Ngài Duy Ma Cật

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

Thật lạ, Ngài Duy ma Cật vĩ đại như vậy mà sao sử sách lại lờ tịt, không hề thấy đả động gì đến danh tánh và sự nghiệp của Ngài vậy nhỉ. Thời Đức Phật mà không nói gì đến Ngài thì chẳng khác nào thời kháng chiến chống Pháp chống Mỹ lại không nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp vậy. Trong Kinh sách cũng chỉ có bộ Duy Ma Cật sở thuyết kinh nói về Ngài. Ngoài ra, chấm hết, chúng ta chẳng biết thêm gì về Ngài cả. Hãy tưởng tượng chúng ta được sống vào thời Đức Phật, Ngài Duy Ma Cật sẽ là nhân vật thứ hai, uy tín- đức hạnh- đạo lực của Ngài chỉ đứng sau Thế tôn mà thôi. Vậy mà....???
Sửa lần cuối bởi haizen vào ngày 16/06/11 14:54 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chư Tổ Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Đại Bảo Tích có nhắc đến Ngài Duy Ma Cật và trong nhiều Kinh khác cũng có nói đến tên Ngài Duy Ma Cật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chư Tổ Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ngài Duy Ma Cật cũng chỉ tùy duyên giúp Phật giáo hóa người hữu duyên thôi.

Ngoài hiện thân cư sĩ, cũng bình thường đâu có ai biết gì. Trong mới hiện thân thuyết pháp, thần thông diệu dụng đủ đầy.

Giống như Lục Tổ Huệ Năng khi kiến tánh vẫn là cư sĩ, sống với thợ săn trong rừng mười mấy năm, họ đâu có biết ngài kiến tánh gì đâu. Họ cứ tưởng ngài là người bình thường thôi. Mà ngài cũng đâu có làm chuyện gì kỳ lạ khác thường mà người ta biết, chỉ là tùy duyên với người nào thuyết pháp người đó nghe, người vô duyên thì chỉ gieo duyên gặp nhau vậy thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

Đâu phải cứ hiện thân cư sĩ thì đều "cũng bình thường đâu có ai biết gì". Ngược lại, trong Duy Ma Cật sở thuyết kinh, Ngài Bồ tát cư sĩ Duy Ma Cật với đạo lực phi thường, hoạt động giáo hoá rộng rãi, tiếng tăm lừng lẫy không chỉ trong cõi người mà cả trên cõi trời, đã khiến cho từ hàng đệ tử Thanh Văn đến hàng Đại Bồ Tát không ai dám đi "thăm bệnh" Ngài. Những việc làm của Ngài thì không chỉ "kỳ lạ khác thường" mà thực sự là kỳ vĩ phi thường, đây là hình ảnh của một cư sĩ lý tưởng nhiều khi đến mức "không tưởng". Thế mà hầu như không có sử sách và kinh sách nào (tất nhiên trừ kinh Duy Ma Cật) nói về Ngài. Thân thế cuộc đời của Ngài (tại Ấn độ thời Đức Phật) thế nào, có bộ sử Phật giáo nào đề cập đến Ngài không??? Tui vẫn thấy thắc mắc quá!!! :-/ :-/


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Kinh Duy Ma Cật tôi chưa đọc nhưng chắc quá khứ của Ngài và hiện thân bây giờ của Ngài phải tu tập cảnh giới rất cao mới được vậy, sao Đức Thế Tôn không nói tới nhỉ ???


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

@ Lâm Nghĩa: Đh tìm đọc đi, sẽ thấy sự vĩ đại của Ngài cư sĩ Duy Ma Cật là khó tưởng tượng nổi. Chỉ riêng khung cảnh hôm Bồ tát Văn Thù vâng lời Đức Phật cùng đại chúng đến thăm bệnh Ngài đã khủng khiếp lắm rôì: lúc đó đoàn người gồm tám ngàn Bồ tát, năm trăm Thanh văn, trăm ngàn chư thiên...vây quanh Bồ tát Văn Thù cùng đi đến nhà riêng của Ngài tại thành Tỳ-da-ly. Ngài cũng đã dùng thần thông để tiếp ngần ấy khách (mà lại bằng cách làm biến mất tất cả bàn ghế trong phòng mới lạ chứ, khiến cho Ngài Xá lợi Phất phải thắc mắc không biết khách khứa sẽ ngồi ở đâu?)!!! kinhle
À mà Thế Tôn đã cấm không cho các đệ tử thi triển thần thông rồi cơ mà (chỉ trừ Ngài Mục Kiền Liên là trường hợp đặc biệt)??? #-o
Sửa lần cuối bởi haizen vào ngày 17/06/11 23:25 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngài Duy Ma Cật vốn là một vị cổ Phật. Thời nay không phải là thời của ngài, nên ngài hiện thân cư sĩ để hộ trì Phật pháp, giúp Đức Thế Tôn giáo hóa chúng sinh.
Vì vậy ngài có thể hiện thần thông tự tại vô ngại.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

binh đã viết:Ngài Duy Ma Cật vốn là một vị cổ Phật. Thời nay không phải là thời của ngài, nên ngài hiện thân cư sĩ để hộ trì Phật pháp, giúp Đức Thế Tôn giáo hóa chúng sinh.
Vì vậy ngài có thể hiện thần thông tự tại vô ngại.
Đã thị hiện là cư sĩ để giúp Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh thì đáng lẽ càng phải tế nhị mới đúng chứ nhỉ. Đức Phật đã cấm rồi mừ!!! 8->


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

haizen đã viết:
binh đã viết:Ngài Duy Ma Cật vốn là một vị cổ Phật. Thời nay không phải là thời của ngài, nên ngài hiện thân cư sĩ để hộ trì Phật pháp, giúp Đức Thế Tôn giáo hóa chúng sinh.
Vì vậy ngài có thể hiện thần thông tự tại vô ngại.
Đã thị hiện là cư sĩ để giúp Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh thì đáng lẽ càng phải tế nhị mới đúng chứ nhỉ. Đức Phật đã cấm rồi mừ!!! 8->
Độ người là phải uyển chuyển, ai đáng độ bằng thân nào thì hiện thân đó. Như 32 ứng thân của Ngài Quan Thế Âm, có lẽ một số chúng sanh độ bằng thần thông được thì Ngài độ. Còn một số thì không thấy Ngài có thần thông. Nghiệp lực mà, chẳng thể nghĩ bàn!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đức Phật cấm các đệ tử Thanh Văn dùng thần thông đối với các tại gia vì Ngài không muốn hàng tại gia hâm mộ thần thông rồi có thể bị Ngoại Đạo mê hoặc.

Ngoại Đạo thời Phật cũng có thần thông cho nên Người Phàm nếu chỉ nhìn vào thần thông không thể phân biệt đâu là Phật Pháp đâu là Ngoại Đạo.

Bồ Tát thì Đức Phật cho sử dụng thần thông.

Trong Kinh Bồ Tát Thiện Giới dạy Bồ Tát có thần thông mà khi cần dùng thần thông để giáo hóa mà không làm là Phạm Giới.

Trong các Kinh Điển Bắc Tông thì các vị Đại Bồ Tát thường thị hiện thần thông là để phá trừ các Ma Chướng như Thiên Ma Ba Tuần và cũng khiến các vị tu theo Thanh Văn phát Tâm Bồ Đề.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thập_Nhị_Nhân_Duyên
Bài viết: 277
Ngày: 15/06/11 23:18
Giới tính: Nam
Đến từ: Ấn Độ

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thập_Nhị_Nhân_Duyên »

haizen đã viết:@ Lâm Nghĩa: Đh tìm đọc đi, sẽ thấy sự vĩ đại của Ngài cư sĩ Duy Ma Cật là khó tưởng tượng nổi. Chỉ riêng khung cảnh hôm Bồ tát Văn Thù vâng lời Đức Phật cùng đại chúng đến thăm bệnh Ngài đã khủng khiếp lắm rôì: lúc đó đoàn người gồm tám ngàn Bồ tát, năm trăm Thanh văn, trăm ngàn chư thiên...vây quanh Bồ tát Văn Thù cùng đi đến nhà riêng của Ngài tại thành Tỳ-da-ly. Ngài cũng đã dùng thần thông để tiếp ngần ấy khách (mà lại bằng cách làm biến mất tất cả bàn ghế trong phòng mới lạ chứ, khiến cho Ngài Xá lợi Phất phải thắc mắc không biết khách khứa sẽ ngồi ở đâu?)!!! kinhle
À mà Thế Tôn đã cấm không cho các đệ tử thi triển thần thông rồi cơ mà (chỉ trừ Ngài Mục Kiền Liên là trường hợp đặc biệt)??? #-o

tangbong :D Kính đh , câu hỏi này là 1 câu hỏi liên quan đến lịch sử , mà tu hành thì dựa vào kinh là chính :D Thế nên kinh nào ta có niềm tin thì ta cứ học theo đó mà tu , còn kinh nào ta cảm thấy hoài nghi thì đừng theo :D Còn muốn truy nguyên đến cùng tận thì tôi thật lòng hỏi đh 1 câu : tất cả kinh điển này do chính đức phật viết lại ? Nếu không phải do phật thì do tổ tập kết theo kim khẩu phật mà lưu lại :D Thế thì giờ đây chỉ có nước gọi điện thoại cho mấy tổ mà hỏi chứ sao giờ , ai mà đủ trách nhiệm trả lời câu này cho thoả mãn ??? :D


[b]
CÁC MOD đã thừa nhận LÝ DUYÊN KHỞI là căn bản, là tinh hoa, là duy nhất chỉ có ĐẠO PHẬT CÓ ĐƯỢC.Thế thì từ nay trong đàm luận và hướng dẫn phật tử NÓI PHẢI NHÌN TRƯỚC NGÓ SAU XEM mình có tà ngôn vọng ngữ hướng dẫn bậy bạ XUYÊN TẠC CHÂN LÝ DUYÊN KHỞI MÀ THẾ TÔN ĐÃ DÀNH TẶNG CHO TRỜI NGƯỜI.
[/b]
haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

Re: Ngài Duy Ma Cật

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

@ Thập_ Nhị_Nhân_Duyên:Vậy chẳng lẽ lịch sử và kinh điển không thể đi đôi được với nhau hay sao? Trong khi Đạo Phật là Đạo của sự thật cơ mà. Đạo Phật cũng không chấp nhận một đức tin mù quáng, phi lý. Niềm tin của người Phật tử phải đi đôi với trí tuệ.( Tham khảo thêm link http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-73 ... 14-1_15-1/). Đức Bổn sư của chúng ta cũng là một con người có thật trong lịch sử chứ đâu phải là một vị thần linh bỗng nhiên từ trên trời rơi xuống.
Dĩ nhiên, với tinh thần bao dung và tôn trọng sự thật, Đạo Phật không cố chấp cho rằng chỉ có những gì được Đức Phật nói ra mới là chân lý. Những giá trị tốt đẹp được một người từ tôn giáo khác hay từ một người không tôn giáo nói ra đều được Đạo Phật trân trọng ghi nhận, miễn là điều đó khế hợp với chân lý.
Cảm ơn Đh vì hoa và những nụ cười thông cảm! :D :D tangbong tangbong tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.52 khách