Trang 5 trên 13

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 00:05
gửi bởi vũ ngọc anh
Bạn thật sự cũng chưa hiểu vấn đề tôi nêu ra, đã không tỏ rõ thì tôi nói ra làm gì, làm sao bạn biết người khác như thế nào khi mà những gì nguòi ta trình bày hay đặt các câu hỏi bạn vẫn chưa trả lời được hiểu được, huống chi là bạn chưa biết chưa hiểu.

Bạn vẫn còn bị lối mòn hiểu biết kến thức để phan xét người khac, thật ra bạn hoàn toàn chưa biết chưa hiểu lời MHBN trình bày. Làm sao bạn cho đó là đứng hay sai.

Nếu bạn cho đúng hay sai bạn phân tích xem tại sao, những gì tôi đang đi là gì tôi đã hiểu những gì, đạt được gì, đi tiếp như thế nào? Xin bạn chứng minh. chứ kết luận suông rằng người này người kia bị KHỔ, bị nghiệp bị quả bị nhân thì quả là hơi bị "khia cạnh phiến diện".


---> Đây là 1 lập luận của ĐH MHBN trong 1 mục nào đó !...Đưa ra vào hoàn cảnh này là vô cùng chính xác !... =(( ... >:D<

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 00:36
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
kimcang đã viết:DH MHBN Lâu Nay Nhập Thất Ở Đâu?

Nói Diệt Tham Sân Si Hay Chuyển Tham Sân Si Cũng Chỉ Là Một Cách Nói Mà Thôi.

Niệm Khởi Thì Tạm Nói Là Sanh, Niệm Lặng Thì Tạm Nói Là Diệt Mà Niệm Thì Chẳng Thật Có Sanh Chẳng Thật Có Diệt Gì Cả Vì Vốn Là Không Chổ Sanh

KC Hành Thiền Thì Thật Sự Thấy Rõ Là Niệm Dấy Lên Lặng Xuống Rất Rõ Ràng Nhưng Mà Không Thể Nói Là Từ Đâu Dấy Lên Lặng Về Đâu. (Cái Này Chỉ Là Rất Sơ Sài Bước Đầu Tu Thiền)

Như Kinh Đại Bái Niết Bàn Nói:

Các Hành Vô Thường
Là Pháp Sanh Diệt
Sanh Diệt Diệt Rồi
Tịch Diệt Là Vui
Hì hì, cám ơn Thầy KC quan tâm, MHBN lười lắm, cũng chưa thuận duyên nên vẫn còn truân chuyên. Duyên nợ nghiệp quả mỗi người khác nhau,ênn thấy Thầy tu được cũng muốn lắm, nhưng xét ra, mìnhtạo duyên gì thì nhận duyên ấy, biết làm sao!

Thầy vẫn khỏe chứ! Lúc này Thầy nhiều an lạc, ít lo nghĩ Phật sự nhiều rồi phải không? Chúc Thầy thăng tiến.

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 00:40
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
vũ ngọc anh đã viết:Người kiến tánh không phải nghĩ mình được kiến hay chưa kiến, nếu nghĩ chưa từng kiến thì chấp vào tri kiến "chưa từng kiến", nếu nghĩ kiến rồi chấp "kiến tánh". Mà liễu tri rằng tự tánh vốn xưa nay chưa từng đổi, dù kiến hay chưa kiến đồng như đã kiến, dù chưa kiến hay kiến cũng đồng như chưa kiến, không phân biệt kiến rồi hay chưa từng kiến.
--> Từ đầu tới cuối vị đạo hữu này lập luận rất công minh.. kinhle . !...ĐH lập luận tiếp đi.... kinhle ... =D> tangbong
Lập làm chi cho mệt, tùy duyên! Hi hi, chúc DH thăng tiến!

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 01:57
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
binh đã viết:Thôi, đừng cãi nhau nữa.
Ai kiến tánh chỉ dùm tôi vấn đề này.
"Khi một người thành Phật, không gian mười phuơng đổ vỡ, cung điện của ma vuơng sụp đổ. Nhưng tại sao các cõi Tịnh lại không sụp đổ ?"
Vì vạn cõi điều thanh tịnh, không còn tham sân si, dù cung điện ma vương còn đó nhưng cũng biến thành thanh tịnh cõi, không còn cõi uế trượt xây tạo bởi tâm tâm độc (quốc độ ma vương)

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 04:33
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Người kiến tánh không phải nghĩ mình được kiến hay chưa kiến, nếu nghĩ chưa từng kiến thì chấp vào tri kiến "chưa từng kiến", nếu nghĩ kiến rồi chấp "kiến tánh". Mà liễu tri rằng tự tánh vốn xưa nay chưa từng đổi, dù kiến hay chưa kiến đồng như đã kiến, dù chưa kiến hay kiến cũng đồng như chưa kiến, không phân biệt kiến rồi hay chưa từng kiến.
Đúng vậy. Liễu tri như vậy chấm dứt mọi chấp trước phân biệt, khởi vô phân biệt tánh trí. Nhưng Tánh chẳng liễu tri Tánh, chẳng chứng, chẳng nhập, chẳng phải vô công dụng hạnh, vô công còn chẳng thấy huống chi vô công dụng hạnh. Vì vậy người xưa nói: Kiến Tánh rồi còn cách Phật rất xa.

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 05:06
gửi bởi tietphuochung
>:D< >:D< >:D<
mời các Bạn cùng xem qua:

BIỂN TRONG YÊN LẶNG HIỆN MINH CHÂU
THANH TỊNH VÔ VI ẤY ĐẠO MẦU
BA ĐỜI CHƯ PHẬT NƯƠNG MỘT MẠCH
HỒI QUAN PHẢN CHIẾU ĐỊNH TÂM THÂU
TỒN TÂM TỊCH DIỆT TÂM VÔ DẠNG
ĐỊNH THẤU CHƠN KHÔNG ĐẶNG PHÁP MẦU
VÔ NHÂN VÔ NGÃ VÔ SỞ ĐẮ

NHẬT QUAN PHẬT CHIẾU RỌI NGÀN NĂM

trích PBĐK do Hoà Thượng MINH TRỰC Thiền Sư dịch và giảng

vì không thấy CHÂN TÂM THƯỜNG TRÚ NÊN MỚI LUẬN BÀN . >:D<

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 05:13
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
Ở đây "chẳng liễu tri tánh" không phải là xả bỏ để không biết đến tự tánh,mà chính là vận dụng mọi tác pháp trong hạnh, pháp ngay tự tánh. Liễu tri tự tánh vẫn biết bình thường (không phải là cố ý không liễu tri - cố ý xả bỏ liễu tri để không biết tự tánh là gượng ép), nhưng chẳng có tâm liễu tri.
Mỗi mỗi tác pháp đều như nhất tự tánh đồng chẳng có tâm liễu tri tự tánh.

Liễu tri tự tánh không khác tức khác chính là giai đoạn chứng nhập tính bất nhị vạn pháp, khi đã chứng nhập vạn pháp như nhất, thì cũng phải xả tâm chứng nhập như nhất này, mới xả bỏ tâm vô phân biệt (đó vẫn còn dính mắc tâm vô phân biệt). Khi xả bỏ vô tâm phân biệt, mới bước đi tiếp đến chỗ này - Chứng nhập chúng sanh đều đã là Phật (chẳng cầu chẳng độ, chẳng dụng độ sanh - mỗi mỗi tác pháp đều chỉ dắt dụ chúng sanh để hay biết mình đã là Phật).

Sau khi chứng nhập chúng sanh đã là Phật thì tùy duyên độ sanh, thõng tay vào chợ. Mỗi mỗi tùy duyên tùy trí tùy phước. Khi ấy chẳng tâm dính mắc chúng sanh phải độ, chẳng có công độ (mỗi mỗi chúng sanh điều là Phật hạnh cả rồi - chỗ này là chỗ chứng thấy như thật - chẳng phải suy ép vọng tưởng - phải thấy như thế - "trái chín tự nhiên thành!").

Toàn bộ quá trình chứng này hoàn toàn chẳng lìa tri kiến chúng sanh, chẳng lìa tri kiến Phật. Nếu thấy có dị biệt sai khác xưa nay (giữa mình & chúng sanh) tất có đã lập cản trở nào đó, hãy chỉ là phương tiện dụng hạnh của Bồ Tát nào đó!

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 05:21
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
tietphuochung đã viết:>:D< >:D< >:D<
mời các Bạn cùng xem qua:

BIỂN TRONG YÊN LẶNG HIỆN MINH CHÂU
THANH TỊNH VÔ VI ẤY ĐẠO MẦU
BA ĐỜI CHƯ PHẬT NƯƠNG MỘT MẠCH
HỒI QUAN PHẢN CHIẾU ĐỊNH TÂM THÂU
TỒN TÂM TỊCH DIỆT TÂM VÔ DẠNG
ĐỊNH THẤU CHƠN KHÔNG ĐẶNG PHÁP MẦU
VÔ NHÂN VÔ NGÃ VÔ SỞ ĐẮ

NHẬT QUAN PHẬT CHIẾU RỌI NGÀN NĂM

trích PBĐK do Hoà Thượng MINH TRỰC Thiền Sư dịch và giảng

vì không thấy CHÂN TÂM THƯỜNG TRÚ NÊN MỚI LUẬN BÀN . >:D<
Nếu chưa thấy tức chưa thấy!

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 05:57
gửi bởi kimcang
Hì hì, cám ơn Thầy KC quan tâm, MHBN lười lắm, cũng chưa thuận duyên nên vẫn còn truân chuyên. Duyên nợ nghiệp quả mỗi người khác nhau,thấy Thầy tu được cũng muốn lắm, nhưng xét ra, mìnhtạo duyên gì thì nhận duyên ấy, biết làm sao!

Mình Thấy Là Giải Nghiệp Thì Sẽ Ít Thấy Phiền Não Hơn Là Thấy Trả Nghiệp

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 06:10
gửi bởi kimcang
KC Nói Thử Vàng Chứ Nói Kiến Tánh Khi Nào?

mình cũng nói bác nhâm kiến tánh,chứ mình nói mình kiến tánh lúc nào vậy... =)) .
DH Chưa Kiến Tánh Làm Sao Biết Người Khác Đã Kiến Tánh?

KC Gặp Người Thật Kiến Tánh Rồi Nên Biết

Bạn chưa thành PHẬT.Nhưng bạn biết Phật Thích Ca đích thị là Phật thật, ko phải Phật Giả ?...
Phật Là Ngài Nói Nên Chúng Sanh Mới Biết Chứ Không Phải Chúng Sanh Tự Biết.
---> Phải xem KimCang thật hay KImCang giả !
KC Giả Thì Đâu Có Dám Cùng DH Nói Năng.
Ý bạn thì mình "chưa kiến tánh" nên ko đủ khả năng nhận định người kiến tánh thật hay giả ?...Vậy bạn đã thấy "Vàng thật" chưa mà đòi "ấn chứng vàng giả".
KC Thấy Vàng Thật Rồi Nên Mới Biết Là Vàng Giả.
---> Dựa vào đâu mà đòi thử ?...Tri kiến chúng sanh à!
Dựa Vào Kinh Luật Luận Lời Của Thiện Tri Thức Và Kinh Nghiệm Tu Tập.
Bác nhâm nói câu chẳng sai " đh kimcang và đh vũ ngọc anh GIỐNG Y NHƯ NHAU"..--> .Vì nhờ KimCang mà biết đuợc mình.Và nhờ biết mình nên Định Nghĩa được KIMCANG... =)) .
Phải Nói Là Trong Này Ai Cũng Giống Nhau Đều Còn Là Phàm Phu Mà Thích Bàn Cảnh Giới Thánh.

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 06:30
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Khi xả bỏ vô tâm phân biệt, mới bước đi tiếp đến chỗ này - Chứng nhập chúng sanh đều đã là Phật (chẳng cầu chẳng độ, chẳng dụng độ sanh - mỗi mỗi tác pháp đều chỉ dắt dụ chúng sanh để hay biết mình đã là Phật).
Tâm vô phân biệt chính là trí vô phân biệt. Chứng nhập chúng sanh đều là Phật mới bắt đầu "khởi" trí vô phân biệt, trí thâm nhập vào kho tạng bí mật của chư Phật, trí thâm nhập pháp vô tự, vô ngôn, lìa tất cả lý luận và phương tiện, trí này thường trụ, khéo chuyển hết tất cả nghiệp duyên mà chẳng phá hoại tướng trạng. Trí này phân biệt rành rọt tất cả sanh tử, phương tiện mà chẳng làm phân đôi, vẫn thường trụ, sanh - diệt chẳng lay động.

Trí này hiển lộ ở bậc giải thoát sanh tử nhưng chẳng phải bậc giải thoát sanh tử nào cũng hiện lộ trí này. Không phải riêng phải bậc thánh mới có, mà phải vào bậc thánh mới có thể hiển lộ. Trí này tuy siêu vượt phương tiện nhưng vẫn trong tương quan, tương quan thôi chớ không phải đối đãi qua lại. Tương quan ấy cũng chẳng còn nữa mới gọi là Thật Trí, mới viên mãn tột cùng.

Cho nên "Trí Vô Phân Biệt" chính là Tánh Thường Trụ của "Thật Trí" mà bậc thánh ấy nghiệm thấy. Vì do nghiệm thấy nên vẫn chưa phải Thật Trí nhưng nghiệm thấy TÁNH LÝ TỘT CÙNG này rồi thì các SỰ HÀNH sẽ thẳng tiến đến chỗ TỘT CÙNG là Phật Quả.

Trí Vô Phân Biệt này goi là PHẬT NHÂN vậy.

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 07:25
gửi bởi Thánh_Tri
binh đã viết: "Khi một người thành Phật, không gian mười phuơng đổ vỡ, cung điện của ma vuơng sụp đổ. Nhưng tại sao các cõi Tịnh lại không sụp đổ ?"
Tâm không tịnh thì vọng có thế gian, hư không, chúng sanh.
Tâm Tịnh thì những thứ ấy là gì?