THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

251 – THƯỜNG NHƯ

Ngài Chuyết Am nói :
Ngài Tuyền Dã Am (Dã Am, Tổ Tuyền thiền sư nối pháp Đại Qui Qủa thiền sư thuộc đời thứ 18 phái Nam Nhạc) thường nói : “Hoàng Long Nam thiền sư là người khoan hậu, trung tín, cung kính mà từ ái, độ lượng, lặng lẽ nhưng xa xôi. Ngài học rộng, nghe nhiều . Ngài thường cùng ngài Vân Phong Duyệt đi hành cước tại Hồ Tây (Tương Âm). Một hôm hai ngài tránh mưa dưới gốc cây. Duyệt thiền sư thì ngồi xổm đối diện, còn Nam thiền sư thì ngồi nghiêm. Duyệt thiền sư quắc mắt trông và nói : Diệu đạo của Phật tổ không phải là ông thần thổ địa trong miếu cổ của một thôn nhỏ có ba gia đình, mà ông làm như bộ dạng người chết vậy. Nam thiền sư cúi đầu tạ lễ và càng ngồi nghiêm hơn. Vì vậy Hoàng Thái Sử, Lỗ Trực khen rằng : Nam thiền sư động tĩnh không quên cung kính, thực là vị chủ tùng lâm vậy.

252 – TRÍ GIÁC

Ngài Chuyết Am nói :
Đem thân tới đại chúng, cần lấy trí tuệ làm đầu. Đuổi vọng tưởng, trừ tình thức, phải lấy giác chiếu làm trước. Bội giác, hợp trần thì tâm bị che mờ. Trí ngu không phân thì việc bị rối loạn.

253 – TRÍ LƯỢNG

Ngài Chuyết Am nói :
Khi ngài Phật Giám trụ trì chùa Thái Bình, ngài Cao Am sung chức duy na. Ngài Cao Am tuổi tuy còn nhỏ nhưng chí khí hào hùng, coi rẻ chư phương tôn túc, tựa như ít có người vừa ý mình. Một hôm ngài đánh kiền trùy thụ trai. Ngài trông thấy thị giả bưng một chiếc bát ăn riêng để trước ngài Phật Giám. Ngài Cao Am ra trước Tăng đường nói lớn :”Ở đây có 500 vị Tăng, thiện tri thức làm việc ấy như thế, lấy gì làm mô phạm cho hậu học”. Ngài Phật Giám như không nghe thấy. Ngài Cao Am vội xuống nhà hỏi mới biết bát đồ ăn ấy là món rau thủy tế. Vì ngài Phật Giám có bệnh đau lá lách không ăn được dầu, nên phải dùng món rau ấy. Ngài Cao Am có sắc thẹn, tới trước nhà phương trượng cáo lui. Ngài Phật Giám nói :”Duy Na nói rất chính đáng, Vì Huệ Cần này – tức ngài Phật Giám – có bệnh nên mới thế thôi. Tôi thường nghe Thánh nhân nói : “Dùng lý làm thông mọi sự chướng ngại”. Nay món ăn của tôi không hơn chúng, thì đối với chúng không có gì là ngờ vực. Duy na chí khí cao minh, xa rộng, ngày sau ông sẽ là cột trụ của tông môn. Tôi mong rằng ông đừng lấy việc nhỏ nhặt này làm nghịch ý”.
Sau này ngài Phật Giám về chùa Trí Hải, ngài Cao Am qua chùa Long Môn, và sau ngài Cao Am nối pháp ngài Phật Nhãn.
(106) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

254 – LUẬN ĐẠO

Ngài Chuyết Am nói :
Đại phàm, cùng luận đạo, thù tạc với các quan chức, cần phải gạt bỏ sự hiểu biết của họ, đừng để họ ngồi yên trong hang tổ. Nên đem ngay một vấn đề gì hướng đến chỗ phát minh cho họ một cách rõ rệt. Diệu Hỷ tiên sư thường nói “Khi tương kiến cùng các sĩ đại phu, họ hỏi thì đáp ngay, không hỏi thì không đáp. Và khi đàm luận, cần biết họ là người trong đạo, mới nên nói chuyện về những điều có lợi cho đạo”. Lời nói ấy có bổ ích cho thời nay và không hại đến đại thể trụ trì. Nên suy nghĩ kỹ.

255 – BẢO DƯỠNG

Ngài Chuyết Am nói :
Đất tốt nuôi tốt cây. Người chủ có nhân từ hay bảo dưỡng được các trí sĩ. Nay xưng là trụ trì phần nhiều không đem việc nhân ái bảo trì chúng nhân, mà chỉ vội làm việc cho sự ham muốn của mình. Ghét nghe lời nói phải, ưa che dấu lỗi xấu, mặc sức làm tà hạnh và buông thả theo ý vui sướng nhất thời của mình. Do đó bị bọn tiểu nhân nắm lấy sự ưa-ghét của mình để ép bức, thì đạo trụ trì há không bị nguy sao ?
(106) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

256 – HIỂN LỘ

Ngài Chuyết Am nói với ngài Dã Am:
Thừa tướng, Tử Nham cư sĩ nói “Diệu Hỷ tiên sư bình sinh lấy đạo đức , tiết nghĩa, dũng cảm làm trước. Nên thân, không nên sơ. Nên gần không nên xa ép. Nên giết không nên làm nhục. Cư xử không phóng đãng, ăn uống không nồng hậu, và với hoạn nạn, sinh tử coi nhẹ như không. Sự thao trì của ngài Diệu Hỷ như thế, chính như Hiểu Tử truyện nói : Can Tương, Mạt Da (1) khó tranh phong với nhau được. Song sợ có tai hoạn bất trắc làm thương tổn. Sau này đúng như lời Tử Nham cư sĩ nói.

GHI CHÚ
(1) Hiếu tử truyện viết :Vợ vua Sở Tương Vương nhân mùa hạ, hóng mát, ôm vào cây cột sắt cho mát, tự nhiên cảm thấy có thai, sau sinh ra một khối sắt. Vua sai người thợ rèn tên là Can Tương đem rèn thành kiếm cho vua. Can Tương rèn ba năm mới xong hai thanh kiếm, một thanh trống (hùng) và một thanh mái (thư). Can Tương dấu thanh hùng, chỉ dâng vua thanh thư mà thôi. Vua cất thanh thư vào trong hộp. Nhưng vẫn thường nghe tiếng nó kêu thảm thiết. Nhà vua đem việc ấy hỏi quần thần. Có một ông quan tâu “Kiếm ấy phải có hai thanh, một thanh thư và một thanh hùng. Thanh này là thanh thư, nó nhớ thanh hùng nên nó kêu”. Nhà vua cả giận muốn giết Can Tương. Can Tương biết thế nào mình cũng chết nên đem thanh hùng dấu vào trong cột nhà. Vợ Can Tương là Mạc Da khi ấy có thai, sắp sinh. Can Tương dặn vợ :

Nhật xuất hộ đông
Nam sơn hữu tùng
Tùng sinh ư thạch
Kiếm tại kỳ trung.

Dịch
Trời mọc cửa đông,
Nam sơn có thông
Thông mọc trên đá
Kiếm ở bên trong.

Can Tương dặn vợ “Nếu sinh con trai, khi nó lớn lên bảo nó như thế”. Quả nhiên sau này nàng Mạc Da sinh con trai, ở giữa chặng mày có một nốt đỏ, nên nàng Mạc Da đặt tên cho nó là Mi Gian Xích. Khi Mi Gian Xích được 15 tuổi, mới hỏi mẹ “Cha con đâu ?”. Người mẹ trả lời văn tắt “Cha con bị giết oan rồi”. Mi Gian Xích nghe thấy thế giận lắm, ngày đêm suy nghĩ tìm cách báo thù cho cha. Hắn định đi ra ngoài cửa ba lần, nhưng không thấy núi có thông đâu cả. Hắn mệt quá nằm xuống giữa nhà, bỗng thấy cây cột thông ở trong nhà. Tỉnh dậy hẳn bổ cây cột ra thì thấy thanh kiếm.
Đằng khác, nhà vua mơ thấy thằng nhỏ ở giữa chặng mày có một nốt đỏ, nói là báo thù cho cha. Nhà vua sợ, ra lệnh ”Ai bắt được thằng nhỏ có nốt đỏ ở giữa chặng mày, hay chém đầu được nó, sẽ có trọng thưởng”. Mi Gian Xích nghe thấy thế, trốn vào trong rừng., bỗng gặp một người kiếm củi hỏi “Anh có phải là Mi Gian Xích không ?” Đáp “phải”. Người kiếm củi nói “Ta là người ở Tăng Sơn. Ta mới nghe lệnh nhà vua bắt anh. Anh định trốn, nhưng khó thoát lắm. Sao anh không đem đầu anh và thanh kiếm giao cho ta, ta sẽ vì anh mà báo thù”. Xích nói “May lắm”. Nói rồi liền tự chặt đầu mình giao cho người kiếm củi. Người kiếm củi kia dấu kiếm vào mình, rồi đem đầu Xích dâng vua. Nà vua rất mừng. Người kia tâu “Đầu dũng sĩ sợ có hậu họa, xin đem dầu mà nấu”. Nhà vua sai bắc vạc dầu, nấu ba ngày, ba đêm đầu vẫn không nát, miệng và mắt lúc nào cũng mở, khép như lúc còn sống. Người kia mời nhà vua xuống coi. Nhân lúc nhà vua coi vô ý, người kia rút gươm chém đứt đầu nhà vua rơi vào trong vạc. Thế là hai cái đầu cắn nhau. Người kia sợ đầu của Xích không thắng, liền chặt đầu mình vào giúp. Ba cái đầu cắn nhau một lúc thì nát. Quần thần không phân biệt được cái đầu nào là của vua, liền phân nước , thịt ra làm ba mà mai táng, cho nên người đời gọi là mộ ba vua. Hiện nay ở huyện Nghi Xuân, phủ Nhữ Nam.
(108) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

257 – PHỤ TÁ

Ngài Chuyết Am nói :
Ngài Dã Am làm trụ trì, thấu suốt trước-sau của nhân tình, hiểu rõ đại thể của tùng lâm. Ngài thường nói với tôi “Làm chủ một phương phải chọn hàng Tăng sĩ có chí hạnh làm phụ tá, tán trợ mới được. Cũng như tóc phải có lược, mặt phải có gương, thì lợi-hại, tốt-xấu không thể dấu được. Như ngài Từ Minh được ngài Dương Kỳ, ngài Mã Tổ được ngài Bách Trượng. Khác gì múc nước, đổ vào nước, không nghịch nhau vậy” .

258 – TRIỆT ĐỂ

Ngài Chuyết Am nói :
Thời mạt pháp, người tham học chỉ học phần ngọn và lãnh thụ phần da mà thôi. Họ chỉ quí tai nghe, còn mắt thì lười xem đọc. Kết cuộc là họ không nghiên cứu được tới chỗ sâu xa, vi diệu của sự học. Cho nên có chỗ nói “Núi không chán cao cho nên ở trong có nhiều hang và gom góp nhiều phong cảnh u kỳ. Biển không chán sâu nên lòng biển thu nạp được nước bốn phương, chín vực”. Người muốn nghiên cứu đại đạo cần phải xét tới chỗ cùng cực của lẽ cao sâu, sau mới có thể soi sáng chỗ u vi và ứng biến không cùng vậy.

259 – LÝ SỰ

Ngài Chuyết Am nói với Vưu Thị Lang:
Bản ý thánh hiền thanh thản mà lý sáng, thung dung mà sự tỏ. Dụng sự không mong chóng thành, mà hứa hẹn giữ chí lâu bền, không hứa hẹn quyết thắng, mà hứa hẹn sự có thể. Nếu dụng công được như thế và suy tường được bản ý thánh hiền, thì có thể giữ gìn được muôn đời mà không bị sai lầm
(109) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

260 – NHÂN QUẢ

Thị lang, Vưu Công nói :
Bản ý của tổ sư trước đây vốn không lập ra sự trụ trì. Nhưng sau này vì sự ứng thế, hành đạo, bất đắc dĩ mà phải có. Song các ngài ở bằng nhà lá, nhà cỏ để che đỡ gió mưa, ăn bằng cơm gạo thô cho đỡ đói. Tân khổ, tiều tụy, coi như có sự lo lắng, không thể chịu nổi, nhưng vương công, đại nhân đến, mong được yết kiến mà không được. Cho nên các ngài lập ra sự nghiệp gì , đều là những việc lỗi lạc, kinh thiên động địa.
Đời sau thì không thế, nhà cao cửa rộng, áo đẹp, cơm ngon, hất hàm, chỏ tay như ý. Khi ấy bọn ma Ba tuần (một loại ác ma làm dứt hại tuệ mạng của con người) mới dương dương động tâm thức, động đến cửa quyền quí, vẫy đuôi xin thương. Tệ hơn nữa, họ còn dùng mọi chước khéo để chiếm lấy, cậy thế hào để cướp đoạt, như kẻ ăn cắp vàng giữa ban ngày (1) mà họ không biết thế gian này cũng có nhân quả.
Lá thư này của ngài Diệu Hỷ , há chỉ viết riêng cho ngài Bác Sơn, mà ngài nhắc hết những tập khí từ các nơi lại, không sót mảy may, như người uống nước thượng trì của Thương Công (2), thấy suốt được đến gan phổi người ta. Nếu ai tin tưởng lãnh thụ và vâng làm theo lời ngài Diệu Hỷ, bất tất phải tìm cầu riêng biệt về giáo pháp của chư Phật.

GHI CHÚ
(1) Truyện Liệt Tử viết: xưa có người nước Tề muốn có vàng. Một buổi sáng, lúc chợ đang đông người, người này đến tiệm vàng, ung dung nhặt lấy vàng rồi ra đi. Người chủ tiệm vàng bắt lại và hỏi: Tại sao chợ đông như thế mà dám vào lấy vàng ? Người ấy đáp : Chính khi tôi lấy vàng, tôi không thấy người nào cả.
(2) Cổ sử nói : phía đông đất Lư Việt, có ông Biển Thước họ Tần, tên Hoãn, người ở quận Bột Hải, nên gọi là Thương Công. Thiếu thời ông làm xã trưởng, có ông khách tên là Trương Tang Quân, thấy ông Biển Thước là người kỳ đặc, nên thường tới chơi, lui tới với nhau hơn mười năm. Một ngày nọ, ông Trương Tang Quân nói với ông Biển Thước “Tôi có một phương thuốc, nay tôi đã già, tôi muốn truyền cho ông“. Ông Biển Thước xin vâng. Ông Trương Tang Quân liền lấy phương thuốc ra trao cho ông Biển Thước, và bảo “Ông hãy lấy nước thượng chì mà uống (Nước thược chì là hạt móc ban đêm, đọng trên lá trúc, lá cây). Uống hai mươi mốt ngày, ông sẽ tự thấy suốt được ngừơi khác”. Ông Trương Tang Quân lấy phương thuốc trao cho ông Biển Thước và bỗng nhiên biến mất. Khi đó ông Biển Thước mới biết là tiên nhân. Ông Biển Thước theo lời dạy mà uống. Hết hai mươi mốt ngày quả nhiên ông Biển Thước trông thấy rõ qua người khác. Sau đó ông coi bệnh cho bênh nhân, thấy suốt ngũ tạng, những chỗ trung kết. Do đó ông có biệt tài về chẩn mạch, và nổi tiêng là vị lương y một thời.
(110) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

261 – KHIÊM CUNG

Thị Lang Vưu công nói với ngài Chuyết Am :
Xưa kia ngài Diệu Hỷ là vị trung hưng đạo pháp của tông Lâm Tế trong lúc đang tàn lụi. Tính ngài chuộng sự nhún nhường, thanh hư. Chưa bao giờ ngài cậy mình và theo đuổi sự biện luận để chiếm lẽ phải về mình. Bình sinh ngài không xu phụ quyền thế, không cầu lợi dưỡng. Ngài thường nói :”Vạn sự không thể làm được bằng cách túng tình, thỏa ý , mà phải bằng sự cần lao. Không thể giữ thói xa hoa kiêu ngạo, mà phải tiết kiệm. Vì thế sự có nhiều lối, có việc lợi đối với thời, tiện đối với vật, và cũng có việc chỉ làm thêm lỗi lầm mà không có công gì. Nếu phóng túng xa hoa, vui sướng, thì không thành được. Kẻ bất tiếu nên kính phục và mang giữ lời nói ấy. làm điều răn trọn đời.
Ngày trước , lão sư gặp chúa thượng ban ân, nghỉ lại tại nội quán đường, thực là cái may cho Phật pháp. Tha thiết mong rằng ngài không quên tâm bi nguyện, khiến cho con đường tiến thiện được khai minh, con đường trông coi việc chúng càng lớn, ngỏ hầu làm cho những kẻ hậu sinh, vãn bối không mưu tập việc nhỏ, gần mà đều ôm ấp mưu đồ xa rộng. Như thế há không phải việc lợi tế cho tùng lâm sao ?

262 – HUÂN TẬP

Mật Am Kiệt hòa thượng (Thiên Đồng, Mật Am, Hàm Kiệt thiền sư ở phủ Khánh Nguyên. Ngài họ Trịnh ở Phúc Châu, Ngài nối pháp Ứng Am Hoa thiền sư , thuộc đời thứ 17 phái Nam Nhạc) nói :
Tùng lâm hưng, suy do ở lễ pháp. Người học tốt, xấu do ở tập tục.Cổ nhân ở tổ, ở hang, uống nước suối, ăn cỏ cây, nếu đem những việc ấy thực hiện cho thời nay thì không thể được. Người đời nay mặc áo đẹp, văn vẻ, ăn cơm ngon, đồ béo, nếu đem những việc ấy thực hiện cho đời xưa cũng không được. Có gì khác chăng ? chỉ do tập hay không tập mà thôi. Sự thấy nghe của người ta từ buổi sáng đến buổi chiều, cho là sự thường, và quyết cho là việc thiên hạ, chính hợp với lẽ đương nhiên như thế. Nhưng một ngày kia, có người sai khiến họ làm việc nọ, bỏ việc này, không những họ sinh tâm ngờ vực, không tin, mà họ sẽ không theo là khác. Dùng việc ấy mà quan sát, nhân tình muốn đặt yên ở chỗ đã tập lúc bình thường và sự kinh hãi chưa thấy, chưa nghe. Đó là thường tình, đâu có gì là lạ !
(111) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

263 – KIẾN ĐẠO

Ngài Mật Am nói với Ngộ thủ tọa (Ngũ vân Ngộ thiền sư ở phủ Lâm An, ngài người ở Ngô Hưng, Thiều Khê) :
Trong tùng lâm này, tôi thấy chỉ có một số các vị người Triết Giang, có tính khinh thường, nhu nhược, ít ai lập chí cao xa. Ông tuy cũng là người miền Triết Giang, nhưng tài chí rộng lớn, lượng độ uyên dung, chí hướng ngay thực và chỗ kiến đạo của ông ổn mật. Do đó, ngày kia ông xiển dương đạo pháp, khó ai so sánh và nói bàn tới được. Song ông nên ẩn tránh, đừng lộ khuê giác, hủy hình vuông mà hợp cùng ngói vụn, giữ gìn trung đạo và đừng để thế lợi làm uổng khuất chút nào. Nếu được như thế tức là không ra khỏi trần lao mà làm Phật sự vậy.

264 – HAY DỞ

Ngài Mật Am nói :
Ứng Am tiên sư thường nói :”Người hiền, kẻ bất tiếu trái ngược nhau, không thể không chọn lựa. Người hiền giữ đạo đức, nhân nghĩa để lập thân. Kẻ bất tiếu chuyên cầu thế lợi, trá nịnh để dụng sự. Người hiền khi đắc chí, quyết làm theo chỗ học được của mình. Kẻ bất tiếu ở vào địa vị nào cũng chuyên nhiều về việc làm riêng theo lòng mình. Họ ghét người hiền, ghen ghét người có tài, ham muốn cầu lợi và không có việc gì là không làm. Cho nên được người hiền thì tùng lâm hưng thịnh. Dùng kẻ bất tiếu thì tùng lâm phế hủy. Có một kẻ bất tiếu trong đó, quyết định tùng lâm không được an tĩnh”.

265 – ĐỪNG NÊN

Ngài Mật Am nói : Trụ trì có ba điều đừng nên :
- Việc nhiều đừng sợ
- Vô sự đừng tìm
- Phải trái đừng bàn.
Người trụ trì đạt được ba điều ấy thì không bị ngoại vật mê hoặc.
(111) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

266 – ĐÁNG GHÉT

Ngài Mật Am nói :
Tăng sĩ thường làm việc khuynh tà, xưa nay vẫn có những hình tích bất thiện, mà trong tùng lâm ai cũng biết, nhưng người ấy chưa đáng ghét.
Chỉ có người mà chúng nhân ai cũng cho là hiền mà trong tâm thực bất tiếu, người ấy mới thực đáng ghét.

267 – NHẪN NHỤC

Ngài Mật Am nói với ngài Thủy Am :
Người ta có hủy nhục mình, mình nên thuận nhận, đừng nên khinh thường và vừa nghe người ta nói đã vội vàng bày tỏ ý tưởng của mình. Đó là những kiến thức nhỏ mọn như cầm ống mà nhìn trời vậy.
Đại để, bọn nịnh hót có bè đảng, có nhiều phương pháp tà xảo. Họ hay mang tâm nham hiểm, bất bình, ưa thả mặc cho lòng riêng tư, thường khởi ra ý nghĩ ngờ vực, ghen ghét, thiên vị mà bỏ cả lời luận bàn công chính. Vì xu hướng của bọn chúng hẹp hòi, kiến thức ám đoản,nhưng chúng vẫn tự cho là chúng khác người, không cần quần tụ với ai. Chúng phá được những sự công nghị, chúng cho là hơn người. Chúng chỉ biết chỗ dụng sự của chúng, chúng cho là hoàn toàn phải, và chúng vẫn coi người khác là trái, là tự hủy báng.
Tất cả mọi chuyện, lâu dần sẽ tự sáng tỏ, không cần phải biện bạch, và cũng bất tất cho lẽ phải về mình mà phải cật vấn để va chạm đến người khác. Như thế khả dĩ làm đạo nhân ở chốn lâm hạ được !

268 – CHÍ THÀNH

Tự Đắc Huy hòa thượng (Tịnh Từ, Tự Đắc, Tuệ Huy thiền sư ở Hàng Châu, Ngài họ Trương ở Cối Kê, nối pháp Thiên Đồng, Chính Giác thiền sư , thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc) nói :
Đại phàm, Tăng sĩ chí thành hướng về chính đạo, dù ngu cũng dùng được. Kẻ nịnh, mang lòng tà dù trí, sau cũng làm hại. Đạo nhân ở chốn lâm hạ, giữ tâm bất chính, dù có tài năng, sau cũng không thể lập thân, lợi đạo được.
(112) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

269 – CHÍNH QUI

Ngài Tự Đắc nói:
Đại Trí thiền sư đặc biệt sáng chế ra thanh qui để cứu gỡ tệ bệnh bất chính của các tỳ khưu thời mạt pháp. Do đó các bậc tiền hiền tuân thừa và răm rắp làm. Và làm có giáo hóa, có điều lý, có thủy chung.
Cuối niên hiệu Thiệu Hưng đời Tống Cao Tôn, tùng lâm có các bậc lão thành, giữ được điển hình của tiên thánh, không dám rời bỏ điều này hay điều nọ trong giây lát. Nhưng mấy năm gần đây, tùng lâm mất hết tôn ty trật tự, cương không ra cương, kỷ không ra kỷ. Mà dù có cương kỷ đi nữa, nhưng đâu được chân chính như thời ngài Bách Trượng. Cho nên có chỗ nói :”Chủ pháp nhắc một cái giềng lưới lên thì trăm mắt đều mở, mà bỏ một cơ thì muôn sự đều hỏng”. Nguy vậy ! Cương kỷ không chấn hưng thì tùng lâm không hưng vượng.
Chỉ có cổ nhân xét gốc để chỉnh ngọn. Các ngài chỉ lo pháp độ không nghiêm, chứ không lo người học đạo mất chỗ hành trì. Và sự chính ấy do nơi công minh mà thôi. Nay người làm chủ tùng lâm ở các nơi đều đem tư tâm lẫn lộn vào việc công, lấy ngọn chỉnh cho gốc. Người trên cầu lợi không dùng đạo thì người dưới cướp lợi không dùng nghĩa. Trên dưới rối loạn, khách chủ lộn xộn, làm sao các Tăng sĩ hướng theo chính đạo và tùng lâm hưng thịnh được?

270 – DỤNG SỰ

Ngài Tự Đắc nói :
Ngọc quí khi chưa bổ trong đá ra, thì khác gì ngói đá. Ngựa ký khi chưa chạy thì lẫn lộn với ngựa nô. Đến khi bổ đá ra thấy ngọc sáng, khi chạy thấy ngựa giỏi, thì ngọc – đá, ngựa ký – ngựa nô phân biệt.
Hàng Tăng sĩ hiền đức khi chưa dụng sự, lẫn lộn trong chúng đông người, làm sao biện biệt được. Nhưng cốt ở các bậc cao minh, cùng công luận đề cử. Nhận chức sự, nghiệm tài năng và kiểm trách trong công việc đã thành tựu thì thấy rõ là các Tăng sĩ này sẽ không cùng với bọn dung lưu rất xa vậy.
(113) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

271 – ĐẦU CƠ

Hoặc Am Thể hòa thượng (Tiêu Sơn, Hoặc Am, Sư Thể thiền sư ở phủ Chấn Giang , ngài họ La ở Thai Châu. Ngài nối pháp Thử Am, Cảnh Nguyên thiền sư ,thuộc đời tứ 16 phái Nam Nhạc), khi mới tới tham học nơi Thử Am, Cảnh Nguyên thiền sư ở chùa Hộ Quốc, núi Thiên Thai. Nhân khi lên pháp đường ngài đem bài “Tuyển Phật Trường” (1) của Bàng Cư sĩ và ngài Mã Tổ ra hỏi. Đến câu “Đây là trường tuyển Phật” , ngài Thử Am quát lên một tiếng, ngài Hoặc Am đại ngộ. Liền đó ngài Hoặc Am làm bài tụng Đầu Cơ như sau

Thương lường cực xứ kiến đề mục
Đồ lộ cùng biên nhập thí trường.
Niêm khởi hào đoan phong vũ khoái
Giá hồi bất tác Thám hoa lang

Dịch
Đầu đề rõ rệt khéo suy lường !
Chót lọt đường đi tới tí trường.
Ngọn bút tung bay mưa gió cuộn,
Lúc này đâu ám Thám hoa lang !

Từ đó ngài ẩn dật nơi núi Thiên Thai, Thừa tướng Tiền công (Thừa tướng Tiền Tương Tổ, tự Tượng Tiên, hỏi đạo nơi Hoặc Am thiền sư) mến ngài là người đạo đức, thỉnh ngài trụ trì chùa Thiên Phong và khuyên ngài ứng thế. Ngài Hoặc Am nghe biết việc ấy, ngài nói :”Tôi không cổi dây treo đầu dê, bán thịt chó”. Ngay đêm hôm ấy ngài trốn mất.

GHI CHÚ
(1) Một hôm Bàng cư sĩ hỏi ngài Mã Tổ “Người không cùng muôn pháp làm bạn là người thế nào?” Ngài Mã Tổ nói “Đơi ông uống một hớp hết nước sông Tây giang, tôi sẽ nói cho ông biết”. Bàng cư sĩ đại ngộ và trình bài kệ

Thập phương đồng hội tụ
Cá cá học vô vi
Thử thị tuyển Phật trường
Tâm không cập đệ qui.
Dịch:
Mười phương cùng tụ họp
Ai cũng học vô vi
Đây chính trường tuyển Phật
Tâm không, đỗ đạt về.
(114) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

272 – VĂN Ý

Đời Tống Hiếu Tôn, niên hiệu Càn Đạo năm đầu, ngài Hạt Đường (Hạt Đường, Tuệ Viễn thiền sư ở chùa Linh Ẩn, phủ Lâm An. Ngài họ Bành ở Mi Sơn. Ngài nối pháp Viên Ngộ Cần thiền sư , thuộc đời thứ 15 phái Nam Nhạc) trụ trì chùa Quốc Thanh, nhân thấy ngài Hoặc Am viết bài tán vào tượng ngài Viên Thông như sau :

Bất y bản phận
Não loạn chúng sinh
Chiêm chi ngưỡng chi
Hữu nhãn như manh

Trường An phong nguyệt quán kim tích
Ná cá nam nhi mô bích hành

Dịch
Sao chẳng y theo bổn phận mình
Còn làm não loạn cả quần sinh
Kìa ai chiêm ngưỡng chân dung đó
Có mắt như lòa thực chẳng minh.

Xưa nay phong nguyệt Trường An thỏa
Vách nọ làm chi vẽ dáng hình.

Ngài Hạt Đường mừng và sợ nói: “Không ngờ ngài Thử Am lại có người đệ tử này”. Ngài liền đi tìm khắp mọi nơi, và sau tìm thấy ngài Hoặc Am ở chùa Tiêu Sơn miền Giang Tây. Ngay trong chúng đông đảo, ngài Hạt Đường cung thỉnh ngài Hoặc Am lên ngôi vị đệ nhất của tùng lâm.

273 – HỢP DUYÊN

Đời Tống Hiếu Tôn, niên hiệu Càn Đạo năm đầu, bỗng dưng ngài Hoặc Am tới thăm ngài Hạt Đường ở chùa Hổ Khâu. Chư Tăng và cư sĩ ở thành Cô Tô nghe biết cao phong của ngài, liền tới thăm và thỉnh ngài trụ trì chùa Giác Báo trong thành.. Ngài Hoặc Am nghe lời mời của chúng nhân, ngài nói :”Thử Am tiên sư tôi trước khi ngài thị tịch có dặn tôi: Ngày sau nếu gặp chùa Lão Thọ thì ở. Nay khế hợp với lời dặn xưa, thì tôi vui vẻ ứng mệnh”.
Chùa Giác Báo xưa tên là Lão Thọ Am.
(115) T6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

274 – ĐẠO VÀ SỰ

Sau khi ngài Hoặc Am nhập viện , tức trụ trì chùa Giác Báo, các thí chủ thỉnh ngài thuyết pháp. Ngài nói :
Đạo, từ trước tới nay vẫn không phai mờ.
Sự, có tệ bệnh tất nhiên phải biến đổi.
Xưa kia các tổ ở Nam Nhạc, miền Giang Tây, có làm gì đều xét nghiệm lời dạy của cổ nhân, xem rằng việc ấy nên hay không nên làm. Các ngài giữ đúng mức trung đạo, chuyên hợp nhân tâm và lấy giác ngộ làm phép tắc. Cho nên phong cách tuần tố của các ngài vẫn như xưa, và đến nay chưa mất được. Nếu chừng nào môn hạ của bần Tăng này, trước câu nói mà tiến chứng được, đó là người đã khuất phục nơi tông phong tôi vậy ! Và nếu người nào, cuối câu nói mới phân minh, thì người đó đã chôn chìm Phật, Tổ vậy ! Tuy thế, nhưng nếu ai đến được chỗ cùng tận của bến nước, thì khi ấy và người ấy cũng ung dung ngồi xem mây nổi vậy !
Tăng, tục nơi đây rất mừng được nghe những điều chưa nghe bao giờ, và quay về theo ngài rất đông như họp chợ vậy.

275 – XƯỚNG HỌA

Khi ngài Hoặc Am lãnh chức trụ trì chùa Giác Báo, thì quan chức, thứ dân đến qui y ngài tấp nập. Các Tăng sĩ truyền tin ấy đến ngài Hạt Đường ở chùa Hổ Khâu. Ngài Hạt Đường rất mừng và nói đùa:

Giá cá Sơn man đỗ ảo tử
Phóng phách manh thiền
Trị nễ !
Ná nhất đội, dã hồ tinh !

Dịch
Sơn man vượt pháp thất nhân tình
Buông- vịn, thiền lòa, bước nhẹ tênh
Người ấy phải chăng nên thẳng trị
Gọi băng một bọn dã hồ tinh.

Ngài Hoặc Am nghe biết, cũng đùa, viết bài kệ đáp :

Sơn man đỗ ảo đắc năng tăng ?
Lĩnh chúng khuông đồ tự bất tằng
Việt cách đảo niêm thiều trửu bính
Phách manh thiền trị dã hồ tăng !

Dịch
Đáng ghét mán này vượt phép chăng ?
Khuông đồ lĩnh chúng dễ chưa từng
Tay cầm cán chổi buông niêm cách
Vịn lấy manh thiền trị dã tăng.

Ngài Hạt Đường cười.
(116) T6)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.38 khách