Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:Chứng nhập pháp thân sẽ biết thế nào phiền não tức bồ đề, Sanh tử tức Niết bàn.
Nếu chưa chứng pháp thân , gồm cả nghi mạn pháp bất nhị, chưa hiểu tự tánh vô tướng các pháp, chẳng tin pháp tướng vô tịnh vô động thì không nên bàn. Càng bàn càng điên đảo. Tự khắc khi ấy sẽ biết. tangbong
Rất hay . Mình đồng ý với suy nghĩ này . Cám ơn bạn ! Tự hiểu bản thân chưa tới đâu , định lực non kém , tệ hại thì tránh tự làm điên loạn chính mình . Theo mình thấy những người nghiên cứu Kinh Phật nếu không điều tâm ổn định thường phạm trọng tội phỉ báng , chê bai Phật Pháp Tăng và gây chia rẽ lắm . Đặc biệt lúc đầu là tội khen Pháp này , chê bai Pháp khác ; khen Kinh này , chê Kinh khác là 1 điều thường xuyên thấy . Sau chê Pháp sẽ nổi điên chuyển sang chê Tăng , đặc biệt là người tốt mà không làm theo lợi ích cá nhân của họ là tìm cách " bắn phá " cho bằng được . Nếu không dừng lại thì sẽ tiếp tục tiến đến chê bai luôn cả Đức Phật . Lúc đó Đại địa ngục A Tỳ rộng mở cánh cửa chào đón nồng nhiệt và đầy yêu thương


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thường Nói Lý Cao Mà Chưa Chứng Sự Sẽ Thành Vọng Ngữ.

Dù Cho Có Ngộ Lý Thiền Mà Không Chứng Sự Lúc 4 Đại Tan Rã Vẫn Bị Dẫn Đi Trong 6 Cõi Luân Hồi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

CHỚ NÊN DÙNG TÂM GIỚI HẠN ,MÀ SANH TRÍ GIẢI NGĂN MÉ,
HẦU ĐO LƯỜNG RÔNG HẸP CỦA HƯ KHÔNG,HAY THẨM ĐỊNH BIÊN THUỲ CỦA PHÁP GIỚI,
KHIẾN VỌNG TÂM BỪNG VẬY,TÁT LÊN LÀNG SÓNG Ý THỨC NƠI BIỂN CHƠN NHƯ
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/ ... botat3.htm
Tướng trạng bất đồng giữa huệ hạnh Bồ Tát và sơ nghiệp Bồ Tát

Kinh Văn:
Lúc bấy giờ, Di Lặc Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Bạch đức Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa đức Phật đã nói, nếu các Bồ Tát vào đời mạt sau, trong năm trăm năm

Giảng: Đây là nói về những người học Phật chúng ta trong hiện tại, chẳng luận là xuất gia hay tại gia, năm trăm năm tức là 5 lần của 500 năm chính là thời điểm này.
Thích được lìa các nghiệp chướng trói buộc
Tự chẳng tổn hại mà được giải thoát
Người ấy nên sanh tâm tin hiểu sâu xa đối với hạnh Bồ Tát
Đối với lầm lỗi của người khác, chẳng sanh phân biệt
Chí cầu công đức chân thật của Như Lai
Phật nói: “Đúng như vậy, đúng như vậy”

Này Di Lặc! Vì thế phải nên sanh lòng tin hiểu sâu xa đối với các hạnh phương tiện của hàng Bồ Tát
Vì sao vậy? Vì khó thể tin hiểu hạnh phương tiện của huệ hạnh Bồ Tát

Giảng: “Huệ hạnh” là Pháp Thân đại sĩ. Đối với họ, đức Phật nói “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”, chứ chẳng nói với ai khác. Hạnh phương tiện của họ quá sâu, ý nghĩa quá sâu, Thanh Văn, Duyên Giác, phàm phu đều chẳng thể lý giải. Chúng ta thấy được rằng: Kinh này thường giảng những điều chẳng thể nghĩ bàn, hạnh của các vị ấy thật chẳng thể nghĩ bàn.
Này Di Lặc! Ví như bậc Tu Đà Hoàn thị hiện hạnh phàm phu
Giảng: Ở đây, đức Phật nêu một thí dụ: Lấy địa vị tu hành chứng quả thấp nhất (Tu Đà Hoàn) nhằm chỉ rõ họ chẳng giống như chúng ta. Tu Đà Hoàn thị hiện làm phàm phu, giả vờ làm phàm phu, chứ họ chẳng phải thật sự là phàm phu đâu nhé!
Phàm phu như thế so với Tu Đà Hoàn thì địa vị sai biệt.
Kẻ phàm phu ngu muội do bị tham, sân, si trói buộc nên đọa vào các ác đạo

Giảng: Kẻ phàm phu ấy cả ngày từ sáng đến tối khởi tâm động niệm là tham, sân, si, mạn; học Phật cũng là tham, sân, si, mạn; thậm chí xuất gia vẫn cứ tham, sân, si, mạn; giảng kinh thuyết pháp cũng là tham, sân, si, mạn. Trong phần trước, tôi đã chẳng từng nói rồi đó hay sao? Cúng dường, cung kính nhiều thì tiếng giảng sang sảng; cúng dường ít thì chẳng muốn giảng nữa, chỉ muốn gấp rút bỏ đi. Toàn là gây tạo tham, sân, si, mạn mà thôi! Tương lai sẽ đi về đâu? Đọa trong các ác đạo! Đó là phàm phu đấy!
Nhưng Tu Đà Hoàn khéo có thể liễu đạt tham, sân, si, trọn chẳng bị đọa lạc trong ba ác đạo
Này Di Lặc! Huệ hạnh Bồ Tát cũng giống như thế: Chưa đoạn tập khí tham, sân, si

Giảng: Huệ hạnh Bồ Tát phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân, đã đoạn tham, sân, si; xác thực là chẳng còn [tham, sân, si], đã đoạn phiền não Kiến - Tư, đã đoạn Trần Sa Vô Minh. Dù đã đoạn, họ vẫn còn có chút tập khí chưa đoạn. Điều này chẳng trở ngại chi. Chữ “tập khí” chẳng dễ hiểu cho lắm, cổ nhân có nêu thí dụ sau đây cho chúng ta dễ hiểu: Ví như cái bình đựng rượu, rượu đã cạn sạch sành sanh, một giọt cũng chẳng còn, mặt trong bình đã được chùi sạch bóng, đích thực chẳng có gì hết, nhưng vẫn nghe thoảng chút mùi rượu. Đó gọi là “tập khí”. Trong thực tế, huệ hạnh Bồ Tát thật sự đã đoạn sạch [tham, sân, si] rồi, xác thực là chẳng còn có [tham, sân, si], nhưng vẫn còn có chút tập khí.
Họ cũng khác với các sơ nghiệp Bồ Tát khác
Vì sao vậy? Tâm họ chẳng bị phiền não che lấp, chẳng giống như những hàng sơ nghiệp Bồ Tát hoặc độn hạnh Bồ Tát chẳng có thiện xảo, giống như các phàm phu chẳng thể xuất ly.
Này Di Lặc! Hết thảy trọng tội của huệ hạnh Bồ Tát

Giảng: Những “trọng tội” ấy do tập khí biến hiện. Giống như trong năm mươi ba lần tham học của kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy có những vị huệ hạnh Bồ Tát: Bà-la-môn Thắng Nhiệt ngu si, Cam Lộ Hỏa Vương nóng giận, cô gái Mật Tô Phiệt Đa tham ái. Ba vị ấy tượng trưng cho ba độc tham - sân - si. Đấy là hết thảy trọng tội.
Do sức trí huệ nên đều có thể dẹp tan, cũng chẳng vì đó mà đọa ác đạo
Giảng: Sức trí huệ ấy là do quán hạnh tương ứng nên hiện ra vẻ tạo tác ác nghiệp như thế, chứ cõi lòng họ thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy trần. Đối với hết thảy chúng sanh, họ thật sự đại từ đại bi, chỉ dùng thủ đoạn ấy để giáo hóa chúng sanh mà thôi. Vì thế, họ chẳng bị đọa ác đạo! Họ thường trụ trong Nhất Chân pháp giới, chẳng những không thuộc trong sáu đường, mà cũng chẳng thuộc trong mười pháp giới. Điều này chúng ta phải hiểu rõ, phải nhận thức rõ. Nếu hiểu lầm điều này là sai mất rồi. Hiểu được thân phận, năng lực của chính mình thì đối với những vị ấy, chúng ta chỉ biết kính ngưỡng, chứ tuyệt đối chẳng thể học theo, học theo là hỏng đấy!
Này Di Lặc! Ví như có người đối với đống lửa lớn, bỏ thêm củi mới, nhiều lượt thêm củi. Thêm củi như thế, ngọn lửa càng cháy mạnh hơn, càng sáng thêm hơn, chẳng bị tắt mất.
Giảng: Ở đây, đức Phật nêu một tỷ dụ: Ví như có người đốt một chậu lửa, chẳng ngừng bỏ thêm củi vào. Bởi đó, lửa càng cháy càng mạnh thêm lên, ánh lửa càng lúc càng sáng rực hơn. Đây chính là “phiền não tức Bồ Đề”. Phiền não là củi, là củi khô nỏ, bỏ vào trong lửa càng làm cho ánh sáng tỏa bừng. Đoạn này có ý nghĩa như vậy.
Này Di Lặc! Huệ hạnh Bồ Tát cũng giống như thế: Dùng lửa trí huệ đốt củi phiền não
Thêm vào như vậy, lửa trí huệ hóa ra càng sáng hơn, chẳng bị tắt mất. Này Di Lặc! Đúng như vậy đấy, đúng như vậy đấy. Khó thể hiểu trọn sức trí huệ, phương tiện thiện xảo của huệ hạnh Bồ Tát.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

>:D<

CHỚ NÊN DÙNG TÂM GIỚI HẠN ,MÀ SANH TRÍ GIẢI NGĂN MÉ,
HẦU ĐO LƯỜNG RÔNG HẸP CỦA HƯ KHÔNG,HAY THẨM ĐỊNH BIÊN THUỲ CỦA PHÁP GIỚI,
KHIẾN VỌNG TÂM BỪNG VẬY,TÁT LÊN LÀNG SÓNG Ý THỨC NƠI BIỂN CHƠN NHƯ
>:D< >:D< >:D<
TÂM GIỚI HẠN, TRÍ NGĂN MÉ, LẠI THÊM VỌNG TÂM Ý THỨC, ĐÃ XA LẠI CÀNG XA, LÀM SAO THẤY BIỂN CHÂN NHƯ, VỚI TÂM THIÊN LỆCH CẦN SỰ NHẮC NHỞ, HẲN LÀ HỮU ÍCH. NGƯỜI TRÍ TỰ BIẾT. kinhle


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<
đúng vậy : dùng Trí Bát Nhã chiếu phá vô minh phiền não

cho nên những người Tu hành lâu ngày dài tháng năm mà không PHÁT ĐẠI QUANG MINH tức không phải CHÁNH ĐẠO .

LÝ rỏ thì Sự đủ
Sự đủ thì Lý thông
LÝ SỰ VIÊN DUNG VÔ NGẠI
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chỉ Đức Phật mới thật sự dùng trí Bát Nhã.

Chưa đạt đến như thế mà nói dùng Trí Bát Nhã đều là vọng ngữ.

Người hiểu biết nên cẩn thận.
kinhle


Hình đại diện của người dùng
thientri
Bài viết: 45
Ngày: 29/03/11 00:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi thientri »

Ngọc quý ẩn trong đá
Hoa sen nở giữa bùn
Giữa chốn ta bà
Ngộ chứng thiệt niết bàn.


[b]Bốn mùa qua lại tựa đưa thoi,
Thu lụn, Đông tàn, Xuân tái lai,
Sanh, Lão, Tử, Sanh, vòng chuyển kiếp,
Thịnh-Suy, Tan-Hợp, luật Luân Hồi. [/b]
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<
kiến giải của bạn thiêntri rất hạp dùng

MUÔN CẢNH CÙNG QUÁN NHẤT Ở TÂM BÌNH ĐẲNG, TIẾNG PHẬT THƯỜNG NGHE, HUỆ QUANG THƯỜNG CHIẾU, ĐẤY LÀ ĐẠI TỊCH TAM MUỘI LÀ KIM CANG ĐỊNH MÔN, THÁNH PHÀM BẰNG NHAU,XƯA NAY ĐỀU VẬY.
Giống như Tánh ước của giọt nước so với biển cả vốn đồng. sự dung chứa của một lổ nhỏ bằng hạt cải sánh với hư không chẳng khác nhau, kẻ Tin được thì Công Siêu nhiều kiếp. AI NGỘ được thì tường tận trong sát na. mong thay cho các bạn trẻ sớm được HOA KHAI KIẾN PHẬT
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
thientri
Bài viết: 45
Ngày: 29/03/11 00:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi thientri »

A di đà Phật. Mình đọc đâu đó có viết. Thành Phật chỉ có thể ở cõi Ta Bà này thôi, ngay chính đức Phật đã tu qua rất nhiều kiếp ở trong nhiều thế giới khác nhau nhưng Ngài lại đắc Đạo trong cõi Ta Bà này đó.


[b]Bốn mùa qua lại tựa đưa thoi,
Thu lụn, Đông tàn, Xuân tái lai,
Sanh, Lão, Tử, Sanh, vòng chuyển kiếp,
Thịnh-Suy, Tan-Hợp, luật Luân Hồi. [/b]
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

thientri đã viết:A di đà Phật. Mình đọc đâu đó có viết. Thành Phật chỉ có thể ở cõi Ta Bà này thôi, ngay chính đức Phật đã tu qua rất nhiều kiếp ở trong nhiều thế giới khác nhau nhưng Ngài lại đắc Đạo trong cõi Ta Bà này đó.
Chỗ viết đó là do người ta suy luận. Có Đức Phật thị hiện thành Phật ở các cõi Tịnh Độ và còn nhiều hơn ở ta bà này nữa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

thientri đã viết:A di đà Phật. Mình đọc đâu đó có viết. Thành Phật chỉ có thể ở cõi Ta Bà này thôi, ngay chính đức Phật đã tu qua rất nhiều kiếp ở trong nhiều thế giới khác nhau nhưng Ngài lại đắc Đạo trong cõi Ta Bà này đó.
Ngài Duy Ma nói: "Trực Tâm là Đạo Tràng". Cũng có thể nói "Tâm là Phật".

Vậy Tâm ở đâu?

Nếu nói chỉ ở Ta Bà nầy, thì hóa ra Tâm rất hạng buộc nhỏ bé rồi.

Nên biết tâm mà có thể suy lường hạng lượng thì ấy là cái hư vọng vậy. Lìa các vọng thì chân tâm hiện vậy.

Thành Phật có nghĩa là trở về nhận ra và sống được với Phật Tánh nơi mình, nơi Tâm mình.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách