Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
quatangaua
Bài viết: 2
Ngày: 29/07/10 02:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Your country

Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi quatangaua »

Hỏi: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền thất như ngày hôm nay?

Đáp: Yếu chỉ của Thiền tông có 2 cơ bản: tin tự tâm và phát nghi tình. Thế nào là tin tự tâm? Tin tâm mình đầy đủ tất cả thần thông biến hóa, trí huệ năng lực, bằng Phật Thích Ca, không có kém hơn Phật Thích Ca một chút nào. Mục đích tham thiền là muốn phát hiện năng lực của mình, để dùng như Phật Thích Ca vậy; mà tự giải quyết sự sanh tử, giải thoát tất cả khổ, làm chủ cho mình đạt đến tự do tự tại.

Muốn đạt đến tự do tự tại phải có phương pháp, phương pháp đó là phát nghi tình thì phải nhờ câu thoại đầu hoặc công án. Bây giờ tôi chỉ dạy người ta tham thoại đầu, rất đơn giản. Trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền có 5 câu thoại đầu: Câu thứ nhất là “chưa có trời đất ta là cái gì?” Có trời đất thì ngồi đây, chưa có trời đất không biết mình ở đâu? Cũng không biết mình là cái gì? Không biết đó là tham thiền. Nhờ câu thoại đầu làm cho bộ óc cảm thấy không biết, không biết đó Thiền tông gọi là nghi tình. Ngày đêm mình giữ nghi tình, rồi sẽ đến thoại đầu.

Thoại là một lời nói, đầu là trước kia chưa có muốn nói; chưa khởi niệm muốn nói, gọi là thoại đầu. Hai chữ thoại đầu là một niệm chưa sanh khởi, cũng gọi là vô thỉ vô minh.

Như đầu trên cây viết là thoại đầu, đầu dưới cây viết là thoại vỉ (đuôi). Nhờ câu thoại đầu khởi lên nghi tình, từ thoại vỉ đến thoại đầu là đường đi ý thức; khởi nghi tình là rời khỏi thoại vỉ, đang đi giữa đường ý thức đến thoại đầu. Đến thoại đầu là đường đi ý thức đã hết, nhưng chỗ này là nguồn gốc của ý thức, còn dính líu tác dụng của bộ não; phía trước chỗ này không còn đường đi, thấy thanh thanh tịnh tịnh; ngoại đạo hay Tiểu thừa tưởng là cuối cùng, nhưng Thiền tông phải ở chỗ này (đầu sào trăm thước) tiến lên một bước, rời khỏi ý thức, sát na rời khỏi ý thức là kiến tánh.

Ngài Lai Quả nói “từ đầu sào trăm thước tiến lên một bước lọt vào hư không, té xuống cho chết rồi sống lại”, Thiền tông có danh từ là tuyệt hậu tái tô. Nhưng cái chết đó có 2 thứ: tiểu tử tiểu hoạt và đại tử đại hoạt.

Tiểu tử là ngộ chưa triệt để, tức là chết rồi sống lại, nhưng còn cái xác; đại tử đại hoạt là ngộ triệt để, tức là chết rồi sống lại, không còn cái xác. Tại sao còn cái xác? Cái xác dụ cho chấp vào cảnh giới ngộ, không buông nên bị cái ngộ làm chướng ngại, cái dụng không thể dùng ra hết. Đại tử đại hoạt là cái ngộ tan rã, nên Tổ sư nói “ngộ rồi đồng như chưa ngộ”. Tại sao? Vì đã ngộ rồi hết mê, do mê mới có ngộ; vậy còn ngộ thì còn mê. Ngộ là đối với mê, mê là chúng sanh, ngộ là Phật. Nếu đã ngộ mà còn ôm cảnh giới cho mình ngộ, tức là trụ nơi Niết bàn.

Cái dụng Phật tánh vô lượng vô biên, gọi là hoạt bát vạn năng; nếu có sở trụ thì hoạt bát vạn năng bị mất. Tham thiền khởi lên nghi tình là cây chổi automatic quét ra, khôi phục lại hoạt bát vạn năng. Trụ nơi không thì hoạt bát vạn năng cũng bị mất, nên cái không cũng phải quét, để khôi phục lại hoạt bát vạn năng của bản thể. Cho nên trụ nơi Niết bàn thì cái dụng bị chướng ngại. Đại ngộ là luôn cái ngộ cũng tan rã, hoạt bát vạn năng không chướng ngại, nên nói đại ngộ là cái xác tan rã vậy.

Tham thiền là phải tin tự tâm, nếu không tin tự tâm; mặc dù ngày đêm giữ được nghi tình không thể kiến tánh. Tại sao? Vì không tin tự tâm làm sao phát hiện tự tâm! Bởi tham thiền là muốn phát hiện tự tâm, không tin tự tâm làm sao tự tâm hiện ra. Cho nên, tin tự tâm và phát nghi tình là 2 cái cơ bản của tham Tổ sư thiền.

- HT Thích Duy Lực


CÔNG TY CPTM ÂU Á
[b]Độc quyền đồ da - quà tặng chuyên nghiệp[/b]
Add:168 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 04. 3771 3364 Fax: 04. 3771 3367
Email: [email][email protected][/email]
khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Hỏi: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền thất như ngày hôm nay?

Đáp: Yếu chỉ của Thiền tông có 2 cơ bản: tin tự tâm và phát nghi tình. Thế nào là tin tự tâm? Tin tâm mình đầy đủ tất cả thần thông biến hóa, trí huệ năng lực, bằng Phật Thích Ca, không có kém hơn Phật Thích Ca một chút nào. Mục đích tham thiền là muốn phát hiện năng lực của mình, để dùng như Phật Thích Ca vậy; mà tự giải quyết sự sanh tử, giải thoát tất cả khổ, làm chủ cho mình đạt đến tự do tự tại....

Thiền tông vốn dựa vào tự lực là chính.!? Vì sao lại nói cơ bản phải : " Tin tự tâm..." _ "Tin" như vậy có mâu thuẫn với yếu chỉ của Thiền ?
Vây xin đ/h hoan hỉ giải rõ chữ "TIN' trong thiền tông là gì !.
Chứ nói : Tin Tâm mình là Phật _Vậy dẫn đến là: Phật tu làm Phật thì vô Nghĩa, còn nói tu để thành Phật thì càng sai _ vì Thành thì tất có Hoại _ Nhưng Phật vốn là Như Lai. còn nói tu để Phát hiện Phật tâm trong mình lại càng tối nghĩa. Đã là Phật tâm mà còn bị cái khác phát hiện , hay làm cho tỏa sáng thì không ổn rồi !?....
Kính mong đ/h hoan hỉ giải nghi
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

khach tran đã viết: Thiền tông vốn dựa vào tự lực là chính.!? Vì sao lại nói cơ bản phải : " Tin tự tâm..." _ "Tin" như vậy có mâu thuẫn với yếu chỉ của Thiền ?
Vây xin đ/h hoan hỉ giải rõ chữ "TIN' trong thiền tông là gì !.
Chứ nói : Tin Tâm mình là Phật _Vậy dẫn đến là: Phật tu làm Phật thì vô Nghĩa, còn nói tu để thành Phật thì càng sai _ vì Thành thì tất có Hoại _ Nhưng Phật vốn là Như Lai. còn nói tu để Phát hiện Phật tâm trong mình lại càng tối nghĩa. Đã là Phật tâm mà còn bị cái khác phát hiện , hay làm cho tỏa sáng thì không ổn rồi !?....
Kính mong đ/h hoan hỉ giải nghi
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
>> Dựa vào tự lực chính là Tin tự tâm. Còn Tin nghĩa là chưa được, đó chỉ là Tin trên mặt lý tánh. Cần phải phát khởi nghi tình, để làm sáng tỏ cái "Tin" đó. Nghi tình được phát khởi thì làm cho các chướng ngại hội tụ và đến khi cực điểm thì tự động liễu đứt các chướng ngại. Các chướng ngại liễu đứt mà hành giả an trụ tại đó thì liền vào hàng thanh văn, duyên giác. Đây là do Lý chưa tới nên Sự diệt. Thiền chẳng phải chỉ dừng lại như vậy, mà mục đích tối hậu là LÝ - SỰ viên dung, chẳng còn LÝ, chẳng còn SỰ, mà chẳng diệt. Các chướng Ngại đều dứt mà chẳng nhập, chẳng xuất, chẳng còn, chẳng diệt, chẳng dư, chẳng xót, lại không hết,...Đó chính là Chư Phật. Do vậy LÝ Tột Cùng thì SỰ cũng tột cùng. Do đó cần phải phát BỒ ĐỀ TÂM thì mới có thể chứng SỰ trọn vẹn của LÝ TÁNH.

>>Ai bảo hành giả Tin??


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<
Thế nào là Giáo Chỉ Thiền Tông ?

Xin được trả lời như sao : từ Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni cho đến Lục Tổ cùng lấy :
VÔ NIỆM làm TÔNG ,VÔ TƯỚNG làm THỂ , VÔ TRỤ làm GỐC ( Không , Vô Tướng ,Vô Tác ) về các loại Thiền khác là không thuộc Thiền Tông thí dụ : Thiền Công Án, Thiền Luận , Thiền Định , Thiền Thoại, Thiền Quán v.v… và nơi đây Tôi xin được nhấn mạnh với các bạn về Thiền Tông chỉ dành cho Hàng Thượng Căn Thắng Sĩ còn Hàng Trung Căn trở xuống thì không thể kham vào mong các bạn hãy suy xét cho kỹ trước khi Học Thiền Tông .
…2.PHÁP VỐN KHÔNG ĐỐN TIỆM
MÊ NGỘ CÓ CHẬM MAU
CHỈ MÔN THẤY TÁNH ẤY
KẺ MUỘI CHẲNG KHAM VÀO
Trích Pháp Bửu Đàn Kinh.

Các bạn hãy tìm đọc Pháp Bửu Đàn Kinh do Hoà Thượng MINH TRỰC Thiền Sư dịch và giảng hay của TS Thích Duy Lực dịch còn các bản dịch của các tác giả khác không đạt Tông Chỉ của Thiền Tông ,vấn đề là tránh mất thời giang quí báo của các bạn ,vì sao vậy ? là vì Sanh Tử Vô Thường ,không vì ai mà chờ đợi.

Như trên đã vièt : * VÔ NIỆM * là TÔNG CHỈ của THIỀN TÔNG >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tangbong tangbong tangbong

Trong Thiền Tông thường nghe câu "Kiến Tánh Thành Phật".
Không ích người tu học hiểu lầm câu này.

Kiến tánh thành Phật là một giai đoạn tu học cho đến khi viên thành ý nguyện hay thành tựu Phật Quả. Chư vị ở đoạn này thì:
1) Đã thoát khỏi sanh tử luân hồi.(dứt sạch phiền não của bản thân)
2) Nơi phương tiện tu học vận dụng chẳng còn chướng ngại.

Trong cũng như ngoài đều không hai (PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ) mà tu học cho đến viên thành Phật Quả.

Chư vị ở giai đoạn này mới chính thức hành theo đúng tông chỉ Thiền Tông: VÔ NIỆM. Trong cũng như ngoài, chẳng khởi niệm phân đôi mà rõ ràng từng chi tiết, chẳng có lẩn lộn, chẳng có chống trái, tự chuyển các "nghiệp duyên" mà chẳng trái với nhân quả luân hồi. Như một tấm gương, các thứ ánh sáng tự phản chiếu, ánh sáng xanh phản chiếu theo ánh sáng xanh, ánh sáng vàng phản chiếu như ánh sáng vàng, ánh sáng đỏ phản chiếu như ánh sáng đỏ,.... tất cả chẳng lẩn lộn và phản xạ tự nhiên chẳng có đối nghịch.

Những chư vị chưa thoát luân hồi sanh tử mà tu học Thiền Tông thì chưa bước vào giai đoạn Kiến Tánh Thành Phật, nghĩa là chưa thể chính thức "thực hành" đúng Tông Chỉ Thiền Tông mà gọi là "tập hành" mà thôi.

Ngay cả chư vị đã thoát luân hồi sanh tử cũng không chắc bước vào giai đoạn Kiến Tánh Thành Phật, là các chư vị từ trụ quả A LA HÁN, DUYÊN GIÁC, vị đó phải phát tâm Bồ Đề tu học cho đến khi liễu nghĩa Bồ Đề, chẳng còn trở ngại về pháp môn và các thứ phương tiện thì mới chính thức bước vào giai đoạn Kiến Tánh Thành Phật.

Cho nên phải tự liệu sức mà đi cho phù hợp, nếu không mất cả chì lẩn chài.

Pháp giúp thực hành thoát khỏi sanh tử luân hồi thì rất phong phú, căn cơ nào cũng có. Dứt sạch ngã chấp hay khỏi sự ràng buộc của ngũ uẩn thì là thoát khỏi luân hồi sanh tử.


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<

*** TÍN TÂM ***

Đức Thế Tôn đã nói : Tất cả chúng sanh đồng có Phật Tánh như nhau, còn gọi là Pháp Thân và nhiều tên khác tuỳ theo từng bộ Kinh tuỳ theo từng người Chứng Đạo đặt tên ví dụ : Ma ni Châu , Ngọc Như Ý, Tánh Giác , Tánh linh ,Tâm Linh ,Kim Cang, Viên Giác Tánh hay đơn giản như Lục Tổ gọi là Chủ Nhân Ông v.v… ,từ câu nói trên mọi người biết được chính mình có Phật Tánh Nhưng lại không thấy Phật Tánh của mình hình dáng ra sao ?

Trong Thiền Tông các Tỗ Sư thường dùng hai chữ Tín Tâm để nhắc nhở các Thiền Sinh thí dụ : cầu Phật chỉ cần cầu Tâm chớ có cầu ngoài vì sao ? vì Tâm tức Phật không hai không khác , câu nầy dành cho những người dầy công Tu Học lâu năm mà không thấy được Tánh linh Giác của chính mình chứ không dùng cho những người giả dối Tu Học ( học nhiều , nhớ dai , thích lý luân, lấy cái học nhiều làm sự nghiệp cho sinh tử luân hồi trong tam giới ) và nhất là những người học cầu Vãng Sanh cực Lạc lại càng không Tin chính Tâm của mình mà đôi lúc còn phỉ báng cả Tâm Tánh của mình mà không biết ,thật đáng tội nghiệp ( Có tội tức có nghiệp )

Trong đời sống ,là con người ai cũng có niềm Tin của riêng mình không ai có thể cản ngăn cấm đoán , theo Tôi nghĩ Tin cái gì thì sẻ theo cái đó thí dụ : Tin ma thì có ma ,Tin Phật thì có Phật, Tin nhân quả thì có nhân quả ,Tin danh ,lợi ,tài ,sắc thì có danh lợi tài sắc.v.v…

Nơi đây Tôi góp Ý với các bạn trẻ nếu thành tâm Học Thiền thi nên tìm đọc Tín Tâm Minh của Ngũ Tổ và Duy Tâm Quyết của Vỉnh Minh Thiền Sư để tham cứu lâu dài và xin nhớ “ tham cứu lâu dài”. Trân trọng, trân trọng… >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tietphuochung đã viết: những người học cầu Vãng Sanh cực Lạc lại càng không Tin chính Tâm của mình mà đôi lúc còn phỉ báng cả Tâm Tánh của mình mà không biết ,thật đáng tội nghiệp ( Có tội tức có nghiệp )
Chỗ này DH nên xem kỷ lại, trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Đức Phật có dạy về Tín Tâm của một người tu nhân Bồ Đề vãng sanh Cực Lạc: Tin bản tánh mình với bản tánh Phật không hai, tâm mình ứng hợp tâm Phật. Chỉ khi đề cao Tự Lực, chẳng cần thèm tới Tha Lực thì mới sai tông chỉ.
Trong đời sống ,là con người ai cũng có niềm Tin của riêng mình không ai có thể cản ngăn cấm đoán , theo Tôi nghĩ Tin cái gì thì sẻ theo cái đó thí dụ : Tin ma thì có ma ,Tin Phật thì có Phật, Tin nhân quả thì có nhân quả ,Tin danh ,lợi ,tài ,sắc thì có danh lợi tài sắc.v.v…
Nhân - quả dù Tin hay không Tin thì kẻ tạo nhân phải gặt lấy quả báo.


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính các Đạo Hữu
Đạo Hữu tietphuochung có viết:
Trong Thiền Tông các Tỗ Sư thường dùng hai chữ Tín Tâm để nhắc nhở các Thiền Sinh thí dụ : cầu Phật chỉ cần cầu Tâm chớ có cầu ngoài vì sao ? vì Tâm tức Phật không hai không khác ,
Khì khì...Hóa ra Bồ Đề Đạt Ma Ổng "Hư" thật !
Ngài Huệ Khả "Không tìm thấy Tâm !" mà Ổng dám trao Y, Bát ! :)) :)) Thảo nào mà Ổng phải quảy chiếc giầy.
-Lại cả Thầy Ruột của Ổng nữa(Phật Thích Ca Mâu Ni)!
... cầu Phật chỉ cần cầu Tâm chớ có cầu ngoài vì sao ? vì Tâm tức Phật không hai không khác ,
Mà lại Thuyết:...Tâm không có trong...Không có ngoài...Không ở chặng giữa!(Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
Mấy Ngài vui tính thât.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật kinhle
Nam Mô A Di Đà Phật kinhle
Nam Mô Thanh Tịnh Chúng Đại Hải Bồ Tát Chư Hiền Thánh Tăng. kinhle

Tễu :Kính kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

khach tran đã viết: Vây xin đ/h hoan hỉ giải rõ chữ "TIN' trong thiền tông là gì !.
Chứ nói : Tin Tâm mình là Phật _Vậy dẫn đến là: Phật tu làm Phật thì vô Nghĩa, còn nói tu để thành Phật thì càng sai _ vì Thành thì tất có Hoại _ Nhưng Phật vốn là Như Lai. còn nói tu để Phát hiện Phật tâm trong mình lại càng tối nghĩa. Đã là Phật tâm mà còn bị cái khác phát hiện , hay làm cho tỏa sáng thì không ổn rồi !?....
Kính mong đ/h hoan hỉ giải nghi
Tin Tâm Mình là Phật thì chỉ cần khám phá ra ông Phật nơi chính mình. Nếu không tin Tâm mình là Phật, ngay nơi mình có Phật Tánh hay Tánh Giác thì cứ luôn hướng ngoại tìm cầu.

Chính vì mê muội đánh mất Tánh Giác nên luân hồi sanh tử, nay nếu nhận ra tự Tâm là Phật thì thoát luân hồi sanh tử.

Muốn thế trước phải Tin cho được mình có Phật Tánh thì mới chịu quay về chính mình.

Kinh Pháp Hoa ân cần chỉ bảo dùng nhiều lời lẽ ví dụ cũng chỉ để nói "Mình có Phật Tánh" và khuyên "Phải Tin mình có Phật Tánh".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"tietphuochung"]

Trong Thiền Tông các Tỗ Sư thường dùng hai chữ Tín Tâm để nhắc nhở các Thiền Sinh thí dụ : cầu Phật chỉ cần cầu Tâm chớ có cầu ngoài vì sao ? vì Tâm tức Phật không hai không khác , câu nầy dành cho những người dầy công Tu Học lâu năm mà không thấy được Tánh linh Giác của chính mình chứ không dùng cho những người giả dối Tu Học ( học nhiều , nhớ dai , thích lý luân, lấy cái học nhiều làm sự nghiệp cho sinh tử luân hồi trong tam giới ) và nhất là những người học cầu Vãng Sanh cực Lạc lại càng không Tin chính Tâm của mình mà đôi lúc còn phỉ báng cả Tâm Tánh của mình mà không biết ,thật đáng tội nghiệp ( Có tội tức có nghiệp )
Cũng không thể nói thế.

Dĩ nhiên cũng có người không Tin Tự Tâm là Phật, nên Phật dùng phương tiện dạy họ Niệm Phật để Thấy Phật của Tự Tâm. Do vậy trước không tin, sau lại tin.

Đó thật là phương tiện khéo của chư Phật để độ thoát chúng sanh!

Cũng có người căn tánh lanh lợi có hiểu biết nên Tin Tâm là Phật, và chính vì thế mới Niệm Phật.

Tông Tịnh Độ chính là mượn Phật của người để thấy Phật của mình vậy!

Còn Thiền Tông thì trực thẳng nơi Tâm là Phật. Hai tông tuy khác nhưng cũng về nguồn.

Ngoài tâm không Phật, ngoài Phật không Tâm.

Ngoài tâm không có danh hiệu A Di Đà Phật, và rời danh hiệu A Di Đà Phật ra khó có phương tiện nào hay hơn để tất cả chúng sanh thấy được Tâm mình là Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tễu đã viết:tangbong
Khì khì...Hóa ra Bồ Đề Đạt Ma Ổng "Hư" thật !
Ngài Huệ Khả "Không tìm thấy Tâm !" mà Ổng dám trao Y, Bát ! :)) :)) Thảo nào mà Ổng phải quảy chiếc giầy.
-Lại cả Thầy Ruột của Ổng nữa(Phật Thích Ca Mâu Ni)!
... cầu Phật chỉ cần cầu Tâm chớ có cầu ngoài vì sao ? vì Tâm tức Phật không hai không khác ,
Mà lại Thuyết:...Tâm không có trong...Không có ngoài...Không ở chặng giữa!(Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
Mấy Ngài vui tính thât.
Kinh Địa Tạng, vơ tay cất bước, một lời nói ra tội đã ngập đầu, mình vẫn còn hệ thuộc ở trong nhân quả, phải nên tuân theo.

Chữ "Tâm" cả mấy ngàn năm nay kẻ nhai người nhả đã vạn lần, nhưng vẫn chưa ngộ tự tâm. Thế thì cái tâm hiện giờ suy nghĩ lăng xăng đây há nào dám nhận nó là Phật ư? Phải nên cẩn thận!

Kinh Lăng Nghiêm phá chấp nơi Tâm, nay cũng đừng chấp Tâm vậy.

Khi vẫn còn dùng Phàm Thức thì không thoát khỏi chấp dính, như vượn truyền cành chẳng lúc nào buông ra được, buôn cành nầy lại nắm cành kia. Thế thì cũng không cần phải lanh quanh lẩn quẩn làm gì.

Nhưng hễ chịu tạm bàn luận thì phải chấp nhận ai cũng còn lầm mê chấp dính.

Chẳng thể vì hứng thú lạm bàn mà tưởng mình đã ngộ đạo, cho tâm mình hiện đang suy nghĩ đây là Phật, bởi vì nó cũng đang suy nghĩ điều ác đây, hết tưởng nầy để nghĩ khác đây sanh diệt không ngừng đây.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Thế nào là yếu chỉ của Thiền tông và sự ích lợi dự đả thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính Các Đạo Hữu.
Theo Tễu đối với Người Học Phật,nếu đã TỰ TIN NHẬN:TỰ TÂM,TỰ TÁNH MÌNH VỚI CHƯ PHẬT ĐỒNG BÌNH ĐẲNG KHÔNG KHÁC Thì việc gì còn PHẢI TÌM CẦU,HÀNH TÁC Gì nữa! Cứ thế từ từ mà SÀI,MÀ BUÔN BÁN SANH LỜI Thôi (nếu muốn!)
-Còn :...Phải thế này !???...Phải thế nọ ???!Tức là còn NGHI (Cũng là do Chính Bản Thân Mình)! Còn Nghi thì tự mà tìm Phương Tiện giải cho HẾT NGHI: ĐỂ MÀ TIN,MÀ NHẬN (Đấy cũng là do phải tự chính Bản thân mình nhận ra..)Chứ nói là TIN ! sao được ???
Đạo Hữu Thánh_Tri có viết:
... vơ tay cất bước, một lời nói ra tội đã ngập đầu, mình vẫn còn hệ thuộc ở trong nhân quả, phải nên tuân theo.
*Đối với Người đã TỰ PHÁT NGUYỆN HỌC PHẬT Thì giải thoát Tri Kiến Chẳng phải do Thượng..Trung...Hạ căn cao siêu gì cả .Mà rất đơn giản là sự CHÂN THÀNH
Hàng ngày lên Khóa Lễ chúng Ta đều SÁM HỐI :"...Kinh rằng Đức Tỳ Lô Giá Na Thân khắp mọi chỗ..." Nếu chúng ta TIN và THẬT SỰ CHÂN THÀNH:TỰ NHẬN RA LỖI VÀ HỨA KHÔNG MẮC PHẢI( Sám-Hối) Thì làm gì có cái gì là TỘI!Pháp Thân Đức Tỳ Lô Giá Na có TỘI ư ???
Vậy theo thiên ý của Tễu:Nếu thấy ...Là có TỘI (hoặc nọ...kia !)! THÌ ĐẤY LÀ TỰ CÁI THẤY,CÁI TỘI CỦA TỰ CÁ NHÂN MÌNH (vì vẫn Mê) Do CHƯA TIN,CHƯA NHẬN chứ chẳng phải TẠI gì khác.

Xin được Sự thảo luận và Dẫn Giải của Chư Đạo Hữu.

Tễu: Kính kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách