Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

Ms trước giờ thích đọc sách, đụng sách nào đọc sách đó, chỉ giỏi đấu khẩu, nhưng nói về cách tu tập thì chưa biết áp dụng làm sao. Hôm nay tự nhiên bắt đầu thích tập tu, nhưng lại không biết cách ngồi thiền như thế nào ? Ai biết cách ngồi thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ xin hướng dẫn.

Mới ngồi bán già mới có mấy phút là bị tê chân rồi. Ngồi mà cứ thấp tha thấp thỏm không biết ngồi lâu nó có liệt giò không ? xin mọi người hướng dẫn.

Xin cảm ơn trước.
Thân ái,


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Một trong các phương pháp tu thiền của Ht Thanh Từ là : Nhận rõ những niệm khởi lên trong tâm mình và không để những niệm đó dẫn mình lang mang theo nó, dù là thiện hay ác. Khi làm việc thì chỉ tập trung vào việc đang làm. Nghĩ lên điều gì thì bỏ đi, để tâm lại vào việc mình đang làm.

Hình như khi mới tập tọa thiền, tất cả các Thầy đều dạy chúng ta đếm số, theo hơi thở ... Thuần thục rồi mới vào pháp của từng vị.

Ngồi thiền tê chân hay đau chân, là chuyện bình thường của người mới học. Hồi Ht mới ngồi, tê đến nửa người. Quen rồi thì hết.

Cũng có khi tê chân là do mình ngồi lệch. Nên kê mông cao hơn hai đầu gối.

Ngồi thiền mà lo, là không ngồi được đâu. Phải nghĩ, cùng lắm là chết thôi chứ có gì. Có vậy mới ngồi được.


mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Re: Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

canh1010 đã viết:...
Hy vọng bạn phát hiện ra điều gì đó.

Canh1010
Cảm ơn mọi người chắc Ms phải cố gắng ngồi như là không ngồi, may ra không thấy tê chân.

Lúc trước khi ngồi thiền ms cũng quyết tâm lắm, trong đầu cứ nghĩ phen này mình ngồi phải cho được một tiếng. Nhưng đến lúc thấy kiến bò trong chân là tâm bắt đầu dao động rồi. Đến khi mà không còn cảm giác nơi chân nữa là chuyển sang sợ.

Nếu chết được thì cũng đơn giản nhưng đau quá, chỉ sợ tiêu cặp giò thì lại khổ người khác, nghĩ lại cho cùng thấy nhiều người ngồi thiền theo lối kiết già, đan cái chân lại như muốn bẻ gãy nhưng đâu có ai bị liệt ? Có lẽ chỉ là lo lắng vớ vẩn ? Hy vọng rồi sẽ quen. Không biết mất bao lâu thì hết tê nhỉ ?

Ms cũng đang tập theo phương pháp quán sổ tức. Theo quyển 5 quyển sách quý của HT Thiện Hoa

Chanhientam đã viết:Một trong các phương pháp tu thiền của Ht Thanh Từ là : Nhận rõ những niệm khởi lên trong tâm mình và không để những niệm đó dẫn mình lang mang theo nó, dù là thiện hay ác. Khi làm việc thì chỉ tập trung vào việc đang làm. Nghĩ lên điều gì thì bỏ đi, để tâm lại vào việc mình đang làm.

...
Ms đâu đã giữ cho tâm được tự chủ. Nó cứ nhảy tung tăng tung tăng. Nhiều khi nó đi chu du cả thế giới chứ có ngồi yên bao giờ đâu. Hấp dẫn còn hơn xem xi nê nữa. Ngồi có nữa tiếng mà như đi du lịch cả đời, thế mới kinh chứ.
thân ái,
MS


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

mimosa đã viết:Ms đâu đã giữ cho tâm được tự chủ. Nó cứ nhảy tung tăng tung tăng. Nhiều khi nó đi chu du cả thế giới chứ có ngồi yên bao giờ đâu. Hấp dẫn còn hơn xem xi nê nữa. Ngồi có nữa tiếng mà như đi du lịch cả đời, thế mới kinh chứ.
thân ái,
MS
Thấy nó nhảy tung tăng tung tăng là mình đang có công phu. Thấy nó tung tăng càng nhiều là niệm tỉnh giác của mình càng nới rộng. Thời gian đầu là vậy. Nói là đầu, chứ cũng là cả một quá trình cho đến khi mình bùng vỡ một cái gì đó.


mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Re: Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

Nói thầy cho oai vậy chứ thật ra cũng chỉ là biết đại khái là nó tung tăng và thích "lang thang làm khách phong trần mãi" tỉnh giác thì chưa bùng nổ thì còn chắc phải còn lâu. Không biết khi giác ngộ rồi mình sẽ nhìn đời thế nào nhỉ ? Mây vẫn là mây ? thân ái.


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hê hê, cái nớ phải chờ giác ngộ rồi mới biết.


chanh minh cong
Bài viết: 27
Ngày: 07/09/07 19:11

Re: Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanh minh cong »

mimosa đã viết:Ms trước giờ thích đọc sách, đụng sách nào đọc sách đó, chỉ giỏi đấu khẩu, nhưng nói về cách tu tập thì chưa biết áp dụng làm sao. Hôm nay tự nhiên bắt đầu thích tập tu, nhưng lại không biết cách ngồi thiền như thế nào ? Ai biết cách ngồi thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ xin hướng dẫn.

Mới ngồi bán già mới có mấy phút là bị tê chân rồi. Ngồi mà cứ thấp tha thấp thỏm không biết ngồi lâu nó có liệt giò không ? xin mọi người hướng dẫn.

Xin cảm ơn trước.
Thân ái,
Chào bạn nhé,mình cũng đang tập ngồi thiênf mà thầy Thanh Từ đang khôi phục lại đậy nè.Mới đầu ngồi cũng khá đau chân đó bạn à,nhưng bạn đừng nên nóng vội ,mới đầu ngồi thì bạn ngồi khoảng 15 hay 20 phút gì đó sau đó khi chân đã quen và đỡ đau thì bạn tăng thời gian ngồi lên.Mới đầu thì các thầy dạy chúng ta ngồi và tập chung vào việc đếm hơi thở tức là "sổ tức quán " chắc là đọc sách cậu cũng biết rồi,khi tập đếm hơi thở thuần thuc rồi thì mới bước sang thực tập cao hơn.Chúc bạn thành công nhé.
Thân mến


mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Re: Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

Chanhientam đã viết:Hê hê, cái nớ phải chờ giác ngộ rồi mới biết.
Thì ai ngồi cho Ms nhìn ké cái sở ngộ của người đó để sách tấn Ms tinh tấn ấy mà. Chứ đợi đến lúc đó chắc ... dài cổ.
chanh minh cong đã viết: Chào bạn nhé,mình cũng đang tập ngồi thiênf mà thầy Thanh Từ đang khôi phục lại đậy nè.Mới đầu ngồi cũng khá đau chân đó bạn à,nhưng bạn đừng nên nóng vội ,mới đầu ngồi thì bạn ngồi khoảng 15 hay 20 phút gì đó sau đó khi chân đã quen và đỡ đau thì bạn tăng thời gian ngồi lên.Mới đầu thì các thầy dạy chúng ta ngồi và tập chung vào việc đếm hơi thở tức là "sổ tức quán " chắc là đọc sách cậu cũng biết rồi,khi tập đếm hơi thở thuần thuc rồi thì mới bước sang thực tập cao hơn.Chúc bạn thành công nhé.
Thân mến
Mình thì cứ loạn xạ cả, bữa thì thì sổ tức (cũng tập đếm hơi thở đấy) bữa thì niệm Phật, cái tâm nó cứ rối cả lên chạy lung tung lang tang, ngồi nữa tiếng vất vả còn hơn đi ... cày cả ngày!!!

Mới nhặt được cái này của bên HT Thanh Từ mời mọi người thảo luận. Làm biếng thì đọc bài trích đoạn của Ms bằng không thì theo đường dẫn dươí bài viết của Ms

Đây là bài tóm tắt (dù tóm tắt rồi nhưng cũng còn dài ngắn quá sợ người ta không biết mình trích cái gì):
thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 đã viết:Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là .. chủ trương của HT Thích Thanh Từ. Chúng tôi không theo tông phái Thiền tông Trung Hoa, ... Chúng tôi chỉ kết hợp ba cái mốc quan trọng trong dòng lịch sử truyền thừa Thiền tông từ Trung Hoa đến Việt Nam. Mốc thứ nhất là Nhị Tổ Huệ Khả, mốc thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, mốc thứ ba là Sơ Tổ Trúc Lâm. Hòa hội chỗ thấy, chỗ ngộ và sự ứng dụng tu hành của ba vị Tổ này thành phương pháp tu thiền trong các Thiền viện chúng tôi. Ðể thấy rõ nét lối dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ trên, chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu:

1. Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo.
2. Ðối cảnh không tâm, vì nó là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ.
3. Không kẹt hai bên, vì đối đãi là không thật.
4. Hằng sống với cái thật, không theo cái giả, vì giả là luân hồi, thật là giải thoát.

Chúng tôi dung hợp pháp tu của ba vị Tổ trên thành một lối tu cụ thể như sau:

- Nơi Nhị Tổ, chúng tôi ứng dụng pháp an tâm. Nghĩa là biết rõ tâm suy tưởng lâu nay là hư ảo, không để nó đánh lừa, lôi dẫn chúng ta chạy theo trần cảnh, nên nói "Vọng tưởng không theo". Mỗi khi nó dấy lên đều biết rõ như vậy. Một khi hành giả nhận diện bản chất hư ảo của chúng thì chúng tự biến mất. Khi tọa thiền cũng như lúc tiếp duyên xúc cảnh đều thấy rõ, không lầm chúng. Ðến bao giờ được như Nhị Tổ nói "Ðoạn hết các duyên mà rõ ràng thường biết, nói không thể đến" là đạt kết quả.

Tuy nhiên vọng tưởng này không phải dễ lắng, dứt cái này khởi cái khác liên miên không dừng. Hành giả phải bền chí theo dõi, soi sáng mãi chúng mới từ từ thưa dần. Nhận vọng tưởng hư ảo làm tâm mình là mê lầm, biết vọng tưởng hư dối không thật là tỉnh giác. Lối tu này là dùng "cái dụng của trí để phá si mê", chớ không có pháp gì dùng để đè bẹp, nên nói "pháp an tâm mà không có pháp". Khi hết si mê vọng tưởng lặng thì trí dụng cũng dừng, như trong mười mục chăn trâu, khi trâu mất thì người chăn cũng không còn. Trí dụng hết đối trị, liền hội nhập trí thể.

- Với Lục Tổ, chúng tôi ứng dụng sáu căn không dính mắc sáu trần làm hướng tiến tu. Ðó là câu "Bất ưng trụ sắc sanh tâm..." trong kinh Kim Cang được Ngũ Tổ giảng cho Lục Tổ. Nhưng làm sao căn không dính trần? Ðương nhiên phải dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu, thấy các pháp duyên hợp hư dối như huyễn như hóa. Vì thế trong kinh Pháp Bảo Ðàn, sau phẩm Hành Do là đến phẩm Bát-nhã. Nhờ trí tuệ Bát-nhã soi rọi thấy rõ các pháp duyên sanh, không có chủ thể (vô ngã), không cố định (vô thường) nên tâm không nhiễm trước sắc... do đó căn, cảnh không dính mắc nhau. Căn, cảnh không dính mắc nhau là Vô Niệm, Vô Tướng, Vô Trụ, đó là chủ trương của Lục Tổ.

Lại có một cách khác, nếu hành giả kiến tánh như Lục Tổ, hằng sống với thể tánh bất sanh bất diệt của mình thì còn gì bận bịu với vọng tưởng hư dối, với sáu trần giả hợp. Ði đứng nằm ngồi không lúc nào rời tự tánh chính mình. Ðược thế thì ung dung tự tại, nên nói "đói ăn khát uống".

- Ðến Sơ Tổ Trúc Lâm, trong bài kệ "Câu Có Câu Không", đoạn thứ tư nói "Nón tuyết giày hoa, ôm cây đợi thỏ", là tinh thần Bát-nhã của Lục Tổ. Các pháp hư giả như nón tuyết, như đôi giày bằng hoa, tạm có rồi tan mất, mới thấy đẹp rồi héo xàu, có gì lâu bền. Nếu chấp giữ nó là người ngu, như kẻ "ôm cây đợi thỏ". Toàn thể pháp đối đãi đều không thật, do phương tiện bày lập, giống như dây sắn dây bìm, một phen cắt đứt chúng mới là an vui tự tại. Ðấy là tinh thần hai câu kết của bài kệ "Cắt đứt sắn bìm, đó đây vui thích". Vừa dấy niệm là đối đãi, vừa thốt lời là đối đãi, nếu dứt hết đối đãi thì còn niệm nào để khởi, còn lời gì để nói. Ðây là hằng sống thật với thiền.

Phần sau ở hai câu kệ "Trong nhà có báu thôi tìm kiếm. Ðối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền", là hình ảnh Lục Tổ thốt lên "Ðâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh!..." Thấu triệt tánh mình như thấy hòn ngọc quí vô giá có sẵn trong nhà, còn gì phải tìm kiếm đâu xa. Thấy tánh mình thanh tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, so với thân vô thường tạm bợ và tâm vọng tưởng hư ảo thì thân tâm này còn có giá trị gì. Trong không chấp thân, không chấp vọng tưởng làm mình, ngoài đối cảnh không còn dính mắc, chính đây là chủ yếu của Thiền tông, cũng là cội nguồn của Phật pháp. Ở đây chúng tôi lấy "Ðối cảnh không tâm" làm tiêu chuẩn tu hành. Không tâm là không tâm vọng tưởng chạy đuổi theo ngoại trần, chớ chẳng phải không tâm là vô tri vô giác như cây gỗ. Không tâm hư ảo sanh diệt mà vẫn có tâm hằng giác hằng tri, bất sanh bất diệt. Ðây là chỗ giải thoát sanh tử của người tu Phật.

Nhị Tổ Huệ Khả sau khi ngộ đạo vẫn được Tổ Ðạt-ma giới thiệu bốn quyển kinh Lăng-già để ấn tâm. Lục Tổ Huệ Năng nghe giảng kinh Kim Cang ngộ đạo. Thế là đủ minh chứng Thiền tông không rời Kinh, vì Thiền là tâm của Phật, Kinh là miệng của Phật. Ðức Phật tâm miệng không khác thì Thiền và Giáo làm sao tách rời được. Cho nên chúng tôi chủ trương "Thiền, Giáo đồng hành".
tham khảo bài đầy đủ tại đây: http://www.thientongvietnam.net/gioithi ... index.html

Mời tiếp...


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

mimosa đã viết:
Mây vẫn là mây .... Thì ai ngồi cho Ms nhìn ké cái sở ngộ của người đó để sách tấn Ms tinh tấn ấy mà. Chứ đợi đến lúc đó chắc ... dài cổ.
Muốn vậy, thì Ht chép lại một đoạn của Đại sư Hám Sơn nói về cái sở ngộ của ngài, khi đọc được mấy vần thơ của ngài Triệu Luận.

Triệu Luận viết :
Gió bão bay núi mà thường tịnh
Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi
Bụi trần lăng xăng mà chẳng động
Trăng qua bầu trời mà chẳng đi

Hám Sơn ghi :
Tôi lúc trẻ đọc luận này đến bốn câu thơ trên, đối với nghĩa 'không dịch chuyển', khởi nghi tình qua nhiều năm. Khi khắc lại bản luận, dò đến đoạn này, hoát nhiên liễu ngộ. Lòng mừng vô hạn, liền đứng lên lễ Phật thì thấy thân mình không có tướng lễ xuống hay đứng lên. Mở cửa nhìn ra trời, thấy gió thổi, lá cây rơi lả tả mà không có lá nào động, mới tin câu "Gió bảo bay núi mà thường tịnh". Kế đó vào nhà cầu đi tiểu mà không hề thấy tướng lưu chuyển của nước tiểu, thật là "Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi". Mối nghi ngày xưa về câu "Thế gian tướng thường trụ" của kinh Pháp Hoa, nhờ đây mà tan rã ...

Thế mới biết, mây vẫn là mây, nhưng cái thấy mây trước không như cái thấy mây sau. Ngay cả những điều mà ngài Hám Sơn nói đó, không tự mình chứng nghiệm thì cũng khó dùng đầu óc nhị nguyên này mà tưởng ra nổi đúng không Ms?


mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

Re: Cách tu thiền theo phương pháp của HT Thanh Từ

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

Chanhientam đã viết: Hám Sơn ghi :
Tôi lúc trẻ đọc luận này đến bốn câu thơ trên, đối với nghĩa 'không dịch chuyển', khởi nghi tình qua nhiều năm. Khi khắc lại bản luận, dò đến đoạn này, hoát nhiên liễu ngộ. Lòng mừng vô hạn, liền đứng lên lễ Phật thì thấy thân mình không có tướng lễ xuống hay đứng lên. Mở cửa nhìn ra trời, thấy gió thổi, lá cây rơi lả tả mà không có lá nào động, mới tin câu "Gió bảo bay núi mà thường tịnh". Kế đó vào nhà cầu đi tiểu mà không hề thấy tướng lưu chuyển của nước tiểu, thật là "Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi". Mối nghi ngày xưa về câu "Thế gian tướng thường trụ" của kinh Pháp Hoa, nhờ đây mà tan rã ...

Thế mới biết, mây vẫn là mây, nhưng cái thấy mây trước không như cái thấy mây sau. Ngay cả những điều mà ngài Hám Sơn nói đó, không tự mình chứng nghiệm thì cũng khó dùng đầu óc nhị nguyên này mà tưởng ra nổi đúng không Ms?
Vậy thì cái nhìn của lúc mê lúc ngộ khác nhau dù cảnh chỉ là một nhưng vì tâm mình đen thui nên nhìn cái gì cũng đen như mực nếu một ngày nào đó tâm mình sáng ra chắc mình sẽ thấy được bầu trời của mình. Đã là canhr giới của ngưòi giác ngộ thì kẻ phàm phu như mình chắc nghĩ không ra. Người ta bảo ai ăn nấy no ai tu náy chứng. Như người uống nước nóng lạnh tự hay. Điều này thật đúng. Không biết bao giờ thì mình mới có thể nhìn thấy khuôn mặt thật của mình ?

Ms cũng có đọc qua quyển truyện của ngài Hám Sơn. Ngài đúng là tay cừ khôi trong giới tu hành. thân ái


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách