Trang 1 trên 1

PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Đã gửi: 06/03/10 10:42
gửi bởi yushan
Kính gửi quý đạo hữu bài viết Phương pháp tọa thiền

http://www.phathoc.net/phat-phap/thien- ... thien.aspx

Chúc các bạn luôn an lạc

Re: PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Đã gửi: 19/07/10 20:32
gửi bởi phatphap
Xin cho hỏi nếu khi mình ngồi tâm đã dc yên định lặng lẽ (tâm kg vui kg buồn) thì cứ để như vậy tiếp tục kg làm gì cả chỉ quán sát, thì có thể tự phát sinh ra trí tuệ dc kg? (vì Định->Tuệ) hay là lúc đó phải khởi niệm QUÁN?

Re: PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Đã gửi: 19/07/10 21:48
gửi bởi tqh009
Chỉ có thiền quán mới làm phát sinh trí tuệ. Đó là một quá trình tư duy sâu sắc về đối tượng mà tâm lựa chọn. Được gọi là tịnh quán. Nếu nói về khả năng định thì động vật cũng có (ngủ đông bất động nhiều tháng).

Cần phải rõ biết, trí tuệ ở đây, thứ duy nhất có giá trị đó là trí tuệ đoạn diệt. Còn gọi là trí tuệ giải thoát.

Sau khi tư duy soát xét một cách sâu sắc về bản chất của những gì tâm thường dính mắc, quá trình trực nhận chân lý diễn ra, trí tuệ nhàm chán sinh khởi sau khi thấu rõ vạn vật đều không có thực tướng, đều đi đến biến dị rồi diệt vong.
Tâm rõ biết về các đối tượng xuất hiện trong nó, và không còn bị thu hút và dính mắc nữa, nghĩa là bất toại nguyện, khổ được chuyển hóa dần.

Trực nhận chân lý, không bị dính mắc, chính là trạng thái tâm với trí tuệ giải thoát.
Ngoài ra, chẳng còn gì giá trị hơn!!

Re: PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Đã gửi: 19/07/10 23:30
gửi bởi khach tran
chào đ/h; "cứ để như vậy tiếp tục kg làm gì cả chỉ quán sát". Xin đ/h nói cho rõ : chỉ quan sát là sao ? đ/h có thể tả lại trạng thái quan sát của đ/h ? _ chỉ sợ rằng đ/h đang ở trong trạng thái tạp niệm mà không không biết đó thôi ! mà tạp niệm thì chẳng có ích gì cả ;do vậy đ/h cần phải diễn tả cho rõ và cụ thể trạng thái " chỉ quan sát" của đ/h thì những hành giả có kinh nghiệm mới có thể chia sẻ giúp cho đ/h được _ chúc đ/h thân tâm thường an lạc
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Re: PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Đã gửi: 22/07/10 02:15
gửi bởi thanhnghiem
quote="ThuongLacNgaTinh"]Xin cho hỏi nếu khi mình ngồi tâm đã dc yên định lặng lẽ (tâm kg vui kg buồn) thì cứ để như vậy tiếp tục kg làm gì cả chỉ quán sát, thì có thể tự phát sinh ra trí tuệ dc kg? (vì Định->Tuệ) hay là lúc đó phải khởi niệm QUÁN?[/quote]

Không biết "yên định lặng lẽ" mà đ/h ThuongLacNgaTinh có là như thế nào ? yên định lặng lẽ cũng có nhiều cấp độ, tùy theo đó mà đi tiếp.
***Đ/h biết "tâm không vui không buồn" là bắt đầu vào Quán rồi. Nếu muốn tiếp tục, thì trong "lặng lẽ" đó (và phải luôn tỉnh giác) bình thản nhìn diễn biến của Tâm. Tâm có tham biết có tham, có sân biết có sân,,,,,,,dù trong "lặng lẽ" tâm vẫn có những lăn tăn gợn lên của hình ảnh, nói thầm...., nếu Tâm lúc đó vẫn chánh niệm tỉnh giác thì bạn sẽ nhận ra được những gợn sóng đó, và vì nó chưa kịp trồi lên là bị nhận diện nên biến mất. Tâm sắc bén nhận ra được cả thô lẫn tế trong 5 uẩn này là con đường dẫn đến phát sinh trí tuệ. Quá trình Quán Tâm này sâu sắc và còn rất dài lâu.

Cũng có khi chưa đủ tỉnh giác thì không "biết" được những gợn lăn tăn của tâm vì nó rất vi tế.

Mỗi ngày mỗi nhìn Tâm, thì dần dần tham sân si cũng mỏng đi. Nhưng hành pháp Quán Tâm cũng cần nên có Định, hoặc Cận Định. Nếu như chỉ có chút ít "lặng lẽ" mà quán tâm, thì thứ nhất nhìn không sâu, thứ hai cứ nhìn hoài kiểu đó sẽ đi đến tình trạng quay ra nhìn tâm người khác, lúc đó là phán đoán, là tưởng tri chứ không phải thức tri và chưa nói chi đến tuệ tri. Rồi thay vì tu cho Ngã mỏng đi thì bây giờ Ngã càng lớn, tâm Xã càng ngày càng xa. Rất nguy hiểm.

Có lẽ vì thế mà ngày nay hầu hết các trường phái thường xử dụng Quán Thân hoặc Quán Thọ. Nhưng trong quán thân cũng bao hàm quán thọ, tâm và pháp. Tất cả mọi pháp Quán đều đưa đến tăng trưởng trí huệ.

***Hoặc nếu thật sự có "yên định lặng lẽ" kéo dài, thì tìm xem "cái gì biết cái lặng lẽ" đó.

Hy vọng những lời chia xẻ thô thiển giúp chút ít cho đạo hữu.
Thân kính chúc bạn an lành . TN

Re: PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Đã gửi: 16/01/11 04:42
gửi bởi phatphap
Cho mình hỏi thêm các bạn vụ này, thường thì nghe nói là theo dõi hơi thở nhiếp tâm trụ ở Đan Điền (Khí Hải) nhưng theo ý mình thấy( đó là ý mình thôi nha) huyệt ĐĐ nằm trên đường kinh mạch Nhâm nên không phải là ngay giữa vì nó nằm trên phần bụng. Nếu so với huyệt Hội Âm nằm giao điểm giữa Mạch Nhâm và Mạch Đốc, hay huyệt Dũng Tuyền nằm giữa 2 lòng bàn chân thì mới là ngay giữa, phải không? Để thế nào thì tốt cho sức khỏe hơn, vì mình thể chất vốn yếu đuồi, hay sợ lạnh

Re: PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Đã gửi: 16/01/11 08:06
gửi bởi biển tâm
Đạo hữu ThuongLacNgaTinh kính.

Đã gọi là theo dõi hơi thở thì sao lại nhiếp tâm ở đan điền được ạ ?
Khi hành thiền chỉ xử dụng 1 đối tượng mà thôi.
Đối tượng để hành thiền đáng tin cậy nhất là Hơi Thở. Ngoài ra trường phái của ngài Mahashi lấy đối tượng là „phồng, xẹp“ .(Tức là quán sát sự Phồng lên và Xẹp xuống của Vùng Bụng, Khoảng Quanh Rốn, chứ không cần trụ vào 1 điểm như đan điền).

Nếu thể lực không được khỏe có thể trụ tâm ở vùng bụng, trong khi hành thiền nếu đạo hữu cảm thấy lạnh, thì thỉnh thoảng làm như sau:

„Hít vào, đưa hơi thở xuống đan điền (nghĩa là khi hít vào chú ý đến vùng quanh rốn)
Thở ra, đưa hơi thở ra vùng lưng (nghĩa là khi thở ra, chú tâm vào vùng lưng)

Tốt nhất là khi bắt đầu cho buổi thiền tọa, đạo hữu làm như trên khoảng mười hơi thở vô ra, thân thể sẽ ấm lên. Sau đó nên trở về đối tượng chính là hơi thở hoặc quanh vùng bụng.

Trong đời sống, chỗ nào trên cơ thể bị lạnh, cũng đều có thể hướng tâm về và hít thở đều đặn. Đó là đưa năng lượng đến những nơi gió phân tán không đều. (Cách này biển tâm đã từng làm, và có hiệu lực. Không dám chỉ bậy những gì chưa thực hiện và chưa có kết quả.)

kính. bt

Re: PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Đã gửi: 14/02/11 09:33
gửi bởi shine2930
tâm định tĩnh được ... không buồn không vui ... là khởi đầu tốt
Thân an tâm an tịnh ... vượt qua các chướng ngại, tham , sân , hôn trầm , trạo cử hoài nghi ... tâm an tịnh và mát mẻ như hồ nước đầy tràn, các trạng thái hỷ lạc cũng sanh khởi , tâm vô cùng hoan hỷ dễ chịu, tâm vô cùng an lạc. một món quà lớn lao của hành thiền đây.
Trạng thái này được Đức phật mô tả trong chi thiền đầu, nhị thiền , tam thiền ... ( các ĐH tìm đọc thêm )
Tâm hoan hỷ và an lạc là một trạng thái tâm kỳ diệu ... vì sự bao la của nó khi tự ngã đã lắng xuống.
Tựa như biển rộng lớn và hân hoan ... tựa như cánh đồng phẳng lặng và bình yên ... hạnh phúc, sự yêu thương và trân trọng đối với cuộc sống và sinh linh cũng phát sinh khi tâm này được làm cho sung mãn.
Đó là trạng thái tâm rất thực tế nhe ... không hề xa vời như niết bàn, hay cực lạc. Bời vậy tu hành rất hạnh phúc :)

Sau khi ngồi thiền ... ĐH đứng dậy và bước xuống ... xem TV, bụng đói ... đi ra đường va chạm ... ( tỳ kheo đi vào làng ) gặp chướng ngại, làm ĐH thất niệm, mất tỉnh giác ... liền bị cuốn phăng trở lại. Nên cũng rất quan trọng, không chỉ là ngồi thiền , mà là đi đứng nằm , ăn , nói , làm việc điều có thiền , chánh niệm và tỉnh giác. ( Đức Phật dạy rất nhiều, trong kinh đại niệm xứ )

^______________________^ Chánh niệm và tỉnh giác khó ghê gứm ... các căn, thân và tâm khi có chánh niệm , như được một vị thần phòng hộ và bảo vệ, phiền não và ác pháp ở đời khó xâm nhập được. CHÁNH NIỆM là bước thứ 7 trong BÁT CHÁNH ĐẠO . cũng tức là hành thiền.


Kính chúc các ĐH an lạc

Re: PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Đã gửi: 16/02/11 17:11
gửi bởi vũ ngọc anh
Xin cho hỏi nếu khi mình ngồi tâm đã dc yên định lặng lẽ (tâm kg vui kg buồn) thì cứ để như vậy tiếp tục kg làm gì cả chỉ quán sát, thì có thể tự phát sinh ra trí tuệ dc kg? (vì Định->Tuệ) hay là lúc đó phải khởi niệm QUÁN?
---> ĐỊnh sinh Tuệ.CÒn phải xem Định đó là Định gì?...Phần đông người ta lạc vào SI ĐỊNH .SI định ...vì Si nên ko có TUỆ .

Hì.Mà trí tuệ ko do học hỏi mà được.Nó là tự phát của nội tâm .Trí tuệ của người này trao đến tay người khác,nó trở thành tri thức .

Quán chiếu có sinh Tuệ được ko???...E nó lại thành cái vòng luẩn quẩn !..của tri thức !...

Re: PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Đã gửi: 17/02/11 23:05
gửi bởi phatphap
Với lại còn chuyện này nữa, sao thấy có nhiều ngồi (mình gặp trong chùa) một chốc là toàn thân giựt giựt ngả nghiêng trông rất kinh dị, là họ bị sao vậy?