THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

73 – TỰ TÀM

Ngài Chân Tịnh trụ trì chùa Qui Tôn, hàng năm hóa chủ đem dâng nạp rất nhiều vật dụng, vật thực như vải lụa v v… Ngài Chân Tịnh trông thấy cau mày than :
Đây là cao huyết của lòng tin, tôi thẹn không đủ đức, sao dám nhận lãnh !

74 – CHÍNH TÂM

Ngài Chân Tịnh nói:
Tỳ khưu thời mạt pháp , ít vị có tiết nghĩa. Bình thường thấy các vị bàn luận những việc xa rộng thì tự cho mình không ai bằng. Nhưng đến khi có chút ơn huệ bằng một bữa cơm, thì trước kia có tư tưởng bất đồng, sau này lại xu phụ, trước chê sau khen. Tìm được vị , thấy phải nói là phải, thấy trái nói là trái, trung chính, không bí ẩn thực ít vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

75 – THỂ CÁCH

Ngài Chân Tịnh nói :
Sự thụ dụng của tỳ kheo không nên quá đầy đủ, vì quá đầy đủ thì sẽ hư hỏng. Việc làm cho vừa ý , không thể do nơi nhiều mưu kế, vì nhiều mưu kế thì sau sẽ thất bại. Sự việc có thành tất có hoại.
Tôi thấy Hoàng Long tiên sư, bốn mươi năm ra đời làm việc lợi sinh , khi nói khi im, khi động khi tĩnh chưa bao giờ ngài dùng nhan sắc để làm vui, dùng lễ mạo cho thích hợp và dùng văn tài để lao lung các tăng sĩ đương thời. Trong chúng, quả như có ai là người có kiến thức, muốn noi theo đạo lý chân thực, thì ngài uốn nắn cho thành thục. Sự thận trọng của ngài thực được như thể cách của cổ nhân, các nơi ít có vị nào sánh kịp. Ngày nay tôi đối với chúng, sự gì cũng đều theo như pháp vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

76 – TỰ AN

Ngài Chân Tịnh khi ở cùa Bảo Ninh (Kiến Khang), ông Thư Vương (1) làm lễ trai tăng và cúng ngài một tấm lụa nõn. Ngài hỏi vị tăng thị giả : “Đó là vật gì?” Vị tăng kia đáp “ Đây là thứ lụa tốt ”. Ngài Chân Tịnh lại hỏi “ Dùng làm gì ?” Vị tăng kia đáp “Có thể may ca sa”. Ngài Chân Tịnh chỉ vào tấm Tăng Già Lê (Đại y của Tỳ Khưu) và nói “Bình thường tôi vẫn mặc tấm y này, người ta trông thấy chẳng ai hiềm ghét gì”. Ngài liền đem giao cho vị coi kho bán đi lấy tiền cúng dường cư tăng. Ngài không may mặc những phục sức như thế.

GHI CHÚ
(1) Ông Vương An Thạch đời Tống được phong làm Thư Vương. Khi ông làm tể tướng, soạn ra tân pháp, cải cách chế độ, làm dân bị thiệt hại rất nhiều. Con ông là Vương Phương làm Sùng Chính Đại Học Sĩ giúp ông thực hiện Tân Pháp. Vương Pương chết sớm, ông bị bãi chức tể tướng. Trong thời gian an nhàn, ông mơ thấy quỉ sứ dẫn Vương Phương đeo gông sắt, đến trước ông khóc và nói “Vì cha thực hiện Tân pháp nên con phải tội này”. Ông hỏi quỉ sứ “Làm sao giải thoát được”. Quỉ sứ đáp “Chỉ có xây chùa và cúng cơm cho chư Tăng mới khỏi được”. Ông liền lấy tất cả nhà cửa, ruộng đất ở Kim Lăng ra làm chùa, đặt tên là Bảo Ninh, thỉnh ngài Chân Tịnh trụ trì và cúng trai tăng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

77 – BẤT BIẾN

Ngài Chân Tịnh nói với ông Thư Vương :
Hàng ngày những việc phải thì gia sức làm, những việc trái thì cố ngăn tránh, chứ không nên lấy sự khó, dễ mà thay đổi tâm chí. Nếu ngày nay cho là khó, lắc đầu ngoảnh đi, biết đâu ngày kia lại có việc chẳng khó hơn ngày nay ư ?

78 – TRỌNG NGƯỜI

Ngài Chân Tịnh mỗi khi nghe thấy một nơi nào có vị đạo đức mất đi, ngài thương tiếc, than thở đến rơi lệ. Khi ấy ngài Trạm Đường (tức Lặc Đàm, Văn Chuẩn thiền sư ở Phủ Long Hưng. Ngài nối pháp Chân Tịnh Văn thiền sư, thuộc đời thứ 13 phái Nam Nhạc) làm thị giả, thấy thế thưa rằng :
Vạn vật sinh trong vũ trụ này , đã có hình chất thì sự khô chết, tàn lụi không thể tránh được. Hòa thượng tự chuốc lấy khổ đau làm chi !
Ngài Chân Tịnh nói :
Pháp môn hưng thịnh nhờ có các vị đạo đức chấn hưng, nay các vị đều mất đi thì tùng lâm quyết suy kém vậy ! Ông có thể lấy lời của tôi làm chiêm nghiệm !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

79 – DIỆU NGỘ

Trạm Đường Chuẩn hòa thượng khi mới tham học nơi ngài Chân Tịnh, thường thắp đèn trong mùng xem sách. Ngài Chân Tịnh thấy thế trách:
Gọi là người tham học, mong trị tâm trước hết. Dù học nhiều mà tâm không trị thì học có ích gì ? Hơn nữa các môn học khác nhau của hàng trăm nhà, niều nư núi cao, biển sâu, ông học hết được chăng ? Nay ông bỏ gốc theo ngọn như người nghèo muốn sai kiến người giàu, không những khó thực hiện mà lại còn sợ rằng nó làm phương hại đến đạo nghiệp. Ông nên ngăn lấp mọi duyên, quyết cầu sự diệu ngộ. Ngày kia chứng ngộ rồi, ông xem kinh đọc sách, như là đẩy cánh cửa vào gốc cửa, không khó khăn chi cả.
Tức thì ngài Trạm Đường bỏ hết sự học tập cũ, chuyên chú vào thiền quán. Một ngày nọ, ngài nghe thấy vị tăng sĩ đọc bài biểu xuất quân của Gia Cát Khổng Minh, bỗng dưng ngài khai ngộ. Do sự khai ngộ, tất cả những gì ngưng trệ trong ngài từ trước đều tiêu tan, và từ đây ngài biện tài lưu loát, mà những vị đồng hàng với ngài ít có người hơn được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

80 – ƯA VÀ GHÉT

Ngài Trạm Đường nói:
Người có đạo đức muốn vui chung với mọi người. Người không có đạo đức thích vui riêng nơi thân mình. Vui chung với mọi người thì sự vui ấy được lâu dài, còn vui riêng nơi thân mình tì sự vui ấy chóng mất.
Thời nay xưng là trụ trì thường đem tâm ưa, ghét đối với chúng nhân, nên chúng nhân không theo. Trụ trì biết quan sát, tại sao cái ưa thích của mình mà chúng nhân lại ghét bỏ, và cái ghét bỏ của mình, chúng nhân lại ưa thích thì hiện nay ít có.
Cho nên có nơi nói “ cùng chung cùng vui, cùng buồn, cùng ưa ghét , đó là điều nghĩa. Có nghĩa thì trong thiên hạ ai cũng qui kính”.

81 – QUYỀN BIẾN

Ngài Trạm Đường nói :
Đạo là cái cân chính đáng của xưa và nay . Người khéo hoằng đạo là người biết được chỗ biến, thông. Người không biết biến, thông hay câu chấp văn tự, giáo điển, chấp tướng, chấp tình là những người chưa đạt được quyền, biến.
Có vị tăng hỏi ngài Triệu Châu:
- Vạn pháp qui về một thì một ấy qui về đâu ?
Ngài Triệu Châu đáp:
- Khi tôi ở Thanh Châu, tôi có may một cái áo đơn nặng bảy cân.
Nếu cho là cổ nhân không biết quyền, biến thì sao có những lời thù tạc như thế ? Thánh nhân xưa (Lão Tử) có nói “Hang sâu vô tư nên nhận những tiếng vang từ nơi khác tới. Chuông chịu dùi đánh nên đánh vào là ứng tiếng ngay”. Thế mới biết các bậc thượng sĩ thông phương làm ngược lại bình thường mà hợp đạo, chứ không giữ một mực mà không biết ứng biến.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

82 – BẠN BÈ

Ngài Trạm Đường nói :
Người tu học cần tìm bạn, mà bạn phải là người đáng làm khuôn pháp cho ta theo học. Được bạn như thế rồi, hàng ngày ta phải thực lòng tôn kính bạn và làm việc gì cũng phải giữ đúng pháp, hầu có lợi ích cho ta. Hoặc trí thức của bạn hơn ta, ta cũng noi theo để thức tỉnh ta trong những chỗ chưa kịp bạn. Vạn nhất, bạn cùng ta tương tự, chẳng bằng không có bạn.

83 – ĐƯỢC NGƯỜI

Ngài Trạm Đường nói :
Tổ đình ở vào thời cuối thu, có người ở chốn thiền lâm mà không làm những việc ồn ào, nông nổi thực là khó tìm được. Xưa kia Chân Như Triết thiền sư ở chùa Trí Hải thường nói: “Khi tôi ở chùa Đạo Qui thuộc miền Tương Giang, tuy chúng không nhiều, chỉ có mấy vị lão tăng, mà hành trì được đạo. Từ khi tôi rời chùa Đạo Qui rời về chùa Trí Hải này, tăng chúng không dưới 900 vị, mà không có được năm, bảy vị hiểu được lời nói của tôi. Thế mới biết , được người không phải ở chỗ đông đảo".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

84 – KHÓ KHĂN

Ngài Trạm Đường nói :
Trên đời này , việc biết người thực là khó. Không thể bằng vào một lời đối đáp hay cật vấn mà có thể biết hết về một người. Có người miệng lưỡi biện luận linh lợi, nhưng việc làm của họ có thể chưa tin được. Có người lời lẽ vụng về, nhưng lý của họ chưa phải là cùng. Tuy cùng (hết) lời nhưng sợ chưa cùng lý. Tuy phục miệng nhưng sợ chưa phục tâm. Biết người là khó, thánh nhân còn lo.
Gần đây, sự thông minh của hàng tăng sĩ chẳng qua chỉ chuyên về việc thông suốt nhân tình, sự thấy, nghe của họ chỉ ringf mà vào kẽ hở lỗi lầm của người khác mà thôi. Vì vậy dục vọng của họ trái với chúng nhân, phương hướng của họ trái với đại đạo. Thường thời tâm cùng ưa chuộng của họ là giả dối, niệm cùng che dấu của họ là man trá. Như thế, tất nhiên khiến cho đạo của Phật tổ ngày càng suy kém , thực không sao cứu vãn được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

85 – NƯƠNG TỰA

Ngài Trạm Đường nói với ngài Diệu Hỷ :
Tỳ kheo trong thời tượng quí này, bên ngoài thì thuận theo vật, cảnh bên trong thì không rõ (biết) tâm tánh. Dù có người làm những việc, xem như, rộng lớn nhưng chỉ là hư phù, không phải cứu cánh. Đó chỉ là nương tựa vào sự ty tiện, bỉ ổi nơi người khác mà nên. Như con ruồi đậu vào lưng con trâu thì nó chỉ đi được vài bước. Nhưng nếu nó đậu vào đuôi con ngựa giỏi thì nó có tài nhanh như gió, đuổi theo mặt trời. Đó chỉ là thắng lợi do sự nương tựa mà thôi.
Cho nên người tu học, ở phải chọn nơi, chơi phải chọn người mới có thể dứt được những điều tà vạy, gần được người trung chính và nghe được những lời nói chân chính. Xưa kia Phúc Nghiêm, Lương Nhã hòa thượng (Ngài nối pháp Động Sơn, Thủ Sơ thiền sư, thuộc đời thứ 8 phái Thanh Nguyên) mến chuộng thể cách ngài Chân Như Triết . Song chưa biết ngài thường y phụ cùng ai. Một hôm Hòa thượng thấy ngài Chân Như Triết đi cùng các ngài Đại Ninh Khoan, Tưởng Sơn Nguyên và Thúy Nham Chân. Hòa thượng Lương Nhã vui mừng khôn xiết, và thung dung nói với ngài Chân Như Triết :” Các Đại sĩ là bậc long tượng trong pháp môn mà tôi may mắn được theo. Ngày sau chống đỡ sự đổ nát của đạo ta, làm rạng rỡ sự lợi sinh trong giáo pháp của các Tổ, hẳn không phải ở chỗ phó chúc nhiều lần của tôi, mà ở chỗ gương sáng giao bạn của các ngài vậy”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

87 – THÀNH THỰC

Ngài Trạm Đường nói :
Xưa kia tôi cùng với ngài Linh Nguyên hầu hòa thượng Hối Đường ở chùa Chương Giang. Một hôm ngài Linh Nguyên cùng hai vị tăng đi vào thành đến tối mới về. Hòa thượng Hối Đương hỏi:
- Hôm nay các ông đi đâu ?
Ngài Linh Nguyên nói:
- Chúng con vừa đến chùa Đại Ninh về.
Lúc ấy ngài Tử Tâm (tức Tử Tâm, Hoàng Long, Ngộ Tân thiền sư, ở phủ Hưng Long, ngài nối pháp Tổ Tâm Hoang Long thiền sư, đời thứ 13 phái Nam Nhạc) đứng ở bên cất tiếng trách :
- Tham thiền muốn thoát sinh tử, nói năng trước hết phải thành thực. Sao Thanh huynh lại nói dối?
Ngài Linh Nguyên đỏ mặt, không dám đáp lại. Từ đó ngài Linh Nguyên không dám vào thành và cũng không dám nói dối nữa.
Tôi vẫn biết ngài Linh Nguyên, ngài Tử Tâm đều là bậc lương khí.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

88 – HIẾU HỌC

Ngài Trạm Đường nói:
Ngài Linh Nguyên ham xem kinh sử, đến nỗi khi ăn, khi nghỉ cũng không ngừng, và chỉ khi nào học thuộc lòng rồi mới thôi. Hòa thượng Hối Đường thấy thế mới ngăn trách. Ngài Linh Nguyên thưa :
- Con thường nghe: dùng nhiều sức thì thu công nhiều.
Vì vậy Hoàng Thái Sử Lỗ Trực (Hoàng Thái Sử tên húy là Đình Kiên, tự là Lỗ Trực, hiệu Sơn Cốc cư sĩ, đắc pháp nơi Hoàng Long, Tổ Tâm tiền sư) nói :
- Thanh huynh ham học nư đói được ăn, khát được uống, coi lợi dưỡng, màu mè như đồ hôi xấu. Hẳn là tâm tính thành thật tự nhiên chứ không phải miễn cưỡng mà làm được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

89 – TRUNG ĐẠO

Linh Nguyên Thanh hòa thượng trụ trì chùa Thái Bình , thấy ngài Phật Nhãn xử sự với chúng rất chu đáo, tế mật (tinh tế và kín đáo) và không để xẩy ra một chuyện gì không hay. Nhân đó ngài mới hỏi về yếu nghĩa (bí quyết) của vấn đề này . Ngài Phật Nhãn nói :
Dụng sự, thà bị sai lầm trong lúc thư thả, chứ không nên để xẩy ra sự sai lầm trong lúc cấp bách, thà bị sai lầm trong khi giản lược, chứ không để sai lầm trong khi đã xét kỹ. Sai lầm trong khi cấp bách thì không thể nào gỡ được, sai lầm xẩy ra khi đã xét kỹ thì không thể dung được. Nên giữ mức trung đạo và đãi ngộ với người trong lúc thong thả, mới là phương pháp làm việc và xử sự với chúng vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]28 khách