(SỰ XÚC CẢM)

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

(SỰ XÚC CẢM)

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Chúng ta cần nhiều tâm từ, cái sự bao dung rộng lượng đối với nhiều người. Nếu có thể thì tất cả mọi người xung quanh mình.

Bay giờ quý vị đang chịu đựng một hội chứng thiếu tâm từ (MDS). Hầu như hết mọi người chán nản bởi vì họ không có sự bao dung, tiêu chuẩn đạo đức, chánh niệm và sự khôn ngoan.

Hạnh phúc giống như một điều thật đơn giản, bây giờ quý vị vui vẻ là do tự mình cố tạo để được vui vẻ. Hạnh phúc thật sự không thể cố tạo được hay gán ghép và không có bất cứ cái gì quý vị có thể sở hữu được. Hãy tự hỏi mình “Tại sao tôi vui?” hãy nhìn quý vị vui thì quý vị muốn biết tại sao vui. Đó chính là cái tâm, nó luôn muốn biết tại sao.

Việc tìm kiếm sự thỏa mãn là chúng ta đang tìm sự đau khổ, và cái sự hiểu biết một cách sâu sắc thì giúp chúng ta học cách để buông bỏ. Sự giải thích thuộc về tâm lý thì khá hợp lý, do đó tôi thích đọc những loại sách thuộc về tâm lý. Nhưng nó không đem đến sự thanh tịnh cho nội tâm trừ khi nó hướng tới việc nhìn rõ những dính mắc và việc xả bỏ.

Quý vị đừng đồng hóa với tham, cái ta, sân hận mà quý vị lấy đó làm bài học cho chính mình. Quý vị không thể tiến bộ trừ khi quý vị hiểu rõ chúng, chỉ khi nào quý vị nhìn nó với một cái tâm sáng suốt thì quý vị sẽ nhận biết được cái bản chất thật sự của chúng, và đặc biệt là những mặt tiêu cực của chúng.

Một khi mà họ chưa trải qua biển lửa ái dục thì họ không thể nào đánh bại chúng. Và nó luôn hiện hữu trong ngôi nhà tâm của quý vị và bất cứ khoảnh khắc nào cũng có thể là một ngọn lửa phá toang chính ngôi nhà của chính quí vị. Luôn luôn có sự nguy hiểm mà chúng sẽ trở lại với một sức mạnh gấp đôi do những sự xao lãng hay bỏ quên trong việc hành tập của quí vị. Đừng ngồi trên đỉnh của ái dục mà hãy chánh niệm chúng (đối với tôi việc trải qua ở đây không có nghĩa là xua đuổi mà có ý nghĩa là tỉnh thức của chúng, kinh nghiệm về chúng một cách chánh niệm).

Hãy nhìn xem mình bị đau như thế nào, khi đó quý vị sẽ cảm thấy khó chịu, nó thật sự không đáng để chúng ta khó chịu, mà hãy chánh niệm và nhìn thật sâu cũng như nó không phải là cái của mình, chỉ đơn giản nhìn mà thôi.

Một người mới bước vào Thánh đạo thì vẫn có tham, sân v.v… nhưng người đó không có sự hiện hữu của thân và tâm. Chỉ có vị đã thoát khỏi tam giới và hoàn toàn sáng suốt thì mới thoát khỏi tham, sân và si. Nhưng chỉ có bật Arahan thì mới thoát khỏi hoàn toàn sự ngã mạn.

Như quý vị buồn phiền khi nghe một bài hát không vừa ý, bởi vì quý vị luôn đòi hỏi, mong cầu quá nhiều đối với chính mình. Nhưng nếu quý vị nhìn cái tâm ưa thích với một sự quân bình thì quý vị sẽ thấy rõ nó là như thế nào. Khó chịu là một loại tâm bất toại nguyện, nó gần với cái tham, cái ta. bởi vì quý vị nghĩ rằng: “Tôi là một người hành thiền thì không nên để cái tham cái ta sinh khởi trong tâm của tôi”. Khi có một tâm tham, tâm ưa thích hay bất cứ một loại tâm nào sinh khởi thì hãy nói với tâm mình rằng: “Hãy để cho tôi được học hỏi bạn”. Chúng thật là tuyệt diệu. Tâm tham là một nhà ảo thuật tài tình nhất, quý vị hãy học cái cách mà nó gợi lên trong tâm của quý vị những cảm giác thỏa mãn hay ưa thích. Tâm thật sự rất là xảo quyệt, do tham, sân, si mà chúng ta không nhìn thấy như là một nhà ảo thuật mà chúng ta luôn nhìn nó với một cái tôi của chính mình.

Hạnh phúc là việc có được một cái tâm an tịnh. Hạnh phúc là được chánh niệm một cách hoàn toàn. để được chánh niệm thì không có suy nghĩ, không có nhận thức về cái tôi, cái hạnh phúc này đến khi tất cả những suy nghĩ trong quá khứ hay tương lai đều không sanh khởi, không có “tôi”, không có ngày mai hôm qua hay bất cứ một dự định gì. Trong một khảnh khắc hiếm hoi cũng không có một cái “tôi” chứng nghiệm được hạnh phúc thật sự mà chỉ duy nhất có hạnh phúc. Hạnh phúc thật sự không có bất cứ lý do nào, khi quý vị thật sự vui thì quý vị không thể nói rằng “vì sao tôi vui…”, nếu quý vị cố để được vui thì quý vị đã thất bại. Hạnh phúc thật sự đến mà không cần bất cứ một sự thỉnh cầu nào cả.

Một buổi hoàng hôn với đầy màu sắc, tất cả chúng ta đã nhìn nó từ trên đỉnh của một ngọn đồi. Màu sắc thì thay đổi một cách chậm chạp từ màu vàng nhạt cho đến màu đỏ rực. Một lúc nào đó chúng ta đã quên nhìn cái vẻ đẹp của thiên nhiên, hầu hết chúng ta sống trong một thế giới do sự sáng tạo của chính chúng ta và nó đầy rẫy những vấn đề khó khăn.

Tôi đã làm nhiều điều khờ dại lúc tôi còn trẻ (thỉnh thoảng tôi vẫn làm những điều tương tự như vậy) tôi không thể nói về chúng nhưng tôi không quên chúng. Những kỷ niệm về những điều đó đã di vào nội tâm của tôi, nhưng tôi không kháng cự lại với chúng và thậm chí tôi không cảm thấy khó chịu mặc dù tôi cảm thấy đau, tất cả chúng ta đều có những lỗi lầm.

Tôi đã từng cảm thấy xấu hổ về những sai lầm của mình. Trong vài trường hợp thì do sự lạc quan không căn cứ đã ảnh hưởng ít nhiều đến tôi và do không hiểu biết một cách thấu đáo tôi đã trượt dài trong một vai trò mà họ luôn mong mỏi ở tôi. Thật là không thể nào để thực hiện những sự lạc quan này được và thậm chí nó còn nguy hiểm. Nó đã làm cho tôi cảm thấy không đáng chút nào. Nhưng tôi lấy đó làm bài học cho chính mình. Tôi đã tha thứ cho tôi và làm sao tôi có thể tránh khỏi những việc làm như thế. Khi gặp phải những nghịch cảnh? Thế tôi có cần phải mang cái cảm giác tội lỗi này trong suốt quãng đời còn lại của tôi không? Không, tôi đã học được những kinh nghiệm từ những lỗi lầm của mình và cố gắng hết mình để không gặp lại chúng. Tôi có thể làm cái gì khác hơn không. Không cần phải làm bất cứ một điều gì cả.

Tôi hiểu rằng việc đọc những quyển sách về giáo lý hay việc lắng nghe những đoạn băng về giáo lý có thể làm cho một người cảm thấy tội lỗi, mà những ý tưởng đó thì quá cao siêu nên chúng ta không thể đạt được. Như đối với việc ưa thích những cảm giác thỏa mãn thì ta không cần thiết phải lấy làm tội lỗi vì khi đó chúng ta không làm tổn thương bất cứ ai mà hãy nhìn những cảm giác đó nó như thế nào và trong khi ưa thích những cảm giác đó thì quý vị ghi nhận rằng tâm mình đang ưa thích thì “Tội lỗi làm sao sanh khởi được”.

Tôi khóc chăng? Ồ, không biết có ai đó tin rằng một ông sư già như tôi vẫn còn có những giọt nước mắt để khóc chăng?

Đôi lúc tôi thật sự tuyệt vọng và cảm giác như hoàn toàn sụp đổ, và khi đó tôi bắt đầu chú tâm vào những điều cơ bản và đơn giản. Tôi cố gắng để nhìn cuộc sống một lần nữa mà không có một sự xét đoán vụ lợi nào được hiện hữu cả. Trong những khoảnh khắc thanh bình, trong sáng hay vô lý thì không có cái gì được xem là quan trọng cả mà chỉ có vài cái thật hiện khởi một cách rõ ràng cũng như sự không bền vững, cái tôi, khao khát, đau khổ, tham, bất toại nguyện và những ảo tưởng mà thôi.

Sự mong cầu là nguồn gốc của sự thất vọng mà thậm chí nó còn làm cho tâm luôn vọng động.

Chúng ta là những người đang mơ, thì thật là khó để đối mặt và nhận biết một sự thật, một thực tế.

Chúng ta dùng chánh niệm như một phương tiện để diệt trừ đau khổ. Chỉ khi nào mà cuộc sống mà nó trở nên quá đau khổ thì chúng ta mới tìm đến những nơi thanh vắng và thiền định. Nói một cách khác thì chúng ta luôn ưa thích sự xao lãng.

Chúng ta cảm thấy đau cũng giống như chúng ta vẫn còn là những đứa trẻ nhỏ và để chấp nhận một sự thật hiển nhiên là điều quan trọng cho một sự bình thản của nội tâm. Mỗi chúng ta đều hoàn toàn cô đơn, hãy để chúng ta chấp nhận sự cô đơn đó của chính mình và đừng cố che lấp hay tránh né hoặc cố tìm cách để vượt qua nó.

Hãy tốt bụng với mọi người nhưng đừng cố làm vừa lòng họ, đừng là một thiên thần, thật khó để trở thành một người thật sự và đúng nghĩa.

Chán nãn với những ô nhiễm là một sự tra tấn nội tâm mình, đừng chiến đấu với những ô nhiễm của quý vị. Quý vị càng chiến đấu với chúng thì chúng càng trở thành sự ràng buộc với nội tâm mình mà hãy học hỏi từ chúng, và hãy tốt với chính bản thân mình. Những ô nhiễm là những vị thầy tốt, không có một sự trưởng thành trừ khi quý vị hiểu một cách sâu sắc, vì vậy không có tự do, vì tự do có được từ những hiểu biết sâu sắc về những nhược điểm của mình.

Sự thiền định cũng như là lúc mà quý vị được thư giản, khi quý vị nghĩ rằng bây giờ tâm của mình dang bị bấn loạn và không thể hành thiền được thì đó mới là lúc quý vị cần hành thiền. Trong một buổi thuyết giảng của Đức Phật về Tứ Niệm Xứ, Ngài đã nói: “Saragam va cittam, Saragam cittanti pajanati, Sadosam va cittam Sadosam cittanti pajanati. Vikkhittam va cittam, Vikkhittam cittanti pajanati “Khi tâm được thư giãn thì mình phải biết rằng tâm mình đang được thư giản”. Quý vị không nên mong cầu để làm thêm bất cứ việc gì. Đừng nói rằng tôi cảm thấy tội lỗi về tham hay sân mà chỉ biết rằng nó đang xảy ra. Quý vị đừng gạt lấy chính mình, đó là tất cả những gì quý vị có thể làm, hãy chánh niệm đừng dằn vặt chính mình.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
khách vãng lai

Re: (SỰ XÚC CẢM)

Bài viết chưa xem gửi bởi khách vãng lai »

-Ôi !Tại sao chúng ta lại bỏ qua không "Tham"gia cái"không kiến"cùa vị sư giá này và"an ủi" người.Thật đáng thương vì người không biết thiền ngữ và những pháp thiền "cao siêu" chăng?Ai biết hãy ĐỘ giùm.Còn tôi xin cúi đầu trước người và mong người có nhiều bầi tâm sự để chỉ dẫn cho những người chân thực và ít "kiến thức"về Phật học được có sự tiếp cận dệ dàng với CHÂN LÝ


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách