền
Bất tín đầu khan hậu tam nguyệt.

Dịch
Lừa mù sẽ diệt pháp không lâu
Lâm Tế chưa từng nói thế đâu
Nay, trước đều cho là vọng thuyết
Tháng ba sau sẽ thấy đuôi đầu

Quả nhiên đến tháng ba năm sau, binh lính của Chung Tương đến. tín đồ muốn ngài cùng chạy về phía nam. Ngài nói “Học đạo cần liễu sinh tử, há nên trốn tránh sao “. Ngài cương quyết không chạy và ngồi ngay tại trượng đường. Bỗng nhiên giặc đến. Ngài nói : “Giết ta chóng lên để thỏa tâm trí các người”. Giặc cầm giáo đâm ngài chết, máu phọt ra trắng như sữa. Giặc cả sợ, lấy chiếu phủ lên thi thể ngài rồi đi.

(101) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

246 – THIỀN BỆNH

Tâm Văn Bí (Tâm Văn, Đàm Bí thiền sư ở chùa Vạn Niên, (Đài Câu). Ngài người Vĩnh Gia, nối pháp Dục Vương, Giới Thầm thiền sư, thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc) Hòa thượng nói :
Tăng sĩ vì học thiền mà lại mắc bệnh nhiều. Có người mắc bệnh tai mắt, lấy dương mi, quắc mắt, ghé tai, gật đầu làm thiền. Có người mắc bệnh khẩu thiệt, lấy nói năng điên đảo, quát tháo, hô loạn làm thiền. Có người mắc bệnh tay chân, lấy tiến trước, lùi sau, chỉ đông, vẽ tây làm thiền. Có người mắc bệnh tâm phúc lấy việc nghiên cứu cùng tận sự huyền diệu, vượt tình thức, lìa kiến giải làm thiền. Cứ thực mà bàn thì đều là bệnh cả.
Chỉ có những vị tôn sư, tự thấy rõ sắc tướng bản lai chân thực không giả, và xét rõ tới căn cơ vi tế mới là thực chứng. Vì vậy tôn sư vừa trông thấy người kia, đã biết rằng người kia đã lãnh hội hay không lãnh hội được thiền chỉ. Người này vừa vào nhà thiền , tôn sư đã phân biện được rằng người này đến hay không đến được cửa liễu ngộ của thiền gia. Sau đó đối với người chưa lãnh hội, chưa tới cửa liễu ngộ, tôn sư mới dùng một hình thức nào đó, như lấy cái dùi, hay cái móc nhọn chích vào thân thể cho bừng tỉnh, làm cho những hoặc nghiệp ly ty triền miên trong tâm thức thoát xuất và những kết sử ngưng đọng không thông đều phá vỡ ! Tiếp đến, nghiệm chỗ sở đắc chân- giả của họ, định chỗ sở hành hư- thực của họ. Và nếu chưa đúng, cần phải dùng các phương tiện khác, chứ không phải cố giữ một phương tiện, làm mê mờ sự biến thông trong việc lợi người. Cứu cánh là làm cho người tham thiền bước trên cảnh giới an lạc, vô sự mới thôi.

247 – ANH KIỆT

Ngài Tâm Văn nói :
Cỏ nhân nói :”Góp tú khí của nghìn người vào một mình gọi là Anh, góp tài trí của vạn người vào một mình gọi là Kiệt. Những Tăng sĩ có tiếng là trí tuệ, đức hạnh, được nghe thấy ở trong tùng lâm há không phải là những vị gần như bậc anh kiệt ngoài đời sao ?” Song chỉ cần siêng năng tham cứu, bỏ cái hư giả , lấy cái chân thực, là đều có thể tùy cơ đắc dụng. Như thế thì tu viện không cứ lớn, nhỏ, chúng nhân không cứ nhiều ít, đều có thể noi theo sự giáo hóa được.
Xưa kia ngài Phong Huyệt (Phong Huyệt, Diên Chiểu thiền sư họ Lưu ở Dư Hàng, Tiền Đường. Ngài nối pháp Nam Viện, Tuệ Ngung thiền sư, thuộc đời thứ 7 phái Nam Nhạc) đến đất Bạch Đinh, ngài Dược Sơn đến núi Ngưu Lang, ngài Thường Sơn (Pháp Thừơng thiền sư họ Trịnh ở Tương Dương.Sau khi ngài yết kiến Mã Tổ , ngài ẩn cư ở Cận Huyện cách phía nam Đại Mai sơn 70 dặm) đến núi Đại Mai, ngài Từ Minh đến đất Kinh Sở, trong lúc các ngài chưa gặp thời, những bọn tầm thường nếu lấy dung mạo, địa vị các ngài mà tìm hiểu, tất nhiên họ sẽ khinh khi các ngài. Nhưng một khi các ngài ngồi vào chiếu sư phạm, lên tòa bảo hoa thì hàng vạn người vây quanh, phát minh ánh sáng của Phật, Tổ trong đời mạt pháp. Khi ấy các nơi tùng lâm đều tòng phục như gió lướt, cỏ rạp.
Bậc tiền bối đều có sẵn trong người cái tài năng kỳ vĩ, chí khí anh kiệt, còn phải lận đận trong lúc chưa gặp thời. Phải ngậm chịu sự thẹn hổ, nhẫn nhục điều người khinh, cùng ngụp lặn trong dòng sóng, cùng lẫn lộn trong cuộc đời như thế, huống là xuống đến hạng không tài đức này ư ?
Ôi người xưa cũng như người nay, đời này cũng như đời khác, nếu phải đợi ngài Dược Sơn, ngài Phong Huyệt, làm thày, thì nghìn năm mới gặp được. Và nếu phải đợi ngài Đại Mai, ngài Từ Minh làm bạn thì trăm đời mới có. Việc, có từ vi tế đến rõ rệt, công góp từ nhỏ mà thành lớn. Chưa thấy ai không học mà thành, không tu mà đạt. Nếu hiểu lý ấy thì tìm được thày, chọn được bạn, học được đạo, tu được đức. Như thế những việc trong thiên hạ làm gì mà không được. Cổ nhân nói “Biết người thực khó”. Cổ nhân còn lo huống là người khác ư ?
(103) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

248 – BIỆT TRUYỀN

Ngài Tâm Văn nói :
Đạo của “Giáo ngoại biệt truyền“ (1) rất giản lược, rất thiết yếu. Lúc ban đầu không có thuyết gì khác, mà bậc tiền bối thực hành không ngờ vực, và giữ gìn không thay đổi.
Vào khoảng đời Tống Chân Tông, niên hiệu Thiên Hy, ngài Tuyết Đậu dùng tài biện bác, đem ý đẹp biến thành khởi lộng, bằng cách hướng theo ý cổ nhân, tìm mới, dũa khéo, nối nghiệp ngài Phần Dương làm tụng cổ, lung lạc học giả đương thời. Tông phong do đó bị một lần biến đổi.
Đến khoảng thời Tông Huy Tông, niên hiệu Tuyên Chính, Viên Ngộ thiền sư lại xuất theo ý mình, tách ra làm Bích Nham Tập (2). Thời đó có những bậc thuần toàn, có thể hơn cổ nhân như ngài Đạo Ninh (3), ngài Tử Tâm, ngài Linh Nguyên, ngài Phật Giám, các vị trưởng lão này, đều không thể kéo lại được thuyết bình xướng kia. Vì đối với pháp môn tân tiến ấy, những người hậu sinh rất quí trọng, sớm tụng, tối tập, cho là học thuyết rất hay, mà không có ai biết nó là trái. Đau khổ thay tâm thuật người học đạo bị bại hoại !
Đời Tống Cao Tông, niên hiệu Thiệu Hưng năm đầu, ngài Phật Nhật (4) vào đất Mân (Phúc Kiến) thấy người học đạo bị hấp lực của tập Bích Nham, không sao kéo họ trở lại theo cũ được. Ngày tháng dong duổi, dần dần thành tệ. Ngài bèn đập nát ván in của tập Bích Nham và từ bỏ thuyết ấy. Ngài còn khai thị, bỏ sự mê chấp của học giả, cứu vớt học giả bị chìm đắm vào thuyết ấy, tước bỏ sự phiền toái, nén dẹp ý còn mạnh, tồi tà hiển chính, khiến cho đạo của “Giáo ngoại biệt truyền” lại được chấn hưng một cách đặc biệt. Lúc này tăng sĩ hơi biết chỗ trái của tập sách kia, mà không mến mộ nữa. Trước hoàn cảnh ấy, nếu không phải là ngài Phật Nhật có kiến thức sâu xa, sáng suốt, theo sức bi nguyện cứu tệ thời mạt pháp, thì tùng lâm đã bị một việc rất đáng sợ hãi vậy.

GHI CHÚ
(1) Giáo ngoại biệt truyền là câu pháp chỉ về Thiền tông. Đạt Ma tổ sư truyền Thiền đạo sang Trung Hoa không dùng văn tự , không lập ngôn cú, truyền thẳng tâm ấn của Phật mà thôi, nên gọi là giáo ngoại biệt truyền (trao truyền giáo pháp ngoài giáo pháp bằng văn tự). Đạt Ma ngộ tính luận viết : “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh tành Phật, giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”. Bộ Vô Môn Quan viết “Đức Thế Tôn có nói :Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng,vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”
(2) Bích nham tập: tập sách mà Viên Ngộ thiền sư viết ra tại núi Bích Nham, nên đặt tên là Bích Nham Tập
(3) Khai Phúc, Đạo Ninh thiền sư ở Đàm Châu, ngài họ Uông ở Hấp Khê, Ngài nối pháp Ngũ Tổ Diễn thiền sư, thuộc đời thứ 14 phái Nam Nhạc.
(4) Phật Nhật là tên chùa, Pháp danh của ngài là Đại Tuệ thiền sư.
(104) T5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

249 – CHÂN TƯỚNG

Chuyết Am, Phật Chiếu, Đức Quang hòa thượng (là thiền sư ở Dục Vương, phủ Khánh Nguyên. Ngài họ Bành ở quận Lâm Giang, Ngài nối pháp Đại Tuệ Cảo thiền sư, thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc) khi mơi tham học ngài Tuyết Đường ở chùa Tiến Phúc, có người xem tướng chợt thấy ngài, liền đoán là bậc đại khí. Họ liền nói với ngài Tuyết Đường “Trong chúng có Đức Quang Thượng tọa, đỉnh đầu phương chính, trán rộng, cằm đầy, bảy nơi (2 tay, 2 chân, 2 vai, đỉnh đầu) bình mãn, ngày kia hẳn là bậc thầy của đế vương.
Đời vua Hiếu Tông, niên hiệu Thuần Hy năm đầu, triệu ngài vào kinh hỏi đạo, ngài ứng đối hợp ý, nhà vua lưu ngài lại Nội Quán Đường bảy đêm, đãi ngộ một cách ưu ái kỳ lạ, vượt qua nghi lễ thông thường của nhà vua từ trước tới nay, và ban cho ngài bảo hiệu là “Phật Chiếu” từ đó tiếng ngài đồn khắp thiên hạ.

250 – ĐẠO BẢN

Ngài Chuyết Am nói với Thừa tướng Ngu Doãn Văn (Ông Ngu Doãn Văn tự là Phân Phủ. Năm 10 tuổi ông đã làm thi từ rất hay. Thời vua Hiếu Tông, ông được phong làm Thừa tướng, đặt quán xá ở Kiều thôn để ông tiếp hiền sĩ bốn phương) :
Đại đạo rỗng không, bản lai không phân biệt ngu - trí, Ví như ông Y Doãn (1) ông Lã vọng (2), là người cầy ruộng, câu cá mà làm thầy đế vương, há có thể lấy trí, ngu mà so sánh chăng ? Tuy nhiên không phải là bậc đại trượng phu , ai sánh dự được”.

GHI CHÚ
(1) Ông Y Doãn thương Trung Quốc không có vua hiền, than đạo của ông không thực hiện được, ông đi ẩn, cày ruộng ở một cánh đồng Hữu Sằn (địa danh ở phía đông phủ Khai Phong 50 dặm) để vui với đạo. Vua Thang ba lần đến mời, bái phong làm Thừa tướng. Ông tự nói “Trong đời tôi không có vua Thang thì trọn đời tôi ở cánh đồng Hữu Sằn này chứ quyết không theo ai để uổng đạo”. Ông giúp vua Thang đánh vua Kiệt. Vua Thang tôn ông là “A Hành”. Vua Thang mất, cháu là Thái Giáp vô đạo, ông bỏ đi đến đất Đồng ba năm. Thái Giáp hối lỗi, ông trở về đất Hào. Ông mất năm 100 tuổi, được an táng theo nghi lễ Thiên tử.
(2) Ông Lã Vọng người Đông Hải , họ Khương, tên Thượng, tự Tử Nha. Ông câu cá ở bến Vị Thủy, Bàn Khê thuộc huyện Bảo Kê. Chu văn Vương trước khi đi săn, có bói một quẻ rằng “lần đi săn này chẳng phải là săn được con long, con ly, con hùng, con bi mà sẽ được một người phụ tá thành bậc Bá-Vương. Đúng vậy, lần này Chu Văn Vương đi săn gặp ông Khương Thượng đang câu cá, nhà vua rất mừng. Chu Văn Vương nói “Tiên quân, Thái Công ta thường nói: sẽ có bậc chí nhân đến giúp nhà Chu, ông là bậc ấy chăng ?” Đáp “đúng”. Chu Văn Vương nói “Thái công ta mong ông đã lâu, vậy nay ta đặt hiệu cho ông là “Thái Công Vọng” rồi tôn ông làm quân sư và phong làm Lã Hầu. Năm ấy ông hơn 70 tuổi.
(105) Hết tập 5


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách