Trang 1 trên 1

Vô Sanh

Đã gửi: 09/06/10 19:14
gửi bởi binh
Vô sanh

Niệm tức là nhớ, mà nhớ tức là quá khứ, bây giờ nó không có thật. Cho nên những việc đã qua gọi là vọng niệm.
Tưởng là nghĩ, là hình dung ra một vật, một sự việc. Bây giờ nó cũng không có thật, cho nên gọi là vọng tưởng.
Chúng ta hiện hữu ở đây, ngay lúc này, nhận biết mọi sự, mọi vật đều là nhờ tánh linh. Vì vậy biết rằng ta tiếp xúc với tánh linh của mình chỉ trong niệm hiện tại, do đó gọi là “nhất niệm tâm tánh”.
Niệm hiện tại thì không ngừng nghỉ, vừa mới nhắc đến nó đã thành niệm quá khứ, Còn niệm tương lai thì chưa tới, do đó hiện tại không xác định được. Cũng qua một niệm hiện tại đó mà ta từng hiện diện, sinh sống qua vô số kiếp, từ vô thỉ đến nay. Do vậy biết rằng ta cùng chư Phật đã cùng sống từ vô thỉ đến nay. Vậy ta cũng vô sanh như chư Phật, vậy ta cũng thụ dụng đồng như chư Phật, còn sanh tử chỉ là hiện tượng. Vì vậy “sanh cũng là vô sanh”, vì vậy cũng gọi niệm hiện tại là “Nhất niệm thiên thu” . Do vậy Phật nói “Chúng sanh và chư Phật vốn đồng một thể tánh”.

Thể thì như vậy, nhưng về dụng thì khác.
Chư Phật thì hằng sa công đức, thần thông, diệu dụng v v…Các ngài ở chỗ thanh tịnh (tịnh độ), vĩnh cửu, thường trụ mãi mãi. Còn chúng ta thì ngụp lặn trong bể khổ luân hồi.
Tại sao vậy ?
Chỉ vì trong tâm chư Phật không nảy sinh vọng tưởng, vọng niệm, nên chân tâm thường trụ mãi mãi hiện tiền.
Còn chúng ta thì vọng tưởng, vọng niệm đầy dẫy. Nó dẫn dắt chúng ta vào thế giới vọng ảo. Mà trong thế giới này chúng ta đã gây ra bao nhiêu ác nghiệp, do đó tự mình tạo ra bao nhiêu đau khổ, biến đổi vô thường.

Phật chỉ khác chúng ta ở chỗ các ngài làm chủ được ý thức, không khởi vọng tưởng, vọng niệm. Do đó vô lượng công đức của chân tâm hiển hiện để các ngài thụ dụng.
Còn chúng ta do bị các vọng tưởng, vọng niệm che mờ nên mặc dầu chúng ta cũng thụ dụng như chư Phật. (cũng sống mãi, cũng thấy nghe, hay, biết ) mà chỉ thấy toàn đau khổ.

Re: Vô Sanh

Đã gửi: 11/06/10 22:09
gửi bởi tietphuochung
Trích ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN LUẬN

Kệ rằng :

ĐỐN trừ vọng niệm ,đắc vô sanh

NGỘ tánh cùng nguyên ,giải tướng hình

NHẬP đáo vô vi thanh tịnh hải,

ĐẠO hoàn chánh giác cảnh hư linh

YẾU ngôn nhứt thống chơn thiền đạo

MÔN đại quán thông diệu lý minh

TRỰC hóa hữu tình đăng bỉ ngạn

LUẬN tryền Bát Nhã Phạm huyền thinh

Thiền Tịnh Đạo Tràng ,ngày mồng tám tháng tư,năm kỹ sửu
( May 5,1949 )
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Hòa Thượng MINH TRỰC Thiền Sư

Kính tự