Phản văn, văn tự tánh

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

vũ ngọc anh đã viết:Vậy cho tui học hỏi bạn ! kinhle ...Ko biết nên hỏi !...

ĐH sau khi Ngộ THiền .Bước tiếp để đến ĐẮC thì làm thế nào ?...DỤng công ra sao ?...
MOng đh chỉ dạy chi tiết.Và sử dụng ngôn từ dạn dĩ...cho tui nghe hiểu được ! :D
Riêng của chổ của mình, ngày trước cũng có khoảng công phu.

Sau khi nhận bổn lại rồi, thì phương pháp khó mà dễ nhất là nhiếp định. Nhiếp định đây là quan tâm sanh diệt trong thể đại định vô sanh tự tánh. Bởi tánh ấy hằng định, và đại định từ vô thủy đến này, phương pháp nhiếp định cũng giống phương pháp khác đó là bạn quán tâm vào một tiêu điểm hay đề tài, thì nay dùng tâm sanh diệt nhiếp vào tự thể vô sanh này.

Có điều khoảng thời gian đầu rất khó, vì tâm viên đã lâu dễ chạy lung tung, nên tập dần tâm nhiếp định vào bản thể, khi quạn dùng tâm quan sát bản thể thì tâm sẽ không còn viên theo vật bên ngoài, nhưng cũng có trở ngại khác, khi tâm đã bắt đầu định thì sẽ bước qua giai đoạn hôn trầm, khi bị hôn trầm nên khởi niệm Phật để tâm không bị định lôi vào hôn trầm. Khi qua được hôn trầm trí bạn bắt đầu nhạy bén kỳ lạ, cũng đừng vọi mừng và cũng đừng sợ hãi, cứ tiếp tục nhiếp vào bản thể, dù thấy cảnh giới gì âm thành gì, ánh sáng gì, hương thơm gì, mát lạnh gì cũng đừng quan tâm, hay thấy cảnh rùng rợn gì cũng đừng quan tâm đến hãy tiếp tục nhiếp vào bản thể, nếu không được thì xả thiền, làm việc đừng để tâm tới, sau đó tiếp tục như vậy,... Dần có thể là đắc thần thông, nhứng cũng không quan tâm, đến đây có thể nếu bạn dùng tâm giác để nhiếp định bản thể bằng nhĩ căn có thể bạn sẽ đắc thiên nhĩ thông trước, nếu bạn nhiếp bằng nhãn căn có thể mở thiên nhãn trước.
Nhưng cũng không quan tâm, khi nào đến độ tuyệt đối thì tất cả sẽ rỗng không hoàn toàn, đến đây cũng đừng quan tâm, tĩnh lặng hoàn toàn, dũng không quan tâm. Mực đích sau cùng phải đến là chứng toàn bộ thiên hà đại địa đều là tâm của bạn, lúc đó mới là quyết định.
Có điều bạn hãy nhiếp định vào bản thể tự tánh các tác động lên thân thể bạn tuyệt đối không dùng ý niệm thúc đẩy. Bởi khi định sâu các huyệt đạo luồng khí trong người bạn sẽ cảm nhận được, sâu dần bạn có thể thúc đẩy các khí này. Nhưng tuyệt đối không dùng tâm thức đẩy và cũng chẳng có nhu cầu tác động đến khí lực này, để tự động nó làm việc. Thường các vị tu thiền bị điên là do móng tâm cố ép, do sự gò ép này sẽ sinh ra các ý niệm thúc đẩy hay kiềm chế rồi tự phát ra vô thức, khí huyết sẽ tác động đến não làm hỏng não sanh ra điên loạn. Tốt nhất khi thiền là nhập thất, không còn vướng bận chuyện thế gian.

Để biết mức độ bạn giải thoát hay chưa chính là điịnh lực của bạn có lui sụt khi bước ra ngoài chịu thị phi bên ngoài đời hay không, nếu có lui sụt nhưng tiến lại thì bạn mới chứng được Định Trong Tam giới, nếu định lực của bạn không bị mất khi gặp duyên nghiệp thì khi ấy mới thoát Tam Giới.

Nói chung Tự Tánh có các tính chất, định, vô tướng, không dính mắc vật, sanh trí tuệ, bạn chuyên quyết vào tính chất nào cũng được, tự các tính khác sẽ theo bạn.

Có điều cũng nói thêm, bạn tạo phước, tạo thiện duyên, khởi tâm từ bi, hoan hỉ cũng có ảnh hưởng mạnh đến định lực của bạn. Ăn chay cũng vậy, nếu bạn ăn mặn khi định sâu bạn sẽ chịu không nổi với mùi tanh tự cơ thể bạn thoát ra, dễ sanh loạn. Tâm ý bạn phải trong sáng ngay thật, tập thuận hòa, khong xích mích thị phi sẽ dễ làm bạn an tâm khi nhập định.

Ở đây là tính chât tham khảo, bạn nên hỏi các vị tu Thiền các vị đó sẽ hướng dẫn tốt hơn, tốt nhất bạn nên nương Thiền của vị chuyên tu, nếu có vị đắc Thiền thì càng tốt. MHBN chỉ mới được phần đến chỗ sanh ra trí linh hoạt thôi (sau đó buông ra thì này vẫn như vậy - chẳng tiến được bao nhiêu :D ), những phần sau chỉ tham vấn thêm. Chưa đến đó.

Bây giờ chỉ cố gắng tạo duyên tốt để có duyên công phu. Nói chung bạn chỉ an trú trong bản tánh vô sanh của mình, nhưng gì biến hiện thay đổi trong khi Thiền thì không quan tâm, khởi tâm, ngay cả biết mình đạt được đại định cũng đừng quan tâm, Bởi định lực tuyệt đối không có cái gọi là tuyệt đối. Dù có Đại Định Thoát Tam giới. Đại định chỉ là định nghĩa văn tự có nôm na hiểu thôi. Đừng lầm tưởng Đại định là đạt mục tiêu định lực nào đó.

Nhưng đôi khi bạn đến định mức độ nào đó, cũng nên có khoảng thời gian dừng lại, đừng cố tiến nữa, chờ sau này hãy tiếp, như thế tốt hơn.

Đắc Thiền cũng có nhân duyên, tuy nhiên cố gắng (cố gắng tạo nhân duyên chứ không phải thúc ép nhập Thiền đâu bạn nhé) cũng có thể đắc Thiền, nhưng hiếm gặp. Đắc Thiền cũng vậy là chẳng còn chỗ đắc, hay vô tận sở đắc mới gọi là đắc.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:
vũ ngọc anh đã viết:Vậy cho tui học hỏi bạn ! kinhle ...Ko biết nên hỏi !...

ĐH sau khi Ngộ THiền .Bước tiếp để đến ĐẮC thì làm thế nào ?...DỤng công ra sao ?...
MOng đh chỉ dạy chi tiết.Và sử dụng ngôn từ dạn dĩ...cho tui nghe hiểu được ! :D
Riêng của chổ của mình, ngày trước cũng có khoảng công phu.

Sau khi nhận bổn lại rồi, thì phương pháp khó mà dễ nhất là nhiếp định.
Nhiếp định đây là quan tâm sanh diệt trong thể đại định vô sanh tự tánh.
Bởi tánh ấy hằng định, và đại định từ vô thủy đến này, phương pháp nhiếp định cũng giống phương pháp khác đó là bạn quán tâm vào một tiêu điểm hay đề tài, thì nay dùng tâm sanh diệt nhiếp vào tự thể vô sanh này.

Có điều khoảng thời gian đầu rất khó, vì tâm viên đã lâu dễ chạy lung tung, nên tập dần tâm nhiếp định vào bản thể, khi bạn dùng tâm quan sát bản thể thì tâm sẽ không còn viên theo vật bên ngoài, nhưng cũng có trở ngại khác, khi tâm đã bắt đầu định thì sẽ bước qua giai đoạn hôn trầm.

Khi bị hôn trầm nên khởi niệm Phật để tâm không bị định lôi vào hôn trầm.
Khi qua được hôn trầm trí bạn bắt đầu nhạy bén kỳ lạ, cũng đừng vọi mừng và cũng đừng sợ hãi, cứ tiếp tục nhiếp vào bản thể, dù thấy cảnh giới gì âm thành gì, ánh sáng gì, hương thơm gì, mát lạnh gì cũng đừng quan tâm, hay thấy cảnh rùng rợn gì cũng đừng quan tâm đến hãy tiếp tục nhiếp vào bản thể, nếu không được thì xả thiền, làm việc đừng để tâm tới, sau đó tiếp tục như vậy,...

Dần có thể là đắc thần thông, nhưng cũng không quan tâm, đến đây có thể nếu bạn dùng tâm giác để nhiếp định bản thể bằng nhĩ căn có thể bạn sẽ đắc thiên nhĩ thông trước, nếu bạn nhiếp bằng nhãn căn có thể mở thiên nhãn trước.
Sau khi nhận bổn lại rồi, thì phương pháp khó mà dễ nhất là nhiếp định. Như vậy là bạn đã có Minh-sư!

Khi bị hôn trầm nên khởi niệm Phật để tâm không bị định lôi vào hôn trầm.

Nếu Niệm Phật mà vẩn còn hôn trầm thì phải làm sao? (Ví vụ Hành-giả đó vẫn còn hôn trầm là gì tín hạnh nguyện chưa hoàn toàn chắc chắn).
Nếu không Nhiếp tâm thiền-định được > thì có phải học lại Niệm Phật viên thông > Nếu còn chưa viên thông > thì phải học lại và giữ thêm Giới luật > Như chưa giữ giới luật hết của cư sĩ thì học thấp xuống nửa > cho tới khi nào nắm dững rồi thì mới bắt đầu từ thấp lên cao (lối Tiệm Ngộ) học từ từ, Không biết có phải vậy không?


Nhưng cũng không quan tâm, khi nào đến độ tuyệt đối thì tất cả sẽ rỗng không hoàn toàn, đến đây cũng đừng quan tâm, tĩnh lặng hoàn toàn, dũng không quan tâm. Mực đích sau cùng phải đến là chứng toàn bộ thiên hà đại địa đều là tâm của bạn, lúc đó mới là quyết định.

Có điều bạn hãy nhiếp định vào bản thể tự tánh các tác động lên thân thể bạn tuyệt đối không dùng ý niệm thúc đẩy.
Bởi khi định sâu các huyệt đạo luồng khí trong người bạn sẽ cảm nhận được, sâu dần bạn có thể thúc đẩy các khí này.
Nhưng tuyệt đối không dùng tâm thức đẩy và cũng chẳng có nhu cầu tác động đến khí lực này, để tự động nó làm việc.
Thường các vị tu thiền bị điên là do móng tâm cố ép, do sự gò ép này sẽ sinh ra các ý niệm thúc đẩy hay kiềm chế rồi tự phát ra vô thức, khí huyết sẽ tác động đến não làm hỏng não sanh ra điên loạn. Tốt nhất khi thiền là nhập thất, không còn vướng bận chuyện thế gian.
Bạn nói quá đúng, quá thực tế. Nên cái gì làm được, nắm bắt được thì làm.

Để biết mức độ bạn giải thoát hay chưa chính là điịnh lực của bạn có lui sụt khi bước ra ngoài chịu thị phi bên ngoài đời hay không, nếu có lui sụt nhưng tiến lại thì bạn mới chứng được Định Trong Tam giới, nếu định lực của bạn không bị mất khi gặp duyên nghiệp thì khi ấy mới thoát Tam Giới.

Nói chung Tự Tánh có các tính chất, định, vô tướng, không dính mắc vật, sanh trí tuệ, bạn chuyên quyết vào tính chất nào cũng được, tự các tính khác sẽ theo bạn.
Có điều cũng nói thêm, bạn tạo phước, tạo thiện duyên, khởi tâm từ bi, hoan hỉ cũng có ảnh hưởng mạnh đến định lực của bạn. Ăn chay cũng vậy, nếu bạn ăn mặn khi định sâu bạn sẽ chịu không nổi với mùi tanh tự cơ thể bạn thoát ra, dễ sanh loạn. Tâm ý bạn phải trong sáng ngay thật, tập thuận hòa, không xích mích thị phi sẽ dễ làm bạn an tâm khi nhập định.
Đây là chổ tôi muốn học đây.

Ở đây là tính chât tham khảo, bạn nên hỏi các vị tu Thiền các vị đó sẽ hướng dẫn tốt hơn, tốt nhất bạn nên nương Thiền của vị chuyên tu, nếu có vị đắc Thiền thì càng tốt. MHBN chỉ mới được phần đến chỗ sanh ra trí linh hoạt thôi (sau đó buông ra thì này vẫn như vậy - chẳng tiến được bao nhiêu :D ), những phần sau chỉ tham vấn thêm. Chưa đến đó.

Bây giờ chỉ cố gắng tạo duyên tốt để có duyên công phu. Nói chung bạn chỉ an trú trong bản tánh vô sanh của mình, nhưng gì biến hiện thay đổi trong khi Thiền thì không quan tâm, khởi tâm, ngay cả biết mình đạt được đại định cũng đừng quan tâm, Bởi định lực tuyệt đối không có cái gọi là tuyệt đối. Dù có Đại Định Thoát Tam giới. Đại định chỉ là định nghĩa văn tự có nôm na hiểu thôi. Đừng lầm tưởng Đại định là đạt mục tiêu định lực nào đó.

Nhưng đôi khi bạn đến định mức độ nào đó, cũng nên có khoảng thời gian dừng lại, đừng cố tiến nữa, chờ sau này hãy tiếp, như thế tốt hơn.

Đắc Thiền cũng có nhân duyên, tuy nhiên cố gắng (cố gắng tạo nhân duyên chứ không phải thúc ép nhập Thiền đâu bạn nhé) cũng có thể đắc Thiền, nhưng hiếm gặp. Đắc Thiền cũng vậy là chẳng còn chỗ đắc, hay vô tận sở đắc mới gọi là đắc.
Cảm ơn bạn đã chia sẽ thêm nhiều về pháp Thiền-định.


Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

>:D<

Theo sự hiểu biết của mình thì hình như tu pháp môn Quán Âm Viên Thông là Tiệm tu chứ không phải là Đốn Ngộ; nếu mà lúc nào củng chỉ nghe âm thanh của tự tánh thì tương đương với Nhất Tâm còn trụ, từ đây phải đi tiếp nữa để đến Vô Sở Trụ



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đốn Hay Tiệm Cũng Là Do Căn Cơ Của Người Chứ Không Phải Chỉ Là Nơi Pháp.

Các Tổ Thiền Tông Xưa Có Rất Nhiều Đệ Tử Mà Mỗi Vị Cũng Chỉ Có Vài Vị Ngộ Đạo Kiến Tánh.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cần phải ngộ tự tánh trước đã, rồi y vào cái tánh chân thật đó mà tu mới không bị lạc đường.
Nếu không biết tự tánh, y theo tâm mê mà tu thì thành ra "Nấu cát muốn thành cơm", không thành Phật mà thành ma.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Thank đh MHBN nhé.Nhưng VNA còn 1 thắc mắc.

Phật vô tu vô chứng...Vậy nhân gì thành Phật ?


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

Đốn Hay Tiệm Cũng Là Do Căn Cơ Của Người Chứ Không Phải Chỉ Là Nơi Pháp.
( căn cơ nghĩa là có Tu “ nhiều hay ít ”.

Các Tổ Thiền Tông Xưa Có Rất Nhiều Đệ Tử Mà Mỗi Vị Cũng Chỉ Có Vài Vị Ngộ Đạo Kiến Tánh.

Nhận định của Bài viết trên là chính xác.

Bài viét của Bạn binh là không phải rồi !!!

Người Học Thiền Cần phải ngộ tự tánh trước đã, rồi y vào cái tánh chân thật đó mà sống cuộc đời còn lại tuỳ duyên mà giải thoát không còn bị các duyên trói buột.chứ không cần TU bất cứ phương tiên nào cả. vì Bạn đã chấp vào câu ; Kiến Tánh khởi Tu của Thích thanh Từ, và Bạn chưa thật hiểu về Thiền Tông, tôi cũng mong Bạn có duyên với Thiền Tông sớm đặng Kiến Tánh, ( chứng vào Như lai Địa sẻ thấy cảnh giới Chư Phật thanh tịnh trong sáng ra sao )

Và tôi cũng khẳn định với Bạn binh : người đặng Kiến Tánh là người đã từng Tu Tập nhiều đời kiếp, mặc dầu đời nầy họ không có Tu, cho đến không biết Niệm Phật, hay đi chùa là gì cả… : KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT là sự khẳn định của : ĐẠT MA TỔ SƯ.

LÀ PHẬT thì Vô tác, Vô sự, Vô tu, Vô chứng, Vô đắc, Vô cầu, Vô nguyện…..và không cần làm việc chi cả, và không có việc gì mà không làm được.
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

LÀ PHẬT thì Vô tác, Vô sự, Vô tu, Vô chứng, Vô đắc, Vô cầu, Vô nguyện...

Đúng, nhưng có bao người hiểu Vô là không hoàn toàn là do niệm "VÔ" còn vướng lại.

Chính "hữu" khi chưa ngộ đạo chính là chứng Vô tuyệt đối. Nếu còn niệm Vô thì vẫn còn vướng.

Có công án, NGoại đạo cầm trên tay 2 cây bông ngô, hỏi Phật thế nào là "Đệ nhất nghĩa" - đjai khái ý nói chứng nhập tuyệt đối, Phật kêu ông ta buông, ông ta buông một cây ngô, Phật lại bảo Buông lần nữa, ông ta buông cây ngô còn lại, Phật lại bảo ông buông, ông ta bảo ông đã buông hết cả rồi không còn gì buông nữa, Phật mới bảo ông nhặt hết các cây Ngô lên. Đây chính là dụng tâm hữu như xưa nhưng khác là buông hoàn toàn.

Ngài Tô Đông Pha cũng có bài Kệ "Sóng Chiết Giang" cũng diễn tả ngộ nhập này.

Về Phần Tiệm tu, các vị Tổ xưa ít có nói ra, nhưng nhớ đến tích Tổ Hoàng Nhẫn đưa Tổ Ngộ năng qua sông, Lục Tổ cũng có câu "Chưa Ngộ Thầy độ, đã ngộ tự độ", đây là chi tiết nhỏ đáng suy gẫm.

Các vị Tổ xưa cũng có khoảng thời gian nhập Thiền như Tổ Đạt Ma cũng đến 9 năm trong thiếu thất, Lục Tổ cũng ẩn với thợ săn nhiều năm, nói là tránh bị hại hay đợi nhân duyên độ sanh cũng đúng, nhưng đây là khoảng thời gian chúng ta suy ngẫm về Tự Độ. Xưa nay không thấy nói vị Tu nào Ngộ Đạo liền ra độ sanh ngay.

Còn nói Tiệm Tu, khi ngộ đạo rồi sẽ tự hiểu chứ không nên hiểu Tiệm Tu theo quan niệm người khác.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật vô tu vô chứng...Vậy nhân gì thành Phật ?
Có tu có chứng thì không phải Phật rồi. Phật không từ ngoài mà tới.
Phải có nhân gì mới thành Phật thì Phật có thể biến đổi được à ?

"Thanh tịnh bổn nhiên" thì do đâu mà có ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<


"Thanh tịnh bổn nhiên" thì do đâu mà có ?

_Đã nói là THANH TỊNH BỔN NHIÊN tức là không do đâu mà có . vì sao vậy ? là vì PHẬT ( TÁNH ) VỐN TỰ NHIÊN THÀNH cho nên không thể dùng Trí Thức mà thấy được lại càng không thể phân biệt để hiểu,vì PHẬT ( TÁNH ) không có nhân và không có quả. Do đó không nhân gì thành Phật, vì PHẬT vốn TỰ NHIÊN THÀNH.
Lục Tổ đã nói : _ do MỘT NIỆM BẤT GIÁC, PHẬT LÀM CHÚNG SANH
_ do MỘT NIỆM CHÁNH GIÁC, CHÚNG SANH LÀM PHẬT

_PHẬT thì chẳng HỮU VÔ, vì chúng sanh thấy có HỮU , PHẬT MỚI nói có VÔ,
Vì hàng Thanh Văn, Duyên Giác thấy có VÔ , PHẬT nói có HỮU.

XIN mời các Bạn đọc :

Huệ Năng nầy nói “ lúc mê thì Tổ Sư độ, ngộ rồi thì tự độ lấy mình …….nhờ Tổ Sư truyền pháp, nay đã được tỏ sáng, thì chỉ nên lấy TÁNH mà độ mình mới phải”.

Tổ Sư nói: “ Phải vậy, phải vậy ! Từ đây về sau, Phật Pháp sẻ do ngươi truyền bá thạnh hành…………Nay ngươi hãy đi , gắng sức qua hướng nam, nhưng chẳng vội thuyết Pháp, vì Phật pháp khó mỡ.

***NÊN LẤY TÁNH MÌNH MÀ ĐỘ MÌNH MỚI PHẢI.***

***NHƯNG CHẲNG VỘI THUYẾT PHÁP ,VÌ PHẬT PHÁP KHÓ MỠ ***
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Vâng lấy tánh độ nhưng diệu dụng thì chưa xài được cũng giống như gạo chưa nấu thành cơm.

Bên cạnh đó tánh tức mới nhận được một thân đó là chứng Pháp Thân Thanh Tịnh còn Báo Thân và ứng thân tương ưng với Pháp hạnh & Tâm Tu, Báo Thân và ứng thân chưa dùng được thì cũng chỉ là giọt nước đại dương.

Nếu chưa đủ báo thân, ứng thân tâm từ bi, hạnh Phật chưa xong, rốt cuộc vẫn chỉ là một kẻ chấp KHÔNG.

Chẳng nghĩa lý gì cả!

Như người thường lấy lý tánh làm bậy thường Báo Thân ứng thân dùng chưa được, Tâm Hạnh Từ Bi không có lấy gì độ mình độ người.

Vị toàn giác thì các thân đều đầy đủ. Khi Báo thân viên đầy, thì pháp dụng độ người tất sẽ thành. Còn không thì PHÁP KHÓ MỞ.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Còn nói về lý "KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT", nhưng bao giờ thành, tức thời hay bao lâu?

Còn Tự Tánh Vô Tu Vô Chứng đúng, nhưng chỉ đúng trong bản tánh vô sanh, còn chơn dụng vẫn phải tu phải chứng.

Trong chơn dụng tu và chứng, khi nào liễu ngộ không khác (bất nhị) chơn dụng và tánh vô sanh mới nói được Vô Tu Vô Chứng. Người chứng được điều đó mới thấy cần thiết của Pháp hành. Bởi sở chứng đồng vô chứng không khác mời chơn thực vô chứng tức chứng, chứng đồng vô chứng.

Còn nếu thấy chơn dụng & Tánh Vô sanh còn là 2 thì chưa thể bảo Vô Tu Vô chứng.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.44 khách