THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

140 – RÈN LUYỆN

Ngài Cao Am nói :
Tăng sĩ không có ai là hiền hay ngu, chỉ do nơi bậc Thiện tri thức biết uốn nắn, làm cho họ biết tôn sùng đức nghiệp hay không mà thôi. Thời thường thí nghiệm để họ phát xuất tài năng, mỹ khí, dùng những hình thức tưởng lệ để khuyến tưởng họ, tỏ ra tôn trọng những lời họ nói ra , và ưu ái họ giữ trọn vẹn được tiết tháo của Tăng sĩ. Như thế gom góp năm này, tháng khác tự nhiên thanh danh cũng như sự thực hành của họ được đầy đủ. Vì người ta đều hàm tàng tính linh tri, chỉ cần siêng năng dẫn dụ là đạt tới được. Như viên ngọc còn nằm trong đá, vứt bỏ thì là sỏi đá, mài dũa thì là ngọc khuê, ngọc chương. Như sự phát nguyên của nước, ứ đọng thì thành bùn lầy, khơi sâu thì thành sông, đầm. Nên biết rằng trong đời tượng quí này , không phải bỏ sót người hiền không dùng, mà do ở đường lối giáo dưỡng, khuyến tưởng có chỗ chưa đến nơi vậy. Và những người tài ba trong lúc tùng lâm hưng thịnh đều là những người bị bỏ quên trong đời tượng quí. Ở đời tượng quí thì là ngu, mà ở đời hưng thịnh thì là trí. Cho nên đã nói “ Người ta đều hàm tàng tính linh tri, chỉ cần siêng năng dẫn dụ là đạt tới được “. Thế mới biết tài năng của người học đạo cũng tùy thời mà lên xuống. Tốt thì đến, khen thì chuộng, ép thì suy và trách thì dứt . Đấy là nguyên do của sự mòn đi hay lớn lên về đạo đức, tài năng cuả người học đạo


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

141 – TỰ NGHIÊM

Ngài Cao Am nói :
Lẽ trọng đại của sự giáo hóa, trước tiên, không có gì bằng đạo đức, lễ nghĩa. Người trụ trì tôn trọng đạo đức thì người học đạo giữ tâm cung kính. Trụ trì thực hành lễ nghĩa thì người học đạo biết xấu hổ về việc ham muốn, cạnh tranh. Trụ trì có dáng mặt khinh mạn thì người học đạo có cái tệ lấn lướt, thô đạo. Trụ trì có dung sắc tranh biện thì người học đạo có cái họa đấu tranh, công kích. Tiên thánh biết chúng từ khi chưa xẩy ra, nên kén chọn được người minh triết. Chủ tùng lâm làm sao khiến người ta chiêm ngưỡng một cách trọn vẹn và không cần phải dùng thí dụ mà cảm hóa được mới xứng đáng. Trong thời ngài Thạch Đầu (Nam Nhạc, Thạch Đầu, Hy Thiên thiền sư, ngài họ Trần ở Cao Am, Thùy Châu. Ngài nối pháp Thanh Nguyên, Hành Tư thiền sư. Sau ngài về phía đông chùa Hành Nhạc, có tảng đá giống như cái đài, ngài kết am trên tảng đá ấy nên gọi là Thạch Đầu , Thụy hiệu Vô Tế đại sư)., ngài Mã Tổ đạo hóa thịnh hành thì các vị anh kiệt xuất hiện, uy nghi, nhu hòa, thư thái, trang nghiêm, nói năng, ra lệnh, nháy mắt, dương mi, đều có thể làm mô phạm cho đời sau. Thực thích đáng với lẽ trên vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

142 – CAM KHỔ

Ngài Cao Am nói :
Tiên sư thường nói: Đi hành cước ra khỏi Quì Quan, đến những chùa viện nhỏ, có nhiều sự không vừa ý. Nhân nghĩ đến việc ngài Pháp Nhãn tham học ngài Địa Tạng (1) ngài Minh Giáo yết kiến ngài Thần Đỉnh (2) liền không thấy phiền não nữa.

GHI CHÚ :
(1) Thanh Lương viện Pháp Nhãn , Văn Ích thiền sư ở Kim Lăng. Ngài họ Lỗ ở Dư Hàng. Một hôm ngài đi hành cước đến Phúc Châu thì gặp mưa, khe suối ngập lụt, ngài tạm ngụ nơi phía tây cổ thành, ngài Địa Tạng trông thấy , gạt tuyết, đem lò sưởi đến cho ngài. Ngài Địa Tạng hỏi “Thượng tọa đi đâu vậy ?” Ngài Phật Nhãn đáp “Tôi đi hành cước lang thang” Ngài Địa Tạng hỏi “Việc hành cước này sẽ phát sinh được cái gì ?” Ngài Pháp Nhãn đáp “Không biết” Ngài Địa Tạng nói “Không biết là chỗ rất thân thiết rồi”. Ngài Pháp Nhãn bỗng nhiên đại ngộ. Ngài Pháp Nhãn xin nơi pháp ngài Địa Tạng và lập ra “Pháp Nhãn Tông”
(2) Minh Tung Giáo thiền sư yết kiến ngài Thần Đỉnh. Ngài Thần Đỉnh ngồi trên nhà, Ngài Minh Tung Giáo ra làm lễ, Ngài Thần Đỉnh chỉ lên hai cái vò nhỏ nói “Ông đến rất hợp thời, năm nay trong chùa mới có ít lương thực”. Sáng mai đến thời ăn cháo, ngài thấy tịnh nhân đem một cái giá (rổ), lấy ít món ăn bỏ vào bát chúng tăng. Ngài trông thấy trên dưới ai cũng nhai món ăn ấy một cách tự tại. Ngài xuống bếp xem thì là bánh cơm khô. Ngài Minh Giáo Tung hỏi vị kỳ túc ở đây, vị này nói “Chùa này từ trước tới nay không nấu cháo, có đàn việt thỉnh trai, còn những cơm thừa phơi khô, nghiền nhỏ ra đem bỏ vào nhà kho. Ngày nào không có ai thỉnh trai thì đem ra rang lên rồi chia cho chúng tăng ăn, cùng nhau hưởng sự cam khổ vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

143 – KHÔNG THẸN

Ngài Cao Am, trong tâm, ngoài tướng đều đoan trang, chính trực, phong cách uy nghiêm, khi động, khi tĩnh không quên lễ pháp. Hàng ngày ngài thấy trong chúng có điều gì xâm hại, ngài cũng không cần để ý. Suốt đời ngài lấy sự giản ước xử mình. Trong nhà, không bao giờ ngài chấp nhận cho ai một cách không chính đáng. Hơi có ai nói năng không hợp cơ, ngài chính sắc nói thẳng để ngăn cản. Tăng sĩ đều tín phục. Ngài thường nói : “Tôi học đạo không hơn người. Nhưng bình sinh làm việc không thẹn với lương tâm mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

144 – DƯỠNG TÍNH

Ngài Cao Am trụ trì chùa Vân Cư, có tăng sĩ nào hay công kích người che dấu điều xấu, ngài liền thung dung hiểu dụ:
Sự việc không nên như thế. Người tu ở chốn lâm hạ, lấy sự ngộ đạo làm việc cần kíp, hòa hợp là gốc của sự tu thân, há lại phóng tâm vào việc ưa ghét, phá hoại việc làm hay không làm của người.
Ngài uốn nắn người như thế.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

145 – DƯỠNG TÍNH

Ngài Cao Am lúc đầu không vâng lệnh đi trụ trì cùa Vân Cư. Ngài Phật Nhãn gởi thư khuyên :
Vân Cư là thủ phủ của miền Giang Tả , nơi ấy có thể an chúng, hành đạo, vậy không nên cố nhường.
Ngài Cao Am nói :
Từ khi có tùng lâm đến nay, người học đạo bị ngăn che bởi danh tự, đề mục ấy làm hoại tiết nghĩa không ít.
Ngài Phật Giám nghe biết, nói với chúng :
Sự đi hay đến của ngài Cao Am, hàng tăng sĩ khó kịp được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

146 – LÃO BỆNH

Ngài Cao Am làm một bài văn khuyến an cạc vị tăng lão, bệnh như sau :
Bần đạo thường xem kinh tạng, giáo điể, xét rõ ý Phật là không cjo các vị tỳ kheo ngồi không mà thụ dụng những món ăn không có công phu gì vào đó, khiến các vị sinh tâm lười biếng , và khởi ra kiến chấp nhân, ngã. Hàng ngày, cứ vào buổi sáng, đức Phật và các đệ tử mang bát đi xin ăn, không chọn nhà sang, hèn, không phân biệt cao , thấp, khiến co mọi người đều được phúc bình đẳng.
Sau này các vị tỳ khưu lão, bệnh không đi khất thực được nên mới tiết lập ra thường trụ. Thường trụ không phải là nơi dành cho các vị Tăng sĩ ít tuổi, khỏe mạnh nhận các món thực dụng. Sau khi đức Phật diệt độ, trong thời chính pháp cũng còn duy trì như thế. Nhưng từ thời tượng quí đến nay các nơi thiền lâm tại Trung Quốc không bỏ việc khất thực, song chỉ cử những vị có lương năng làm việc ấy mà tôi. Khi đi khất tực về, được bao nhiêu lợi dưỡng gốp lại làm của chiêu đề (chiêu đề, tiếng Phạn là tứ phương), để tiện cung cấp cho nhiều chúng. Do đó mà qui củ đi khất thực ngày càng bị ngưng lại.
Nay nghe có một số trụ trì tại các chùa không biết nhân quả, không an dưỡng các vị lão tăng, như vậy là làm trái ý Phật và làm suy yếu pháp môn. Nếu các vị lão tăng không ở chùa viện thì về đâu ? Các vị không nghĩ lại rằng tài vật của thường trụ vì ai mà đặt ra ? Nên đem tâm gì để hợp với tâm Phật ? và nên đem hạnh gì để hợp với hạnh Phật ?
Xưa kia khi đức Phật còn tại thế, hay ngài không tới chỗ đàn việt thỉnh, mà ở lại nơi tịnh xá, thì ngài đi xem xét mọi phòng Tăng, trông coi các vị lão, bệnh, nhất nhất đều hỏi han và nhất nhất đều sắp đặt. Ngài lại khuyến thỉnh các vị Tăng phải cung kính lẫn nhau, tùy thuận phương tiện, xóa bỏ giận hiềm. Đấy là khuôn mẫu thống lý đại chng của Điều Ngự Sư của chúng ta.
Đời nay người làm chủ tùng lâm, mặc sức tiêu dùng của thường trụ. Tư cấp cho thân, miệng, kết giao với những người quyền quí, nhưng không lưu tâm đến các vị lão, bệnh chi cả. Hơn thế nữa, của chúng tăng dấu làm của mình. Tâm Phật, hạnh Phật không có một chút, thực đáng thương tay.
Bậc cổ đức nói “Lão Tăng là tiêu bản của sơn môn “. Nay trong thiền lâm, trăm vị không có một vị lão Tăng. Tùng lâm không nhận lão Tăng thì sống lâu vô bổ, chẳng bằng chết non còn hơn. Tôi mong các Tăng sĩ thời nay theo lời Phật dạy, nối dõi sự long thịnh của Tổ sư, đều nên an ủi, vỗ về các vị lão, bệnh. Nơi thường trụ có vật gì thì tùy nghi cung cấp cho các vị, đừng để cho những người ngu muội, chuyên quyền hủy diệt đạo pháp, và vời lấy quả báo chết non sau này. Tha thiết mong các vị xét kỹ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

147 – TRÌ PHÁP

Giác Phạm hòa thượng để vào bảng ở cổng chùa Linh Nguyên rằng :
Ngài Linh Nguyên lúc đầu không muốn ra đời. Tâm ý của ngài vững như bờ đập ngăn nước. Dù ông Trương Vô Tận khi ấy đang làm Tào Vận Sứ miền Giang Tây, thường thường tới thỉnh ngài ra giúp đời độ sinh, nhưng ngài nhất định không thuận. Thời gian lâu, tự nhiên ngài đổi ý, nói : “Thiền lâm suy, tuy có hoằng pháp, nhưng phần nhiều mượn Phật pháp để trộm lấy sự an nhàn cho cái ta của mình. Nếu ta không ra tay chống giữ gấp, thì sự suy đồi của Phật pháp nhanh chóng có thể thấy được trong nửa bước vậy ” Khi ấy ngài khai pháp ở chùa Thái Bình (Hoài Thượng).

Lúc tôi đông du tới cửa chùa này, tôi thấy tùng lâm tề chỉnh, phong thái của tông môn rất chấn hưng, không kém gì thời ngài Bách Trượng. Mười lăm năm sau, tôi thấy bảng này ở thất của Phùng Nguyên lão sư. Đọc tới lời trong bảng này, kính sợ như thấy đạo cốt của ngài vậy.
Sơn Cốc cư sĩ viết bảng này bằng lối viết phương khải lớn (lối chữ vuông 8 phân) và cuối có lời khích lệ rằng “ Ôi ! nếu các vị pháp thí trong thiên hạ, đều theo lời ngài Linh Nguyên để trụ trì thì lo gì Tổ đạo không chấn hưng! “ Sách truyện xưa có viết Người mở rộng đạo, không phải đạo mở rộng người”. Ngài Linh Nguyên có điểm ấy vậy.

GHI CHÚ
Trương Vô Tận tức Thừa Tướng Trương Thương Anh tự là Thiên Giác, hiệu là Vô Tận cư sĩ. Năm ông 19 tuổi đã chiếm khoa bảng, về sau ông lưu tâm về đạo Phật. Năm Tống Triết Tôn, niên hiệu Nguyên Hựu thứ 6, ông làm Tào Vận Sứ ở Giang Tây. Ông tham học và đắc ngộ nơi Đâu Xuất Duyệt thiền sư


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

148 – GIAN NỊNH (1)

Qui Vân Bản hòa thượng (Sơ Sơn, Qui Vân, Như Bản thiền sư ở Phủ Châu. Ngài là người Đài Thành, Bản Châu. Ngài nối pháp Linh Ẩn, Huệ Viễn thiền sư, thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc), trong thiên Biện Nịnh ngài có viết : Ông Phú Trịnh Công Bật (2) trong triều đại này, hỏi đạo nơi Đầu Tử Ngung thiền sư (3), hai vị viết thư đi lại với nhau bằng kệ tụng, gồm 14 trang giấy, sau được khắc vào vách của hai dãy hành lang chùa Hồng Phúc. Như thế thấy rõ bậc tiền bối chủ trì Phật pháp tôn nghiêm, nên các hàng vương công, quí nhân mới tin đạo một cách thành tín sâu dầy như vậy. Trịnh Quốc Công là bậc trọng thần của xã tắc, tuổi già biết hướng về đạo như thế, tất nhiên ngài Đầu Tử Ngung phải có đạo đức tài năng siêu việt hơn người. Mà chính Trịnh Quốc Công cũng cho là ngài Đầu Tư Ngung có chỗ cảnh sách, phát sinh diệu ngộ. Kỳ như trong hàng sĩ phu , tin thực vào đạo Phật, quên tuổi tác, khuất thế vị, khởi tâm phẫn phát mạnh mẽ, mong đạt tới chỗ chứng ngộ triệt để như Thị Lang Dương Đại Niên (4), Đô úy Lý Văn Hòa (5) tới yết kiến ngài Quảng Tuệ Liên (Quảng Tuệ Viện, Nguyên Niên thiền sư ở Nhữ Châu. Ngài họ Trần ở Tuyền Châu. Ngài nối pháp Thủ Sơn Niệm thiền sư , thuộc đời thứ 9 phái Nam Nhạc) ngài Thạch Môn Thông, ngài Từ Minh và các vị trưởng lão khác. Những lời thù xướng, kích dương của các vị ấy thấy nhan nhản trong các sách của thiền gia. Như cư sĩ Dương Vô Vi tham học nơi ngài Bạch Vân Đoan, cư sĩ Trương Vô Tận yết kiến ngài Đâu Xuất Duyệt (Tòng Duyệt thiền sư ở chùa Đâu Xuất, phủ Long Hưng. Ngài họ Hùng ở Chương Châu. Ngài nối pháp Chân Tịnh Văn thiền sư) đều là những vị chứng ngộ đến nguyên để, như người gõ vào cửa quan, đánh vào thanh tre, đi khỏi quan ải một cách ung dung , thì không phải là việc làm cẩu thả được.

GHI CHÚ
2) Thừa Tướng Phú công Bật, tự Ngạn Quốc, người phủ Hà Nam. Tống Nhân Tông phong làm Trịnh Quốc Công, thụy là Vân Trung Định Công. Ông đắc pháp nơi Đầu Tử, Tư Ngung thiền sư, sau về trí sĩ ở Lạc Dương, ông có làm bài kệ phúc đáp Tô Châu, Viên Chiếu Bản thiền sư như sau :

Tằng kiến Ngung Sư ngộ nhập thâm
Nhân duyên truyền đắc lão tăng tâm
Đông, nam mạn thuyết giang sơn viễn
Mục đổ linh quang diễn diệu âm.

Nghĩa
Hiểu rõ Ngung Sư chứng ngộ sâu
Duyên may truyền đạt, ý tâm đầu
Đông , nam non nước bàn chi rộng
Mắt thấy linh quang, tiếng nhiệm màu.

3) Đầu Tử, Ngộ Chứng, Tư Ngung thiền sư ở Thư Châu. Ngài nối pháp Tuệ Lâm, Tôn Bản thiền sư thuộc đời thứ 12 phái Thanh Nguyên
4) Dương Ức đời nhà Tống, tự là Đại Niên, người Bồ Thành, Kiến Châu, tụy là Văn Chính Công, làm quan Hàn lâm, đắc pháp nơi Quảng Tuệ, Nguyên Liễu thiền sư. Sau trong thời Nhân Tông niên hiệuKhang Định, ông là phương ngoại hữu của ngài Từ Minh.
5) Phò mã Đô úy Lý Tuân Húc, hiệu Văn Hòa cư sĩ, đắc pháp nơi Cốc Ẩn, Uẩn Thông thiền sư. Khi ông mới tham học nơi Thông thiền sư, ông hỏi về việc xuất gia. Thông thiền sư đem chuyện Thôi Triệu Công hỏi Kính Sơn, Đạo Khâm thiền sư : Đệ tử nay muốn xuất gia được không ? Ngài Đạo Khâm đáp : ”Việc xuất gia là việc của đại trượng phu, không phải là việc các quan văn, quan võ làm được”. Ông Lý Tuân Húc tỉnh ngộ và làm bài kệ sau :

Học đạo tu thị thiết hán
Trước thủ tâm đầu tiện phán
Trực xu vô thượng Bồ Đề
Nhất thiết thị phi mạc quản

Nghĩa :
Người sắt mới mong học đạo màu
Dắt tay, phân biện rõ tâm đầu
Thẳng về đường giác cao vô thượng
Phải trái e gì tiếng trước sau.

Sau này ông là phương ngoại hữu của ngài Từ Minh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

GIAN NỊNH (2)
Cận đại, Thị lang Trương Vô Cấu (Trương Vô Cấu húy là Cửu Thành, tự Tử Thiều, hiệu là Vô Cấu cư sĩ,ở Diêm Quan Hàng Châu, đắc pháp nơi Diệu Hỷ Cảo thiền sư), Tham chính, Lý Hán Lão ( Lý Bính, tự Hán Lão, đắc pháp nơi Diệu Hỷ thiền sư), Học sĩ , Lã Cư Nhân ( Hàn lâm Học sĩ Lã Bản Trung , tự Cự Nhân hỏi đạo nơi ngài Diệu Hỷ) đều đến yết kiến Diệu Hỷ lão nhân, đăng đường, nhập thất, gọi là phương ngoại đạo hữu (người bạn đạo đã vượt ngoài trần lao). Nếu trong tâm các vị kia còn yêu ghét, thuận nghịch, thì do sự thấm nhuần đạo pháp, như sấm chớp quét lau, trút bỏ được những sự câu chấp, nghi kỵ của thế tục. Những người quan sát thấy thế cũng phải khép áo run sợ, biến đổi, vì không còn thấy gì ngăn cách như bờ bến nữa. Những sĩ, quân tửcùng cầu tới bến không nhàn, tịch mịch, nương nơi tâm thiền tịch là đợi phát huy chân tính sẵn có nơi mình mà thôi.
Đời sau không còn thấy khuôn mẫu của các bậc tiên đức, mà chỉ thấy chuyện a-dua, nịnh hót, cầu cạnh tiến thân, hiển đạt. Phàm những người lấy chứ vị trụ trì, lạm xưng là trưởng lão, thường thường viết thư, thiếp tự xung là “môn hạ tăng” , và vâng mệnh người đại đàn việt hiện tiền này là “ân phủ” rồi đem của chiêu đề đút lót, dâng nịnh. Thức giả thấy thế thương, cười, nhưng họ vẫn điềm nhiên không biết hổ thẹn.
Ôi ta là bậc sa môn, Thích tử, một bình, một bát, đi lại như chim bay, mây chạy, không bị sự bức bách của đói rét, không bị sự luyến ái về con cái, ngọc lụa mà khom lưng cầm chổi, co ro, khúm núm, tự vời lấy sự nhục nhã, đê tiện như thế ư ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

GIAN NỊNH (3)

Người xưng là bậc Ân Phủ, xuất ra một chút tư vật của mình, không thể coi đó là nơi nương cậy mãi được, vì một kẻ tầm thường, nói láo xướng lên ở trước, thì có trăm kẻ tầm thường nói lão họa lại ở sau, toan tranh giành sự hầu hạ. Thực ty tiểu vậy ! Làm suy yếu phong giáo không ai tệ hơn kẻ nịnh hót, và thực là nguyên do của sự gian tà, dối trá. Tuy là đoan nhân, chính sĩ, nưng đôi khi cũng bị sự xảo lộng của chúng mà nhập vào bọn cúng, thì tức là hãm mihf vào vòng bất nghĩa, thất đức, không cứu gỡ được. Há chẳng thương vậy ư ?
Tỳ khưu phá Phật pháp bị ma khí chung đúc, dối trá, tự nhược và trá hiện thân tướng người trí thức. Họ cho các đại lão trong thiền lâm là thầy trò, và nịnh bợ những quí nhân đương thời là tông thuộc. Họ ngiêng về sự cung kính trái đạo là mở đầu cho sự phá hoại Phật pháp. Bạch y (cư sĩ mặc áo trắng) ngồi trên giường, nà tu quì lạy dưới đất, thực là trái với Phật chế, và làm đại nhục cho tông phong. Sự suy vi của đạo đến thế là cùng ! Ôi! Thiên tru, quỉ lục dù chết hàng vạn lần cũng không chuộc được tội ấy. Như vậy không phải là kẻ gian nịnh ư ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

GIAN NỊNH (4)

Trong bộ Nguyên giáo của Minh Giáo Tung thiền sư có viết : Cao tăng ngày xưa thấy nhà vua không phải thi lễ như bầy tôi. Và nhà vua có gởi chế thư gì cho các vị cao tăng thì gọi là “Công” hay là “Sư”. Ngài Tăng Viễn ở Chung Sơn , xe nhà vua tới cửa, ngài vẫn ngồi trên giường không xuống nghinh tiếp (1). Ngài Tuệ Viễn ở Hổ Khê, nhà vua mới tới Tầm Dương, cho chiếu mời, ngài cáo từ, không ra khỏi núi (2). Đương thời nhà vua đãi người, tôn đức như thế, cho nên đạo của thánh nhân được chấn hưng.

GHI CHÚ
(1) Chung Sơn, Tăng Viễn thiền sư vào tháng 8 năm Canh Thìn, niên hiệu Kiến Nguyên năm đầu, vua Tề Cao Tổ ngự giá đến Chung Sơn. Nhân nơi này có Sa Môn Tăng Viễn, nhafvua muốn hỏi thăm. Ngài Tăng Viễn ngồi trên giường cáo bệnh không tiếp. Vua Cao Tổ toan đi tới nơi để tiếp kiến, tả hữu can nói: Phòng, giường chật hẹp, xe không tới được. Nhà vua liền để xe ở ngoài, đi bộ vào thăm hỏi ân cần. Ngài Tăng Viễn ở núi hơn 50 năm. 20 năm đầu ngài chỉ ăn cỏ cây, uống nước khe. Các nơi đều ngưỡng mộ cao phong của ngài. Khi ngài mất, nhà vua biết, tôn ngài làm bậc thày và cho làm lễ mai táng long trọng tại Chung Sơn.
(2) Lư Sơn, Đông Lâm, Hổ Khê, Tuệ Viễn thiền sư. Ngài họ Giả ở Lâu Phiền, Nhạn Môn. Ngài thông suốt sáu kinh, nhưng hiểu sâu kinh Dịch. Ngài thường cùng em là Tuệ Trì tới nơi Đạo Am pháp sư để nghe kinh Bát Nhã. Sau ngài xuất gia, Gặp lúc Quan Trung nhiễu loạn, ngài đi về phương Nam, đến đất Tầm Dương, ngài thích núi Khuông Sơn, liền cất nhà lá ở núi này. Thái Thú Hoàn Doãn mến đức ngài , mới sáng lập ra tịnh xá. Khi nhà Tấn suy vi, các bậc hiền tài trong thiên hạ ẩn dật , không ra làm quan. Ngài lập Liên Xã, nhóm họp những vị Sa Môn và hiền nho hơn 1000 người cầu sinh Tịnh độ của Phật A Di Đà. Vua An Đế nhà Đông Tấn ngự giá đến Tầm Dương, viết chiếu mời ngài Tuệ Viễn, ngài cáo bênh không ra. Nhà vua càng kính mộ, liền sắc cho quan Thái Thú Cửu Gian, hàng năm phải trợ cấp các thực phẩm, đồ dùng . Ngài ở đây 30 năm không ra khỏi núi. Ngài tiễn khách chỉ tới cầu Hổ Khê mà thôi. Một lần ngài cùng Tô Đông Pha và …. đàm đạo. Khi tiễn khách mải mê nói chuyện, nên khi gần qua cầu mà không biết. Bỗng nhiên có tiếng hổ gầm. 3 người đứng lại nhìn nhau cười ngất và chia tay. Tích này gọi là “Hổ khê tam tiếu”. Ngài soạn ra Khuông Sơn Tập 30 quyển đương thời rất thịnh hành.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách