Ngũ Tổ ngữ Lục (TS Hoằng Nhẫn)

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Ngũ Tổ ngữ Lục (TS Hoằng Nhẫn)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN

Kinh Thập Địa nói “ Trong thân chúng sinh có Phật tánh Kim Cang “. Ví như mặt trời tròn đầy sáng suốt, rộng lớn không ngằn mé. Chỉ vì mây đen ngũ ấm che đậy, như ngọn đèn để trong bình, ánh sáng không thể chiếu soi. Ví như thế gian, tám hướng mây mù đều dậy, khắp nơi đều tối tăm. Mặt trời đâu có tan hoại, tại sao không có ánh sáng ? Ánh sáng nguyên không hoại, vì bị mây mù che. Tâm thanh tịnh của tất cả chúng sinh cũng như thế. Chỉ vì bị mây đen vịn theo vọng niệm phiền não và các kiến chấp che đậy. Nếu hay giữ tâm lắng lặng, vọng niệm không sanh thì pháp Niết Bàn tự nhiên hiển hiện. Cho nên biết tâm mình xưa nay thanh tịnh.

Chơn tâm này tự có, không từ ngoài đến, không ràng buộc trong ba đời. Chỗ chí thân không gì hơn tự giữ tâm này. Nếu có người biết tâm, giữ tâm ắc đến bờ kia. Người mê tâm bỏ tâm thì đọa tam đồ. Chư Phật trong ba đời đều lấy tâm làm bổn sư. Luận nói “ Rõ ràng giữ gìn tâm thì vọng niệm không khởi, tức là vô sanh ”. cho nên biết tâm là bổn sư .

Chư Phật mười phương ngộ đạt pháp tánh, đều tự nhiên chiếu sáng nơi nguồn tâm, vọng tưởng không sanh, chánh niệm không mất, tâm ngã sở diệt, nên không thọ sanh tử, không sanh tử nên rốt ráo vắng lặng, cho nên muôn cái vui đầy đủ. Tất cả chúng sanh mê chơn tánh không biết gốc tâm, các thứ vọng duyên. Không tu chánh niệm nên tâm yêu ghét dấy khởi. Do yêu ghét nên hồ tâm bị bể chảy nên có sanh tử. Có sanh từ thì các khổ đều hiện. Kinh Tâm Vương nói “ Chơn như Phật tánh lặn trong biển sáu thức thấy biết, chìm đắm sanh tử, không được giải thoát ”. Cố gắng lãnh hội chỗ ấy, giữ chơn tâm thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, tự nhiên cùng Phật bình đẳng không hai.

Biết tâm nên ngộ, mất tánh nên mê, duyên đến liền hiệp, nói không thể cùng, chỉ tin quả quyết gìn giữ tâm mình . Kinh Duy Ma nói “ Không tự tánh, không tha tánh, pháp xưa không sanh nay cũng không diệt. Ngộ pháp này liền lìa hai bên vào trí vô phân biệt ”. Nếu người hiểu được nghĩa này chỉ khi tu biết được pháp yếu giữ tâm là bậc nhất. Ở đây nói giữ tâm là cội gốc của Niết Bàn, là yếu môn vào đạo, là tông của mười hai bộ kinh, là tổ của chư Phật ba đời.

Thể của Niết Bàn là vắng lặng, vô vi, an lạc. Tâm ta đã là chơn như. Vọng tưởng thì đoạn, vì đoạn vọng tưởng nên đủ chánh niệm, vì đủ chánh niệm nên trí tịch chiếu sanh, vì trí tịch chiếu sanh nên đạt tột pháp tánh, vì đạt tột pháp tánh nên được Niết Bàn. Cho nên biết giữ tâm mình là cội gốc Niết Bàn.

Kinh nói “ Chỉ chắp một tay, lấy móng tay vẽ hình tượng Phật hoặc tạo công đức như cát sông Hằng đều thành Phật đạo, chỉ là Phật giáo hóa chúng sinh không trí tuệ, tạo nghiệp được quả báo thù thắng ở đời sau, gây nhơn thấy Phật . Nếu người mong sớm thành Phật nên giữ chơn tâm. Trong ba đời, chư Phật nhiều vô lượng vô biên, nếu có một vị không giữ tâm mà thành Phật, hoàn toàn vô lý. Cho nên kinh nói “ Cột tâm một chỗ không việc gì chẳng xong “. Thế nên biết giữ chơn tâm là yếu môn vào đạo.
(trang 13)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngũ Tổ ngữ Lục (TS Hoằng Nhẫn)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ở trong tất cả kinh, Như Lai nói tất cả tội phước, tất cả nhân duyên quả báo, dẫn tất cả núi sông, cỏ cây, quả đất ….. các thứ, đề ra thí dụ nhiều vô lượng, vô biên hoặc hiện thần thông vô lượng các thứ biến hóa, chỉ là Phật giáo hóa chúng sinh không trí tuệ, lại đầy các thứ tâm dục, tâm hành muôn vàn sai khác. Nên biết Như Lai từ cửa tâm kia dẫn vào nhất thừa.
Chúng ta đã thể nhận Phật tánh của chúng sinh xưa nay thanh tịnh, như mặt trời bị mây che. Chỉ cốt rõ ràng giữ chơn tâm, mây vọng niệm hết, mặt trời trí tuệ liền hiện. Đâu cần học nhiều những cái thấy biết, tất cả nghĩa lý và việc trong ba đời. Ví như lau gương, bụi hết, ánh sáng tự nhiên hiện. Nay ở trong tâm vô minh mà học được, tron không kham. Nếu hay rõ ràng, không mất chính niệm, trong tâm vô vi học được, ấy là chơn học. Tuy nói chơn học, trọn không có chỗ học. Vì cớ sao ? Vì ta và Niết Bàn cả hai đều không. Lại không hai, không một nên không có chỗ học. Pháp tánh tuy không, cần phải rõ ràng giữ chơn tâm, để vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt. Kinh Niết Bàn nói “ Người biết Phật không nói pháp, ấy gọi là đa văn đầy đủ ”. Nên biết giữ chơn tâm là tông của mười hai bộ kinh.
Chư Phật ba đời đều từ tâm tánh sanh. Trước do giữ chơn tâm vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, sau mới được thành Phật. Cho nên biết giữ chơn tâm là tổ của chư Phật ba đời.
Nay tôi mong ông tự biết bản tâm là Phật nên ân cần khuyên ngăn ông, ngàn kinh muôn luận không hơn giữ chơn tâm. Đó là pháp yếu vậy. Nay tôi đem kinh Pháp Hoa chỉ cho ông, những vật đại xa, bảo thành, minh châu, diệu dược v v ….. ông tự không nhận, không uống thì mãi nghèo khổ, làm sao hội được. Nếu vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt thì tất cả công đức tự nhiên viên mãn, không nhờ cầu bên ngoài mà được. Trong biển khổ sinh tử, ở tất cả chỗ chánh niệm xét tâm, chớ thích cái vui hiện tại mà gieo giống khổ đời sau, dối mình dối người, không thoát khỏi cái khổ sinh tử. Cố gắng! cố gắng! Chớ để ba thời qua suông, luống mất công phu. Kinh nói “ Thường ở trong địa ngục như dạo hoa viên, tại các đường ác như nhà của mình “. Chúng sanh chúng ta ngày nay như thế. Không biết kinh sợ kẻ giết người (vô thường), trọn không có tâm vượt ra. Lạ thay! Khổ thay!
(trang 16)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngũ Tổ ngữ Lục (TS Hoằng Nhẫn)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nếu có kẻ mới học tọa thiền, y kinh Quán Vô Lượng Thọ ngồi ngay thẳng chánh niệm, mắt nhắm, miệng ngậm, tâm nhìn thẳng tới trước tùy ý xa gần, một ngày tưởng giữ chơn tâm, niệm niệm chớ trụ. Khéo điều hòa hơi thở, chớ để chợt thô, chợt tế dễ khiến người thành bệnh. Ban đêm giờ ngồi thiền, hoặc thấy tất cả cảnh giới thiện ác, hoặc nhập các tam muội xanh, vàng, đỏ, trắng v v…..hoặc thấy thân Phật phát ra hào quang lớn, hoặc thấy thân tướng Phật, hoặc thấy các thứ biến hóa, chỉ nên nhiếp tâm, chớ nên đắm trước, thảy đều là không, do vọng tưởng mà thấy vậy. Kinh nói “Cõi nước mười phương đều như hư không, ba cõi hư dối chỉ là một tâm làm ra “. Nếu không được định, không thấy tất cả cảnh giới cũng không nên lấy làm lạ, chỉ nên trong đi, đứng, ngồi, nằm thường rõ ràng giữ chơn tâm. Hội được thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt , tất cả muôn pháp không ra ngoài tâm mình. Chư Phật sở dĩ nói rộng như thế, nhiều lời dạy bảo, thí dụ chỉ vì chúng sanh hạnh hạnh không đồng nên khiến có giáo môn sai biệt. Kỳ thật bốn muôn tám ngàn pháp môn , vị thể của hàng tam thừa vào đạo, hạnh tông của bảy mươi hai vị hiền, chẳng qua tâm mình là gốc. Nếu người hay tự biết bản tâm, niệm niệm mài luyện chớ trụ, tức tự thấy Phật tánh. Trong mỗi niệm thường cúng dàng chư Phật nhiều như số cát sông Hằng ở khắp mười phương, mỗi niệm thường chuyển mười hai bộ kinh. Nếu người rõ được nguồn tâm này thì tất cả tâm nghĩa tự hiện , tất cả nguyện đầy đủ, tất cả hạnh viên mãn, tất cả đều xong, không còn thọ thân sau. Hội được thì vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, bỏ thân này rồi nhất định được vô sanh không thể nghĩ bàn, cố gắng! cố gắng! Không gì lớn bằng. Lời nói chân thực không dối như thế rất khó được nghe. Trong số chúng nhiều như cát sông Hằng, đâu bằng có một người nghe mà hay thực hành. Trong số kiếp ức xoa ít có được một người thực hành đến cứu cánh. Khéo khéo tự an, tự tịnh, khéo điều các căn, xem thấu nguồn tâm hằng khiến soi sáng thanh tịnh, chớ để tâm vô ký sanh.
(trang 17)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngũ Tổ ngữ Lục (TS Hoằng Nhẫn)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Những người nhiếp tâm, vì không bị duyên cảnh bên ngoài nên tâm thô tạm dừng chút ít . Bên trong khi luyện chơn tâm, tâm chưa được thanh tịnh , trong đi đứng ngồi nằm thường để ý xem tâm, vẫn chưa có thể rõ ràng thanh tịnh riêng soi nguồn tâm, ấy gọi là tâm vô ký. Cũng còn là tâm lậu, vẫn chưa thoát khỏi bênh lớn sinh tử, huống là người trọn không giữ chơn tâm, người ấy chìm đắm trong biển khổ sinh tử, biết có ngày nào được ra? Thật đáng thương! Cố gắng! Cố gắng!
Kinh nói “ Chúng sanh nếu không phát lòng thành, nơi ba đời, dù có gặp chư Phật như số cát sông Hằng cũng không làm được gì “.
Kinh nói “ Chúng sinh biết tâm tự độ, Phật không thể độ chúng sinh “.Nếu Phật hay độ, thì trong quá khứ chư Phật nhiều như số cát sông Hằng, cớ sao chúng ta không thành Phật ? Chỉ vì trong không tự phát lòng thành nên phải đắm chìm trong biển khổ! Cố gắng! Cố gắng! Cấp thiết cầu bản tâm, chớ để vọng lậu.

Quá khứ không biết, đã qua cũng chẳng làm gì kịp. Nay thân hiện tại được nghe diệu pháp, khuyên nhau rành rẽ hiểu rõ lời này. Rõ biết giữ tâm là đạo thứ nhất, mà không chịu phát tâm chí thành cầu nguyện thành Phật thọ vô lượng tự tại khoái lạc , cứ mãi chạy theo thế tục tham cầu danh lợi, đời sau đọa trong địa ngục lớn chịu đủ thứ khổ não. Đem cái gì thay thế ? làm sao ? làm sao ? Cố gắng! Cố gắng! Chỉ hay mặc áo rách, ăn cơm hẩm, rõ ràng giữ chơn tâm, giả vờ như người ngu không hiểu lời nói, ít tổn khí lực mà được hiệu dụng, ấy là người đại tinh tấn.

Người thế gian mê lầm không hiểu lý này, trong tâm vô minh, làm nhiều việc gian khổ tu các tướng lành, mong được giải thoát mà trở lại sanh tử. Nếu người rõ ràng không mất chánh niệm mà cứu độ chúng sanh, ấy là Bồ-Tát hữu lực, Nói tha thiết với các ông “ giữ tâm là bậc nhất “, nếu không siêng năng giữ tâm, thật là người quá ngu. Chẳng những một đời hiện tại chịu khổ mà còn muôn kiếp sau này mang họa.

Không biết lời gì để dặn dò ông, này Bát phong thổi chẳng động, thật là núi trân bảo vậy. Nếu người biêt quả thể, đối với vạn cảnh khởi tác dụng như hà sa, biện luận như lưu, hợp bệnh cho thuốc, mà hay vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, thật là bậc đại trượng phu xuất thế, khi Như Lai còn tại thế khen ngợi không dứt. Tôi nói lời này là chí tâm khuyên ông “ Không sanh vọng niệm, tâm ngã sở diệt “. Ấy là kẻ xuất thế vậy.
(trang 19)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngũ Tổ ngữ Lục (TS Hoằng Nhẫn)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế nào là tâm ngã sở ?
Là có một chút tâm cho là ta hơn người, tự nghĩ ta hay như thế. Tâm ngã sở ấy là bệnh trong Niết Bàn. Kinh Niết Bàn nói “ Ví như hư không hay dung vạn vật, mà hư không này hay tự nghĩ: ta hay hàm dung như thế “. Thí dụ này để nói tâm ngã sở diệt tiến vào kim cang tam muội.

Người tu lo rằng : tâm xét biết khởi lên là tâm lậu. Muốn quên tâm thì trụ nơi mờ mịt vô minh lại không hợp lý. Muốn dừng tâm không duyên nghĩa tức là ác thủ không, tuy thọ thân người mà làm hạnh súc sanh. Khi ấy không có phương tiện định huệ, không thể hiểu rõ thấy được Phật tánh. Chính là chỗ người tu chìm đắm. Nêu muốn đến Vô Dư Niết Bàn, xin chỉ cho chơn tâm.
Hội thì lòng tin đầy đủ, chí nguyện thành tựu, tâm an ổn yên lặng. Lại một lần nữa dạy ông khéo tự thân tâm yên lặng, tất cả không duyên theo gì, ngồi ngay thẳng chánh niệm, khéo điều hòa hơi thở, xét lại tâm này không ở trong, không ở ngoài, không ở chặng giữa, an ổn như như, quán được yên lặng thuần thục thì thấy rõ dòng tâm thức này trôi chảy như dòng nước, như sóng nắng, liên tục chẳng dừng. Khi thấy thức này chỉ là không ở trong, không ở ngoài, an ổn như như, quán được yên lặng thuần thục thì xoay lại tiêu dung lóng đứng rỗng lặng. thức trôi chảy này nhẹ nhàng tự diệt. Diệt được thức này rồi là diệt được cái chướng hoặc trong chúng Bồ-Tát bậc Thập Địa. Thức này diệt rồi, tâm kia liền lóng lặng, trong sạch, sáng sủa, an lành. Tôi không thể nói hết hình trạng của nó. Ông muốn biết rõ, lấy kinh Niết Bàn, quyển thứ ba, phẩm Kim Cang Thân và kinh Duy Ma, quyển thứ ba, phẩm Kiến A Súc Bệ Phật, tâm chín chắn, thong thả, xem xét thật kỹ sẽ thấy. Nếu người này trải lâu, thật được thuần thục , hay khi đi đứng ngồi nằm, và đối với ngũ dục , bát phong không mất tâm ấy , người đó hạnh thanh bạch đã lập, việc làm đã xong, cứu cánh không thọ thân sanh tử. Đây là người tu mài luyện Phật tánh. Chớ lấy làm lạ sao thân này không được tự tại. Kinh nói “ Thế gian chỗ không có Phật trụ, Bồ-Tát không được hiệu dụng “, cốt thoát khỏi báo thân này. Chúng sanh đời quá khứ căn có lợi, độn không thể phán xét. Bậc thượng thì trong khoảng một niệm, bậc hạ thì vô lượng kiếp. Nếu khi có lực thì tùy tánh chúng sanh khởi thiện căn Bồ-Tát tự lợi, lợi tha trang nghiêm cõi Phật. Cần phải hiểu rõ tứ y mới cùng tột thật tướng, nếu y văn chấp thì mất chơn tông. Các Tỳ Kheo, các ông học xuất gia tu hành, xuất gia là ra khỏi ngục sanh tử, ấy gọi là xuất gia. Chánh niệm đầy đủ, tu hành được thành , cho đến cắt từng mảnh thân này , khi mạng sắp chết cũng không mất chánh niệm, liền được thành Phật”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách