Phản văn, văn tự tánh

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phản văn, văn tự tánh

"Phản văn, văn tự tánh" là xoay cái nghe, nghe cái tự tánh của mình.
Đâu biết rằng cái nghe cũng là tự tánh. Mà tự tánh thì vốn không. Vậy nghe tự tánh là nghe cái không. Làm sao mà nghe ?

Kinh Lăng Già nói "Do bất giác mà khởi ra năng và sở"
Năng văn là tánh nghe, còn sở văn là thanh trần.
đó là đối đãi trong thế giới nhị nguyên.

Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy "Xoay cái tánh nghe, nghe tự tánh"
có nghĩa là cái sở văn lại chính là năng văn.
Xoay lại như thế, để nó trở lại một. Năng văn và sở văn là một.
Cho nên nghe để quên chứ không phải để nhớ.
Dùng tánh nghe, nghe tự tánh. Nghe lâu ngày thì quên mất cả hai, năng sở đã quên thì bước vào cõi Phật. Một căn đã thông thì cả sáu căn đều thông. (gọi là viên thông).

Chứng đạo ca nói " Tâm là căn, pháp là trần" (ở đây tánh nghe là tâm, âm thanh là pháp trần)
"thảy đều là ngấn bụi, ám guơng trong"
"Bao giờ ngấn hết, guơng trong lại"
"Tâm, pháp cùng quên, rõ tánh chơn".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

binh đã viết:Phản văn, văn tự tánh

"Phản văn, văn tự tánh" là xoay cái nghe, nghe cái tự tánh của mình.
Đâu biết rằng cái nghe cũng là tự tánh. Mà tự tánh thì vốn không. Vậy nghe tự tánh là nghe cái không. Làm sao mà nghe ?

Kinh Lăng Già nói "Do bất giác mà khởi ra năng và sở"
Năng văn là tánh nghe, còn sở văn là thanh trần.
đó là đối đãi trong thế giới nhị nguyên.

Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy "Xoay cái tánh nghe, nghe tự tánh"
có nghĩa là cái sở văn lại chính là năng văn.
Xoay lại như thế, để nó trở lại một. Năng văn và sở văn là một.
Cho nên nghe để quên chứ không phải để nhớ.
Dùng tánh nghe, nghe tự tánh. Nghe lâu ngày thì quên mất cả hai, năng sở đã quên thì bước vào cõi Phật. Một căn đã thông thì cả sáu căn đều thông. (gọi là viên thông).

Chứng đạo ca nói " Tâm là căn, pháp là trần" (ở đây tánh nghe là tâm, âm thanh là pháp trần)
"thảy đều là ngấn bụi, ám guơng trong"
"Bao giờ ngấn hết, guơng trong lại"
"Tâm, pháp cùng quên, rõ tánh chơn".
Kính chào Đạo hữu Bình, Chúc thân tâm an lạc,

Từ lâu, chúng ta biết, ít khi cùng chung giải một luận đề, nay xin thỉnh giáo.

Cái topic của Đạo hữu rất hay mà cao quá, Nếu vận dụng não để tìm hiểu chắc phải học 3 tháng. Cũng chưa chắc hiểu.
Đạo hữu đặt topic này chắc là không đấu trí? -Nếu không có ý, thì Đạo hữu xin giảng giải cho thật dể hiểu, ngắn, gọn. Tỉ dụ: Phản văn,văn tự tánh là gì, sự lợi ít của câu văn này.v.v.

Thật sự tôi không biết câu Phản văn, văn tự tánh. Trước thì có học câu "Phản Quang Tự kỷ" Mới ban đầu tôi đã lầm tưởng rồi, Xin Đạo hữu chỉ giáo, và thông cảm cho lời nói thô thiển này.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đ/h Thiện Nhân kính,
Câu "phản văn, văn tự tánh" là pháp tu Quán Âm viên thông, trích trong kinh Lăng Nghiêm.
Trong phẩm này, Đức Phật hỏi nguyên nhân chứng ngộ của các Bồ tát, Và Bồ Tát Quán Âm đã nói đến "Phản văn, văn tự tánh".
Tôi học hành ít, chỉ biết nhiêu đó, và nếu có hành cũng chỉ theo có chừng đó mà tu hành.
Tôi đưa bài vở lên diễn đàn để mọi người cùng xem, góp sức cho họ chọn lựa pháp môn để tu tập chứ không phải để đấu trí.
Tôi chưa từng đấu trí với ai, chưa từng thắng ai cả, Xin đ/h đừng hiểu lầm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Bài viết của Bác Bình rất đúng ý nghĩa phản văn văn tự tánh, chứng tỏ bác đã biết chỗ nghe này, tuy nhiên đôi khi do bám theo sát nghĩa văn tự kinh nên diễn đạt có phần nghiên về văn tự. Khó hiểu một tí.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Phản văn tự tánh chính là nhận ra lại tánh bất sanh của tánh nghe. Chẳng hạn nghe một tiếng còi, tiếng mõ, xem cái gì không đổi trong khi nghe, khi nhận ra được đó chính là nhận ra được thực tánh vô sanh nơi nhĩ căn, tương tự các căn khác đồng bản tính đó. tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi thấy lời ngài Hư Vấn nói có lý.

Tổ Sư Thiền dạy Khán Công Án tức là tu Nhĩ Căn Viên Thông.

Bình thường chúng ta nghe âm thanh bên ngoài chạy theo đó mà chấp trước rồi phân biệt. Như là khi nghe tiếng xe cứu thương. Trong đầu liễn suy ra phân biệt ra đó là tiếng xe cứu thướng, rồi phân biệt tiếp chà nó lớn quá, rồi vọng tưởng ra "không biết ai chết bị thương gì đâu" v.v.. rồi càng vọng tưởng ta bà tiếp tục. Đây gọi là cái Nhân của Luân Hồi Sanh Tử. Kinh Lăng Nghiêm gọi là "Căn Bản Sanh Tử".

Nếu bây giờ nghe ngược lại, tức là không có chạy theo Thanh Trần ở bên ngoài. Dùng cái nghe mà nghe chính tự tâm mình bằng cách Khán Công Án: "Ai Đang Nghe đó? Cái gì nghe đó?"

Ngay một câu hỏi chận lại cái thối quen mình chạy theo thanh trần bên ngoài, vừa hỏi lên liền dừng tâm lại không còn chạy ta bà rong ruỗi theo thanh trần nữa. Đó là "phản văn, văn tự tánh" vậy.

Hỏi: Ai Đang Nghe Đó? Cái gì nghe đó?

Không biết! Không Biết! Không biết thì bộ óc không có chỗ bám vào, chạy theo, mọi thứ điều dừng lại. Hỏi hoài hỏi mài mà không biết, lâu ngày dầy tháng gọi là "Nghi Tình". Sẽ có một ngày phá tan mà vô mình mà Đại Ngộ.

Còn nếu hỏi: Ai đang nghe đó?

Đáp: Tôi nghe

Hỏi: Nghe cái gì?

Đáp: nghe tiếng xe cứu thương

Vậy là mình chạy theo thanh trần rồi.

Quý vị! Hãy Tham!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Trích Hư Vân Ngữ Lục (Thích Hằng Đạt):
C/ Chiếu cố thoại đầu cùng phản văn văn tự tánh.

Hoặc hỏi:

- Pháp môn phản văn văn tự tánh (nghe lại tánh nghe của mình) của Bồ Tát Quán Âm có phải được xem là pháp môn tham thiền không ?


Bàn về việc chiếu cố thoại đầu, tức là bảo quý vị thời thời khắc khắc, đơn độc trụ nơi một niệm, hồi quang phản chiếu vào cái "không sanh không diệt (thoại đầu)". Phản văn văn tự tánh (nghe lại tự tánh của mình), tức là bảo quý vị thời thời khắc khắc trụ nơi một niệm để nghe lại tự tánh của mình. "Hồi" tức là xem ngược lại. "Không sanh không diệt" tức là tự tánh. Cái "Nghe" khác với cái "chiếu" tức là khi thuận dòng thì nghe âm thanh, thấy sắc tướng. Tuy nhiên, nghe mà không vượt ngoài âm thanh. Thấy mà không vượt khỏi sắc tướng, hiển nhiên phân biệt rõ ràng. Lúc đi nghịch dòng thì nghe lại tự tánh của mình, không chịu chạy theo âm thanh sắc tướng, để trở về nguồn nhất thể tinh minh (một thể sáng soi). Khi đó, cái "nghe" và cái "chiếu" không còn là hai.

Chúng ta nên biết rằng gọi chiếu cố thoại đầu, hoặc gọi nghe lại tự tánh của mình, tuyệt đối không dùng mắt để thấy, lại cũng không dùng tai để nghe. Nếu dùng mắt để thấy, hoặc dùng tai để nghe, đó là chạy theo âm thanh sắc tướng, tức bị vật chuyển, nên gọi là thuận dòng. Nếu đơn độc trụ nơi một niệm "không sanh không diệt" mà chẳng chạy theo âm thanh sắc tướng, thì gọi đó là nghịch dòng, và là chiếu cố thoại đầu, hay nghe lại tự tánh của mình.
Hiện tại, căn khí chúng ta rất cứng cỏi, nên chư đại Tổ Sư mới giả lập phương tiện, dạy tham quán câu thoại đầu. Sau đời Tống, người niệm Phật rất nhiều, nên chư đại Tổ Sư lại dạy tham quán câu "Ai là người đang niệm Phật ?"

Ngày nay, mọi nơi đều theo pháp này mà dụng công, nhưng có rất nhiều người không hiểu rõ ràng, cứ để câu "Ai là người đang niệm Phật" nơi cổ họng, rồi niệm đến niệm lui không dừng, thành ra tụng niệm, chứ không phải tham quán câu thoại đầu. Tham thoại đầu tức là tham khán. Thế nên, trong mọi thiền đường đều có treo bốn chữ "Chiếu Cố Thoại Đầu". Chiếu tức là phản chiếu. Cố tức là xoay trở lại. Nghĩa là phải tự phản chiếu, nhìn vào tự tâm. Gọi đó là quán thoại đầu.

"Ai là người niệm Phật", khi chưa khởi lên thì gọi là thoại đầu, còn đã khởi lên rồi thì gọi là thoại đuôi. Chúng ta tham khán thoại đầu thì phải nên xem khán chữ "Ai". Lúc tâm chưa khởi lên chữ "Ai" thì như thế nào? Giống như lúc đang niệm Phật, có người đến hỏi:

- Bạch Thầy! "Ai" đang niệm Phật?

Nếu đáp:

- Tôi là người đang niệm Phật.

Người đó lại hỏi:

- Thầy là người niệm Phật. Vậy miệng niệm hay ý niệm? Nếu nói miệng niệm thì lúc ngủ, sao không niệm ? Nếu nói tâm niệm thì lúc thân này chết mất, sao không tiếp tục niệm?

Do đó, chúng ta có một nghi vấn, phải nên truy cứu: "Câu thoại đầu đây từ đâu

mà đề khởi? Tôi là ai?"

Vi vi tế tế, phản chiếu xoay lại, xem xét kỸ càng, đó gọi là nghe lại tự tánh của mình.

Lúc đi bộ hành hương phải ngưỡng đầu lên, và cái gáy chạm đến cổ áo. Phải bước theo nhịp chân người trước. Tâm phải bình bình tịnh tịnh. Không nên ngó sang đông qua tây, chỉ nhất tâm xoay lại, phản chiếu câu thoại đầu.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Tâm Giác
Bài viết: 18
Ngày: 28/04/11 21:09
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà nội
Nghề nghiệp: sinh viên

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Giác »

Thánh_Tri đã viết:Trích Hư Vân Ngữ Lục (Thích Hằng Đạt):
C/ Chiếu cố thoại đầu cùng phản văn văn tự tánh.

Hoặc hỏi:

- Pháp môn phản văn văn tự tánh (nghe lại tánh nghe của mình) của Bồ Tát Quán Âm có phải được xem là pháp môn tham thiền không ?


Bàn về việc chiếu cố thoại đầu, tức là bảo quý vị thời thời khắc khắc, đơn độc trụ nơi một niệm, hồi quang phản chiếu vào cái "không sanh không diệt (thoại đầu)". Phản văn văn tự tánh (nghe lại tự tánh của mình), tức là bảo quý vị thời thời khắc khắc trụ nơi một niệm để nghe lại tự tánh của mình. "Hồi" tức là xem ngược lại. "Không sanh không diệt" tức là tự tánh. Cái "Nghe" khác với cái "chiếu" tức là khi thuận dòng thì nghe âm thanh, thấy sắc tướng. Tuy nhiên, nghe mà không vượt ngoài âm thanh. Thấy mà không vượt khỏi sắc tướng, hiển nhiên phân biệt rõ ràng. Lúc đi nghịch dòng thì nghe lại tự tánh của mình, không chịu chạy theo âm thanh sắc tướng, để trở về nguồn nhất thể tinh minh (một thể sáng soi). Khi đó, cái "nghe" và cái "chiếu" không còn là hai.

Chúng ta nên biết rằng gọi chiếu cố thoại đầu, hoặc gọi nghe lại tự tánh của mình, tuyệt đối không dùng mắt để thấy, lại cũng không dùng tai để nghe. Nếu dùng mắt để thấy, hoặc dùng tai để nghe, đó là chạy theo âm thanh sắc tướng, tức bị vật chuyển, nên gọi là thuận dòng. Nếu đơn độc trụ nơi một niệm "không sanh không diệt" mà chẳng chạy theo âm thanh sắc tướng, thì gọi đó là nghịch dòng, và là chiếu cố thoại đầu, hay nghe lại tự tánh của mình.
Hiện tại, căn khí chúng ta rất cứng cỏi, nên chư đại Tổ Sư mới giả lập phương tiện, dạy tham quán câu thoại đầu. Sau đời Tống, người niệm Phật rất nhiều, nên chư đại Tổ Sư lại dạy tham quán câu "Ai là người đang niệm Phật ?"

Ngày nay, mọi nơi đều theo pháp này mà dụng công, nhưng có rất nhiều người không hiểu rõ ràng, cứ để câu "Ai là người đang niệm Phật" nơi cổ họng, rồi niệm đến niệm lui không dừng, thành ra tụng niệm, chứ không phải tham quán câu thoại đầu. Tham thoại đầu tức là tham khán. Thế nên, trong mọi thiền đường đều có treo bốn chữ "Chiếu Cố Thoại Đầu". Chiếu tức là phản chiếu. Cố tức là xoay trở lại. Nghĩa là phải tự phản chiếu, nhìn vào tự tâm. Gọi đó là quán thoại đầu.

"Ai là người niệm Phật", khi chưa khởi lên thì gọi là thoại đầu, còn đã khởi lên rồi thì gọi là thoại đuôi. Chúng ta tham khán thoại đầu thì phải nên xem khán chữ "Ai". Lúc tâm chưa khởi lên chữ "Ai" thì như thế nào? Giống như lúc đang niệm Phật, có người đến hỏi:

- Bạch Thầy! "Ai" đang niệm Phật?

Nếu đáp:

- Tôi là người đang niệm Phật.

Người đó lại hỏi:

- Thầy là người niệm Phật. Vậy miệng niệm hay ý niệm? Nếu nói miệng niệm thì lúc ngủ, sao không niệm ? Nếu nói tâm niệm thì lúc thân này chết mất, sao không tiếp tục niệm?

Do đó, chúng ta có một nghi vấn, phải nên truy cứu: "Câu thoại đầu đây từ đâu

mà đề khởi? Tôi là ai?"

Vi vi tế tế, phản chiếu xoay lại, xem xét kỸ càng, đó gọi là nghe lại tự tánh của mình.

Lúc đi bộ hành hương phải ngưỡng đầu lên, và cái gáy chạm đến cổ áo. Phải bước theo nhịp chân người trước. Tâm phải bình bình tịnh tịnh. Không nên ngó sang đông qua tây, chỉ nhất tâm xoay lại, phản chiếu câu thoại đầu.
Thật vi diệu và ý nghĩa khôn cùng, đa tạ huynh Thanh_Tri đã chia sẽ những điều mà từ lâu nay đệ đang kiếm tìm, rất cần thiết cho việc tu tập .


[color=#FF0000]Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.[/color]
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

( Phản văn, văn tự tánh" là xoay cái nghe, nghe cái tự tánh của mình. )

_Câu nầy đã dịch đúng nghĩa rồi , còn thêm phần Tánh không thì không được rồi.
_Lảo binh có thể xem lại bài viết của tôi về Tánh không.

Phản văn tự tánh chính là nhận ra lại tánh bất sanh của tánh nghe.
_ Câu giải nầy của mahabatnha đã đủ nghĩa, phần giải thích sau lại lạc nghĩa.

Nếu các Bạn không hiểu thì có thể tham khảo bài viết của thanhtri để Tham THIỀN.

Xin mời các Bạn xem bài viết được trích từ : KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT
Phẩm thứ Năm : QUÁN THẾ ÂM NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG.

…………..Nếu xoay được cảnh vật bên ngoài thì thân tâm sẽ sáng suốt, tram nhiên tròng đầy, tức thời đồng với Như Lai không khác.

Nếu muốn xoay chuyển ngoại vật, thì không chỉ bằng sử dụng diệu lực vô uý của danh hiệu Phật . Thật vậy, nhờ xưng Niệm Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT mà hành giả nhìn thấy cảnh vật bên ngoài đúng như bản chất thật sự của chúng. Do đó không còn bị ngoại cảnh chi phối, điều phục thân tâm. Và không còn mống khởi tâm phân biệt, Lúc ấy tuy không rời pháp hội mà biến hiện khắp mười phương quốc độ; Trong một lỗ chân lông vẫn chứa đựng cả Hoa Tạng Thế Giới.

Khi xưng Niệm danh hiệu Phật………………………………………………..

Như vậy chỉ cần chuyên Tâm NIÊM DANH HIỆU PHẬT vẫn đạt được NHĨ CĂN VIÊN THÔNG. Phần nầy dành cho những người Niệm Phật.
Các Bạn có thể tìm mua quyển NIÊM PHẬT BA LA MẬT để tham cứu lâu dài.

Tôi luôn mong các Bạn đặng nhĩ căn Viên Thông như LỤC TỔ khi nghe câu:

ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM. Mong thay!
>:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

#-o

Năng giác sở Giác rồi đến Năng Không sở Không, nhưng hành trì sao mới được vào dòng nhập lưu Năng Giác sở Giác và đến được Năng Không sở Không ?

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cai Gi -Doc Sao Nua đã viết:#-o

Năng giác sở Giác rồi đến Năng Không sở Không, nhưng hành trì sao mới được vào dòng nhập lưu Năng Giác sở Giác và đến được Năng Không sở Không ?

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nên tìm đọc từ điển để hiểu rõ hơn Năng và Sở nghĩa là gì. Tôi nghĩ ông chưa được hiểu nghĩa đó.

Năng là chủ thể nhận thức (cái hay thấy biết)
Sở là đối tượng nhận thức (cái vật bị thấy biết)

Ví dụ:

Chúng Ta Thấy cái chuông đồng. Cái Tính Thấy gọi là Năng Kiến. Cái chuông đồng gọi là Sở Kiến.
Chúng Ta Nghe tiếng Chuông Ngân. Cái Tính Nghe gọi là Năng Văn. Cái Tiếng chuông ngân gọi là Sở Văn.

Nếu dùng từ Căn và Trần. Thì Căn là Năng. Trần là Sở.

Kinh Kim Cang nói vào dòng Nhập Lưu Tu Đà Hoàn nghĩa là "Không trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm". Nhà Thiền gọi là "Đối cảnh Vô Tâm".

Nếu chúng ta đối với Lục Trần không còn chấp dính đắm nhiễm, ngược lại còn tự tại thì trình độ đó gọi là Tu Đà Hoàn, là Nhập Lưu, nghĩa là vào dòng Thánh.

Chứ không phải "Nhập Lưu là Năng Giác Sở Giác".

Kinh Lăng Nghiêm Nhĩ Căn Viên Thông là dạy tu tập từ từ.

1. Lìa Sở Văn (là lìa khỏi cái bị nghe tức thanh trần)
2. Sở Văn đã lìa thì đến Năng Văn cũng phải lìa (cai vật bị nghe đã lìa, thì cái người nghe cũng lìa)
3. Năng Sở đã lìa, tức Năng Sở đều Không thì cái Biết về cái Không đó cũng lìa luôn, (tức là lìa năng giác sở giác.)
4. Rồi lìa luôn các tướng đối đãi của Năng không, sở không.
5. Tất cả sanh diệt đã diệt thì tịch diệt hiện tiền, ngay đó tâm mình đồng thể với tâm Phật, và sanh lòng Bi lớn với chúng sanh.

Trích Kinh Lăng Nghiêm (Tâm Minh Lê Đình Thám):
"Ban đầu, ở trong tính-nghe, vào được dòng viên-thông, không còn tướng sở-văn nữa. Trần-tướng đã vẳng-lặng, hai tướng động, tĩnh rõ thật không sinh. Như vậy thêm lần, các tướng năng-văn, sở-văn đều hết. Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn, sở-văn mà tiến lên nữa, thì năng-giác, sở-giác, đều không. Không-giác tột bậc viên-mãn, các tướng năng-không, sở-không đều diệt. Sinh-diệt đã diệt, thì bản-tính tịch-diệt hiện-tiền. Bỗng nhiên, vượt ngoài thế-gian và xuất thế-gian, sáng-suốt cùng khắp mười phương, được hai cái thù-thắng: Một là, trên hợp với bản-giác-diệu-tâm thập phương chư Phật, cùng với chư Phật Như-lai đồng một từ-lực; hai là, dưới hợp với tất-cả chúng-sinh lục-đạo mười phương, cùng với các chúng-sinh đồng một bi-ngưỡng."
1. Lìa Sở Văn là câu nầy: "Ban đầu, ở trong tính-nghe, vào được dòng viên-thông, không còn tướng sở-văn nữa. Trần-tướng đã vẳng-lặng, hai tướng động, tĩnh rõ thật không sinh."

2. Lìa Năng Văn là câu nầy: "Như vậy thêm lần, các tướng năng-văn, sở-văn đều hết."

3. Lìa cả cái Biết về sự đã dứt sạch Năng Văn Sở Văn cũng lìa luôn là câu nầy: "Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn, sở-văn mà tiến lên nữa, thì năng-giác, sở-giác, đều không."

4. Lìa hết các tướng đối đãi về Năng Không và Sở Không là câu nầy: "Không-giác tột bậc viên-mãn, các tướng năng-không, sở-không đều diệt."

5. Tất cả sanh diệt đã diệt rồi, thì tịch diệt hiện tiền là câu nầy: "Sinh-diệt đã diệt, thì bản-tính tịch-diệt hiện-tiền."

Khi vược hết năm bực đó rồi thì mới trở về được với Tánh Giác Diệu Tâm Tròn Sáng, Trên thì Đồng với Phật, dưới thì Đồng Bi ngưỡng với chúng sanh. Là câu:

"Bỗng nhiên, vượt ngoài thế-gian và xuất thế-gian, sáng-suốt cùng khắp mười phương, được hai cái thù-thắng: Một là, trên hợp với bản-giác-diệu-tâm thập phương chư Phật, cùng với chư Phật Như-lai đồng một từ-lực; hai là, dưới hợp với tất-cả chúng-sinh lục-đạo mười phương, cùng với các chúng-sinh đồng một bi-ngưỡng."

Vậy trước hết hãy tập làm sao cho mình thoát đi cái Sở Thấy, Nghe, Ngưỡi, Nếm, Xúc, Biết. Sau đó mới lìa cả cái Năng thấy, nghe, ngưỡi, nếm, xúc, biết. Rồi lên nữa...

Tức là tập hiện tại làm sao, khi đối với Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà ta không còn bị chúng mê hoặc chi phối nữa thì ta hay lắm rồi, chứng quả Tu Đà Hoàn, vào dòng Thánh, được bước đầu tiên của Quán Âm Viên Thông.

Thấy Tiền, Vàng, Kim Cương, Cô Gái Đẹp, Tràng Trai Tuấn Tú v.v... mà không bị chao động, lôi đi, không có khởi lên một niệm ưa muốn, thích thú, thèm khác nào thì mới được.

Nghe người ta khen, chê, nịnh, bợ, chưởi mắng, nghe âm nhạc mình thích vv.... mà không bị chao động lôi đi, không có khởi lên một niệm buồn vui ưa thích không thích v.v... thì mới được.

Cho đến ngưởi mùi, nếm vị, xúc chạm, suy nghĩ biết v.v... không còn sanh tâm niệm nào nữa, Như Như Bất Động thì ta mới được có phần!

Bước 1 là lìa cái Sở đó mà còn chưa xong, huống gì là đòi lên các bước Năng Sở Điều Không như 2, 3, 4, 5 hay sao!

Tôi tu tập tuy bớt chút chút mà chưa xong đâu!

Như nói Thấy Tiền mà không sanh một niệm ưa muốn thì vài chục Đô Mỹ, vài Trăm đô Mỹ, vài ngàn Đô Mỹ, thậm chí vài Trăm ngàn Đô Mỹ không có ham muốn... nhưng bây giờ cho tôi 1 triệu đô Mỹ, 1 tỷ đô Mỹ có lẽ tôi vẫn còn ham đó. Cho nên vẫn còn chưa được đâu!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: Phản văn, văn tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

tangbong

Kính tri ân huynh đã chia sẽ rất rõ ràng


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách