CHỨNG ĐẠO CA

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bình viết:
Đâu biết rằng tìm tâm là “sai tâm đi bắt tâm” thì làm sao bắt được. Há không biết tìm là tâm tìm, bắt là tâm bắt. Làm sao mình tự bắt mình được ? Chỉ cần đừng làm, thế là tự mình tìm được mình, tự mình bắt được mình.
Ngừng lại, đừng làm là một hành đông vô vi mà có công dụng lớn.
Minh Thiện viết:
Công năng: TÍNH BIẾT lại bỏ đi ?


Sao lại bỏ đi ? ngừng lại, đừng làm không có nghĩa là không biết. Không tìm kiếm nữa, nhưng vẫn biết rằng đó là nó.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Con muốn thành Phật. Giúp con với!

kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nam mô A-Di-Đà Phật
Tôi chưa kiến tánh làm sao giúp được. Mới biết sơ sơ về Phật pháp thôi.
Không ai giúp được ai, phải tự mình đi, tự mình đến .
Xem các ngữ lục của chư tổ, và xem kinh sách đại thừa. có nhiều chỗ chỉ tâm rất rõ, Rồi sau đó quay về quán xét nơi mình, xem tâm là cái gì. Cái gì là gần nhất. ( sẽ tuần tự có kết quả. Mình càng nhẹ nghiệp càng mau có kết quả)

Chúc đạo hữu đạt kết quả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Con muốn thành Phật. Giúp con với!
DH Muốn Thành Phật Thì Phải Thực Hành Theo Lời Phật Dạy.

Đức Phật Lúc Còn Là Phàm Phu Thì Cũng Đã Phải Thực Hành Theo Lời Dạy Của Chư Phật Quá Khứ.

Phương Pháp Thì Đức Phật Đã Dạy Rõ Ràng Rồi Chỉ Còn Chờ DH Thực Hành.

Không Ai Tu Dùm Ai Được.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thực hành lời Phật dạy là được thành Phật?


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thực hành lời Phật dạy là được thành Phật?
Nếu Thật Sự Thực Hành Chân Chánh.

Đầy Đủ Phước Trí Thì Thành Phật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Sao ông không tin lời Phật dạy rằng chúng ta có Phật Tính, và rằng "Ta là phật đã thành, các ngươi là phật sẽ thành".

Sao ông không tự tinh nơi chính mình có sẵn đức tánh trí huệ của Như Lai. Nếu ông không có sẵn thì làm sao ông thấy nghe hay biết (diệu dụng).

Chúng ta sống hằng ngày với nó mà không hay biết như Kinh Pháp Hoa, gã cùng tử vốn có viên học vô giá bên mình bao nhiêu năm, mà vẫn làm kẻ nghèo cùng.

Tu hành chính là quay trở lại với chính mình và sống thực với mình. Mình ở đây không phải là cái thân nầy, nhưng ngoài thân nầy thì không biết được cái diệu dụng của chính mình. Cho nên phải dùng thân nầy mà tu tập, mà trở về với chính mình. Chư Phật Bồ Tát thánh hiền đều dùng thân người mà tu hành cả.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thường một mình, thường tản bộ,
Đạt đạo giả lại qua Niết Bàn lộ
Điệu xưa thần nhẹ dáng thanh thanh
Xương cứng thân gầy ai chiếu cố ?

Hèn con Phật, miệng xưng nghèo,
Rõ thật thân nghèo, đạo chẳng nghèo.
Nghèo ắt thân thường manh áo chắp
Đạo ắt tâm hằng châu báu đeo.

Châu báu đeo, dùng chẳng hết,
Tùy duyên rải khắp thèm keo kiết.
Ba thân, bốn trí thể tròn nguyên,
Tám giải, sáu thông tâm ấn hiệp.

Bậc cao một quyết là xong hẳn,
Kẻ thấp càng nghe lại lắm ngờ.
Hãy vứt trong lòng manh áo bẩn
Xá gì tinh tiến hướng ngoài khoe ?


Bậc đạt đạo mỗi lần nhập thiền là mỗi lần dạo đến Niết Bàn. Dĩ nhiên là chỉ có một mình. Dù cho trong thiền đường có cả trăm vị ngồi thiền, nhưng ai cũng thấy chỉ có một mình. Mà quả thật, chỉ có một người dạo đến đó. Những thiền sinh này tập trung ở các thiền viện, họ tự làm lấy mà ăn trong tinh thần: “ Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực “, mà cũng chỉ là cơm rau, dưa muối qua ngày , Cái chính là làm sao tỏ ngộ ngay trong đời này, do đó họ không quan tâm đến ngoại hình, tất nhiên ai cũng “xương cứng thân gầy ”, không người chiếu cố. Không ai chiếu cố có hai nguyên nhân : Thứ nhất các thiền viện, để tiện cho việc tu tập, tránh bị thế nhân nhiễu loạn nên thường xây dụng trên núi, nơi hẻo lánh ít người qua lại. Thứ Hai là các thiền nhân ấy cũng không muốn và không cần ai chiếu cố đến họ, có đến cũng chỉ làm rộn họ mà thôi.

Các sư tử con này, hiển nhiên là bề ngoài nghèo khổ, mặc áo rách, ăn cơm hẩm, nằm sàn gỗ v v… Nhưng dù nghèo hèn cũng là con Phật. Mà đã là con Phật thì trong tâm giải thoát, sáng suốt, gom chưa bao nhiêu công đức, bao nhiêu đức hạnh. Cho nên thân nghèo mà đạo chẳng nghèo.

Thân nghèo mà tâm an lạc yên vui thì còn hạnh phúc gấp ngàn lần kẻ giàu có mà lúc nào cũng nơm nớp lo sợ: Sợ thất bại, sợ của cải tiêu tan, sợ bị người lừa gạt, sợ bị cướp, bị chết v v… thật là sống dở, chết dở.
Các vị Thiền sư thì hoàn toàn giải thoát khỏi các vướng mắc đó, các ngài thong dong tự tại giữa chốn nhân gian này. Bởi vậy các ngài rải tâm từ bi, ban bố các pháp để cứu vớt đám chúng sinh mê muội kia. Ban cho họ pháp để an tĩnh, yên vui. Dạy cho họ biết cái nào là thực, cái nào là hư, là ảo. Mở ra cho họ cái tri kiến của chư Phật, Chỉ cho họ con đường chánh để thoát ra khỏi sự u mê, lầm lạc. Khiến cho họ hiểu được, biết được cái tri kiến của Phật, và thể nhập được vào tri kiến của Phật.

Nơi tâm giải thoát, thể tánh tròn đầy, viên mãn. Đầy đủ ba thân , bốn trí, tám giải thoát, sáu thần thông

GHI CHÚ :
Tam thân : gồm Pháp thân, Báo thân, Hóa thân.
Tứ trí : Đại viên cảnh trí, Bình đẳng tánh trí, Diệu quan sát trí. Thành sở tác trí.
Lục thông : Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Thần túc thông, Túc mạng thông, Lậu tận thông.
Bát giải thoát :
1. Nội hữu sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát
2. Nội vô sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát
3. Tịnh bội xả thân tác chứng giải thoát
4. Hư không xứ giải thoát
5. Thức vô biên xứ giải thoát
6. Vô sở hữu xứ giải thoát
7. Phi hữu tưởng phi vô tưởng giải thoát
8. Diệt thụ tưởng giải thoát.

Có 3 hạng người: Bậc cao nghe pháp xong liền thực hành. Bậc trung nghe pháp xong còn chần chờ chưa tin hẳn. Bậc thấp nghe pháp xong bỏ đó, không quan tâm. Bậc cao nghe pháp xong liền rũ bỏ ngã chấp. Nó như một cái áo hôi hám che mất chân tính , che mất sự sáng suốt của tâm. Nó khiến cho ta lầm lạc, tưởng rằng ta chỉ có chừng đó, trong thân đó, và nó dương cao bản ngã để tự khẳng định với mọi người là nó hiện hữu, và nó còn hơn người ta.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nếu Thật Sự Thực Hành Chân Chánh.

Đầy Đủ Phước Trí Thì Thành Phật.

Thế nào là thực hành chân chánh?
Phước trí bao nhiêu mới đủ?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"VO_HUU_BAT_KHONG606"]
Thế nào là thực hành chân chánh?
Như ông đã nguyện sanh Cực Lạc, thì nên dóc lòng chuyên tu Tịnh Nghiệp. Lấy Tín, Nguyện dẫn đầu, lấy niệm Phật làm chánh hạnh, bao nhiêu việc khác như bố thí, làm lành, v.v.. làm trợ hạnh. Cứ thế mà làm từ nay cho đến cuối đời.
Phước trí bao nhiêu mới đủ?
Chỉ khi ông thành Phật thì mới biết được thôi. Gắng lên! Cứ tu, thì tự mình sẽ chứng biết. Như ly nước còn có thể tính đếm bao nhiêu giọt nước mới đầy ly.... việc giác ngộ giải thoát thì không thể tính đếm được, chỉ có thể dùng sô "vô lượng vô biên" để nói thôi!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thay nguyện sanh về Cực Lạc bằng một nguyện khác được không?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Thay nguyện sanh về Cực Lạc bằng một nguyện khác được không?
Chỉ có một nguyện duy nhất là
" Nguyện thành Phật, độ chúng sanh "
Nguyện vãng sanh Cực Lạc cũng chỉ là phuơng tiện, để mau đạt tới mục đích này.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách