Ngài Duy Ma Cật

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

lnkhanh212 đã viết: Theo kinh thì nói rằng ngài là 1 đại bồ tát của Phật A Súc, sao ở đây lại có nhiều người bảo ngài đã thành Phật rồi??? chả nhẻ, Phật rồi mà còn có thể thoái lui thành bồ tát? !!!
Như Quán Thế Âm Bồ tát,cũng là 1 vị đã đủ "tiêu chuẩn" thành Phật,và đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai,nhưng vẫn hiện thân làm Bồ tát.Chư Phật thần thông tự tại,hóa hiện thân nào mà chẳng được?Cái này tùy thuộc nguyện vọng,phương pháp độ chúng sanh của mỗi vị.

Trường hợp Ngài Duy Ma Cật,có lẽ các đh ấy đoán vậy,nhưng cũng có thể là như vậy thật.Đh Kimcang có lần nói Kinh Duy Ma Cật là để dạy cho chư vị Bồ tát,không phải cho hàng phàm phu như chúng ta,nên mình cũng chỉ xẽm qua kinh này cho biết thôi. :D


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

À trước khi nói tiếp hy vọng mọi người hiểu cái điều thắc mắc ko có nghĩa là điều mình hoàn toàn nghĩ. Vì rõ ràng trong kinh Duy Ma Cật cũng có nói là bồ tát và Phật không khác, mọi người phải biết xem bồ tát cũng như Phật. Nhưng cái ý mình muốn nói ở đây là các bạn lấy căn cứ ở kinh nào hay từ đâu mà có người thậm chí còn nói là Phật tùy thời rồi giờ hết thời nên thành bồ tát? Bạn có hiểu cái nhân quả mà bạn có thể nhận phải khi nói câu đó ko?
Cái thứ 2 nữa là mình thấy kinh điển dù dành cho bồ tát hay chúng sinh đi nữa thì quan trọng hơn cả là kinh đem lại giáo lí, những kinh nghiệm cho chúng ta. Nếu nói là kinh điển do bồ tát vậy chả nhẻ người phàm thôi khỏi coi cho rồi, đốt hết để trên bồ tát coi được rồi à? mà nếu là bồ tát thì cũng giống Phật rồi vậy chả lẽ Phật cũng cần được dạy? Mà khi đọc vào thật sự mình thấy kinh dạy rất rõ những điều rất bình dị: như bệnh của chúng sanh do đâu mà có? do tham ái mà sanh. => người phàm có không hay là bồ tát mới có? và nếu biết rồi thì bản thân ta nên diệt cái tham ai như thế nào. Kinh diễn dãi rất rõ, sau lại nói chỉ nên đọc cho biết.
Cái thứ 3 nữa là mình có 1 lời chia sẽ chân thành mọi người, là hãy hạ quả và trao đổi trong tinh thần học hỏi, không phải chống đối lẫn nhau, xét nét đúng sai. Và nhất là đừng biến diễn đàn ta thành 1 cái hội chém gió =.=. Mình nói đây nếu có gì quá đáng xin mọi người bỏ qua.


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Quảng Ngọc đã viết:sau Đức Thế Tôn là Bồ Tát Văn Thù, sau nữa mới đến Bồ Tát Vô Cấu Xưng
lúc nào cũng thế, Bồ Tát Văn Thù là thượng thủ trong hàng Bồ Tát, luôn thay mặt Phật thuyết pháp cho chúng sinh, luôn thưa hỏi Phật về những vấn đề thậm thâm, mật nghĩa
Văn Thù dụ cho Trí Tuệ của Tự Tánh. Đi đến thăm bệnh Duy Ma dụ cho Trí Tuệ Tự Tánh của ngài Duy Ma đã hiện rõ ràng.

Do vậy trước khi Văn Thù đến thì Duy Ma dọn dẹp căn phòng chỉ còn mỗi một cái dường. Dụ cho ngài Duy Ma đã sạch những tâm vọng động, được vô tâm rồi.

Khi hành giả được vô tâm thì tự nhiên Trí Tuệ của Tự Tánh hiện lộ. Do vậy Duy Ma vừa vô tâm (dọn dẹp phòng sạch sẽ) thì Bồ Tát Văn Thù vừa hiện (Trí Tuệ Tự Tánh tự sáng soi).

Học Kinh Đại Thừa không nên hiểu theo nghĩa đen, mà phải hiểu nghĩa ẩn dụ ở trong đó.

Nhưng muốn hiểu Đại Thừa thì phải dụng công phu tham thiền mới hiểu được.

Còn không học hoài mà cũng không đi tới đâu được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"lnkhanh212"]À trước khi nói tiếp hy vọng mọi người hiểu cái điều thắc mắc ko có nghĩa là điều mình hoàn toàn nghĩ. Vì rõ ràng trong kinh Duy Ma Cật cũng có nói là bồ tát và Phật không khác, mọi người phải biết xem bồ tát cũng như Phật. Nhưng cái ý mình muốn nói ở đây là các bạn lấy căn cứ ở kinh nào hay từ đâu mà có người thậm chí còn nói là Phật tùy thời rồi giờ hết thời nên thành bồ tát? Bạn có hiểu cái nhân quả mà bạn có thể nhận phải khi nói câu đó ko?
Kiến Tánh Thành Phật. Nếu đã thành Phật thì làm gì còn thối lui đến những địa vị khác.

Nhưng vì giáo hóa chúng sanh phải dùng phương tiện. Kinh Pháp Hoa: "nếu chúng sanh cần dùng thân Phật mà độ thoát Bồ Tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp", cho đến dùng thân thấp hơn Bồ tát cũng vì đó mà nói pháp.

Nếu trở về chân tâm tự tánh hằng sống với tự tánh sáng suốt thì độ được tất cả chúng sanh.

Nói độ, nói giáo hóa chúng sanh mà thật chẳng có gì là độ, là giáo hóa, là chúng sanh. Trong Tự Tánh vốn không có gì là độ, là giáo hóa, là chúng sanh. Bổn Lai Vô Nhất Vật.
Cái thứ 2 nữa là mình thấy kinh điển dù dành cho bồ tát hay chúng sinh đi nữa thì quan trọng hơn cả là kinh đem lại giáo lí, những kinh nghiệm cho chúng ta. Nếu nói là kinh điển do bồ tát vậy chả nhẻ người phàm thôi khỏi coi cho rồi, đốt hết để trên bồ tát coi được rồi à? mà nếu là bồ tát thì cũng giống Phật rồi vậy chả lẽ Phật cũng cần được dạy? Mà khi đọc vào thật sự mình thấy kinh dạy rất rõ những điều rất bình dị: như bệnh của chúng sanh do đâu mà có? do tham ái mà sanh. => người phàm có không hay là bồ tát mới có? và nếu biết rồi thì bản thân ta nên diệt cái tham ai như thế nào. Kinh diễn dãi rất rõ, sau lại nói chỉ nên đọc cho biết.
1. Kinh Phật thì dùng để học và hành tùy theo khả năng và căn duyên của mỗi người. Không phải ai cũng học và hành Duy Ma Cật Kinh được, không phải ai cũng học hành Kinh Pháp Hoa, Kinh Kim Cang v.v.. được. Dĩ nhiên có một số người được do vì khả năng và căn duyên thích hợp. Có khi học được mà hành không được, hiểu đó biết đó mà làm chưa nỏi, chưa được.

2. Giáo Lý Đại Thừa vẫn dựa trên giáo lý Nguyên Thủy làm nền tản cho nên nói "tham ái mà sanh thân, có thân nên có bệnh già chết". Nhưng có cái cần phải triển khai thêm lên mới rốt ráo. Chứ không đứng ở điểm đó được, mặt dù điểm đó là căn bản là nền tản.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nếu chẳng tu tập thì đọc Kinh dù có hiểu nghĩa cũng chỉ là trên danh từ chứ không phải là Thật Hiểu.

Thật Hiểu là khi nào có thể Ứng Dụng Thực Hành những gì đã đọc trong Kinh còn như chỉ hiểu trên danh từ nhưng rồi Không Biết Làm Sao Ứng Dụng Tu Hành thì Chưa Phải là Hiểu.

Kinh Duy Ma Cật nói về Lý Không Hai (Bất Nhị) đó là không phân biệt đối đãi hai tướng có không..v,v..

Duy Ma Cật = Vimalakirti

Vimala = Vô Cấu, Kirti = Danh

Dịch là Vô Cấu Xưng = Tịnh Danh

Thường thì phân tâm danh sắc cho nên

Tâm Thanh Tịnh thì Danh Sắc Thanh Tịnh.

Ngài Văn Thù Sư Lợi là Căn Bản Trí tức là nói cái Trí Không Dấy Niệm Phân Biệt Sẵn Có nơi chúng sanh, Ngài Tịnh Danh là nói Sai Biệt Trí là khi tất cả các Vọng Tưởng Sanh Diệt đều hết thì Trí Không Dấy Niệm Phân Biệt Sẵn Có mới có đầy đủ diệu dụng.

Căn Bản Trí và Sai Biệt Trí thấy như hai mà là Một Thể khi bị Vô Minh Vọng Tưởng thì dù có Căn Bản Trí mà chưa có diệu dụng.

Kinh dạy có LÝ SỰ phải thông nghĩa thì đọc rồi mới ứng dụng thực hành chứ không thì cứ phân biệt theo danh từ không biết là Kinh đang nói LÝ hay nói SỰ.

CHẤP LÝ CHẤP SỰ đều là bịnh.

CHẤP LÝ THÌ RƠI ĐOẠN KIẾN THÀNH CHẤP KHÔNG

CHẤP SỰ CHẠY THEO TƯỚNG SANH MÊ MỜ.

Trong Kinh Duy Ma Cật thì các vị A La Hán cho đến Bồ Tát như Ngài Di Lặc là Bậc Nhất Sanh Bổ Xứ mà không thể đối đáp cùng Ngài Duy Ma Cật được đó là vì đây nói về LÝ.

Lấy đoạn đối đáp giữa Ngài Di Lặc và Ngài Duy Ma Cật.

Ngài Di Lặc lúc tối sơ tu hành Tu Quán Duy Thức tức là tu tập các Pháp Duy Thức Biến.

Ngài Duy Ma Cật hỏiNghĩa Như đây là nói Không Sanh Không Diệt.

Ngài Di Lặc không thể trả lời không phải là Ngài không biết mà đây chỉ là nói Pháp Môn Không Hai tức là Thức Biến = Như, Như = Thức Biến.

Các Pháp Đều Như chỉ do Phân Biệt Chấp Trước nên Chẳng Thấy Như.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Haha bạn thánh_trí và bạn kimcang nói không sai và cũng cám ơn các bạn đã giúp mình có thêm những suy nghĩ khác rất hay ^^! Bởi vậy chúng ta thấy kinh điển khó thể giải bài, thà lên bàn luận kinh như thế này, vừa giúp thông hiểu vừa giúp nhau tăng trưởng đạo hạnh. Há hơn là ngồi phân biệt, chấp có đúng sai ko?
Cám ơn các bạn lần nữa vì đã tạo nhân duyên giúp mình và 1 số bạn khác hiểu rõ những điều ko nghĩ đến.
Vào vấn đề chính là: đúng như các bạn nói, là đạo có học phải đi kèm với thực, vậy thiết thời thế tôn khuyên dạy các đệ tử, nên cố gắng tinh tấn thiền định, thấu hiểu kinh điển, vận dụng niềm tin kèm trí tuệ, hà cớ sao thời bấy giờ chung sanh ta lại phân chia ra đủ thứ phái: nào tinh độ, nào mật tông, nào thiền tông... gốc chung của các môn phải liệu có chung 1 nguồn gốc là tìm đến vô ngã hay là do mỗi người có cái tôi riêng mà hình thành nhiêu môn phái như thế?
Ngoài ra, mình có phần hiểu trong thực tế về mình, nhưng cũng xin thỉnh giáo thêm các vị ở phần phẩm đệ tử mà khi ngài Duy Ma Cật đến trao đổi cùng ngài Xá Lợi Phật và ngài La Hầu La.
Ngày Xá Lợi Phất thì Ngài bảo: "...vả chăng tọa thiền là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là tọa thiền..." các bạn nghĩ sao về câu này?
Ngày La Hầu La thì Ngài bảo: "...không lợi không công đức mới thật là suất gia. Về pháp hữu vi có thể nói là có lợi, còn trong xuất gia là pháp vô vi, trong pháp vô vi, không lợi không công đức..." các bạn nghĩ sao về câu này?
Và qua 2 câu hỏi trên các bạn hiểu mình đang ám chỉ điều gì trong cuộc sống không, xin nói rõ cho cả chúng đều hiểu...


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Xá Lợi Phất bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn ? Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông.

Vì sao?

Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng ngồi yên lặng (tọa thiền) dưới gốc cây, khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng : “Thưa Ngài Xá Lợi Phất ? Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi yên lặng. Vả chăng ngồi yên lặng là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi yên lặng; không khởi diệt tận địnhmà hiện các oai nghi, mới là ngồi yên lặng ; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi yên lặng ; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi yên lặng ; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi yên lặng; không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là ngồi yên lặng. Nếu ngồi được như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy”.
Nếu chỉ giảng về ý nghĩa danh từ thì đoạn Kinh trên không khó nhưng nếu nói Ứng Dụng Thực Hành thì đó là người đã tu thiền định rất sâu mới có thể thực hành được.

Ngài Xá Lợi Phất là biểu trưng trí tuệ của bậc A La Hán nên lấy việc Thiền Định làm gốc.

Trong Kinh A Hàm dạy rằng bậc A La Hán khi nhập Diệt Tận Định thì chẳng còn biết ngoại cảnh, khi nhập Diệt Tận Định thì lúc đó giống như là chết vậy chỉ khác là thọ mạng không dứt có thể ở trong định rất lâu từ nhiều ngày cho đến nhiều kiếp nhưng như vậy thì là vô ích bởi vì không làm lợi cho chúng sanh.

Không hiện thân ý trong 3 cõi có nghĩa là chẳng dấy khởi Vọng Tưởng vì Vọng Tưởng là nhân sanh trong 3 cõi cho nên khi mà trong tất cả thời gian tất cả nơi chốn thường biết sáng suốt không dấy khởi vọng tưởng đây là Thiền Định.

Thiền Định này là Thiền Định của Bồ Tát cũng giống như Thiền Tông dạy trong các thời hoạt động mà luôn luôn lặng lẽ tỉnh sáng.
không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là ngồi yên lặng
Kinh Duy Ma Cật giảng về nghĩa Không Hai cho nên Phiền Não, Niết Bàn là Hai nếu biết rằng Phiền Não là do dấy khởi vọng tưởng nếu biết vọng tưởng không thật thì tự nhiên chẳng nói dứt trừ phiền não mà phiền não tự dứt đây là Chẳng Đoạn Phiền Não Mà Vào Niết Bàn.

Ngài La Hầu La là biểu trưng cho tu Mật Hạnh xuất gia cho nên Ngài La Hầu La khen Xuất Gia nhưng mà Ngài La Hầu La nói là nghĩa Xuất Gia thì Sự Tướng cho nên nói có công đức.

Ngài Duy Ma Cật nói là về nghĩa Lý Tánh nghĩa là không còn dấy động (kiến chấp, ngã sở) chứng nhận bản tánh tức là xuất gia.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"lnkhanh212"]
Ngày Xá Lợi Phất thì Ngài bảo: "...vả chăng tọa thiền là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là tọa thiền..." các bạn nghĩ sao về câu này?
Đối cảnh vô tâm tức là chân thiền.
Thân tâm trong ngoài đều trong sạch là chân thiền.

Chấp nơi ngồi mà gọi là Thiền thì là bệnh. Bởi người giác ngộ tự tâm thì nơi nơi đều thiền, mỗi hành vi cữ chỉ đều không ngoài Tự Tánh Giác.

Nếu ngồi nhắm mắt mới Tĩnh, còn mở mắt thì Động. Đó là Đối Đãi làm sao gọi là Thiền. Thiền là vượt ngoài đối đãi.

Nhắm mắt đã không dấy niệm, mở mắt cũng không khởi niệm thì mới được. Mở mắt nhắm mắt đi đứng nằm ngồi đều không khởi ý niệm mà vẫn biết rõ ràng thì đó mới là Chân Thiền.

Đó là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý. Sống trong thế gian bùn nhơ mà không nhiễm mùi bùn, ấy gọi là Hoa Sen Trong Lửa, là Phật Bồ Tát.

Ngày La Hầu La thì Ngài bảo: "...không lợi không công đức mới thật là suất gia. Về pháp hữu vi có thể nói là có lợi, còn trong xuất gia là pháp vô vi, trong pháp vô vi, không lợi không công đức..." các bạn nghĩ sao về câu này?
Có lợi, có công đức thì tâm còn khởi niệm có lợi có công đức. Đã còn tâm vọng động thì sao gọi là xuất gia, sao gọi là xuất nhà phiền não?

Cho nên cần dẹp cái tâm có lợi, có công đức, cũng như sạch tất cả tâm, thì mới gọi là xuất nhà phiền não, xuất nhà tam giới, không còn đọa trong vòng luân hồi của tâm vọng tưởng nữa.

Cho nên tham thiền cần yếu phải vô niệm, vô tâm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách