SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

Âm 95:
  • Sơn cư phú ốc chỉ chiêm mao
    Lãnh đạm tình hư tuyệt thế giao
    Nhứt phiến bạch vân hoành cốc khẩu
    Kỷ đa qui điểu tận mê sào.

- Nghĩa:
  • Ở núi nhà lợp chỉ bằng tranh
    Dứt hết giao tình giữ đạm thanh
    Mây trắng dừng ngang che cửa động
    Chim chiều quên ổ lượn chung quanh.
- CHÚ:

Tự túc tự cường là tinh thần độc lập cao quí của người tu, dứt hết giao tình, sống đời thanh đạm là đức tánh sáng suốt hay đẹp của người quy ẩn, mọi người kính cẩn. Trong dãy núi cao, nơi mây phủ cửa động, chim lượn trên không, chính nơi đó hàng đạo nhơn vô tâm, an nhiên tự sống. Tỉnh lực trí huệ các ngài, toàn thành dung hóa, tạo một lẽ sống, một nếp sinh hoạt cao quý sáng ngời, cũng chính nơi đó là cao điểm phát xuất và hòa tấu khúc Tông phong thanh cao vi vút. Người nghe được giải thoát. Người sống được bất động.
  • - Tuy nhiên cũng không việc gì ngoài ta mà có.
    - Khéo dựng lấy gia phong của mình.


Âm 96:
  • Sơn cư hồn bất yểm cư sơn,
    Tựu thọ tru mao phược bán gian
    Nhứt cá lão tăng do thị trách
    Khởi dung tục khách đáo thiền quan.
- Nghĩa:
  • Ở núi chẳng chán cảnh núi non
    Tranh lá sơ sài am cỏn con
    Chỉ một lão tăng còn chật hẹp
    Khách trần tá túc chỗ đâu còn.

- CHÚ:

Am tranh gọp đá núi rừng, dựng lên một hình ảnh đơn sơ đạm bạc tô thành một lẽ sống thanh cao siêu thoát. Là nơi không bạn bè khách khứa, không ồn ào rộn ràng, tuy nhiên rất hùng, chỉ một màu tịch liêu, cô quạnh mênh mông vắng vẻ. Người ở đấy hai tay buông thỏng, sự nghiệp cuộc đời tất cả chỉ là ảo mộng. Chân thấp chân cao thống khoái từng bước thênh thang nơi chốn núi rừng, nhìn xem tuồng đời ảo hóa, thấy cuộc tồn sinh này không hơn một trò đùa, tiêu dao mà ngậm ngùi, thích thú mà đổ lệ. Là cái quái gì?
  • - Mộng huyễn không hoa nhọc nhằn nắm bắt!
    - Mộng huyễn tan rồi thì sao?
    - Mặc tình rong chơi.
(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 97:
  • Sơn cư kiến đạo dĩ vong sơn
    Vạn pháp do lai bổn tự nhàn
    Nam Bắc Đông Tây hồn bất biện
    Thử thân thường tịch thái hư gian.

- Nghĩa:
  • Ở núi thấy đạo đã quên non
    Muôn pháp đều như tự vuông tròn
    Bốn hướng như nhau phân chẳng được
    Thái hư chốn ấy dưỡng thân toàn.

- CHÚ:

Nhận được ông chủ (tâm), khách khứa đều dang, sống với tâm, cảnh ngoài liền bặt. Tâm cảnh tự như rồi thì làm ông Thầy vô sự, tháng ngày qua chỉ nhàn thôi. Tổ sư bảo: "Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm". Muốn bảo nhiệm việc này, phải nhẹ nhẹ tỉnh tỉnh chớ lầm. Khi này hoàn toàn thoát thể, không bị ràng buộc bởi bất cứ cái gì, là chỗ "Ưng vô sở trụ". Chính nơi đây, đạo nhơn vô tâm an dưỡng, tiêu dao tự tại nên nói: "Tâm thể trùm khắp" cũng là "Thái hư chốn ấy dưỡng thân toàn".

- Âm 98:
  • Sơn cư mãn mục thị thanh sơn
    Tuấn điệp kỳ khu hành lộ nan
    Hành đáo thủy cùng sơn tận xứ
    Tự nhiên đắc bảo bất không hoàn.

- Nghĩa:
  • Ở núi đầy mắt ấy non xanh
    Cao thấp quanh co đá chập chồng
    Đi đến nước cùng non tận chỗ
    Tự nhiên được báu chẳng về không.
- CHÚ:

Thanh sơn mãn mục là một cách toàn phóng toàn cảnh. Bên trong ngỏ lối quanh co, đá dựng chập chồng gồ gề hiểm trở. Tuy nhiên hành giả phấn đấu quyết bước cho đến chỗ sơn cùng thủy tận, chỗ tột cùng của mọi quanh co khó khổ. Tự nhiên trời long đất lỡ, một phen chuyển thân nhảy thẳng vào chỗ an ổn. Người xưa nói:
  • "Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ
    Liễu ám hoa minh biệt nhất thôn".

Ở đây dạy:
  • Đi đến nước cùng non tận chỗ
    Tự nhiên được báu chẳng về không
    Chỗ nào?
    Sắc tức là không, không tức sắc.
(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 99:
  • Sơn cư diệc tại khổ Ta Bà
    Bách tuế quang âm nhứt sát na
    Tận thử báo thân sanh Cực Lạc
    Tiền đầu hiểm lộ dĩ vô đa.

- Nghĩa:
  • Ở núi vẫn ở cõi Ta Bà
    Trăm tuổi nhanh như một sát na
    Ngay báo thân này tròn vóc Phật
    Trước đầu lối thẳm đã gần qua.
- CHÚ:

Thấy đạo là thấy được tâm thể an nhiên của mình. Người thấy đạo là người sống mà bất động. Không bị trôi dạt theo trào lưu vọng tưởng, chợt khởi chợt hiện của mình. Kẻ này gọi không đứng, mắng chẳng đi, lờ lờ mà sáng suốt, lặng lặng mà hằng soi thấu xưa nay. Tóm lại, kẻ này không còn bị gạt và cũng không có cái gì có thể kéo lôi được. Chỗ kẻ này ở là bất động đạo tràng, nơi kẻ này đến là như như Phật quốc. Kẻ này có thể kéo một sát na dài bằng vô lượng kiếp, thâu ngắn kiếp vô lượng vào trong một sát na.
  • - Kẻ này là gì?
    - Tháng ngày qua vô sự Tăng.

Âm 100:
  • Sơn cư độc xử lạc thiên chơn
    Minh nguyệt thanh phong chuyển pháp luân
    Nhất đại tạng kinh đô thuyết tận
    Bất tri thùy thị cá trung nhơn.

- Nghĩa:
  • Ở núi riêng cõi giữ thiên chơn
    Gió mát trăng thanh chuyển pháp xong
    Một đại tạng kinh đều nói hết
    Biết ai là kẻ ở bên trong.

- CHÚ:

Người thể nhập chân như đã thu gồm tất cả về một mối rồi thì có thể chuyển ngay thân tâm này thành Đại giải thoát. Thân là pháp thể thanh tịnh trùm khắp, Tâm là Bát Nhã sáng suốt vô biên, tất cả cảnh đều là Phật cảnh, Phật sự, thời gian, không gian chuyển hóa bình đẳng vô trước. Tóm lại, đây là cảnh giới của "sự sự vô ngại", mọi hiện tượng thấp, cao, phàm, thánh, phược, thoát, trí, ngu … đều vắng bóng, biến dạng. Kinh nói rằng:
  • "Ta người đều bặt, tâm cảnh nhất như".
    Một tiếng quát!

- HẾT -
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]29 khách