THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

8)
Ngã dữ sư lai vãng……………………… Tuế nguyệt tuy vị trường
Tương khán thành nhị lão …………….. Phong lưu diệt dị thường
Sư an tọa nham thượng ………………. Ngã phương vi tụ lương
Thảng sư năng tảo qui ………………… Thử lạc do vị ương!

Dịch
Tôi và sư qua lại …………………………. Năm tháng chưa là bao
Kỳ di, phong lưu cách …………………... Đều thấy thành suy lão.
Sư an tọa trên hang …………………….. Tôi góp gom rau gạo
Sư sớm về đây nhé ………………………Mừng vui này tuyệt hảo.

9)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

9)
Phân phân học thiền giả……………….. Yêu bao cạnh bôn tẩu
Tài năng thuyết cát đằng ……………… Si ý tiện tự phụ
Cầu kỳ đạo đức tôn ……………………. Như sư cái hy hữu
Nguyện truyền thượng thừa nhân …… Vinh quang Lâm Tế hậu

Dịch
Nhộn nhịp kẻ học thiền………………….. Mang toàn chuyện đua chen
Cát đằng vừa lượm được ………………. Si ý cậy ta liền
Cầu đạo đức như sư…………………… Đời nay coi chừng hiếm
Pháp trao người thượng thặng……….. Lâm Tế mãi lưu truyền


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

10)
Ngô ấp đa truy đồ……………………….. Hạo hạo nhược vân hải
Đại cơ cửu dĩ vong ……………………… Lại hữu tiểu cơ tại
Nhưng cánh dữ nhất Sầm ……………… Thuần toàn lường vô hối
Đường đường nhị lão thiền ……………. Hải nội công kỳ đãi

Dịch
Ấp ta nhiều Tăng sĩ …………………….. Mây biển tít mù khơi
Mất sớm Đại Cơ nọ ……………………. Tiểu Cơ đương sáng chói
Nhất Sầm với sư đây ………………….. Thuần toàn thực không hối
Đường đường hai trưởng lão …………. Trong nước đều mong mỏi

GHI CHÚ
Đại Cơ: chỉ Trọng Cơ, Minh Châu thiền sư ở chùa Thiên Ninh, Hằng Châu. Ngài nối pháp Huyền Sa, Sư Bị thiền sư
Tiểu cơ chỉ Hành Cơ thiền sư tức ngài Giản Đường.
Nhất Sầm chỉ ngài Viên Cực Sầm hòa thượng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

11)
Cổ vô trụ trì sự …………………………… Đãn chỉ truyền pháp chỉ
Hữu năng ngộ sắc-không……………….. Tiện Khả siêu sinh tử
Dung Tăng muội bản lai ………………… Khởi thức Tây qui lý
Mãi thiếp, tọa thiền sàng………………… Phật pháp tương hà thị.

Dịch
Xưa không có trụ trì……………………. Truyền thụ bằng pháp chỉ
Ai ngộ được sắc-không………………… Liền siêu thoát sinh tử
Tăng thường mờ bản lai ……………… Sao biết Tây qui lý
Mua thiếp, tọa thiền sàn……………….. Đạo ta nhờ chi nhỉ ?

GHI CHÚ
Bản lai: là bản lai diện mục, chỉ cho chân tính, Phật tính, đã có từ trước tới nay không biến đổi.
Mua thiếp,: Thời mạt pháp, Tăng sĩ ham giao dịch với những người quyền quí, nên trao đổi danh thiếp với họ để khoe khoang.
Tọa thiền sàng: Tăng sĩ mời người quyền quí về tùng lâm, mời họ ngồi trên thiền sàng để nói chuyện cho Tăng chúng nghe. Có khi họ ngồi trên giường, Tăng sĩ lạy dưới dất.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

12)
Tăng trung hữu cao tăng……………… Sĩ diệt hữu cao sĩ
Ngã tuy bất vi cao …………………….. Tâm thô năng tri chỉ
Sư thị cá trung nhân …………………... Đặc hoạn bất vi nhĩ
Hà hạnh ngã dữ sư ……………………. Câu thị lâm gia tử !

Dịch
Tăng già có cao Tăng………………….. Nho sĩ có cao sĩ
Tôi chẳng là cao sĩ …………………….. Tâm thô biết ngưng chỉ
Cao Tăng ấy là sư …………………….. Chẳng bận tâm sư nghĩ !
May mắn tôi cùng sư ………………….. Cùng là người lân lý


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

13)
Sư bản cùng hòa thượng………………. Ngã diệt cùng tú tài
Nhẫn cùng tâm dĩ triệt ………………….. Lão khẳng bất qui lai
Kim sư tuy tạm biệt …………………….. Tuyền thạch mạc tương sai
Ứng duyên liêu phục ngã ……………… Sư khởi hữu tâm tai

Dịch
Sư là cùng hòa thượng………………… Tôi là cùng tú tài
Tâm nhẫn cùng đã suốt………………… Già rồi không quay lại
Nay sư tuy tạm biệt ……………………. Tuyền thạch đừng e ngại
Trở lại ứng duyên xong………………… Thâm tâm, thế phải ngài ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

286 – KHÔNG CÓ

Cấp sự, Ngô Công Phí nói với ngài Giản Đường :
Cổ nhân, sạch vọng tâm, dứt thế trí ẩn ở trong nghìn hang muôn hốc , uống nước suối, ăn cỏ cây, đã tuyệt ý về công danh. Không may, một mai có chiếu chỉ của nhà vua, các ngài quyết che thân quang, dấu hình tích, trà trộn vào làm những việc hèn hạ, kiếm củi, giã gạo v.v… Buổi đầu đã không có ý nghĩ về sự vinh đạt, thì sau cùng tất được liệt vào hàng truyền đăng. Vì vậy nếu đạt được vô tâm thì đạo lớn, đức rộng. Còn tính toán mong cầu thì danh thấp, trí hẹp.
Chỉ ngài là người có độ lượng ngưng viễn, nối gót được cổ nhân. Ngài đã nhẫn nại ở chùa Quản Sơn mười bảy năm, mà thành bậc lương khí nơi tùng lâm. Các Tăng sĩ ngày nay trong tâm không có cái gì được gọi là gìn giữ, bên ngoài thì chạy theo phù hoa, danh lợi, ít có mưu kế xa rộng cho pháp môn và cũng không có gì lợi ích cho đại thể. Cho nên những vị ấy không giúp đỡ tôn giáo được, và cũng không thể sánh kịp ngài được. Thực xa vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

287 – XÉT NGHIỆM

Ngài Giản Đường nói :
Thường tình con người ít ai không có lầm lỡ. Đại để có những sự lầm lỡ như: bị che khuất bởi cả tin, bị ngăn trở bởi ngờ vực, bị sơ sót bởi khinh khi và bị đắm đuối bởi quá ham.
- Tin đã thiên lệch thì nghe lời nói của họ không cần xét đến sự thực, nên có những lời nói quá đáng
- Ngờ vực đã nhiều thì tuy thực nhưng cũng chẳng cần nghe lời họ nói, nên có sự nghe trái với sự thực.
- Đã khinh khi người thì bỏ sót mất những việc đáng trọng
- Quá ham vào việc gì, thì vẫn cố giữ những con người thực đáng bỏ.
Những việc trên đều là do sự cẩu thả, phóng túng theo lòng riêng mình, mà không xét đến đạo lý. Do đó đạo của Phật Tổ bị quên, tâm đối với tùng lâm bị mất. Vậy ta cần nhớ rằng “Cái khinh của thường tình là cái trọng của thánh hiền”. Cổ đức nói “Mưu xa phải nghiệm trước sự gần, việc lớn phải cẩn thận chỗ vi tế”. Phàm sự việc lượm lặt nhiều nhưng phải xét, chọn trong đó mà dùng và không phải ở chỗ chuộng cao, ham lạ vậy


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

288 – TỰ LẠC

Ngài Giản Đường có đức độ thanh liêm, sáng suốt, khoan dung, bình dị, hiền lành và hay ra ân cho người. Tăng sĩ nào có chút lỗi lầm, ngài che dấu, bao bọc, nhưng khuyên răn hối tiếc, để thành đức hạnh làm người. Ngài thường nói “người ta ai không có lỗi. Biết hối cải là tốt”.
Khi ngài trụ trì chùa Quản Sơn Bà Dương, gặp mùa đông rất lạnh, mưa tuyết suốt ngày, cơm cháo không có, mà ngài vẫn coi như không nghe biết gì. Vì vậy đương thời có bài tụng:

Địa lô vô hỏa khách nang không
Tuyết tự dương hoa lạc tuế cùng
Nạp bị mông đầu thiêu đốt cốt
Bất tri thân tại tịch liêu trung.

Dịch
Túi khách rỗng không, bếp lửa không
Hoa dương rụng tuyết ngập năm cùng
Củi thêm sức ấm đầu che áo
Lạnh lẽo thân này mặc tiết đông !

Bình sinh ngài tự lấy đạo làm vui, và ngài không vội vàng trong sự vinh danh. Khi theo lời mời của ngài Viên Thông trụ trì chùa Lư Sơn , ngài chống gậy, đi dép cỏ đến mà thôi. Do đó ai trông thấy ngài đều có nét mặt trang kính, và ý xấu tiêu giải. Ngay quan quận thú Cửu Giang là Lâm Công Thúc Đạt trông thấy ngài cũng nói “ Đây là vị tân lương trong Phật pháp”. Bởi thế, tên ngài được trọng vọng khắp bốn phương. Sự đi hay tới của ngài thực được như thể cách của bậc tiền bối. Khi ngài mất, dù là những người làm, hầu hạ cũng đều sa lệ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

289 – TẠO NGHIỆP

Thị Lang, Trương Công Hiếu Tường gởi thơ tới Phong Kiều, Diễn trưởng lão rằng (Phong Kiều ở trước Hàn Sơn tự, thuộc tỉnh Tô Châu. Diễn trưởng lão tức Hoa Tạng, Độn Am, Tôn Diễn thiền sư ở Thường Châu. Ngài họ Trịnh ở Phúc Châu, đắc pháp nơi Đại Tuệ thiền sư, thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc).
Các tổ trước đây không có sự trụ trì. Mở cửa thu nhận đồ chúng là việc cưỡng bách, bất đắc dĩ. Thời tượng pháp suy kém đến nỗi có thuyết nói :”Có những Tăng sĩ đem tiền của cùng các đồ trân bảo đút lót cho quan chức để xin được phong chức, phong hiệu. Có những vị hùn vốn với những người làm thương mại để kiếm lời. Có những vị mua bán cùa, viện v.v…Mà những việc xảy ra trên đây từ trước tới nay , tại nơi Phong Kiều của ngài đầy dẫy những nhân vật ấy. Việc xuất xử của ngài ai cũng đều biết. Nhưng việc trong chùa ngài, ngài dung túng, và người đời coi như là ngài có vẻ ám hợp với họ như thế, thì thực sự không có ai gắng sức làm việc, mà chỉ là những người có duyên thì ở, hết duyên thì đi. Nếu cứ để những bọn buôn bán Phật pháp ở trong ấy, chỉ là để tạo nghiệp địa ngục mà thôi. Như thế chẳng bằng chia tay nhau còn hay hơn


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

290 – KỲ VỌNG

Từ Thụ Thâm hòa thượng (Từ Thụ, Hoài Thâm thiền sư ở chùa Tuệ Lâm. Ngài họ Hạ ở Thọ Xuân. Ngài nối pháp Trường Lư, Sùng Tín thiền sư thuộc đời thứ 13 phái Thanh Nguyên) nói với Kính Sơn Nột hòa thượng (Kính Sơn, Diệu Không, Trí Nột thiền sư ở phủ Lâm An, nối pháp Trường Lư, Sùng Tín thiền sư)
Hai, ba mươi năm trở lại đây, chốn thiền môn trở nên tiêu điều vắng vẻ, nguy đến nỗi tôi không muốn ngó tới nữa. Trưởng lão các nơi thì chạy Nam, chạy Bắc, không biết bao nhiêu người mà kể. Còn có nững nơi chia bếp, chia chungsv.v…đầy dẫy trước mắt như thế cả. Chỉ có sư huynh là thần tình bất động, ngồi hưởng an dật, không thèm cùng với những kẻ tầm thường lục đục, mà chuyện của họ nói hàng ngày cũng không hết được. Đáng khâm phục và khen ngợi ! Đối với đoạn nhân duyên này, nếu tự mình không phải là người đầy đủ đạo đức, việc làm cùng sự hiểu biết tương ứng thì không thể làm được ! Tôi mong sư huynh gắng sức để dẫn dụ hậu côn, làm cho nguồn Tào Khê đang cạn được tràn đầy pháp trạch, cây giác ngộ điêu tàn lại gặp được mùa xuân. Tâm tôi thực đau đáu kỳ vọng vào sư huynh vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

291 – SÀM BÁNG

Linh Chi Chiếu hòa thượng (Linh Chi, Viên Chiếu, Trạm Nhiên luật sư ở Hàng Châu. Ngài họ Đường ở Dư Hàng. Khi ngài lễ Tuệ Tài pháp sư để thụ giới pháp, Ngài cảm thấy tượng Bồ tát Quán Âm phóng quang, nên ngài làm bài biện minh “Sàm Báng”) nói :
Sàm(dèm pha) và báng (chê bai) có đồng nghĩa nhau hay khác nhau ?
Đáp: Sàm phải nhờ báng mà thành. Vì có kẻ chỉ đi chê bai người khác mà không nói dèm pha. Nhưng chưa thấy ai dèm pha mà lại không có chê bai.
Sở dĩ sinh ra sự dèm pha , đầu tiên ở chỗ ghen ghét mà sau thành ra ít tin. Đã ít tin thì tất nhiên sẽ bị nững kẻ tiểu nhân siểm nịnh làm việc ấy. Cổ nhân có những người tận trung giúp vua, tận hiếu thờ song thân và giữ ngĩa với bạn bè. Tuy có sự tương đắc giữa vua và bày tôi, có sự tương ái giữa cha và con, , có tình tương thân giữa bạn bè. Nhưng ngày nào đó bị người ta dèm pha, thì có thể sinh ra việc cha con giận dữ không nhìn nhau, anh em đánh nhau, vua tôi xua đuổi nhau, bạn bè lý gián nhau, và tất cả đều coi nhau như giạc thù. Với những việc xảy ra nư trên, dù là thánh hiền đời xưa cũng khó tránh được ! Và những việc ấy, có việc lúc mới xảy ra không thể biện minh được, nhưng lâu về sau này mới sáng tỏ. Có những việc khi sống không thể biện minhđược, và sau khi chết rồi mới biện minh được. Có những việc sau khi chết rồi vẫn không thể biện minh được, và suốt cả thời gian xa xưa nối tiếp nhau cũng không thể biện minh được. Những việc hàm oan ấy rất nhiều, không sao kể xiết được.
Thày Tử Du nói (Thày Tử Du họ Ngôn, tên Yển, tự Tử Du, là đệ tử đức Khổng Tử) : Bày tôi thờ vua mà can gián nhiều, nhân việc ấy sẽ đem lại nhục nhã. Bạn bè thường xuyên khuyên răn nhau, nhân việc ấy sẽ đem lại xa nhau. Những lời nói trên đây mục đích để khuyên răn người nên xa tránh những lời dèm pha của tiểu nhân. ÔI, dèm pha và chê bai không thể không xét kỹ ! Kinh sử đã chép rõ. Các học giả xem đến kinh sử ấy, ai cũng biết nó là trái. Và cũng biết rằng nếu thân mình luôn luôn tự hãm vào miệng lưỡi kẻ dèm pha, uất ức đến chết, mà không thể tự biện minh được. Người bị dèm pha tất nhiên căm giận những người chấp nhận sự dèm pha là không biết xem xét, để bị kẻ dèm pha xiểm nịnh. Cho đến có những bọn tiểu nhân thường quây quần ở trước mặt người chấp nhận sự dèm pha ấy lại đi dèm pha với những người khác nữa và họ lại nghe mà cho là phải, như thế đáng gọi là thông minh ư ?
(còn tiếp)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.55 khách