THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

268 – CHÍ THÀNH

Tự Đắc Huy hòa thượng (Tịnh Từ, Tự Đắc, Tuệ Huy thiền sư ở Hàng Châu, Ngài họ Trương ở Cối Kê, nối pháp Thiên Đồng, Chính Giác thiền sư , thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc) nói :
Đại phàm, Tăng sĩ chí thành hướng về cín đạo, dù ngu cũng dùng được. Kẻ nịnh, mang lòng tà dù trí, sau cũng làm hại. Đạo nhân ở cốn lâm hạ, giữ tâm bất cính, dù có tài năng, sau cũng không thể lập thân, lợi đạo được


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

269 – CHÍNH QUI

Ngài Tự Đắc nói:
Đại Trí thiền sư đặc biệt sáng chế ra thanh qui để cứu gỡ tệ bệnh bất chính của các tỳ khưu thời mạt pháp. Do đó các bậc tiền hiền tuân thừa và răm rắp làm. Và làm có giáo hóa, có điều lý, có thủy chung.
Cuối niên hiệu Thiệu Hưng đời Tống Cao Tôn, tùng lâm có các bậc lão thành, giữ được điển hình của tiên thánh, không dám rời bỏ điều này hay điều nọ trong giây lát. Nhưng mấy năm gần đây, tùng lâm mất hết tôn ty trật tự, cương không ra cương, kỷ không ra kỷ. Mà dù có cương kỷ đi nữa, nhưng đâu được chân chính như thời ngài Bách Trượng. Cho nên có chỗ nói :”Chủ pháp nhắc một cái giềng lưới lên thì trăm mắt đều mở, mà bỏ một cơ thì muôn sự đều hỏng”. Nguy vậy ! Cương kỷ không chấn hưng thì tùng lâm không hưng vượng.
Chỉ có cổ nhân xét gốc để chỉnh ngọn. Các ngài chỉ lo pháp độ không nghiêm, chứ không lo người học đạo mất chỗ hành trì. Và sự chính ấy do nơi công minh mà thôi. Nay người làm chủ tùng lâm ở các nơi đều đem tư tâm lẫn lộn vào việc công, lấy ngọn chỉnh cho gốc. Người trên cầu lợi không dùng đạo thì người dưới cướp lợi không dùng nghĩa. Trên dưới rối loạn, khách chủ lộn xộn, làm sao các Tăng sĩ hướng theo chính đạo và tùng lâm hưng thịnh được?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

270 – DỤNG SỰ

Ngài Tự Đắc nói :
Ngọc quí khi chưa bổ trong đá ra, thì khác gì ngói đá. Ngựa ký khi chưa chạy thì lẫn lộn với ngựa nô. Đến khi bổ đá ra thấy ngọc sáng, khi chạy thấy ngựa giỏi, thì ngọc – đá, ngựa ký – ngựa nô phân biệt.
Hàng Tăng sĩ hiền đức khi chưa dụng sự, lẫn lộn trong chúng đông người, làm sao biện biệt được. Nhưng cốt ở các bậc cao minh, cùng công luận đề cử. Nhận chức sự, nghiệm tài năng và kiểm trách trong công việc đã thành tựu thì thấy rõ là các Tăng sĩ này sẽ không cùng với bọn dung lưu rất xa vậy


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

271 – ĐẦU CƠ

Hoặc Am Thể hòa thượng (Tiêu Sơn, Hoặc Am, Sư Thể thiền sư ở phủ Chấn Giang , ngài họ La ở Thai Châu. Ngài nối pháp Thử Am, Cảnh Nguyên thiền sư ,thuộc đời tứ 16 phái Nam Nhạc), khi mới tới tham học nơi Thử Am, Cảnh Nguyên thiền sư ở chùa Hộ Quố, núi Thiên Thai. Nhân khi lên pháp đường ngài đem bài “Tuyển Phật Trường” (1) của Bàng Cư sĩ và ngài Mã Tổ ra hỏi. Đến câu “Đây là trường tuyển Phật” , ngài Thử Am quát lên một tiếng, ngài Hoặc Am đại ngộ. Liền đó ngài Hoặc Am làm bài tụng Đầu Cơ như sau

Thương lường cực xứ kiến đề mục
Đồ lộ cùng biên nhập thí trường.
Niêm khởi hào đoan phong vũ khoái
Giá hồi bất tác Thám hoa lang

Dịch
Đầu đề rõ rệt khéo suy lường !
Chót lọt đường đi tới tí trường.
Ngọn bút tung bay mưa gió cuộn,
Lúc này đâu ám Thám hoa lang !

Từ đó ngài ẩn dật nơi núi Thiên Thai, Thừa tướng Tiền công (Thừa tướng Tiền Tương Tổ, tự Tượng Tiên, hỏi đạo nơi Hoặc Am thiền sư) mến ngài là người đạo đức, thỉnh ngài trụ trì chùa Thiên Phong và khuyên ngài ứng thế. Ngài Hoặc Am nghe biết việc ấy, ngài nói :”Tôi không cổi dây treo đầu dê, bán thịt chó”. Ngay đêm hôm ấy ngài trốn mất.

GHI CHÚ
(1) Một hôm Bàng cư sĩ hỏi ngài Mã Tổ “Người không cùng muôn pháp làm bạn là người thế nào?” Ngài Mã Tổ nói “Đơi ông uống một hớp hết nước sông Tây giang, tôi sẽ nói cho ông biết”. Bàng cư sĩ đại ngộ và trình bài kệ

Thập phương đồng hội tụ
Cá cá học vô vi
Thử thị tuyển Phật trường
Tâm không cập đệ qui.
Dịch:
Mười phương cùng tụ họp
Ai cũng học vô vi
Đây chính trường tuyển Phật
Tâm không, đỗ đạt về.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

272 – VĂN Ý

Đời Tống Hiếu Tôn, niên hiệu Càn Đạo năm đầu, ngài Hạt Đường (Hạt Đường, Tuệ Viễn thiền sư ở chùa Linh Ẩn, phủ Lâm An. Ngài họ Bành ở Mi Sơn. Ngài nối pháp Viên Ngộ Cần thiền sư , thuộc đời thứ 15 phái Nam Nhạc) trụ trì chùa Quốc Thanh, nhân thấy ngài Hoặc Am viết bài tán vào tượng ngài Viên Thông như sau :

Bất y bản phận
Não loạn chúng sinh
Chiêm chi ngưỡng chi
Hữu nhãn như manh

Trường An phong nguyệt quán kim tích
Ná cá nam nhi mô bích hành

Dịch
Sao chẳng y theo bổn phận mình
Còn làm não loạn cả quần sinh
Kìa ai chiêm ngưỡng chân dung đó
Có mắt như lòa thực chẳng minh.

Xưa nay phong nguyệt Trường An thỏa
Vách nọ làm chi vẽ dáng hình.

Ngài Hạt Đường mừng và sợ nói: “Không ngờ ngài Thử Am lại có người đệ tử này”. Ngài liền đi tìm khắp mọi nơi, và sau tìm thấy ngài Hoặc Am ở chùa Tiêu Sơn miền Giang Tây. Ngay trong chúng đông đảo, ngài Hạt Đường cung thỉnh ngài Hoặc Am lên ngôi vị đệ nhất của tùng lâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

273 – HỢP DUYÊN

Đời Tống Hiếu Tôn, niên hiệu Càn Đạo năm đầu, bỗng dưng ngài Hoặc Am tới thăm ngài Hạt Đường ở chùa Hổ Khâu. Chư Tăng và cư sĩ ở thành Cô Tô nghe biết cao phong của ngài, liền tới thăm và thỉnh ngài trụ trì chùa Giác Báo trong thành.. Ngài Hoặc Am nghe lời mời của chúng nhân, ngài nói :”Thử Am tiên sư tôi trước khi ngài thị tịch có dặn tôi: Ngày sau nếu gặp chùa Lão Thọ thì ở. Nay khế hợp với lời dặn xưa, thì tôi vui vẻ ứng mệnh”.
Chùa Giác Báo xưa tên là Lão Thọ Am.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

274 – ĐẠO VÀ SỰ

Sau khi ngài Hoặc Am nhập viện , tức trụ trì chùa Giác Báo, các thí chủ thỉnh ngài thuyết pháp. Ngài nói :
Đạo, từ trước tới nay vẫn không phai mờ.
Sự, có tệ bệnh tất nhiên phải biến đổi.
Xưa kia các tổ ở Nam Nhạc, miền Giang Tây, có làm gì đều xét nghiệm lời dạy của cổ nhân, xem rằng việc ấy nên hay không nên làm. Các ngài giữ đúng mức trung đạo, chuyên hợp nhân tâm và lấy giác ngộ làm phép tắc. Cho nên phong cách tuần tố của các ngài vẫn như xưa, và đến nay chưa mất được. Nếu chừng nào môn hạ của bần Tăng này, trước câu nói mà tiến chứng được, đó là người đã khuất phục nơi tông phong tôi vậy ! Và nếu người nào, cuối câu nói mới phân minh, thì người đó đã chôn chìm Phật, Tổ vậy ! Tuy thế, nhưng nếu ai đến được chỗ cùng tận của bến nước, thì khi ấy và người ấy cũng ung dung ngồi xem mây nổi vậy !
Tăng, tục nơi đây rất mừng được nghe những điều chưa nghe bao giờ, và quay về theo ngài rất đông như họp chợ vậy


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

275 – XƯỚNG HỌA

Khi ngài Hoặc Am lãnh chức trụ trì chùa Giác Báo, thì quan chức, thứ dân đến qui y ngài tấp nập. Các Tăng sĩ truyền tin ấy đến ngài Hạt Đường ở chùa Hổ Khâu. Ngài Hạt Đường rất mừng và nói đùa:

Giá cá Sơn man đỗ ảo tử
Phóng phách manh thiền
Trị nễ !
Ná nhất đội, dã hồ tinh !

Dịch
Sơn man vượt pháp thất nhân tình
Buông- vịn, thiền lòa, bước nhẹ tênh
Người ấy phải chăng nên thẳng trị
Gọi băng một bọn dã hồ tinh.

Ngài Hoặc Am nghe biết, cũng đùa, viết bài kệ đáp :

Sơn man đỗ ảo đắc năng tăng ?
Lĩnh chúng khuông đồ tự bất tằng
Việt cách đảo niêm thiều trửu bính
Phách manh thiền trị dã hồ tăng !

Dịch
Đáng ghét mán này vượt phép chăng ?
Khuông đồ lĩnh chúng dễ chưa từng
Tay cầm cán chổi buông niêm cách
Vịn lấy manh thiền trị dã tăng.

Ngài Hạt Đường cười.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

276 – THĂNG BẰNG

Ngài Hoặc Am nói với Thị lang, Tăng công Đại :
Điều quan yếu của sự học đạo, như sự định giá lượng vật của trái cân . Nó cần phải giữ mức thăng bằng, nếu nó nghiêng hay nặng về bên nào có được không ? Nó đẩy về phía trước hay gần về phía sau, đó là nó nghiêng về một bên. Hiểu rõ vấn đề ấy là có thể học đạo được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

277 – TƯƠNG BẢO

Ngài Hoặc Am nói :
Đạo đức là căn bản của tùng lâm, và Tăng sĩ là căn bản của đạo đức. Người trụ trì chán bỏ Tăng sĩ là quên đạo đức. Đạo đức đã mất thì lấy phương pháp gì để tu hành, giáo hóa, chỉnh đốn tùng lâm và dẫn dụ người tới học. Cổ nhân xét gốc để chỉnh ngọn, lo không làm được đạo đức, chứ không lo tùng lâm mất chỗ hoằng trì. Cho nên có chỗ nói :”Tùng lâm bảo dưỡng Tăng sĩ, và Tăng sĩ bảo dưỡng đạo đức”. Trụ trì không có đạo đức thì tùng lâm phế hủy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

278 – HIỀN ĐỨC

Ngài Hoặc Am nói :
Là thiện tri thức cốt ở chỗ biết người hiền đức, chứ không phải ở nơi mình hiền đức. Cho nên làm hại người hình đức là ngu si, ngăn che người hiền đức là tối tăm, ghen ghét người hiền đức là nông cạn. Được sự vinh hiển một mình, không bằng đưọc tiếng khen một đời. Được tiếng khen một đời không bằng được một Tăng sĩ hiền đức. Vì có Tăng sĩ hiền đức thì những người hậu học có thày, tùng lâm có chủ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

279 – THỊ TỊCH

Ngài Hoặc Am dời về chùa Tiêu Sơn, đến năm này là năm thứ ba, ngày mồng bốn, tháng tám niên hiệu Thuần Hy năm thứ sáu, trước khi ngài bị bệnh thường, ngài liền viết một lá thư kèm theo hai nghiên mực cho người đem đến vĩnh biệt quan Quận Thú, Thị lang, Tăng công. Và đến nửa đêm hôm ấy thì ngài thị tịch. Ông Tăng công làm bài kệ kính điếu ngài như sau:

Thiên nhiên chích lý trục Tây phong
Nhất vật hồn vô bố đại trung.
Lưu hạ Đào hoằng tương để dụng
Lão phu vô bút phán ư không!

Dịch
Gió Tây phơi phới chiếc giầy đi
Túi rỗng không dung một vật gì
Còn lại nghiên Đào, lưu để đó
Hư không đâu bút dễ dàng ghi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.38 khách