SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 47:
  • Sơn cư diêu yểu tự vô trần
    Bất giả tu trì kiến bổn chân
    Chân Phật hà tằng ly tả hữu
    Kim nhân tiện thị cựu thời nhơn.

- Nghĩa:
  • Ở núi diệu vợi bụi không vương
    Chẳng đợi tu trì thấy bản chân
    Phật thật đâu từng rời gang tấc
    Người nay chính thật cựu thời nhân.
- CHÚ:

Tánh thiên chân hay bản thể tịnh thanh một màu trong trẻo, chẳng dụng lau chùi và lúc nào cũng sẵn sàng bên ta trong ta, chỉ tại ta quên lãng không chịu nhận. Khư khư chạy theo cái giả bên ngoài. Khi nhận ra rồi thì thời gian, không gian đối với ta đều là giả vọng, mọi hiện tượng ỡm ờ trước mắt ta cũng không thật, tất cả đều là duyên huyễn tạm hợp, tạm có, nhưng đương thể tức không. Phật dạy: "Các hành không thường, là pháp sanh diệt". Nói gì?
  • - Thiên thượng nhân gian thảy trong gang tấc.
- Âm 48:
  • Sơn cư như ý nhiệm Đông Tây
    Đại đạo hà tằng hữu ngộ mê
    Hảo nhục huyễn sang nan hạ thủ
    Bát vu thiêm bỉnh diệc thành phi.

- Nghĩa:
  • Ở núi thỏa thích mặc Đông Tây
    Đạo lớn đâu từng có ngộ mê
    Thịt tốt khoét hư tay chẳng nở
    Bát, tô thêm cán cũng ô dề.
- CHÚ:

Đạo lớn xưa nay chẳng có ngộ mê. Sở dĩ nói có ngộ mê là bởi chúng ta lầm nhận thứ khác, chẳng phải đạo mà cho là đạo, chẳng phải thật mà cho là thật. Khác nào da thịt đang lành lặn mà chúng ta đang tâm khoét thành vết là cái bát, cái tô tra thành cán. Giờ đây chúng ta phải khéo nhận lại cái thật sẵn có của chính mình. Có thế, con đường phiêu lưu vô định của chúng ta mới rút ngắn và chúng ta sớm về quê hương.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 49:
  • Sơn cư cao ngọa thủ thanh hư
    Ẩm trác tùy duyên lạc hữu dư
    Bất dụng tương tâm trừ vọng niệm
    Yếu tri vọng niệm tức chân như.

- Nghĩa:
  • Ở núi nằm khểnh giữ thanh hư
    Ăn uống tùy duyên vui có dư
    Chẳng phải đem tâm trừ vọng tưởng.
    Mới hay vọng tưởng ấy chân như.

- CHÚ:

Ở núi an nhàn mọi vật dụng cũng tùy duyên tiêu dùng, không bận lòng lo lắng chi cả. Như thế chúng ta vui cả ngày và ở đâu cũng an ổn lý thú. Lại vấn đề vọng niệm, nếu có dấy khởi chúng ta liền buông thì tự nhiên vọng lắng, niệm yên, chân như hiện tiền. Bấy giờ một chữ buông cũng bỏ luôn. Lúc đó mới thật sự an ổn sáng suốt. "Đất nước bình yên". Người xưa nói:
  • "Tùy thuận các duyên không quái ngại
    Niết Bàn sanh tử thảy không hoa…"
- Âm 50:
  • Sơn cư tuy thị tiểu mao am
    Đại đạo đương dương trực chỉ nam
    Mạc trụ Hóa Thành vong Bảo Sở
    Trùng gia tinh tấn cấp tu tham.

- Nghĩa:
  • Ở núi tranh cỏ một tiểu am
    Đạo lớn nêu bày có chỉ nam
    Chớ kẹt Hóa Thành quên Bảo Sở
    Càng thêm siêng gắng gấp nên tham.

- CHÚ:

Sơn cư dù chỉ một lều tranh bé bỏng nhưng đó là nơi dừng trú của bậc Đạo nhơn vô tâm, chính là nơi bậc long tượng trong Phật pháp tuyên bày tiêu biểu pháp viên đốn là cương lĩnh làm Phật làm Tổ. Mọi người gắng lên, chớ kẹt ở Hóa Thành mà phải tiến đến Bảo Sở, lại càng nỗ lực tham cứu đắc lực hơn nữa, lấy ngộ làm kỳ hạn. Hóa Thành chỉ là phương tiện tạm ứng thôi, Bảo Sở mới là nơi thường trú an ổn thật sự.
  • Dũng mãnh lên!

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 51:
  • Sơn cư cao ẩn bạch vân trung
    Đa thiểu manh mê bất kiến tung
    Hướng ngoại tầm chơn chơn chuyển viễn
    Khắc chu cầu kiếm uổng thi công.

- Nghĩa:
  • Ở núi cao ẩn tận trong mây
    Nhiều kẻ mù mê chẳng biết tung
    Hướng ngoại tìm chơn, chơn lánh mãi
    Ghi thuyền mò kiếm uổng ra công.
- CHÚ:

Non nước là quê hương, là nơi cao ẩn của kẻ đã buông lại buông. Người đầy mộng mơ chưa thể tìm được gì ở nơi này, nếu gượng tìm cũng chẳng khác kẻ nhắm bên ngoài tìm chân như hoặc ghi thuyền mà mò kiếm báu, chỉ mất công không ích lợi gì cả. Thế thì người muốn tìm chơn, phải làm sao ? Tìm ở đâu ? Hãy thong thả đi, nhìn lại gót chân mà đi, vất mọi sở hữu, sở kiến, dần dần khôi phục phận vị nguyên xưa của mình. Được vậy là về gần đến nhà và nhận ra ông chủ nguyên xưa chân thật của mình.

- Âm 52:
  • Sơn cư bình địa hữu thâm khanh
    Chỉ quí đương nhơn cụ nhãn minh
    Phục hổ hàng long giai mạc sự
    Pháp thân bất động ngộ vô sanh.

- Nghĩa:
  • Ở núi bình địa có thâm khanh
    Chỉ quí người đi mắt sáng lanh
    Trói cọp, dẹp rồng là việc mọn
    Pháp thân chẳng động rõ vô sanh.
- CHÚ:

Người tu cốt thể nhập vô sanh, vô sanh là đối với sanh nhẫn, pháp nhẫn, đương nhân phải thực sự bước vào chỗ không còn dấy khởi nữa. Lại, pháp là đối với các hiện tượng quả báo trước mắt. Nhẫn là đương nhân phải có công lực đủ đạo nhãn nhận chịu tất cả hiện tượng quả báo đó. Có nghĩa là, người tu phải khắc phục và chiến thắng nội ngoại cảnh. Được vậy thì tự nhiên hiện tiền. Cái gì hiện tiền?
  • - Chớ chạy rong. Tối kỵ kiếm tìm!
    - Sanh pháp an bài trí huệ sanh.
(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 53:
  • Sơn cư độc xuất chúng cao phong
    Tứ bích vô y triệt cốt cùng
    Thuyết dữ thế gian hồn bất tín
    Khu khu chỉ đắc tự tiêu dung.

- Nghĩa:
  • Ở núi độc xuất đỉnh cao phong
    Bốn phía cheo leo khó tựa trông
    Nói với mọi người đều chẳng chịu
    Rồi thôi chỉ có một mình thông.
- CHÚ:

Dụng công tu thiền khác nào người ở non cao chót đỉnh, bốn phía chẳng liên hệ, chẳng tựa nương vào đâu. Là con đường triệt cốt độc đáo hơn bất cứ con đường nào. Do vậy mà nói cho người nghe ít ai chịu tin. Rốt rồi chỉ riêng mình mình biết, riêng mình mình thông mà thôi. Con đường này ai tin được tức toàn tin vào tín vị, ai chịu khó bước đi tức mỗi bước vào đất Như Lai, có thể nói con đường thẳng tắt nhất, nhanh chóng và gần gũi quê hương nhất.
  • Tuy nhiên gì là con đường?
    Bốn phương tám hướng đi.
- Âm 54:
  • Sơn cư liên lạc đạo nhơn gia
    Nhứt chủng bình hoài độ tuế hoa
    Cơ khiết kim ngưu vô mễ phạn
    Khát lai tiện ẩm Triệu Châu trà.

- Nghĩa:
  • Ở núi quạnh hiu cảnh đạo gia
    Một tấm lòng vui ngày tháng qua
    Cơm pháp Kim Ngưu ăn đỡ đói
    Khát thôi lại uống Triệu Châu trà.
- CHÚ:

Rừng núi quạnh hiu rất thích hợp với người mà mọi điều trăm mối dứt bặt, gìn một kiên tâm vững chắc, bình thản an ổn, tri túc qua tháng ngày, vọng dấy liền buông. Một chữ buông cũng bặt, lặng lẽ như như. Khi này, đói thì ăn cơm pháp Kim Ngưu, khát uống lấy trà đạo Triệu Châu, sống đầy hương vị giải thoát nhưng trước mắt chẳng còn đối tượng, trong lòng chẳng phân chủ khách, đậm đà an ổn hoàn toàn, một niềm an nhiên tiêu dung, thử hỏi giải thoát cái gì? Gì trói buộc ta? Cũng chưa ổn.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 55:
  • Sơn cư tham học chí cô cao
    Vị đạo vong xu bất đạn lao
    Tọa đáo ngũ canh thiên dục hiểu
    Thanh tùng trích lộ thấp thiền bào.

- Nghĩa:
  • Ở núi tham học chí riêng cao
    Vì đạo quên mình chẳng nại lao
    Ngồi đến canh năm trời rựng sáng
    Tùng xanh móc nhễu ướt thiền bào.
- CHÚ:

Người học Đạo phải đầy đủ ý chí, luôn luôn nêu cao tinh thần cầu tiến, phấn đấu bất khuất, tập trung cao độ ý chí vào công tác duy nhất là: "Quên mình vì đạo, thành tựu đại nguyện". Nhắm thẳng tới trước, bất chấp mọi gian nguy, lấy giác ngộ làm kỳ hẹn, không kéo dài mạng sống cho cuộc đời mà dồn hết sinh mạng cho việc sáng đạo, phát huy năng lực trong việc hành đạo, tận dụng mọi phương tiện để hoàn thành sứ mạng đạt đạo.
  • Thượng cầu Phật đạo
    Hạ hóa chúng sanh.
- Âm 56:
  • Sơn cư ký tích tạm y thê
    Sanh tử hà tằng hữu định kỳ
    Phân phó đương nhơn cao trước nhãn
    Cấp tu đả điểm xuất đầu thì.

- Nghĩa:
  • Ở núi gởi dấu tạm nương về
    Sống thác nào ai biết được kỳ
    Xin nhắn người đời mau tỉnh giác
    Hành trang sắm sẵn kíp quay về.
- CHÚ:

Ta Bà cõi tạm, sống thác chẳng hẹn kỳ. Ai người biết được những bí ẩn trong cuộc giả tạm sống thác bấp bênh này. Thế ấy, kíp mở to đôi mắt đầy đủ đạo nhãn, sẵn sàng tư lương, quày gót tìm về quê cũ. Quê cũ ở đâu?

"Chỉ một niệm không sanh toàn thể hiện". Bấy giờ toàn bày trước mắt chẳng thiếu vật chi. Vậy thì nói quày gót hay quày đầu gì gì cũng chỉ là một lối nói thôi. Trọng điểm ở chỗ "Một niệm không sanh" tức nhiên hiện tiền.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 57:
  • Sơn cư kết thảo tại trùng nham
    Hỉ đắc phiên thân xuất náo lam
    Tri túc tiện vi an lạc quốc
    Mạc giáo quá phận thái vô tàm.

- Nghĩa:
  • Ở núi kết cỏ ở gành non
    Mừng được rời thân khỏi lối mòn
    Biết đủ là vui niềm an lạc
    Thẹn thuồng quá phận khó chu toàn.

- CHÚ:

Vui về ẩn thân chốn núi non là tránh được chỗ đông đảo ở xóm làng. Biết đủ là một vị thuốc an thần khỏe mát nhất đối với người tu. Bất cứ ai nếu dùng đến liều thuốc "biết đủ" này, tức nhiên trọn đời an ổn khoái lạc. Tóm lại hành giả trong Tông môn phải có tư cách độc lập, tự quyết và tinh thần tự trọng. Lấy bài học "mong cầu quá phần" làm đề tài tự kiểm hàng ngày để thực hiện hoàn chỉnh nếp sống tri túc thanh cao, giải thoát cho chính mình.

- Âm 58:
  • Sơn cư khổ hạnh nhứt đầu đà
    Phế tẩm vong san tự trác ma
    Liễu đắc duy tâm chân Tịnh Độ
    Phương tri Cực Lạc tại Ta Bà.

- Nghĩa:
  • Ở núi hạnh khó nhất đầu đà
    Bỏ ngủ quên ăn giũa mài ta
    Thấu lẽ duy tâm chân Tịnh Độ
    Mới hay Cực Lạc tại Ta Bà.
- CHÚ:

Hạnh đầu đà là mười hai hạnh khó khổ nhất của người tu sĩ. Sãi núi này dùng trang nghiêm bản thân, mài giũa cái ta, trau dồi ý chí. Duy tâm Tịnh Độ hay tỉnh giác hiện tiền là cao điểm sãi tôi phải thầm nhận thực sống.

Bao lâu người tu chúng ta sống được duy tâm Tịnh Độ tức nhiên chúng ta cũng sẽ nhận ra Cực Lạc hiện tiền, khỏi phải chạy tìm hay cầu cạnh đâu khác. Hãy nối dài dòng niệm hiện tại liên tục bằng công phu tỉnh giác của mình.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 59:
  • Sơn cư thắng cảnh dị tầm thường
    Phổ thị chư nhơn bất phú tàng
    Thủy điểu thọ lâm tuyên diệu pháp
    Cao sơn bình địa tổng Tây phương.

- Nghĩa:
  • Ở núi cảnh đẹp khác tầm thường
    Khắp để người xem chẳng dấu tàng
    Chim nước cây rừng bày diệu pháp
    Non cao đất phẳng thảy Tây phương.
- CHÚ:

Cảnh tùy tâm hiện, tâm đã thanh tịnh lặng yên thì cảnh nào chẳng là cảnh xinh tươi siêu thoát. Đã thế, chim nước cây rừng, non cao đất phẳng đâu không là Cực Lạc Tây phương, đều tuyên dương diệu pháp. Do đó nên nói: "Cảnh trí nơi đây khác tầm thường" và cảnh trí tươi đẹp siêu thoát đó phơi bày cho tất cả mọi người xem không hề dấu diếm bất cứ ai. Nhưng phải xem bằng cách nào đây? Lấy con mắt gì mà xem?

Tâm thanh tịnh lặng lẽ là hơn hết.

- Âm 60:
  • Sơn cư phu tọa nhứt bồ đoàn
    Nhựt dụng công phu tại phản quan
    Bổn mệnh nguyên thần tri lạc xứ
    Thiệt đầu bất bị biệt nhơn man.

- Nghĩa:
  • Ở núi ngồi vững một bồ đoàn
    Hằng dụng công phu tự phản quan
    Bổn mạng nguyên thần đà biết trước
    Lưỡi đầu khỏi bị kẻ khi man.

- CHÚ:

Chỗ dụng công của Thiền gia là tự phản quan quan tự tánh, cũng gọi là phản quan tự kỷ bổn phận sự. Việc làm này là việc làm bổn phận của mình nên nói bổn phận sự là vậy. Thiền gia luôn luôn tỉnh thức và hằng xét soi lại mình. Đến khi nào nhào nặn công phu được thành khối lại càng tỉnh táo đắc lực hơn nữa, thời tiết nhân duyên đến tự nhiên sôi động, một tiếng nổ vang, mười phương thấu thoát. Và đây là điểm ta phải dẹp bỏ thân mạng (tan thân mất mạng) bước lên đài vinh quang. Chỉ đoán mò thôi!

Kẻ chỉ nói ăn không khi nào no bụng đói.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 61:
  • Sơn cư khách đáo vấn công phu
    Tịch chiếu song vong nhứt tự vô
    Mạc quái lão tăng vô pháp thuyết
    Tùng lai lại đắc khởi quy mô.

- Nghĩa:
  • Ở núi khách đến hỏi công phu
    Tịch chiếu đều quên một chữ vô
    Chớ lạ Thầy già không pháp nói
    Lâu nay lười biếng có qui mô.

- CHÚ:

Chỗ hạ thủ của Thầy già này là "Tịch chiếu đều quên". Nếu có người bất thần gạn hỏi, Thầy già chỉ đáp vỏn vẹn một chữ "Vô". Ngoài ra Thầy già không có pháp gì để nói cho người và đó là chỗ Thầy già lười biếng có qui mô. Cũng có thể nói, đây là chỗ an nhàn tự tại, không một vật dính mắc, không một pháp xứng tình, vượt ngoài năng sở đối đải. Cả hai tịch chiếu đồng thời quên, chỉ sinh động một bình thường lặng lẽ như như thôi. Tuy nhiên ngồi lâu thấm mệt. Lại làm sao?

Cũng không việc gì bên ngoài cả.

- Âm 62:
  • Sơn cư duy trí nhất thiền sàng
    Định lý tâm vong pháp diệc vong
    Lâm Tế Đức Sơn thi bỗng hát
    Lão tăng bất động kiến Không Vương.

- Nghĩa:
  • Ở núi chỉ để một thiền giường
    Tâm pháp cả hai thảy chẳng nương
    Lâm Tế Đức Sơn còn đánh hét
    Lão tăng lẳng lặng thấy Không Vương.
- CHÚ:

Sãi núi dạo này tâm pháp cả hai đều quên, năng sở cả hai đều bặt. Chỗ vì người chỉ cốt một giường Thiền. Người xưa chỗ vì người thảy còn gậy hét. Sãi núi ở đây bất động, chỉ thế ấy liền thấy Không Vương, chẳng rời mảy tóc. Nhìn sững ngó sững, chớp mắt qua mất một thời thuận lợi. Phải tỉnh tỉnh phân rành chớ là ngà không tốt. Hãy nói gì là tỉnh tỉnh?
  • Chớ lầm vọng tưởng. Lầm qua rồi!
    Một tiếng quát!
(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 63:
  • Sơn cư tự tại khả tàng thân
    Thiên hạ tri tâm hữu kỷ nhân,
    Trừ khước ngã gia thân đích tử
    Thế gian nghi giả bất nghi chân.

- Nghĩa:
  • Ở núi thư thả để tàng thân
    Thiên hạ biết tâm có mấy người
    Trừ có nhà ta con ruột thịt
    Người đời đều giả chớ chẳng chân.
- CHÚ:

Hành giả trong Tông môn trước nhất phải nhận ra ông chủ của mình và tới lui sinh hoạt với ông chủ, ngoài ông chủ ra không có một pháp thật. Hay nói một cách khác ngoài tâm ra không có một pháp nào thật để vọng cầu chấp thủ. Thế thì không thể không biết tâm. Vậy tâm là gì ? Chúng ta thử hạ một chuyển ngữ xem. Rốt cùng rồi cũng không việc để bàn mưu. Ta lại nói xem chỗ ý thánh tình phàm bặt. Làm sao bặt?
  • - Bặt, bặt.
    - Cũng không đứng vững.


- Âm 64:
  • Sơn cư trần cấu bất tương xâm
    Tự tại tiêu dao lạc đạo tâm
    Thử sự nhơn nhơn giai khả học
    Bổn lai phi cổ diệc phi câm.

- Nghĩa:
  • Ở núi bụi nhớp chẳng vào mình
    Lòng đạo tiêu dao một cõi xinh
    Việc ấy mọi người có thể học
    Vốn không kim cổ cũng nghiêng chinh.
- CHÚ:

Trí huệ Bát Nhã đã phát triển thì mọi thứ mộng mơ đều chấm dứt. Khi này lòng đạo tiêu dao một cõi thảnh thơi an ổn và điểm này mọi người đều có thể học hành thông đạt, dù rằng nó vốn chẳng phải là vật chinh nghiêng, là đồ kim cổ. Phải ngay đó mà nhận mà hành trì. Được vậy một đời tiêu dao thích thú. Còn như một niệm dấy chẳng chịu buông, tức nhiên mê mờ bao phủ và cứ thế mà suốt kiếp trầm luân, đời đời lang thang trong lục đạo khổ thú. Ôi chao! Khéo bước chớ có chinh nghiêng.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 65:
  • Sơn cư cùng lý tự hoan ngu
    Bất bị hư danh huyễn tướng câu
    Tam giáo bản lai đồng nhất thể
    Phi Tăng, phi Đạo diệc phi Nhu.

- Nghĩa:
  • Ở núi tột lý tự mình vui
    Chẳng bị danh hư tướng huyễn thu
    Ba giáo vốn là đồng một thể
    Không Tăng không Đạo cũng không Nhu.
- CHÚ:

Chỗ tột lý tự mình nhận thôi. Chỗ này mọi hư danh tướng huyễn đều mất hiệu năng. Chính đương nhơn phải gánh vác. Từ cứ điểm này mà nhìn, thì toàn thể một màu tịnh thanh, mọi danh ngôn hoặc ý đều dứt bặt, chẳng luận Nho Thích, tất cả đều trôi chảy an nhiên trong dòng chân thể vô trước. Bấy giờ gọi gì cũng được vì cùng một nguồn chân thể phát xuất, như nước trăm sông không ngại dồn về biển cả là: Biển Diệu tịnh minh tâm hay tánh tịnh minh thể.
  • Dừng! Dừng!

- Âm 66:
  • Sơn cư tĩnh địa ám ta hu
    Hồng tử phần phân phản loạn chu
    Yếu thức tiên thiên giai thử lý
    Cốc thần thái cực tức chân như.

- Nghĩa:
  • Ở núi đất vắng lặng than thầm
    Hồng tía đua nhau trái loạn chu
    Phải biết tiên thiên đều lý đó
    Cốc thần thái cực ấy chân như.
- CHÚ:

Quên thể chạy theo dụng thì muôn hồng ngàn tía đồng sanh gọi là bội giác hợp trần, bỏ dụng trở về thể thì trăm sông đổ vào biển gọi là bội trần hợp giác. Bội trần hợp giác thì cùng lý tột thể, là chỗ quy nguyên uyên nguyên, Cốc thần Thái cực Chân như đều có mặt, từ vũ đài này mà nhắm nên nói: "Phải biết tiên thiên đều lý đó là vậy". Lại bội giác hợp trần thì con thuyền mải miết ra khơi, từng phút giây xa dần nguồn cội, thế đồ phiêu bạt điêu linh. Ô hô! Sóng gió ngập trời, dạt trôi khổ thú.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 67:
  • Sơn cư nhàn xứ lạc thanh u
    Tán lự tiêu dao đắc tự do
    Trầm mặc tịch liêu tình niệm tận
    Trú miên tịch tẩm vạn duyên hưu.

- Nghĩa:
  • Ở núi nhàn nhã chốn thanh u
    Quẳng hết dong chơi tự do thôi
    Thầm lặng vắng tanh tình niệm sạch
    Đêm nằm ngày ngủ trăm việc rồi.
- CHÚ:

Cái tự do tự tại của người tu là trăm việc buông hết, quẳng ném các duyên thong thả dong chơi, chẳng còn bị bất cứ vấn đề gì câu thúc thân tâm nữa. Nên nói: "Thầm lặng vắng tanh tình niệm sạch". Đã thế thì "đêm nằm ngày ngủ trăm việc rồi". Tinh thần này nếp sống này, người ngoại cuộc không làm sao cảm thông hay so lường nổi, phải chính đương nhân cảm nhận thụ hưởng mà thôi. Có thể nói rằng: "Cái tự do tự tại của người đời quan niệm chỉ là phần ngoại tại của vấn đề, không dính dáng gì với cái tự do tự tại thật sự của người tu".

- Âm 68:
  • Sơn cư không tịch học vô vi
    Quá khứ nhân duyên mạc yếu tri
    Hiện tại thượng ưng vô sở trụ
    Vị lai khởi khả dự tiền tư.

- Nghĩa:
  • Ở núi trống lặng học vô vi
    Những việc qua rồi chớ nghĩ chi
    Hiện tại hãy còn vô sở trú
    Vị lai há dễ nghĩ cùng suy.

- CHÚ:

Tương đối tạm chia có ba thời gian nhưng ngay trong bản chất của chính nó đã không thật rồi. Đó chỉ là khái niệm cụ thể hóa thôi. Kinh nói: "Tâm quá khứ chẳng thật có, tâm hiện tại cũng không cố định, tâm vị lai thì lăng xăng mãi không dừng". Nói gọn là tâm trong ba thời gian đều không thật, mọi hiện tượng trước mắt ta cũng đều không thật, chúng chỉ tạm gá nương nhau và hội đủ các yếu tố nhân duyên thì hình thành trong một giới hạn nào đó. Các hành giả hãy bước sang một giai đoạn nữa là tìm lấy chân thật và sống thật với nó.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: SƠN CƯ BÁCH VỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

- Âm 69:
  • Sơn cư mặc tọa dưỡng hi di
    Ngạch hạ tàng châu yếu bảo trì
    Khai khẩu hướng nhơn ngôn bất đắc
    Điểm đầu duy hứa tự gia tri.
- Nghĩa:
  • Ở núi ngồi lặng dưỡng tâm linh
    Hạt châu trên trán khéo giữ gìn
    Mở miệng với người lời chẳng có
    Gật đầu chỉ để tấc lòng tin.
- CHÚ:

Phải sống thật với thể chân thật bất diệt của mình và gìn giữ nó như tráng sĩ gìn giữ hạt châu quí báu trên trán. Sự tình này tự mình mình hay, không thể mở miệng nói với người khác được. Nên nói: "Mở miệng với người lời chẳng có, âm thầm chỉ để tấc lòng tin". Chỗ này kẻ nào tin đến chấp nhận, là người đại lực lượng có thể chu toàn sứ mạng Như Lai. Kính khuyên tất cả Điều Ngự Tử chớ nên chết cứng trong lớp võ cũ rích của mình. Hãy chuyển mình nhảy vào giai đoạn mới với tinh thần vô trước và niềm thanh cao siêu thoát sẵn có của mình.

- Âm 70:
  • Sơn cư độc lạc tự gia tri
    Tả hữu phùng nguyên nhậm sở chi
    Tâm địa nhược năng vô quái ngại
    Hà phương thuyết kệ dữ ngâm thi.
- Nghĩa:
  • Ở núi vui thích một mình hay
    Bốn phía đều như mặc đó đây
    Nếu được cõi lòng không khuất lấp
    Mặc tình ngâm vịnh sống qua ngày.
- CHÚ:

Tâm như cảnh như tất cả đều như. Khi này trong lòng tràn trề vui thích. Đây trăng nước trời mây, đây rừng núi chập chùng với bao gấm vóc, với nét uy nghiêm tất cả làm thành như cùng về một màu tươi sức sống. Đó là sức sống Thiền, sức sống của nội tại hùng mạnh dâng cao phát sáng hợp nhất với tất cả. Hiện thành tất cả. Đến điền địa này, hành giả an nhiên linh động, giàu thôi của báu vô lượng, mặc tình ngâm vịnh suốt ngày, thích thú cao sang muôn thuở.
  • Một tiếng quát!
(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách