SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 23:
  • Sơn cư vô sự khả bình luân
    Nhựt vị tà thời tiện yểm môn
    Phú quí thâu tha thiên vạn bội
    Thanh nhàn hoàn ngã nhị tam phân.

- Nghĩa:
  • Ở núi không việc để bàn mưu,
    Bóng ngã đầu non cửa đóng rồi
    Phú quí thua người ngàn vạn bội
    Thanh nhàn ta có mấy phần thôi.
- CHÚ:

Là một hành nhân trong Tông môn, tuy còn sinh hoạt trong cộng đồng xã hội, nhưng trí huệ siêu việt hơn đời. Mọi chủ lực đều tập trung vào một việc là, cốt nuôi sống huệ mạng, lấy trí huệ làm sự nghiệp. Bao nhiêu buộc ràng toan tính vất xa ngoài vạn dặm, cố tạo một cuộc sống an ổn lành mạnh, đồng thời gan dạ chịu đựng mọi trở lực một cách anh dũng và sáng suốt. Ta tin chắc dù hành trình vạn lý, nhưng mỗi bước đi là mỗi bước về gần hơn. Người xưa nói:
  • "Đạt giả thường du Niết Bàn lộ".
- Âm 24:
  • Sơn cư mao ốc lưỡng tam gian
    Lạc đạo vong tình bất yểm quan
    Thước tháo nha minh đàm Bát Nhã
    Thanh phong minh nguyệt bạn tăng nhàn.
- Nghĩa:
  • Ở núi tranh lá một vài gian
    Vui đạo quên tình cửa mở toang
    Lũ quạ kêu ran đàm Bát Nhã
    Trăng trong gió mát bạn tăng nhàn.
- CHÚ:

Tranh lá sơ sài, dựng lấy thảo am. Hài hòa vui đạo, thế sự chẳng ham. Vui chốn núi rừng, bạn cùng trăm thú "Lấy gió mát trăng trong kết nghĩa, mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên… Tuy nhiên đạo lớn không khó, chỉ đừng lựa chọn cách xa trời đất".
  • Thế nên biết
    Tánh thật vô minh tức Phật tánh
    Thân huyễn như không tức pháp thân.
    Tỉnh táo, chớ lầm nhận!

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 25:
  • Sơn cư nhất Phật nhất lô hương
    Tĩnh lý càn khôn nhật nguyệt trường
    Khát ẩm cơ san vô biệt sự
    Hàn lai hướng hỏa noản thừa lương.

- Nghĩa:
  • Ở núi một Phật một lò hương
    Định thể càn khôn nhật nguyệt trường
    Khát uống đói ăn không việc khác
    Lạnh thì sưởi ấm nóng thừa lương.

- CHÚ:

Định thể cao dày như trời đất, lớn lao vững chắc như nhật nguyệt. Trong định đó vắng bóng mọi suy tư lo lắng, toàn một thể phẳng lặng, trong ngần, siêu thoát. Khi này lạnh thì có ánh mặt trời chiếu soi sưởi ấm, nóng thì có gió mát trong lành tận mười phương. Tóm lại hằng ngày không việc gì khác ngoài việc đốt năm thứ hương thơm cúng dường Phật vô vị chân nhân của tự mình và đấy cũng là một cách nói chứ.
  • - Làm sao cúng dường?
    - Tỉnh tỉnh, lặng lặng tạm vậy thôi.

Lại từ trước có rất nhiều bài dâng hương được lưu truyền trong Thiền môn. Nhân đây xin trích dẫn một vài bài thường dùng nhất để xem người xưa nói gì qua nén hương, tiêu biểu gì đối với tâm hương của mình:

Một nén hương này, chẳng từ trời cao rơi xuống, chẳng phải dưới đất sinh ra. Trước thời hai khí âm dương nguyên phối thì, cội nguồn che lấp cả ba cõi. Sau khi một vầng thái cực vừa phân thì, cành lá sum xuê khắp mười phương. Siêu hơn màu sáng đẹp của mặt trời, mặt trăng. Vượt cả vẻ rực rỡ của núi sông gấm vóc. Là giới, là định, là huệ, chẳng phải gỗ, chẳng phải lửa, chẳng phải khói. Thu lại chỉ trong hạt bụi, tung ra xông ướp cõi nước như hà sa… Lò hương vừa nhen nhúm khẩn thiết dâng lên cúng dường. Thử nói xem cúng dường đó là gì?

Một tiếng quát. Vừa phải thôi! Hương giới, hương định, hương huệ, hương giải thoát, hương giải thoát tri kiến. Năm thứ hương này tạo thành đài mây, chói sáng pháp giới. Giờ đây trong từng giây, từng phút, các hành giả trong Tông môn thành khẩn vận dụng năm thứ hương này dâng lên cúng dường trước ngôi Tam Bảo khắp mười phương.
  • - Có chăng? Có chăng?
    - Cũng không việc gì bên ngoài mà có!
    - Hương giới là gì?
    - Tỉnh tỉnh! Chớ lầm vọng tưởng.
    - Hương định là gì?
    - Lặng lặng đừng theo vọng tưởng.
    - Hương huệ là gì?
    - Thể dụng gồm đủ, tâm cảnh đều như.
    - Hương giải thoát là gì?
    - Không vật có thể dính, không pháp có thể mắc, vượt ngoài xưa nay, tâm hằng sáng suốt.
    - Hương giải thoát tri kiến là gì?
    - Xưa nay không tịch, bản lai không vật là gì? Thử hạ một chuyển ngữ xem.
    "Đêm qua sân trước một cành mai".
- Âm 26:
  • Sơn cư sái lạc nhiệm ngâm nga
    Phạn hậu trà lai khiển thụy ma
    Thế thượng hoàng kim hà túc quí
    Nhất thân an lạc trị tiền đa.

- Nghĩa:
  • Ở núi thư thả mặc ngâm nga
    Ma ngủ dẹp tan cậy chén trà
    Vàng nén trên đời đâu đã quí
    Một thân an lạc khó mua đa.

- CHÚ:

Thân tâm nhàn hạ, sống đời thư thả mặc tình ngâm nga. Hai chướng hôn tán giải trừ rồi thì một đời tự tại lặng lẽ sáng suốt. Tình huống này cần đi thì đi, cần nghĩ thì nghĩ, ưng làm cứ làm không còn vướng mắc, bận bịu bất cứ gì. Thế nên nói: "Vàng nén trên đời cũng không sánh bằng", cũng không đổi được niềm siêu lạc của người đã giải trừ hôn tán. Từ đây tiến lên một màu tịnh thanh, ngày ngày trưởng dưỡng gọi là tu hành. Tuy nhiên cũng chẳng có gì cố định cả!

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 27:
  • Sơn cư độn tích vạn duyên hưu
    Thất lạc tiên thằng lại khán ngưu
    Tán đản vô câu do ngã lạc
    Chư nhân hà bất tảo hồi đầu?

- Nghĩa:
  • Ở núi dấu tích chẳng mong cầu
    Dây roi rớt mất biếng đuổi trâu
    Ném quách thảnh thơi ta vui thú
    Các ngươi sao chẳng sớm hồi đầu?

- CHÚ:

Muôn duyên bặt, trăm việc thôi, trâu trắng sờ sờ trước mắt, khi này mới thật thảnh thơi.
Ở đây trở lại vấn đề, ta thử hỏi xem, làm sao chăn trâu?

Một hôm Thạch Củng làm việc trong nhà bếp, Mã Tổ hỏi:

- Làm gì đây?

- Chăn trâu.

- Chăn cách nào?

- Một khi vào lúa mạ của người liền nắm mũi kéo lại.

- Thật biết chăng trâu.

Thử xem phương pháp của người xưa đấy.

- Âm 28:
  • Sơn cư lão nạp niệm thành khôi
    Ỷ trượng nhàn quan tùng trúc mai
    Phật Tổ thượng nhiên do lại tố
    Khách lai chỉ đắc cương tương.

- Nghĩa:
  • Ở núi sãi già ý lặng ngu
    Chống gậy nhàn xem tùng trúc vui
    Phật Tổ hãy còn chưa muốn gặp
    Không lẽ khách tìm lại bỏ lui.
- CHÚ:

Sãi già con khỉ lòng đã lặng nguôi. Ngày ngày nương trụ trượng nhàn xem tùng trúc vui. Phật Tổ còn chẳng muốn làm, huống nữa là việc gì khác ư! Tuy nhiên vì khách mà gắng gượng gặp nhau. Gặp nhau đã không tiện rồi. Đã chôn vùi nhau rồi, nói gì giương my trợn mắt. Dù vậy chỗ vì nhau cũng tạm dùng đàm dãi người xưa khích lệ người sau, kẻ đồng chí nương đó đứng dậy vung tay tiến thẳng tới trước.
  • Gắng lên!
    Chân trời tịnh thanh…

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 29:
  • Sơn cư xử sự xuất bình thường
    Mạc sử thân tâm phận ngoại mang
    Tích nhật Triệu Châu thù ứng lại
    Vương lai do bất hạ thiền sàng.

- Nghĩa:
  • Ở núi xử sự vượt tầm thường
    Chớ để thân tâm lắm chuyện vương
    Ngày trước Triệu Châu khi tiếp khách
    Vua sang còn chẳng bước khỏi giường.
- CHÚ:

Sãi già ở núi xử sự vượt bình thường, không để trong tâm có việc, tự nhiên thân lặng tâm yên. Người xưa vì nhau bất đắc dĩ thù tiếp các nơi, nhưng luôn luôn tự tại, không chút riêng tư nào vương vấn trong lòng. Đấy mới thật sự là cảnh "Đất nước tôi thanh bình, can qua không còn nữa". Đã thế thì, mặc tình nói dọc nói ngang, cũng không ngoài bổn phận sự. Mầm loạn khi chấm dứt, tự nhiên nhà nhà bỏ ngỏ, hân hoan hội hè.
  • - Chớ lầm!

- Âm 30:
  • Sơn cư thâm ẩn bế thiền quan
    Hỷ đắc phù sanh nhựt nhựt nhàn
    Tọa thính tùng phong đàm diệu pháp
    Đại vương gia thiện thục năng san.

- Nghĩa:
  • Ở núi thâm ẩn đóng thiền quan
    Vui kiếp phù sinh bữa bữa nhàn
    Pháp diệu ngồi nghe tùng dậy gió
    Cơm vua thịnh soạn mặc tình xơi.
- CHÚ:

Thâm ẩn non cao, trọn ngày cửa đóng. Nhàn nhã cùng gió cùng tùng, gá gởi kiếp phù sinh vui thú với mây với điểu. Gã này luôn được cơm vua thịnh soạn toàn bày trước mắt. Mới hay trong cái giả, có cái chơn, trong cái hư ngụy vô chủ, sinh diệt biến dị, toàn bày ông chủ chân thật bất sinh bất diệt. Khéo tự giữ gìn. Chớ để tháng ngày qua suông vô ích.
  • - Ôi chao!

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 31:
  • Sơn cư quy ẩn lạc tiên thiên
    Mặc khế chân như giáo ngoại truyền
    Đại đạo bổn lai vô sở nhiễm
    Mạc manh vọng niệm ố tâm điền.

- Nghĩa:
  • Ở núi quy ẩn giữ tiên thiên,
    Thầm tỏ chân như giáo ngoại truyền
    Đạo lớn xưa nay không chỗ nhiễm
    Chớ cho vọng tưởng nhớp tâm điền.
- CHÚ:

Làm tăng ở núi luôn giữ tâm thể an nhiên. Đạo thể trùm khắp không mảy may tỳ vết. Xưa nay hiện bày chẳng chút gì khuất lấp. Muốn thể nhập đạo lớn này, chỉ vọng dấy liền buông. Được thế tự nhiên đất trời rỗng rang sáng suốt. Tuy nhiên như thế chớ lầm chạy theo vọng tưởng, làm hoen ố tâm điền của mình. Tổ sư dạy:
  • "Sai chừng mảy lông, lỗi có muôn ngàn".
    Tỉnh tỉnh, chớ bị người gạt.

- Âm 32:
  • Sơn cư mặc tọa thị chân tu
    Học đạo vô như hiết niệm đầu
    Y lý minh châu nguyên bất thất
    Hà tu tân khổ ngoại biên cầu.

- Nghĩa:
  • Ở núi tỉnh lặng thật chân tu
    Học đạo gì hơn dứt niệm đầu
    Chéo áo minh châu còn sẵn đó
    Lựa là cay đắng khắp nơi cầu.
- CHÚ:

Chân thể thì trong lặng viên dung. Người muốn đến điền địa này trước nhất phải buông vọng hoặc, vọng dấy liền buông, phải buông thật sạch mới tỉnh lặng như như được. Đã thế tức nhiên hạt châu quý đẹp giá trị vô lượng trong chéo áo vẫn còn. Vậy thì đâu cần cay đắng khắp nơi chạy tìm. Thôi, chớ nhận bóng quên đầu mà mất công vô ích. Có điều này là ở đây nói hạt châu hay bản thể, chân thể… đều chỉ là một cách nói.
  • - Xin nhớ lấy!

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 33:
  • Sơn cư hối tích dưỡng chân tâm
    Đa thiểu cuồng mê trục ngoại tầm
    Thủy tín cổ nhân ngôn bất tháo
    Vô huyền cầm thượng thục tri âm.

- Nghĩa:
  • Ở núi mai danh dưỡng chân tâm
    Nhiều kẻ lầm mê rong ruỗi tầm,
    Mới biết người xưa lời chẳng dối
    Không dây đờn nọ đấy tri âm.

- CHÚ:

Kẻ ở núi là mai danh tu dưỡng, dừng bước chạy rong. Bởi lẽ càng chạy ra ngoài càng xa, càng tìm lăng xăng, càng rỗng. Người xưa bảo: "Hãy tỉnh táo ngay đấy mà thừa đương". Lời này thật không dối. Do vì lầm mê nên chúng ta chưa chịu tin đấy thôi. Thế nên ở đây nói: "Đờn không dây ai là tri âm". Sự thực kẻ tri âm này phải sống được với cái hằng nghe, xoay cái nghe vào tự tánh, buông bỏ thinh trần, trở vào viên trạm thường tánh. Đã thế ai là tri âm đây? Thật khó thông tin tức này lắm! Người xưa nói: "Ba mươi năm chỉ câu được nửa người Thánh".

- Âm 34:
  • Sơn cư hồi thủ tự trầm ngâm
    Trượng thiết yên năng phó thốn câm
    Hải hữu khô thời chung kiến để
    Thế nhân chí tử bất tri tâm.

- Nghĩa:
  • Ở núi hồi thủ tự trầm ngâm
    Trượng sắt đâu hay đổi tấc vàng
    Biển có hồi khô rồi thấy đáy
    Người mê suốt kiếp chẳng biết tâm.
- CHÚ:

Tâm thể lặng như mà cứ nhằm tán động mà tìm thì, cùng kiếp cũng chẳng biết nhận ra. Việc này như sắt vụn, dù có bao nhiêu trượng cũng không đổi được một tấc vàng ròng. Cho nên ở đây cam kết rằng: Dù cho non có mòn, biển có cạn chăng nữa, cứ chạy bên ngoài mà tìm thì suốt kiếp và mãi mãi trong nhiều kiếp dài và nhiều hơn nữa, cũng không thể nào nhận ra tâm hay biết tâm là gì. Chỉ khi nào hồi đầu thôi chạy, ngay đấy mà nhận lại chính nơi mình.
  • Khéo khéo nhận lấy.
    Chớ lầm vọng tưởng!


(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 35:
  • Sơn cư ngột tọa kháp như si
    Tâm địa phân minh liễu liễu tri
    Phong tác tùng đào lai quát nhĩ
    Mão nhiên bất cố thả ca thi.

- Nghĩa:
  • Ở núi ngồi vững tợ như si
    Tâm địa tinh thuần rõ rõ tri
    Gió dậy sóng tùng tai rộn rã
    Mặc cho bốn phía cứ ngâm thi.
- CHÚ:

Người đại lực lượng, bên ngoài trông giống như si ngây mà chẳng phải si ngây. Đó chính là con người bất động, bất tử, không còn chạy theo những vọng giả bên ngoài nữa. Chính con người này triệt không tất cả, quán xuyến tất cả, cho dù trời nghiêng đất lỡ. Con người này vẫn an nhiên tự tại. Tóm lại mọi hiện cảnh, hiện tượng trên thế gian này và cả những biến động lớn lao của siêu giới cũng không làm gì được con người này, cũng không thể kéo lôi nổi con người này. Thế thì con người này là gì?
  • Một tiếng quát!
- Âm 36:
  • Sơn cư khiển hứng ngẫu thành thi
    Nhơn nhược đam thi diệc thị si
    Sanh tử mạng căn như vị đoạn
    Mạc tồn tri kiến bả tâm khi.

- Nghĩa:
  • Ở núi khiển hứng chợt thành thi
    Nhưng nếu mê thi cũng lại si
    Sống chết mạng căn như chửa dứt
    Chớ đem thấy biết để lòng khi.

- CHÚ:

Chấp kiến chính nó là một thứ chướng ngại lớn trên đường đạo, cũng chính nó là sở tri ngu rất khó trừ. Người hạ thủ công phu tu hành, phải nên đề phòng kiến chấp này. Hơn nữa người dụng công tu hành trong lòng nếu còn mảy may tình niệm nào chưa buông thì, đó là đam mê, cũng là một thứ si. Phải mạnh dạn bước lên đầu sào trăm trượng, đẩy sinh mạng mình vào cùng lộ, chỗ tuyệt hậu để rồi đón nhận một sự sống vĩnh cửu. Then chốt của vấn đề sinh tử, ta chưa giải quyết ổn đáng, tức nhiên có ngày quỷ Dạ Xoa kéo cổ ta đến điện Diêm La bắt đền cơm đó.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 37:
  • Sơn cư tuấn hiểm thiểu nhơn đăn
    Trúc tháp già phu nhất cá tăng,
    Quý ngã tịch liêu vô bạn lữ
    Tự tri phương thốn lãnh như băng.

- Nghĩa:
  • Ở núi hiểm trở ít người lên
    Giường trúc ngồi Thiền một vị tăng
    Vắng vẻ thẹn mình không bạn lứa
    Tự lòng mình biết lạnh dường băng.

- CHÚ:

Núi non hiểm trở ít người vãng lai, lại chỗ chót đảnh, ngút ngàn mây khói, ai là người có thể làm bạn lứa? Đấy là chỗ một mình cảm nhận mà thôi. Người xưa nói: "Thường độc hành, thường độc bộ" chính là đây. Nếu đây là một con đường thì người muốn đi và đi được, con người này phải là bậc trượng phu đạt đạo, mới có thể dạo chơi trên đó (đường này) được. Người dạo chơi trên đường này, lên tận đỉnh cao rồi, mới có thể xem xét tận mười phương. Thấu rõ lẽ: "Một hạt bụi nuốt biển cả, biển cả cũng không ngoài ta".
  • Gớm thay!
- Âm 38:
  • Sơn cư lãnh đạm Phật gia phong
    Thật thị thân cùng đạo bất cùng
    Vô giá ma ni nhân hản thức
    Khả lân đối diện bất tương phùng.

- Nghĩa:
  • Ở núi lạnh nhạt Phật gia phong
    Ấy thật thân hèn đạo chẳng hèn
    Của báu ma ni người ít biết
    Thương thay giáp mặt chửa từng quen.

- CHÚ:

Xưa nay Phật gia không chuộng bên ngoài và rất lạnh nhạt đối với tất cả. Người tu Phật rất chú trọng bên trong, phần nội tại. Chỉ cốt làm sao cho phần nội dung vững vàng, sáng suốt, chắc thật thôi. Tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả. Biết tâm và nhận được tâm là nhận được tất cả. Sống thật với tâm là, có thể trang trải hài hòa với tất cả, chưa từng thiếu thốn. Người xưa nói: "Thật là thân hèn mà đạo chẳng hèn". Hèn ấy, thân tuy mặc rách rưới nhưng với đạo thì trong tâm sẵn có hạt châu vô giá.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 39:
  • Sơn cư tịch mịch chánh tương nghi
    Hảo bả lương tâm dưỡng phiến thì
    Nguyệt chiếu hàng tùng minh ý Tổ
    Cá trung năng hữu kỷ nhơn tri.


- Nghĩa:
  • Ở núi yên lặng thích thú thay
    Khéo giữ lương tâm dưỡng tháng ngày
    Tùng lạnh trăng soi bày ý Tổ
    Trong đây được có mấy người hay.

- CHÚ:

Vắng lặng là nơi thích hợp với người tu. Đã được an nhàn sống trong cảnh ấy, chúng ta phải nắm vững cương lĩnh tu hành, quyết tử hạ thủ công phu đồng thời cũng phải điều dưỡng thân tâm một cách khéo léo. Chúng ta nhận rõ nổi khổ luân hồi sanh tử nhiều kiếp một cách sâu sắc. Chúng ta cũng đã khẩn thiết dụng công tu hành. Như vậy mỗi phút giây trong hằng ngày chúng ta sẽ không mất phần lợi ích. Và khi tỉnh lực mạnh, trí huệ không lầm ngoại cảnh thì tự nhiên như nói:
  • "Trăng soi tùng lạnh đều sẵn bày ý Tổ".
    Gắng lên!
- Âm 40:
  • Sơn cư phong vật tự thiên nhiên
    Đại đạo chi chiêu tại mục tiền
    Bất thức Tổ tông thân mật chỉ
    Đồ lao niệm Phật dữ tham thiền.

    - Nghĩa:
    • Ở núi phong vật vốn thiên nhiên
      Đạo lớn rành rành trước mắt liền
      Ý nhiệm Tổ tông không biết đến
      Uổng công niệm Phật với tham thiền.

    - CHÚ:


Ngay nơi cảnh đạo hiện bày, người có chút hơi hám phải ngay đó mà nhận. Chính đó mà đào xới tìm lấy, chạy lăng xăng bên ngoài vô ích. Tóm lại ý nhiệm Tổ sư cũng phải ngay đó trực nhận, chính đó thừa đương, không can hệ việc gì bên ngoài và cũng chẳng thiếu thốn vật gì, chỉ biết gìn giữ và khéo dùng là được. Người xưa bảo: Phải khéo thừa đương. Nhưng thừa đương cái gì? Thì đây:

  • Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
    Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.
    Một tiếng quát!

(Còn tiếp)

kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 41:
  • Sơn cư bao nạp thái hư không
    Vạn tượng sum la tận tại trung
    Tả hữu phùng nguyên giai Phật sự
    Bất tiêu bổng hát bất thi công.

- Nghĩa:
  • Ở núi gồm chứa cả hư không
    Muôn trượng đều bày trọn ở trong
    Khắp chốn hiện thành là việc Phật
    Chẳng cần gậy hét với ra công.
- CHÚ:

Đã sống được với chân thể thanh tịnh của tự mình thì, muôn tượng toàn bày trước mắt chẳng thiếu vật nào. Và khi này mọi thi vị đều là việc Phật, an ổn, đói ăn, khát uống, khỏi phải lo toan gì gì nữa. Có thể nói là, nơi nơi tự tại, chốn chốn thong dong, gặp trường thì đùa…
  • - Hãy nói ta là gì?
    - Nhất thiết trí trí thanh tịnh bản nhiên.
    - Là gì?
    - Kẻ này cởi cọp dẫn voi về làm điên đảo thiên hạ.
- Âm 42:
  • Sơn cư mặc tọa ngộ chân không
    Nhứt pháp thông lai vạn pháp thông
    Phi đản ngã kim năng đạt liễu
    Hằng sa chư Phật thể giai đồng.

- Nghĩa:
  • Ở núi ngồi lặng tỏ chân không
    Một pháp thông rồi muôn pháp thông
    Chẳng phải riêng ta tới chỗ ấy
    Hằng sa chư Phật thể đều đồng.

- CHÚ:

Dụng công tu hành đến chỗ đả thông được một pháp thì, tất cả pháp đều thông, bởi muôn pháp với ta không khác thể tánh. Vậy thì ta ngộ được chỗ đó, trước ta hằng sa chư Phật, Bồ tát và mãi mãi những hành giả sau này cũng đều ngộ chỗ đó, tức là chân thể trong lặng nhiệm mầu. Song muốn đến được chỗ đó, ta phải có công phu dày dặn, tỉnh lặng thâm niên mới khế hợp. Đấy là chỗ tối kỵ nói suông, nắm bắt lăng xăng vô ích. Phải thầm nhận, bảo trì mới được.
  • - Nói gì nghe lạ quá vậy.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 43:
  • Sơn cư tùy phận tức tu hành
    Vô sự vô ưu quá thử sanh
    Bản hữu chân không phi ngộ đắc
    Thánh nhân diệc thị cưỡng an danh.

- Nghĩa:
  • Ở núi tùy thuận ấy tu hành
    Có sợ lo chi mặc phù sinh
    Sẵn có chân không đâu phải ngộ
    Thánh nhân âu cũng gượng nên danh.
- CHÚ:

An nhiên tùy thuận tu hành tức ta đã thăng hoa được kiếp mong manh. Dòng đời cứ trôi, tháng ngày qua nhanh cái gì đến sẽ đến, ta không làm sao cưỡng lại nổi. Đã vậy mọi người chúng ta nên tỉnh táo mà nhận định cho trọn vẹn cuộc lữ bấp bênh này, nó luôn luôn vận hành trong chiều nghịch, còn ta trôi nổi theo ý thức trùng phức mênh mang.

Ô hay! Là lạ. Một cuộc lữ hư danh, mà ta lại cố chấp. Do cố chấp nên rồi ta bị cuốn trôi theo dòng thác luân hồi. Ta thật quá đổi si ngốc, bỏ cái sáng suốt, ôm lấy cái si ngốc mà thôi.

- Âm 44:
  • Sơn cư thường vũ bất huyền cầm
    Nhứt khúc vô sanh duyệt ngã tâm
    Trực hạ phản văn văn tự tánh
    Thùy gia ốc lý một Quán Âm.

- Nghĩa:
  • Ở núi thường khảy đờn không dây
    Một khúc vô sanh thỏa thích tâm
    Ngay đó xoay nghe, nghe tự tánh
    Nhà ai không có Phật Quán Âm.
- CHÚ:

Ngay đó xoay nghe, nghe lại tự tánh, không bị âm thanh khuấy động gián đoạn thì tức nhiên bản tánh hiện tiền. Đây là pháp môn đại giải thoát, là cửa đắc lực nhất của công phu nhĩ căn viên thông mà Bồ tát Quán Thế Âm hành trì viên mãn. Chính ngài quán sát căn cơ chúng sanh cõi này, thấy căn khí của chúng thích hợp với môn phản văn để được viên thông, cũng chính ngài khuyến khích đại chúng, xoay căn nghe, nghe tự tánh, nhập lưu vong sở, vào viên trạm, tự nhiên được thông suốt viên mãn các căn.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 45:
  • Sơn cư độc tọa Đại Hùng Phong
    Diện diện hiên song xứ xứ thông
    Vân khứ vân lai giá bất trụ
    Nhứt thừa cao hiển thái hư không.

- Nghĩa:
  • Ở núi riêng cõi Đại Hùng Phong
    Bốn mặt thênh thang chốn chốn thông
    Mây tới mây lui che chẳng kín
    Nhất thừa cao tỏ thái hư không.
- CHÚ:

Độc tọa trên chót đảnh bao la, đó là nơi không người tới lui, không vật dính mắc, là điểm cao tột độc đáo chỉ hạnh thuần chơn nhất thừa rắn chắc mới thông nổi tin tức này. Người dụng công khi đã đến giai đoạn hoàn toàn tự chủ rồi, mọi vụn vặt vứt sạch hết. Ưng đi thì đi, ưng ngồi thì ngồi một cách tự tại an ổn, kẻ này chỉ còn một phen nhào lộn, mới hay tiếng vỗ của một bàn tay, ngôn ngữ của người không lưỡi. Vừa nói gì?
  • Một tiếng quát!
- Âm 46:
  • Sơn cư không tịch ngọa thiền tăng
    Trú dạ thường trì Bát Nhã kinh
    Thỉ thức chúng sanh nguyên thị Phật
    Tùng lai nhiệt thủy tức hàn băng.

- Nghĩa:
  • Ở núi vắng lặng ngọa thiền tăng
    Hôm sớm thường gìn Bát Nhã đăng
    Mới biết chúng sanh nguyên gốc Phật
    Thế thì nước nóng ấy hàn băng.
- CHÚ:

Hơi thở ra vào không dính mắc, tức là thường thọ trì kinh Bát Nhã. Tăng nhàn ở non cao chóp đỉnh không khách khứa, lúc nào cũng lặng lẽ tỉnh táo trì kinh này. Từ tư thế đó, mới biết chúng sanh xưa nay là Phật, nước nóng đâu khác hàn băng chỉ là một tánh thể thôi. Đã không khác thể thì khi bụi nhơ sạch rồi, đương nhiên về cùng một chân tánh trong trẻo, một màu tịnh thanh.
  • Đấy cũng là một lối nói qua.
    Chớ quến bùn úng nước!

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách