Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
thientri
Bài viết: 45
Ngày: 29/03/11 00:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi thientri »

"Ví như chỗ gò cao chẳng thể sanh hoa sen, mà nơi bùn lầy ẩm thấp mới sanh hoa sen. Cũng thế, kẻ thấy pháp Vô vi vào chánh vị thì chẳng còn có thể sanh khởi Phật pháp, trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh sanh khởi Phật pháp thôi. Như gieo giống nơi hư không thì chẳng thể sanh khởi, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Cũng thế, kẻ vào Vô vi chánh vị chẳng sanh khởi Phật pháp, kẻ có ngã kiến như núi Tu Di còn có thể phát tâm Vô thượng Bồ Ðề, sanh khởi Phật pháp. Nên biết tất cả phiền não là hạt giống Như Lai, ví như chẳng xuống biển cả thì chẳng được bửu châu Vô giá. Cũng thế, chẳng vào biển phiền não thì chẳng thể đắc ngọc báu Nhất Thiết Trí vậy."


[b]Bốn mùa qua lại tựa đưa thoi,
Thu lụn, Đông tàn, Xuân tái lai,
Sanh, Lão, Tử, Sanh, vòng chuyển kiếp,
Thịnh-Suy, Tan-Hợp, luật Luân Hồi. [/b]
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

thientri đã viết:"Ví như chỗ gò cao chẳng thể sanh hoa sen, mà nơi bùn lầy ẩm thấp mới sanh hoa sen. Cũng thế, kẻ thấy pháp Vô vi vào chánh vị thì chẳng còn có thể sanh khởi Phật pháp, trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh sanh khởi Phật pháp thôi. Như gieo giống nơi hư không thì chẳng thể sanh khởi, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Cũng thế, kẻ vào Vô vi chánh vị chẳng sanh khởi Phật pháp, kẻ có ngã kiến như núi Tu Di còn có thể phát tâm Vô thượng Bồ Ðề, sanh khởi Phật pháp. Nên biết tất cả phiền não là hạt giống Như Lai, ví như chẳng xuống biển cả thì chẳng được bửu châu Vô giá. Cũng thế, chẳng vào biển phiền não thì chẳng thể đắc ngọc báu Nhất Thiết Trí vậy."
Vô vi chánh vị thì sao lại phân biệt gò cao và bùn lầy?

E rằng chẳng được như thế thì chỉ là vọng ngữ!

Ưa vào bùn lầy hay gò cao thì đó là cái hạnh của mỗi người, là chỗ tùy hỷ cho nhau. Chỉ sợ rằng năng lực chưa tới thì trong bùn lầy dễ bị lún sâu, tự lo chưa xong lấy đâu mở tuệ nhãn cho người khác.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Hiểu lý thông sự mới rõ chuyện.

Ngộ thiền đạt lý là hi hữu, nhưng vẫn dễ mắc lỗi vọng ngữ khi Sự chưa thành. Giống như rìu có lưỡi không cán. Do sự chưa thông nên làm thiếu phước báo hiển sự. Vẫn lẫn quẫn luân hồi do hồi hướng phước báo không có, không tạo được duyên tốt để tu hành, đến đời sau thiếu trước hụt sau không thể chứng được rốt ráo sự tướng.

Tác sự nhưng chưa hiển lý giống như chiếc rìu không lưỡi, lại dễ mắc lỗi kiêu mạn si mê, sanh tâm chấp sự kể công. Tạo nhiều tệ tác thị phi. Tuy có nhiều phước báo nhưng do lỗi chấp công chấp tác nên đời sau phước báo đó tịch tựu đáo lại cũng dễ sanh tâm phá đạo, nếu ít thì cản trở người tu hiển lý, còn phước báo bằng trời thì sẽ sanh làm quyến thuộc Thiên Ma.

Hãy nhìn vào nhân quả ngay hiện tại của mình của người sẽ thấy rõ quá khứ tương lai, sanh tâm nhiễm tật như thế nào. Không cần chứng thánh cao siêu mới biết. tangbong


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Do đó người học Phật cần gì?

Người thông lý cố gắng đạt lý ấy thông qua sự, đừng bảo suông. Đừng ôm mãi lý ấy mà hãy hòa vào sự tu cho vững trãi, cố gắng vượt qua khổ nạn phước mỏng nghiệp dầy mà tiêu phá vô minh. Chính bằng sự thông lý ấy sẽ trợ duyên cho nhiều người trong vô minh. Vừa tạo phước báo tu hành giải thoát vừa giúp người không bị sự tướng mê mờ khinh khi tướng pháp Tổ Phật đã chứng nhập, đoạt mất căn giống tu hành của người lại cản trở sự tu của mình đến rốt ráo.

Người tích sự đủ phước thì đừng chấp vào sự tướng sanh tâm đối với pháp khí Vô Tướng của người ggộ Lý đang hiển, tuy họ chưa đạt sự tướng toàn diện, nhưng ít nhiều vẫn duy trì bản gốc của chứng nhập Nhà Phật không bị thất truyền vào đời mạc Pháp. Vun bồi sự tướng phước báo tương trợ vô tâm, kính ngưỡng để người được hiển lý thông mạch giúp ích cho người, tạo căn giống nhân duyên thông lý cho mình đến đời sau vẫn còn thấy bóng dáng gốc rể cốt tủy Phật Pháp.

Mạt Pháp hay không là do quý vị đó.


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

tangbong Cho dù mới ngộ lý (thanh văn) ! Cổ nhân chẳng đã nhắn nhủ "Bồ Tát Thanh Văn làm bạn lữ" đó sao ! có như thế mới không mang danh "Nhất Siển Đề" !


Hình đại diện của người dùng
thientri
Bài viết: 45
Ngày: 29/03/11 00:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi thientri »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
thientri đã viết:"Ví như chỗ gò cao chẳng thể sanh hoa sen, mà nơi bùn lầy ẩm thấp mới sanh hoa sen. Cũng thế, kẻ thấy pháp Vô vi vào chánh vị thì chẳng còn có thể sanh khởi Phật pháp, trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh sanh khởi Phật pháp thôi. Như gieo giống nơi hư không thì chẳng thể sanh khởi, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Cũng thế, kẻ vào Vô vi chánh vị chẳng sanh khởi Phật pháp, kẻ có ngã kiến như núi Tu Di còn có thể phát tâm Vô thượng Bồ Ðề, sanh khởi Phật pháp. Nên biết tất cả phiền não là hạt giống Như Lai, ví như chẳng xuống biển cả thì chẳng được bửu châu Vô giá. Cũng thế, chẳng vào biển phiền não thì chẳng thể đắc ngọc báu Nhất Thiết Trí vậy."
Vô vi chánh vị thì sao lại phân biệt gò cao và bùn lầy?

E rằng chẳng được như thế thì chỉ là vọng ngữ!

Ưa vào bùn lầy hay gò cao thì đó là cái hạnh của mỗi người, là chỗ tùy hỷ cho nhau. Chỉ sợ rằng năng lực chưa tới thì trong bùn lầy dễ bị lún sâu, tự lo chưa xong lấy đâu mở tuệ nhãn cho người khác.
Bạn đi cãi lý với đức Phật làm gì! Kinh Lăng nghiêm đức Phật đã giảng như thế đó. Hiểu hay ko hiểu tùy duyên mỗi người. Người ko hiểu thì hay thắc mắc cho là kinh viết sai!


[b]Bốn mùa qua lại tựa đưa thoi,
Thu lụn, Đông tàn, Xuân tái lai,
Sanh, Lão, Tử, Sanh, vòng chuyển kiếp,
Thịnh-Suy, Tan-Hợp, luật Luân Hồi. [/b]
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Lý Thì Chúng Sanh Đồng Phật Còn Sự Thì Dù Bậc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát Vẫn Còn Cách Phật Rất Là Xa.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
thientri
Bài viết: 45
Ngày: 29/03/11 00:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi thientri »

Ðức Phật dạy: "Nầy Ànanda, hãy hành thật nhiều! Luôn luôn chuyên cần phát triển pháp hành! Chừng đó tất cả mọi hoài nghi, tất cả những gì còn mơ hồ, sẽ tan biến".


[b]Bốn mùa qua lại tựa đưa thoi,
Thu lụn, Đông tàn, Xuân tái lai,
Sanh, Lão, Tử, Sanh, vòng chuyển kiếp,
Thịnh-Suy, Tan-Hợp, luật Luân Hồi. [/b]
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

tangbong


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

thientri đã viết:Ðức Phật dạy: "Nầy Ànanda, hãy hành thật nhiều! Luôn luôn chuyên cần phát triển pháp hành! Chừng đó tất cả mọi hoài nghi, tất cả những gì còn mơ hồ, sẽ tan biến".
Giải và Hành đều coi trọng.
Giải rõ ràng tường tận thì tự nhiên sẽ hành theo.
Hành là chứng minh cái thật biết của mình làm cho mình càng thâm nhập hơn.
Vì thế mà đức Phật khi xưa ngài mỗi ngày giảng Kinh 8 tiếng ngài đã giảng nói hết 49 năm. Những người đi theo Phật có những người độn căn, cũng có người thượng căn. Những người thượng căn theo Phật nghe giảng Kinh thuyết pháp 2-3 năm thì thành tựu hoặc 7-8 năm thậm chí 10 năm thì khai ngộ. Còn những người độn căn 20-30 năm đều khai ngộ đó là vì 1 chữ Duyên. Ngày nay tuy Phật không còn ở đời nữa nhưng mà Duyên của chúng ta không kém lắm đâu duyên đó chính là niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn, nghe Kinh mỗi ngày không gián đoạn, đọc Kinh mỗi ngày không gián đoạn.
Với nữa người hiện nay phát minh máy móc tối tân như truyền hình, máy ghi âm thì dùng phương pháp này nghe giảng Kinh vậy thật tiện dụng. Xưa kia luật sư Đạo Tuyên nghe giảng Tứ Phần Luật ngài đã nghe giảng 20 lần, 20 chổ khác nhau 20 người giảng, người xưa có tinh thần nghị lực cầu học như vậy.


Nam Mô A Di Đà Phật
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<
chào các Bạn tôi xin có nhận xét như sau mong các Bạn thông cãm


( Thành Phật có nghĩa là trở về nhận ra và sống được với Phật Tánh nơi mình, nơi Tâm mình )
Câu nầy gần đúng nghĩa với TRỰC TÂM THỊ ĐẠO TRÀNG
Xin được góp ý sau :
Người mê bất Ngộ thì lấy : Giảng Đường , Chùa Chiền , Thiền Viện làm Đạo Tràng.
Người Giác Ngộ ( Ngộ Tánh ) thì dù ở Nông Thôn hay Thị Thành cũng là Đạo Tràng cả.
Cho nên còn gọi ĐẠO TRÀNG khắp nơi.

Bài viết của thiêntri là trích từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết có thể Bạn thiêntri đang ở trạng thái như hiểu như là không hiểu ?


a. Ví như chỗ gò cao chẳng thể sanh hoa sen, mà nơi bùn lầy ẩm thấp mới sanh hoa sen. Cũng thế, kẻ thấy pháp Vô vi vào chánh vị thì chẳng còn có thể sanh khởi Phật pháp
b. Cũng thế, kẻ vào Vô vi chánh vị chẳng sanh khởi Phật pháp,
c. kẻ có ngã kiến như núi Tu Di còn có thể phát tâm Vô thượng Bồ Ðề, sanh khởi Phật pháp
d. Nên biết tất cả phiền não là hạt giống Như Lai, ví như chẳng xuống biển cả thì chẳng được bửu châu Vô giá. Cũng thế, chẳng vào biển phiền não thì chẳng thể đắc ngọc báu Nhất Thiết Trí vậy."
Xin mời Bạn thientri hãy thể Nghiệm lại xem !

a. Hiểu lý thông sự mới rõ chuyện.
b. Mạt Pháp hay không là do quý vị đó.
Hai câu nầy của mahabatnha khá chính xác.

Cho nên nếu các Bạn Chứng Ngộ ( Ngộ Tánh ) thì Liểu Tri Sanh Tử Bất Tương Can.

Xin nhắc nhở các Bạn hãy xem bài cho kỹ nếu không biết bài viết được trích từ Kinh nào thì đừng vội viết bài mà trở thành người phỉ bán Chánh Pháp.
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Hiểu Lý Chưa Phải Là Chứng Sự.

Hiểu Lý Thì Dễ Dàng Chứng Sự Thì Cần Phải Có Công Phu Thực Hành.

Các Tổ Thiền Tông Xưa Kia Nghe Một Câu Thì Ngộ Lý Nhưng Vẫn Phải Cần Trải Qua Nhiều Năm Tu Hành Mới Thật Chứng Ngộ.

Muốn Biết Thật Chứng Như Hiểu Thì Chỉ Cần Đối Cảnh Thì Liền Biết.

Nếu Hiểu Được Lý Mà Khi Gặp Cảnh Vẫn Bị Cảnh Dẫn Thì Như Vậy Chỉ Là Cái Hiểu Bên Ngoài.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách