Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

kingvua
Bài viết: 233
Ngày: 30/08/10 19:16
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi kingvua »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:
kingvua đã viết:Ngài Ma Ha Ca Diếp vô tâm khi Đức Phật niêm hoa liền nở nụ cười.Vậy các DH có nở nụ cười khi ngó bông hồng đang lay động trước gió không?
Không nở nụ cười được, mà đang vò đầu bức tai đây... He he...
Ai?Khổ?


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

Phật đưa hoa sen lên là gợi cho hội chúng khởi chú tâm nhìn hoa sen. Bấy giờ Thế Tôn xem xét trong hàng đệ tử thấy mọi người không biết gì hết, tất cả đều nhìn chăm chăm vào hoa sen. Riêng ngài Ca Diếp khi thấy hoa sen, cùng lúc bắt gặp ánh mắt của Phật chạm tới, Ngài liền cười, Phật vui lên liền và ấn chứng cho ngài Ca Diếp. Đó là thông cảm. Như vậy mắt Phật nhìn, mắt ngài Ca Diếp nhìn, bốn mắt gặp nhau hiểu nhau nên mới mỉm cười. Như vậy Phật muốn chỉ cái gì? Đây là vấn đề hết sức sâu thẳm mà cũng hết sức giản đơn.

Mời Bạn xinloi xem trích đoạn trong PBĐK của THIỀN SƯ MINH TRỰC ;

Một khi thuyết Pháp tại hội Linh Sơn ( LINH THỨU Sơn ). ĐỨC THẾ TÔN cầm một cành bông sen đưa lên giửa hội chúng. Lúc bấy giờ cả Hội chúng đều lặng thinh, duy có CA DIẾP Tôn Gỉa lộ vẻ mỉm cười. ĐỨC THẾ TÔN nói :” Ta có Chánh Pháp Nhãn Tàng, Niết Bàn Diệu Tâm, thật tướng, không tướng, ấy là Pháp Môn vi diệu, không có lập văn tự và truyền ở ngoài các giáo lý, Nay ta truyền cho Đại ca DIẾP”. Thế nên CA DIẾP Tôn Gia đặng Tâm Ấn của PHẬT và làm TỔ thứ Nhất phái Thiền Tông bên ẤN ĐỘ…



:”” bốn mắt gặp nhau hiểu nhau nên mới mỉm cười””. GIỐNG NHU CHUYỆN TÌNH YÊU NAM NỮ. THẦY và trò cung đi trên con thuyền KHÔNG THẤY TÁNH vậy!!!

TA có CHÁNH PHÁP NHÃN TÀNG,
NIẾT BÀN DIỆU TÂM
THẬT TƯỚNG ,KHÔNG TƯỚNG, Ấy là Pháp Môn VI DIỆU.
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Hi hi, không hiểu gì hết... Đọc một hồi thấy Mèo vẫn hoàn mèo... Cũng có chỗ chẳng thành mèo nữa mà biến thành còn nào đó khác rồi! Hi hi hi tangbong tangbong tangbong


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

***Như vậy mắt Phật nhìn, mắt ngài Ca Diếp nhìn, bốn mắt gặp nhau hiểu nhau nên mới mỉm cười. Như vậy Phật muốn chỉ cái gì? Đây là vấn đề hết sức sâu thẳm mà cũng hết sức giản đơn.***

VỚI CÂU TRÊN AI CŨNG THÀNH PHẬT CẢ , CẦN GÌ PHẢI NGÓ TRONG KINH VĂN MÀ TÌM PHẢI KHÔNG ? toiloi !!!

>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hỏi: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Đáp: Không có ý nghĩa gì đối với ngài Ca Diếp cả! Hễ còn có ý nghĩa tức còn vọng động, còn vọng động thì như những người khác "ngơ ngát" mà thôi!

Do vậy ngài Ca Diếp mĩm cười ở hội Linh Sơn, ngài Duy Ma im lặng ở thành Tỳ Da Ly.

Có lẽ nên thay đổi câu hỏi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thế theo TT hỏi như thế nào?

TT trả lời cũng chưa nắm hết câu hỏi, nên nhớ ở ở đây nhiều vị đã Đắc quả Alahan, nếu gọi các vị ấy ngơ ngác không lẽ TT lại muốn nói các vị Alahan, chẳng sạch lậu tận phiền não mà còn tạp tâm hay sao (còn vọng động)?

TT khi nói nên quan sát kỹ chút, đừng hời hợt kết luận chủ quan. Đây là đề mục mà câu trả lời là khó đấy.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. xửa lại: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với chúng ta?

2. Ai ăng nấy no, ai tu nấy chứng, nóng lạnh tự biết, thì việc ngài Ca Diếp vì sao mĩm cười đó là việc của ngài, không phải của mình có thể hiểu mà bàn tới. Đừng đem tâm phàm đo lường tâm thánh.

3. Thật ra cũng không nên lập Topic nầy vì đây là đề tài tham thiền, cứ không hiểu tại sao Phật đưa cành hoa mà ngài Ca Diếp lại mĩm cười. Hãy tham! Công Án dùng thể tham cứu, không phải giải thích.

4. Theo Tinh Thần Lịch Sử từng lạm bàn, Niêm Hoa Vi Tiếu không có trong Kinh điển, do các Tổ Thiền viết ra thôi. Do đó cũng không nên chấp trước. Nhưng đó là công án thiền thì có tác dụng giúp người tham thiền cũng nên. Vả lại tất cả Kinh điển mỗi mỗi cũng do chư tổ hội tập viết ra truyền lại thôi.

5. Theo Tinh Thần Pháp Hoa, các vị A La Hán 1255 vị Đệ Tử đều là Pháp Thân Đại Sĩ Bồ Tát vì muốn lợi ích chúng sanh, giúp Phật Thích Ca chuyển bánh xe chánh pháp mà giả làm Thanh Văn A La Hán. Đã nói là giả làm thì giả ngơ ngát, còn ngài Ca Diếp giả mĩm cười để tạo thành một câu chuyện, một bài học cho chúng sanh được lợi ích. Chứ nếu đã là Bồ Tát Pháp Thân Đại Sĩ thì cái ngộ phải như nhau không khác.

6. Theo Tinh Thần Đại Thừa thì các vị A La Hán chưa Kiến Tánh cho đến khi học Đại Thừa tức là thời Bát Nhã, Pháp Hoa Niết Bàn.

Do vậy hội Pháp Hoa ,Phật "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật" cho các ngài, các ngài tỏ ngộ, Phật liền thọ ký thành Phật.

Ở hội Bát Nhã (Kim Kim Cang) ngài Tu Bồ Đề tỏ ngộ Tự Tánh, liền khóc bảo rằng từ khi có Tuệ Nhãn (A La Hán) đến nay, chưa hề được nghe Kinh hay như vậy:

"Khi ấy ngài Tu-bồ-đề nghe Phật nói kinh này, hiểu sâu được nghĩa thú, rơi lệ dầm dề bạch Phật rằng: Đức Thế Tôn! Rất ít có. Phật nói kinh điển sâu xa như thế, con từ trước đến giờ đã được tuệ nhãn mà chưa từng được nghe kinh như thế. Bạch Thế Tôn! Nếu lại có người được nghe kinh này, lòng tin thanh tịnh ắt sanh thật tướng, nên biết người ấy thành tựu được công đức ít có bậc nhất. Bạch Thế Tôn! Thật tướng ấy tức không phải tướng, thế nên Như Lai nói tên là thật tướng."

Ở hội Lăng Nghiêm cũng thế, ngài A Nan tỏ ngộ bản Tánh, phát lời thệ nguyện:

"Diệu trạm tổng trì bất động tôn, Thủ-Lăng-Nghiêm-Vương thế hi hữu, tiêu ngã ức kiếp điên-đảo tưởng. Bất lịch tăng-kỳ hoạch pháp thân, nguyện kim đắc quả thành bảo-vương, hườn độ như thị hằng sa chúng, tương thử thâm tâm phụng trần sát, thị tắc danh vị báo Phật ân: phục thỉnh Thế-Tôn vị chứng-minh, ngũ-trược ác-thế thệ tiên nhập, như nhứt chúng-sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ nê-hoàn. Ðại-hùng đại-lực đại-từ-bi, hi cánh thẩm trừ vi-tế hoặc, linh ngã tảo đăng vô-thượng giác, ư thập phương giới tọa đạo tràng; thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong, thước-ca-ra tâm vô động chuyển."


7. Theo Tinh Thần bình thường, thì trong hội cũng có người chưa giác ngộ bản Tánh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính các Đạo Hữu.
Theo thiển ý của Tễu thì:
(Khì khì...muốn rõ xin phải bôi đen )

Đức Phật nâng hoa ,
Quần hùng ngơ ngác.
Tan tác tìm Hương !!!?
Ca Diếp Như Gương,
Soi thấu Xương , Thịt ???!
Quay xoay Bản Nguyện ,
Tủm Tỉm Miệng Cười .
Đức Phật Rạng Ngời:
-Đây nơi trao tựa .

cafene

Tễu : Kính kinhle


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

TT nói vậy cũng chưa đúng tinh thần thâm nhập kinh luận, bởi có duyên khởi, tất có tham có thâm tất có nghi, có nghi mới có khối nghi tình, có nghi tình mới phản tỉnh tìm hiểu.

Còn như TT nói không lập topic, đó là TT chưa hiểu được cơ duyên để mở nghi tình.

Nếu góp ý thẳng là MHBN thấy TT lúc này kết luận vấn đề nào đó rất chủ quan và thiếu tôn trọng người khác. Nếu TT có thể dám khẳng định TT hiểu hết biết hết về Thiền???. TT tự khẳng định như vậy Topic này xin để TT tự lựa chọn xóa hay không xóa, đóng hay không đóng.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Ma Ha Bát Nhã"]TT nói vậy cũng chưa đúng tinh thần thâm nhập kinh luận, bởi có duyên khởi, tất có tham có thâm tất có nghi, có nghi mới có khối nghi tình, có nghi tình mới phản tỉnh tìm hiểu.
1. Thiền Tông khác với Giáo Môn ở chỗ là không tìm hiểu nhiều quá bằng vọng thức. Giáo Môn thì cái gì cũng đòi hiểu đòi biết. Thiền Tông thì hiểu biết là không được. Cho nên khi tham thiền tất cả mọi thứ phải vứt đi, kinh giáo gì không cần nữa, chỉ cần tham cứu thoại đầu: "Ai Đang Niệm Phật? hoặc Vạn Pháp Quy Nhứt, Nhứt Quy Hà Xứ?"

Hỏi không biết trả lời thì đó gọi là Nghi. Nếu hỏi mà tìm ra câu trả lời bằng vọng thức thì đó không còn là nghi nữa.

Hỏi không chưa đủ, phải cần Khán Thoại Đầu, hoặc Chiếu Cố Thoại Đầu tức là nhìn vào cái chỗ Không Biết đó. Nhìn mãi như mèo rình chuộc không gián đoạn không rời. Nếu Nghi tình bị yếu đi thì phải hỏi tiếp câu hỏi đó và tiếp tục "Nhìn", "Khán", "Chiến Cố". Ngay lúc nhìn vào chỗ không biết đó, tất cả mọi vọng niệm tiêu tan, lâu dần thì tự nhiên phá vỡ được cái hầm sâu vô minh đó, tức phá nghi, tức Đại Ngộ.

Còn giải công án tức là khi hỏi "Ai Đang Niệm Phật?" rồi dùng tâm suy nghĩ lăng xăng rằng là tôi đang niệm Phật, rằng tâm đang niệm Phật, rằng tánh đang niệm Phật. v.v.. thì không có tác dụng và lợi ích gì cho thiền tham cứu cả. Mà càng giải càng trật, vì là vọng tưởng tình thức phân biệt diễn giải, không trúng vào đâu tất cả! Toàn là lòng vòng ngoài cửa đạo!

Còn như TT nói không lập topic, đó là TT chưa hiểu được cơ duyên để mở nghi tình.
Như đã nói ở trên, muốn hết nghi đại ngộ thì phải tham cứu. Chiếu Cố Thoại Đầu. Chứ không phải hội hợp nhau dùng vọng thức suy nghĩ câu trả lời để giải quyết cái nghi đó.

Nhớ mài mại câu chuyện trong Thiền Tông.

Có vị hành giả nói với vị Thiền Sư rằng: "Con kính trọng thầy vì thầy không nói cho con biết". Vì sao vậy? Vì nói cho biết tức là không còn tham cứu thiền tông nữa, không còn nghi tình, không thể giác ngộ tự tánh. Cho nên rất cám ơn kính trọng thầy vì nhờ không cho con biết mà nay con đã tham cứu, con có nghi mãi, và có nghi thì có ngộ. Nên nói "Đại Nghi Đại Ngộ, Tiểu Nghi Tiểu Ngộ".
Nếu góp ý thẳng là MHBN thấy TT lúc này kết luận vấn đề nào đó rất chủ quan và thiếu tôn trọng người khác. Nếu TT có thể dám khẳng định TT hiểu hết biết hết về Thiền???. TT tự khẳng định như vậy Topic này xin để TT tự lựa chọn xóa hay không xóa, đóng hay không đóng.
Nếu có gì Phật lòng nên bỏ qua. TT chỉ muốn giúp, chứ không muốn phá hoại.

Mong ngày nào đó MHBN sẽ được thông hiểu lời TT nói.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nam Tuyền Ngữ Lục Trích:

Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: “Thế nào là Đạo?”

Nam Tuyền đáp: “Tâm bình thường là Đạo”.

Triệu Châu hỏi: “Có thể hướng đến được không?”

Nam Tuyền đáp: “Nghĩ tìm đến là trái.”

Triệu Châu lại hỏi: Chẳng nghĩ suy thì làm sao biết Đạo?

Nam Tuyền đáp: “Đạo chẳng thuộc về hiểu biết hay không hiểu biết. Biết là vọng giác (khái niệm), không biết là vô kí (vô minh). Nếu thật đạt Đạo thì không còn nghi ngờ, [Đạo] như hư không thênh thang rộng rãi, đâu thể cưỡng nói là phải là quấy.”

Triệu Châu nhân nghe lời này lập tức ngộ được huyền chỉ, tâm sư sáng như trăng tròn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niêm Hoa Vi Tiếu có ý nghĩa gì với Ngài Ma Ha Ca Diếp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cũng xin Trích Truyền Tâm Pháp Yếu của Tổ Hoàng Bá do HT Duy Lực dịch sang tiếng Việt:
http://old.thuvienhoasen.org/u-hoangba.htm
Hỏi :

_Nói vô minh là sáng hay là tối?


Đáp :

_Chẳng sáng chẳng tối.
Sáng tối là pháp sanh diệt, vô minh lại chẳng sáng cũng chẳng tối. Nói chẳng sáng vì tự tánh vốn minh, do chấp tâm sanh ra phân biệt mới có minh với vô minh. Lời nói chẳng sáng chẳng tối này đã nhiễu loạn biết bao nhiêu con mắt của thiên hạ! Nên kinh nói :"Giả sử khắp thế gian, đều như Xá Lợi Phất, tận sức cùng suy lường, chẳng thể thấu trí Phật".

Trí huệ Phật là trí huệ vô ngại, siêu việt hư không, chẳng có chỗ cho ngươi luận bàn. Cũng như đại thiên thế giới rất rộng lớn có một Bồ Tát chỉ bước một bước thì qua khỏi, nhưng cũng chẳng ra khỏi một lỗ chân lông của Phổ Hiền. Vậy ngươi nay lấy bản lĩnh gì mà muốn học nó.

Hỏi :

_Đã là học không được tại sao còn nói "về cội tánh chẳng hai, phương tiện có nhiều lối " là thế nào?


Đáp :

_"Về cội tánh chẳng hai" nghĩa là : thực tánh của vô minh tức là Phật tánh. "Phương tiện có nhiều lối" nghĩa là: sở thấy của bậc thánh có nhiều lối khác nhau, bậc Thanh Văn thấy vô minh sanh vô minh diệt, bậc Duyên Giác chỉ thấy vô minh diệt chẳng thấy vô minh sanh, niệm niệm chứng tịch diệt, còn chư Phật thì thấy chúng sanh suốt ngày sanh mà vô sanh, suốt ngày diệt mà vô diệt, vô sanh vô diệt tức là quả Đại Thừa cho nên nói :"Quả mãn Bồ-Đề viên, hoa khai thế giới khởi."

Giở chân là Phật, đặt chân là chúng sanh. Nói chư Phật lưỡng túc tôn nghĩa là lý túc, sự túc, chúng sanh túc, sanh tử túc, tất cả đều túc. Túc nên chẳng cầu, nay ngươi niệm niệm muốn học Phật tức là chê bai chúng sanh. Nếu chê bai chúng sanh tức là phỉ báng mười phương chư Phật. Cho nên Phật ra đời cầm đồ trừ phẩn để trừ phẩn của hý luận, chỉ là bảo ngươi trừ bỏ cái tâm ham học ham thấy từ xưa nay. Hễ trừ hết sạch thì chẳng đọa hý luận cũng gọi là đem phẩn ra, nghĩa là bảo ngươi chẳng sanh tâm. Tâm nếu chẳng sanh tự nhiên thành người đại trí, quyết định chẳng phân biệt Phật với chúng sanh. Tất cả đều chẳng phân biệt mới được vào cửa Tào Khê ta. Nên bậc Thánh nói :"Nếu hành pháp môn ta, phải biết ta lấy vô hành làm pháp môn của ta. Pháp môn này gọi là nhất tâm môn (cửa một tâm). Mọi người đến cửa này đều chẳng dám vào nên chẳng đắc đạo. Chẳng phải không ai đắc chỉ là ít người đắc. Kẻ đắc tức là Phật".

Người học đạo trước tiên nên bỏ các duyên tạp học, quyết định chẳng cầu, quyết định chẳng chấp, nghe pháp thâm sâu giống như gió thoảng qua lỗ tai, qua rồi thì thôi chẳng truy tầm nữa, ấy mới gọi là thâm sâu. Tức là vào Như Lai Thiền, lìa "sanh Thiền tưởng"(sanh tâm cho là Thiền gọi là sanh Thiền tưởng). Tổ Sư từ xưa nay chỉ truyền một tâm, chẳng có hai Phật, chỉ thẳng tâm ngươi tức là Phật, đốn siêu Đẳng Giác Diệu Giác. Chỉ một tâm bản niệm, quyết định chẳng chảy ra niệm thứ hai mới vào được thiền môn ta. Pháp vốn như thế, các ngươi đối với chỗ này tính làm sao mà học? Cho nên nói khi tâm tính muốn thì bị ma của tâm tính muốn trói buộc, khi tâm chẳng tính muốn lại bị ma của tâm chẳng tính muốn trói buộc, ma chẳng từ ngòai đến, từ tự tâm ngươi ra."


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]32 khách