CHỨNG ĐẠO CA

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

I – NHƯ LAI VÔ THƯỢNG THIỀN

Anh thấy chăng:
Dứt học vô vi ấy đạo nhân
Không trừ vọng tưởng chẳng cầu chơn
Tánh thực vô minh tức Phật tánh
Thân không ảo hóa tức Pháp thân

Pháp thân, giác rồi không một vật
Vốn nguồn tự tánh thiên chân Phật.
Năm ấm: ảo hư mây lại qua.
Ba độc: huyễn hoặc bọt còn mất.

Chứng thực tướng, không nhân pháp,
Sát na rũ sạch A Tỳ nghiệp
Bằng đem lời vọng dối chúng sanh
Tội rút lưỡi nguyện mang cùng kiếp.


CHỨNG ĐẠO CA DIỄN GIẢI

Dứt học : là đã thông suốt, không còn gì phải học nữa.
Vô vi : là không làm, nhưng không phải là không làm, mà có nghĩa là làm mà không tạo nghiệp. Các tổ nói “ tùy duyên, mặc áo, ăn cơm “ hay nói “ hội thì nhướng mày, chớp mắt đều là vô vi “
Nhàn : Không làm gì hết gọi là nhàn.
Đạo nhân : là người học đạo.

Dứt học vô vi nhàn đạo nhân :
là một đạo nhân đã thông suốt, không còn gì phải học, không còn gì phải làm. Nhàn đến độ một niệm cũng chẳng thèm khởi.

Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân:
Đến một niệm còn chẳng khởi thì lấy đâu ra vọng tưởng mà trừ ?
Một niệm chẳng khởi, vọng tưởng chẳng khởi thì ngay đó là chân tâm rồi, còn cầu gì nữa ?

Tánh thực vô minh tức Phật tánh
Vọng niệm là vô minh, cũng từ chân tâm khởi ra. Nếu vọng niệm không khởi thì đó tức là chân tâm rồi còn gì, cho nên nói Tánh thực vô minh tức Phật tánh.

Thân không ảo hóa tức Pháp thân
Tâm tức là pháp thân. Nếu tâm khởi vọng niệm, vọng chấp tứ đại làm thân mình, chấp hình tướng ngũ uẩn làm tâm mình thì mãi trôi lăn trong luân hồi. Nếu tâm không vọng chấp, không khởi vọng niệm, tức không ảo hóa, thì đó chính là chân tâm, chính là pháp thân vậy.

Pháp thân giác rồi không một vật :
Giác tức là biết như thực, biết vọng. Pháp thân vốn trống rỗng, nếu thấy có một vật tức là vọng, chẳng phải pháp thân. Nhưng nếu thấy trống rỗng cũng chẳng phải pháp thân, vì hư không trống rỗng cũng là một pháp, một vật. Do đó nói “ có một vật chẳng thành pháp thân, không một vật chẳng thành phấp thân”

Vốn nguồn tự tánh thiên chân Phật.
Thiên ở đây có nghĩa là nó vốn như vậy. Theo nghĩa người bình dân thường nói là trời sinh nó như vậy.
Câu này có nghĩa Pháp thân đó là nguồn gốc, là tự tánh của Phật chân thực.

Năm ấm ảo hư mây lại qua
Ngũ ấm chỉ là hư ảo như mây bay qua, khi tụ khi tán, không có hình tướng nhất định, không có ngã tánh.

Ba độc huyễn hoặc, bọt còn mất
Ba độc : tham, sân, si thì khi có khi không, khi còn, khi mất, không có thực.

Chứng thực tướng, không nhân pháp
Sát na rũ sạch A Tỳ nghiệp
Một khi đã chứng vào thực tướng, đã thể nhập chân như, Phật tánh , thì lúc đó chẳng còn người, còn ta, còn nhân, còn pháp nữa. Chỉ là một thể tánh bình đẳng.
Ta chẳng có mà thế giới, vũ trụ cũng chẳng có, lấy đâu ra địa ngục A Tỳ, lấy đâu ra luân hồi, sinh tử. Chỉ trong một sát na đó, trong giây phút chứng ngộ đó, mọi hoặc nghiệp, mọi quả bảo ở A Tỳ địa ngục đều rũ bỏ, mất sạch.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cám ơn bác binh, bài hay!

Chứng Đạo Ca của Tổ Vĩnh Gia, người thời Lục Tổ, nhưng không biết ái viết Diễn Giải?

Vài ý chia sẽ thêm:
-Dứt Học đồng với Vô Học.... Hàng Vô Học phải là A La Hán trở lên.
-Tánh của Vô Minh tức là Phật Tánh thì như bọt biển trong đại dương, bản chất tính ướt của nước đồng biển cả, vậy mà ta chỉ thấy tướng vọng của vô minh mà không thấy tính chân thật của nó.
-Ba đọc tham sân si tuy là đọc mà thể tính vốn không hề độc.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
*baby*
Bài viết: 15
Ngày: 27/12/09 07:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: hà nội

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi *baby* »

nhà mình ai hiểu rõ bài này post lên để chia sẻ với mọi người đi! :-/


Dù bạn có ghét hay yêu thương tôi nhiều đến thế nào bạn cũng KHÔNG CÓ QUYỀN chạm đến nỗi đau của tôi!
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thể Của Vọng Niệm Không Lìa Chân Tâm Vọng Niệm Nhưng Chân Tâm Không Sanh Vọng Niệm Vì Chân Tâm Mà Sanh Vọng Niệm Thì Mắc Cái Lỗi Vô Cùng.

Sóng Chẳng Lìa Ướt Mà Ướt Chẳng Sanh Sóng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
*baby*
Bài viết: 15
Ngày: 27/12/09 07:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: hà nội

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi *baby* »

kc giải thích rõ hơn được ko? :-/


Dù bạn có ghét hay yêu thương tôi nhiều đến thế nào bạn cũng KHÔNG CÓ QUYỀN chạm đến nỗi đau của tôi!
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Buồn miệng quá ca một đoạn nghe cho vui: " Cũng có một chén cơm. Ngày xưa ăn ào ào. Cũng có một chén cơm, năm ngoài ăn từ từ. Cũng có một chén cơm, hôm qua cho người một nữa....Rồi ngày tháng qua mau, rồi ngày tháng qua mau. Chén cơm ta còn đầy....như...chưa...bao giờ...ĂN"

Bài hát nghe sao chẳng giống bát hát nhỉ. Thôi, nhiều người nhìn quá, con chuồn đây. :D

kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


*baby*
Bài viết: 15
Ngày: 27/12/09 07:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: hà nội

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi *baby* »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Buồn miệng quá ca một đoạn nghe cho vui: " Cũng có một chén cơm. Ngày xưa ăn ào ào. Cũng có một chén cơm, năm ngoài ăn từ từ. Cũng có một chén cơm, hôm qua cho người một nữa....Rồi ngày tháng qua mau, rồi ngày tháng qua mau. Chén cơm ta còn đầy....như...chưa...bao giờ...ĂN"

Bài hát nghe sao chẳng giống bát hát nhỉ. Thôi, nhiều người nhìn quá, con chuồn đây. :D

kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
Hay quá!hjhj. Hài hước, dí dỏm mà rất ý nghĩa. Ước gì giảng viên trên giảng đường mình học có thể diễn đạt dễ hiểu và thu hút như thế này =((


Dù bạn có ghét hay yêu thương tôi nhiều đến thế nào bạn cũng KHÔNG CÓ QUYỀN chạm đến nỗi đau của tôi!
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

*baby* đã viết:kc giải thích rõ hơn được ko? :-/
Nhiều Người Đọc Kinh Luận Nghe Nói Là Vọng Tưởng Không Lìa Chân Tâm Hay Là Vọng Tưởng Đồng Thể Tánh Với Chân Tâm Thì Nghĩ Là Như Vậy Vọng Tưởng Từ Chân Tâm Mà Sanh.

Trong Kinh Đức Phật Dạy Là Nếu Nói Vọng Tưởng Từ Chân Tâm Mà Sanh Là Sai Lầm Vì Như Vậy Tức Là Chân Tâm Là Cái Gốc Sanh Ra Vọng.

Chân Tâm Mà Là Gốc Sanh Ra Vọng Tưởng Thì Không Thể Nói Là Chân.

Nếu Chân Tâm Mà Là Cái Gốc Sanh Ra Vọng Thì Có Tu Bao Nhiêu Cũng Là Vô Nghĩa Bởi Vì Tu Trở Về Chân Tâm Thành Phật Rồi Sẽ Sanh Ra Vọng Trở Lại Thành Chúng Sanh Như Vậy Là Lẫn Quẫn Vô Cùng.

Kinh Phật Dạy Là Vọng Tưởng Không Lìa Chân Tâm Là Nói Cái Thể Của Vọng Tưởng Không Phải Là Nói Cái Tướng Của Vọng Tưởng.

Tạm Dùng Ví Dụ Sóng Và Ứớt Cho Dể Hiểu Đó Là:

Sóng Trên Mặt Biển Và Cái Ướt Của Nước.

Sóng Tạm Ví Dụ Cho Vọng Tưởng.

Ướt Tạm Ví Dụ Cho Chân Tâm.

Sóng Thì Có Tướng Dấy Động Và Lặng Xuống.

Ướt Thì Không Có Tướng Dấy Động Và Lặng Xuống.

Sóng Không Lìa Ướt Vì Sóng Cũng Ướt Nhưng Mà Sóng Không Phải Là Ướt Vì Ướt Không Có Tướng Dấy Động.

Ướt Không Có Sanh Ra Sóng.

Cái Này Chỉ Khi Nào Tu Tập Thiền Quán Mới Có Thể Tự Chứng Nhận Còn Ngôn Ngữ Nói Sao Cũng Không Đến Được.

Chính Vì Vậy Mà Khi Tu Vọng Tưởng Lặng Xuống Được Cái Sự Lặng Lẽ Thì Nhiều Người Sanh Tâm Chấp Vào Cái Lặng Lẽ Đó Là Sai Lầm Bởi Vì Tâm Thể Không Có Tướng Động Hay Là Tịnh.

Dứt Hết Vọng Niệm Được Tâm Lặng Lẽ Mà Chấp Vào Cái Tướng Lặng Lẽ Đó Làm Cứu Cánh Đó Là Lạc Vào Không Định (Trong Thiền Tông Gọi Là Hang Quỷ, Nước Chết)



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
*baby*
Bài viết: 15
Ngày: 27/12/09 07:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: hà nội

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi *baby* »

cám ơn KC rất nhiều! =((


Dù bạn có ghét hay yêu thương tôi nhiều đến thế nào bạn cũng KHÔNG CÓ QUYỀN chạm đến nỗi đau của tôi!
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thoắt giác rồi, Như Lai thiền,
Sáu độ, muôn hạnh thể tròn nguyên.
Trong mộng lao xao bày sáu nẻo
Tỉnh ra bằn bặt chẳng ba nghìn
.

Giác ngộ nhờ thiền định, thể nhập chơn như, Phật tánh mới thấy lục độ, vạn hạnh đều đã làm tròn, đã đầy đủ cả.
Bố thí ư ? còn cái gì mà chưa cho chúng sinh ? Tất cả những gì chúng sinh thụ dụng đều do tánh này mà ra cả.
Nhẫn nhục ư ? Thế giới, chúng sinh đều do tâm tánh này nâng đỡ, nuôi dưỡng. Đại địa do tâm tạo, hư không do tâm làm, để nâng đỡ, dung chứa muôn loài, muôn vật. Phạm thiên đi qua đất không mừng, trâu bò dẫm đạp,thậm chí để phân rơi vãi lên đất, đất cũng không giận. Tĩnh tại, như như. Vậy còn nhẫn nhục nào hơn ?
Trì giới ư ? Thân chẳng có, tâm chẳng có, lấy gì phạm giới ? Lại nữa Thể tính như như chẳng động thì làm sao sai phạm ? Nói tóm lại lục độ, vạn hạnh đều đầy đủ cả.

Khi chưa tỉnh ra, còn trong mộng thì còn thấy sáu nẻo luân hồi, còn chúng sinh lao xao.
Khi đã giác ngộ rồi thì mình còn chẳng có nữa là tam thiên đại thiên thế giới.

Không tội - phước, không thêm - bớt,
Tánh mình vắng lặng đừng hỏi bắt
Bấy lâu gương bụi chửa từng lau
Này lúc rõ phân cần dứt khoát


Chơn tánh, tự nó đã đầy đủ, ở thánh không tăng, ở phàm không bớt, không tạo tội, không làm phước, rỗng thênh, vắng lặng như như tự tại. Đừng khởi tâm tìm kiếm, nắm bắt. Càng tìm càng cách xa, càng nắm càng tuột khỏi.
Tâm như gương sáng, bị bụi che kín nên không tự thấy, vì xưa nay ta chưa từng lau nó bao giờ. Nay chính là lúc nên gia công.

Ai không niệm? ai không sanh?
Ví thực không sanh, không chẳng sanh.
Gọi người gỗ hỏi nguồn cơn ấy
Cầu Phật ra công mấy thủa thành
?

Ai mà không có vọng niệm ? ai mà không sanh tử ?
(Thế mà có đấy. Có một người không vọng niệm, không sanh tử.)
Nếu mà có sanh tử, có vô sanh,
Hỏi thử thằng người gỗ kia xem. Tại sao phải hỏi thằng người gỗ ?
Bổi vì nó biết trả lời đúng. Còn bất cứ ai trả lời cũng đều trật.
Về mặt thể chất, nó chẳng sanh như chúng ta, nó cũng chẳng tử như chúng ta. Nó do nhân duyên sanh nên gọi là vô sanh.
Về mặt tâm lý, nó hoàn toàn không khởi vọng niệm như chúng ta. Đánh, nó không giận. Khen, nó chẳng vui.Tâm nó như như, không sanh diệt
Hãy làm sao được như nó, mới có cơ thâm nhập chân lý, chứ cứ mãi khởi tâm cầu Phật thì biết ngày nào đạt được.

Buông bốn đại đừng nắm bắt,
Tánh mình vắng lặng tùy ẩm trác.
Muôn vật vô thường thảy thảy không,
Đấy chính Như Lai thật viên giác


Thân ta do bốn đại hợp thành, hãy buông bỏ nó, đừng chấp rằng đó là ta.
Giữ tâm tánh mình vắng lặng, đừng để vọng niệm khởi lên. Được như vậy thì tùy duyên mặc áo, ăn cơm đợi tiêu nghiệp cũ, khi đó gương xưa lại sáng tỏ.
Vạn pháp đều biến đổi, không có tánh riêng, do đó chúng đều không thực.
Tuy chúng không thực, nhưng không thể nói chúng không có. Cho nên vạn pháp chẳng phải có, chẳng phải không. Kinh Kim Cang nói “ Thấy sắc chẳng phải sắc tức thấy Như Lai “.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Dám nói quyết, rõ chân tăng,
Ví còn thắc mắc xin thưa rằng :
Thẳng tận đầu nguồn phăng dấu Phật,
Chọn lá tìm cành ta chẳng đương

Ngọc mani, người có biết,
Như Lai kho ấy thâu trọn hết:
Sáu ban thần dụng không, chẳng không,
Một điểm viên quang sắc, chẳng sắc

Tịnh năm mắt , được năm lực,
Có chứng mới hay không lượng được.
Trong gương ngắm ảnh dễ thấy hình
Đáy nước mò trăng khôn nắm nguyệt


Sao gọi là thẳng tận đầu nguồn phăng dấu Phật ? Vì tâm là cội nguồn của tất cả nên muốn tìm Phật phải tìm nơi tâm, phải quán tâm, phải thiền định. Chứ còn tìm cầu bên ngoài, tìm vết tích trong kinh sách, tụng niệm v v… gọi là tìm ở cành lá , tìm ở ngọn.
Tâm là viên ngọc mani, ngọc ước. Trong đó đầy đủ mọi thứ thụ dụng, như là kho báu. Từ tâm khởi ra sáu cách nhận biết qua sáu căn, Do đó nó tuy không mà chẳng không. Do nhận biết mà thấy sắc, nhưng biết sắc là do tâm, nhưng tâm chẳng phải sắc. Cho nên nói có mà chẳng có.

Trong tâm đầy đủ ngũ nhãn, (Nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn ) nhưng do tâm chưa tịnh nên ngũ nhãn chưa hiển hiện đầy đủ. Tâm ô nhiễm chủ yếu do thấy sắc. Hình tướng làm mọi nhận biết bị sai lầm. Nếu cái thấy được thanh tịnh, thì tâm khởi ra năm thứ lực ( Tín lực, tiến lực, định lực, niệm lực, tuệ lực)
Chứng rồi thì thấy tâm như một tấm gương lớn, trùm khắp pháp giới. Nhìn vào tấm gương đó thì thấy tất cả mọi thứ, mọi sự, mọi vật. Nhưng chúng chỉ là hình ảnh thôi, chúng không có thật.
Tuy tâm có đó, nhưng tìm bắt vô ích. Tìm tâm như thể tìm trăng, trăng trong đáy nước, nhưng không thể cầm.
Đâu biết rằng tìm tâm là “sai tâm đi bắt tâm” thì làm sao bắt được. Há không biết tìm là tâm tìm, bắt là tâm bắt. Làm sao mình tự bắt mình được ? Chỉ cần đừng làm, thế là tự mình tìm được mình, tự mình bắt được mình.
Ngừng lại, đừng làm là một hành đông vô vi mà có công dụng lớn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: CHỨNG ĐẠO CA

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

Kính Bác Binh(Xin đừng timeeeout Minh Thiện mới dám lau chau)

-Bác bảo tìm Tâm có ích chi !???
Công năng: TÍNH BIẾT lại bỏ đi ?
Sống biết,Chết biết :Sao mà nói !!!???
Huyễn hoá đổi thay có là gì ?
Khi rõ luân hồi không tận diệt.
Cứ ngay thẳng đường ấy mà đi.

Phải trốn thôi :-P


Minh Thiện: Kính


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách