Trang 7 trên 13

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 03/01/11 22:42
gửi bởi nhampl
Một thứ !

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 04:20
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
binh đã viết:
DH binh: Câu hỏi là nói Thành Phật, chớ đâu phải quán Không?
Đại Bồ Tát còn chẳng thấy Tịnh - uế, huống chi thành Phật rồi, còn hỏi thêm gì nữa
Quán không còn tác dụng như thế, huống chi là thành Phật .
đ/h :VHBK đã là đại Bồ Tát chưa ?
đ/h không cần cầu vãng sinh Tịnh Độ à ?
Quán không có tác dụng thật sự như thế hay không thì VHBK chẳng rành?. Còn về thành Phật thì kết quả chẳng nói thêm.

Đại Bồ Tát còn phải cầu vãng sanh Tịnh Độ, vậy VHBK có nên cầu vãng sanh không? :D

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 04:21
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
nhampl đã viết:Một thứ !
Chỉ trừ DH ra?

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 05:04
gửi bởi nhampl
Chúng ta đang thảo luận đ/h nói vậy là nghĩa gì ! PL nói một thứ có nghĩa là : tình trạng công phu như đ/h KC và Thánh trí như nhau ! đ/h cũng không cần trả lời câu hỏi của PL !đ/h có hiểu đ/h tph009 viết thế này "Cuối cùng, chỉ có kẻ bán đồ giả mới tìm đủ mọi lý lẽ, ra sức chứng minh đồ mình bán là thật. Không hiểu kiến tánh là cái gì mà khiến nhiều người nháo nhào lên như kiến vỡ tổ, về mặt ngôn từ, nó chỉ là tánh của loài kiến, không hơn ???" là sao không !

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 06:37
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
Hì hì tánh của con kiến khác tánh người sao? :D


Quý ĐH nói hay quá... Nhưng nếu "bày trận" thì phải thật khéo không thôi "vỡ trận" cả đó! Còn ai tưởng "trận" thiệt thì ráng chịu nha! tangbong

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 06:48
gửi bởi kimcang
KC Chỉ Nói Kinh Nghiệm Bản Thân Chứ Không Nói Theo Kinh Nữa Vì Kinh Là Cảnh Giới Thánh Nói Thì Mình Cũng Chưa Chứng Đến.

KC Có Thử Thực Hành Tổ Sư Thiền Theo Cách Dạy Của HT Thích Duy Lực Là Dùng Câu Thoại Đầu Để Đề Khởi nghi Tình Nhưng Mà KC Tập Một Thời Gian Thấy Không Hợp Vì KC Thấy Sao Như Là Mình Đang Niệm Câu Thoại Đầu Mà Chẳng Thấy Nghi Gì Cả.

KC Mới Tập Theo Pháp Tri Vọng Của HT Thích Thanh Từ Thì Thấy Hợp Hơn, Sau Này KC Tu Theo Mật Tông Thấy Đại Thủ Ấn Cũng Dạy Hành Thiền Như Vậy.

KC Hành Thiền Thì Biết Niệm Khởi Niệm Diệt, Niệm Ác Niệm Thiện Lăng Xăng Nhiều Lắm Như Dòng Nước Chảy Không Ngừng.

Lúc Đầu Thì Mệt Lắm Vì Niệm Khởi Không Dừng Nhưng Sau Niệm Bớt Lại Thì Mới Thấy Là Có Cái Biết Niệm Khởi Niệm Diệt. Sau Thì Thấy Có Cái Biết Biết Cái Biết Niệm Khởi Niệm Diệt.

Sau Này Có Khi Được Yên Lặng Thì Cũng Biết Là Yên Lặng.

KC Đọc Lời Giảng Của HT Thích Thanh Từ Mà Đại Thủ Ấn Thì Thấy Nói Rất Rõ Biết Niệm Khởi Niệm Diệt Vẫn Còn Là Vọng Nhưng Mà Tế Hơn.

Biết Là Yên Lặng Cũng Là Vọng Những Tế Hơn Cái Trước Nữa.

Sau Thì KC Lại Biết Là Biết Yên Lặng.

KC Chỉ Đi Đến Được Đây.

Tu Thiền Không Phải Dễ Dù Trong Lúc Hành Thiền Được Yên Lặng Thấy Rõ Ràng Niệm Tham, Sân Si Khởi Nhưng Mà Nó Vẫn Khởi Nhưng Mà Vẫn Hay Hơn Là Không Biết.

Tu Hành Khó Là Lúc Đối Cảnh.

Lúc Đối Cảnh Thấy Niệm Tham, Sân Si Khởi Lên Mà Không Thể Làm Chủ Được.

Đây Là Tại Sao KC Còn Ham Tranh Luận Vì Là Tập Khí Từ Nhỏ Như Vậy.


Cho Nên Tại Sao Mà Các Tổ Tịnh Độ Nói Tu Thiền Mà Chưa Triệt Ngộ Chỉ Dùng Tự Lực Thì Khi Chết Cảnh Trung Ấm Hiện Làm Chủ Không Được.


Muốn Biết Tu Thiền Có Tiến Bộ Hay Không Chỉ Cần Lúc Gặp Cảnh Làm Chủ Được Hay Không.

Còn Muốn Biết Thật Mình Thấy Tánh Hay Chưa Thì Lúc Ngủ Có Làm Chủ Hay Không.

Cảnh Mộng Giống Như Là Cảnh Trung Ấm Vậy Trong Mộng Mà Làm Chủ Thì Chết Mới Làm Chủ Còn Không Thì Bị Nghiệp Dẫn.

KC Thấy Một Điều Là KC Ngủ Mơ Thì Không Biết Là Ngủ Mơ (Nếu Biết Thì Là Hay Quá Rồi) Nhưng Khi Thấy Cảnh Sợ Hãy Lại Biết Niệm Phật Hay Trì Chú.

Đây Là Đặc Điểm Của Pháp Tu Tịnh Độ Hay Tu Mật Tông Và Cũng Là Lý Do Tại Sao Một Người Không Biết Gì Về Đạo Mà Niệm Phật Nhất Tâm, Trì Chú Nhất Tâm Thì Khi Chết Được Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Còn Một Người Bình Thường Nói Lý Thiền Hay Hiểu Kinh Nhiều Mà Chết Thì Vẫn Bị Dẫn Đi Trong 3 Cõi.

Chỉ Y Tự Lực Mà Chẳng Nương Tha Lực Khi Cảnh Trung Ấm Hiện Mà Tự Lực Không Đủ Thì Vẫn Bị Nghiệp Dẫn.

Có Tự Lực Có Tha Lực Khi Cảnh Trung Ấm Hiện Dù Tự Lực Không Đủ Vẫn Có Thể Nương Tha Lực

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 14:53
gửi bởi biển tâm
Đạo hữu kimcang đã viết:

„Lúc Đầu Thì Mệt Lắm Vì Niệm Khởi Không Dừng Nhưng Sau Niệm Bớt Lại Thì Mới Thấy Là Có Cái Biết Niệm Khởi Niệm Diệt. Sau Thì Thấy Có Cái Biết Biết Cái Biết Niệm Khởi Niệm Diệt.“

„Sau Này Có Khi Được Yên Lặng Thì Cũng Biết Là Yên Lặng.“
„Sau Thì KC Lại Biết Là Biết Yên Lặng“.

Vọng niệm ----- Biết ------- Biết „cái biết vọng niệm“ :
Cái Biết trước là Tỉnh thức, Cái Biết sau là do Tỉnh Giác.

Vắng lặng ----- Biết ------- Biết „cái biết vắng lặng“ :
Sự yên lặng giữa 2 niệm khởi là Tướng , (từ 1 khía cạnh của bóng dáng chân tâm).
Biết sự yên lặng là Tánh , (từ 1 khía cạnh của bóng dáng chân tâm). Gọi là Tánh Giác.
Tánh và Tướng trên là 2 đặc tính của chân tâm.

Khi Biết „cái biết trước“ , thì cái Vắng lặng kia không còn, mà có cái khác, có phải thế không đạo hữu kimcang ?

Cái Biêt sau phải có đặc tính rất đặc biệt mà không biêt đạo hữu đã nhận ra chưa ? Và khi cái Biết này hết thì ra sao ? Cái gì xảy ra ?

Còn thiếu 1 cái Biết nữa đó đạo hữu.

Nếu là đang ngồi, đạo hữu có thể thử xả thiền nhè nhẹ, đi đứng làm việc nhẹ nhàng xem thử tâm có còn đang trong cái Biết đó được bao lâu ? và sau khi hết Biết thì ra sao ?

Hoặc như đạo hữu Thánh_Tri nói : thình lình khởi niệm "Ai biết" chính ngay tại cái Biết thứ nhất, sẽ có 2 trường hợp xảy ra.

Thấy đạo hữu kimcang chia xẻ kinh nghiệm thật của mình, thật là quí hóa lắm, nên biển tâm cũng nói theo kinh nghiệm bản thân như đạo hữu kimcang, vậy xin quí đạo hữu từ bi hoan hỉ đừng bắt lỗi văn tự.

Kính
bt

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 15:41
gửi bởi hlich
tangbong
đ/h bt, phải chăng chỉ có một cái "tỉnh", gọi là tâm sở "niệm" (sati); do nhân duyên tu tập thì tâm sở này xuất hiện nhiều hay ít, ở lâu hay mau thôi?

trích Thắng Pháp Tập Yếu Luận,

Sati: (niệm) từ ngữ căn sar tức là nhớ đến. Ðây không phải là trí nhớ mà chỉ là sự giác tỉnh, nhận thức rõ ràng những hành vi động niệm của mình. Sati nếu khéo luyện tập có thể đưa đến túc mạng minh. Ðặc tánh của Sati là gìn giữ không cho thiện pháp bị bỏ quên và để các thiện pháp luôn luôn có mặt. Nên nhớ là Sati này không hiện hành với tất cả loại tâm.
:)

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 16:27
gửi bởi Ma Ha Bát Nhã
sự giác tỉnh cũng vốn là niệm phân biệt, ở đây có ai trãi qua cái biết không phân biệt rồi chưa và nhập vào trong đo 1 chút , diễn tả cho các ĐH khác tìm hiểu xem. tangbong

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 16:55
gửi bởi binh
Khi ngồi thiền, (mắt nhắm) cái lăng xăng trước mắt thuộc nhãn thức. Cái lăng xăng khởi diệt trong tâm thuộc ý thức, cả 2 đều là vọng. Ngồi lâu lòng lắng, tâm yên, được tâm không. Chỗ này cũng chưa phải là chơn, vì tâm là tạng thức, gần nhưng chưa phải chơn.
Chơn tánh không thể thấy, không thể biết, không thể cảm nhận được.
Hay chắp tay lễ Phật vài lạy, và quán sát xem cái gì khiến mình cử động.
Chẳng thể tìm thấy. Tâm vẫn lặng yên bất động.
Nhưng tự biết rằng : cử động là dụng của chơn tánh.
Do đó mới thấy rằng "động mà vẫn chẳng động".

Trong Phật pháp, càng chia sẻ nhiều, thì càng hiểu sâu hơn.
Mình còn chẳng có thì giữ riêng làm chi ?

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 17:13
gửi bởi hlich
tangbong
niệm phân biệt
trong sát na của một thức thì không có hai cảnh, làm sao có thức hay niệm phân biệt? nếu không tồn tại một ấn tượng nào thì có thể phân biệt chăng?
:)

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Đã gửi: 04/01/11 18:18
gửi bởi Thánh_Tri
Cần yếu của Tham Thoại Đầu là đưa thức vào chỗ không biết, nên không nghĩ được gì, vọng niệm tự tan.

Đúng như KC nói có thể hiểu lầm là niệm thoại đầu. Nhưng TT lại thấy khác Khi nào hỏi xong "Ai?" rồi đưa Thức vào chỗ Không Biết (cái lực nầy mạnh rồi từ từ tan) khi cảm thấy yếu dần phải hỏi nữa "Ai?" lại dồn thức vào chỗ không biết mạnh tiếp (rồi từ từ tan) rồi hỏi nữa "AI?" cứ thế hoài.

Phải khởi nghi cho được ai đang khởi niệm đó, muốn biết lắm mà không thể biết được. Phải có sức mạnh muốn biết cái đó là ai là gì lắm mới được. Lâu ngay thuần thục mới sanh nghi.

Chứ không phải niệm "ai ai ai ai ai ai ai ai ai ai?" Nếu niệm vậy thì Niệm Phật tốt hơn. :)

Nhưng tham thoại đầu dành cho người nhập thất, xuất gia mới tốt. Còn người tại gia phải đi làm ngày 8-10 tiếng, cho nên bị gián đoạn không khán thoại đầu miên mật được. Trong những lúc đó nên Niệm Phật thì hay hơn (nếu không có suy nghĩ) còn làm việc cần phải sử dụng đầu óc thì không thể niệm hoặc tập cái gì được, mà chỉ có thể luôn luôn biết mình đang làm gì tức chánh niệm tỉnh giác.

*Theo tôi thấy Kinh Kim Cang Bát Nhã phải nên học trước nếu muốn tu các pháp môn, dù thiền dù tịnh dù mật. Nhưng đặc biệt là Thiền. Cho nên vì sao Tổ Sư truyền Kinh Kim Cang là có lý lắm! Đôi khi thì Lăng Nghiêm hoặc Lăng Già (ý nghĩa hai Kinh nầy giống nhau không khác).