Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phiền não tức Bồ-đề

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4.2)

Có mười hạng Tăng chưa chịu chăn trâu:

1. Rơi vào cuồng vọng buông thả mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Trong giáo nói: Có những kẻ dân ma, chuyên thích cuồng huệ, chẳng chịu trì giới tu hành, vọng chấp những lời lẽ tương tự trong kinh điển, như câu: “phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh”, rồi theo lời sanh hiểu, theo cái hiểu lại phát độc, mặc tình nói năng ngông cuồng, tội lỗi không lường được.

Đây là bệnh nặng. Cuồng vọng là cái hiểu biết cuồng vọng, rồi không chịu tu. Lại dẫn kinh làm chứng để cho rằng cái không tu của mình là đúng.

Chuyên thích cuồng tuệ mà chẳng chịu trì giới tu hành, vọng chấp những lời lẽ tương tự trong kinh điển như câu: “phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh”.

Câu này xuất xứ từ kinh Viên Giác, kinh Duy-ma-cật, kinh Lăng-già... Lẽ ra người tu chúng ta, như cư sĩ tại gia thì giữ năm giới, tu sĩ xuất gia thì giữ mười giới căn bản hoặc hai trăm năm mươi giới, song chúng ta thọ giới mà không chịu giữ, lâu lâu lại có tham sân si (dâm là tham, nộ là sân), lại cho tham sân si là phạm hạnh, là hạnh trong sạch, đó là vì hiểu quá lầm lẫn.

Đến câu “phiền não tức Bồ-đề”. Câu này chắc Phật tử ai cũng thuộc lòng. Nhưng quí vị có “tức Bồ-đề” chưa?

Như khi nghe ai nói trái tai thì nổi giận, lúc đó phiền não có tức Bồ-đề chưa, hay phiền não là si mê?
Bây giờ tại sao trong kinh lại nói phiền não tức Bồ-đề? Bây giờ tôi dùng một thí dụ, quí vị theo dõi để hiểu.

Thí dụ như ở trước đây, chúng ta để một tượng Phật rất đẹp, kế bên để một tượng quỉ rất là quái dị. Rồi mình để một cái gương ở đây, khi nhìn vào gương chúng ta thấy gì? Thấy trong gương tượng Phật đẹp đẽ trang nghiêm, tượng quỉ quái dị đáng sợ.

Nhưng chúng ta dùng trí quán sát.
Thì có sợ không?


Thấy Phật và quỉ ở trong gương đều là cái bóng phải không?
Như vậy quỉ là bóng, Phật cũng là bóng.
Như vậy Quỉ là dụ cho phiền não, Phật là dụ cho Bồ-đề.
Bồ-đề phiền não mà chúng ta nói trên ngôn tự cũng là cái bóng.
là bóng thì đâu có khác nhau không?
Phật là bóng, quỉ cũng là bóng? Như vậy phiền não tức Bồ-đề. Bồ-đề tức phiền não là như vậy, Phật là bóng, quỉ cũng là bóng, bởi vì không thiệt, như vậy đó là một tưần thứ nhứt, để thấy Phật quỉ không khác phải không?
Quỉ tức là Phật, Phật tức là quỉ vì đều là bóng không thật.

Qua chặng thứ hai, bỏ cái gương đi, quan sát kỹ tượng Phật tượng quỉ làm bằng gì?
Nếu tượng Phật làm bằng thạch cao, tượng quỉ cũng làm bằng thạch cao. Tượng Phật tượng quỉ cũng từ thạch cao nặn lên.
Phật thạch cao, quỉ cũng thạch cao.
Thì quỉ tức là Phật, Phật tức là quỉ phải không? – đó là cái thể không có hai
Rồi đến chặng thứ ba! Quí vị biết thứ ba là cái gì?

Cái bóng, cái tượng, rồi cái thứ ba là cái gì?
là cái tưởng tượng của người nghệ sĩ đắp tượng. Khi muốn đắp tượng, người nghệ sĩ cũng dùng bao nhiêu thứ thạch cao, màu sắc để đắp và vẽ thành tượng Phật đẹp đẽ trang nghiêm, rồi cũng đắp và vẽ thành tượng quỉ lạ lùng kinh sợ.

Như vậy hai tượng được đắp và vẽ thành hình gốc từ cái tưởng tượng của người nghệ sĩ, thế thì cái tưởng tượng đó có thật không? Tượng quỉ cũng là tưởng tượng, tượng Phật cũng là tưởng tượng, hai cái đều là tưởng tượng thì “tức” với nhau chớ gì. Phật tức là quỉ, quỉ tức là Phật.

Như thế Bồ-đề phiền não có khác nhau không? Thấu suốt được lẽ đó mới thấy phiền não Bồ-đề không khác. Nếu chưa thấu suốt thấy tượng Phật là thật, tượng quỉ là thật, thấy tượng Phật thì mừng lạy, thấy tượng quỉ thì run sợ thì khi ấy Bồ-đề phiền não một hay là hai?

Như vậy trong kinh Phật nói phiền não tức Bồ-đề, Bồ-đề tức phiền não, đó là nhắm thẳng cái thể không thật trên cái Tánh giác.

Nói Bồ-đề, nói phiền não là hai lối nói, là hai cái đối đãi, mà đối đãi là không thật. Hai cái không thật.
Thì tất cả sự vật ở thế gian này đều không thật, bởi do không thật cho nên nó “tức” với nhau.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Dâm nộ si tức phạm hạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4.3)

Tham sân si với phạm hạnh là thanh tịnh?

“Dâm nộ si tức phạm hạnh” nghĩa là tham sân si tức là hạnh thanh tịnh, vì đứng về mặt thể nó là hư dối, vì hư dối cho nên cái này cũng tức là cái kia, cái kia cũng tức là cái này.

Còn mình bây giờ nổi sân là hư dối hay thiệt?
Khi nổi sân lúc đó thấy dối hay thiệt? Có người nào nổi sân nói tôi sân đây là sân dối? thì lúc đó quí vị có tức không?
Nếu khi nổi sân biết là dối thì tự cười chớ không có giận. Còn nếu đang nổi sân mà thấy sân là thật thì cùng với phạm hạnh làm sao giống được, hai cái khác nhau.

Thế nên lời Phật dạy các vị Bồ-tát là đến chỗ cứu kính, thể của các pháp không khác. Chúng ta là phàm phu đủ tất cả các tật xấu, thấy cái gì cũng thật, sao lại lấy câu của Phật Tổ nói để che lỗi mình?
Thí dụ như chúng ta tu mà bị ai chọc giận thì nổi sân la lối, có người Phật tử đứng gần bên thưa: “Thầy tu mà sao còn sân như vậy?”

Thầy liền nói: “Phiền não tức Bồ-đề mà.” Thôi thì người Phật tử chịu thua, hết nhắc nổi. Đó là bệnh. Như người tu giữ giới luật không được phép ngồi quán uống rượu, nhưng một hôm thấy người tu ngồi quán uống rượu, Phật tử tới thưa: “Thưa Thầy, theo giới luật thì người tu đâu có được ngồi quán, đâu có được uống rượu. Tại sao Thầy ngồi quán uống rượu?”
Thầy nói: “Dâm nộ si là phạm hạnh mà, Phật tử nói gì vậy.” Người tu dẫn kinh để nộ lại, người Phật tử đành chịu thua.

Như vậy có đúng không? Cái đó là lời nói của ma! Lời Phật nói có tính cách khác, lời ma nói có tính cách khác. Ma nói để dọa, để áp đảo thế gian, còn Phật nói để chỉ cho chúng ta thấy chỗ tột cùng chân thật.

Những kẻ ma lợi dụng lời Phật nói để dọa nạt người rằng mình hiểu kinh hiểu luật và để gạt lừa thiên hạ. Đó là bệnh rất trầm trọng, thế mà hiện nay có vài người tu làm như vậy và nói như vậy. Khi xưa hồi thế kỷ 17 có việc đó, đến cuối thế kỷ 20 này chắc cũng không khác bao nhiêu, thỉnh thoảng có xảy ra sự việc như vậy, ngài Quảng Trí gọi đó là bệnh hết sức trầm trọng.

Cho nên Ngài mới nói:
Rồi theo lời sanh hiểu, theo hiểu lại phát độc, mặc tình nói năng ngông cuồng, tội lỗi không lường được.
Họ phát những lời nói độc hại: Không cần tu, không cần chứng, tu chứng là chấp tướng. Đó là lối nói ngông cuồng, tội lỗi không thể lường được.
Họ chỉ có giải thoát trên môi lưỡi, thừa và giới đều mất hết, hoàn toàn chẳng tu hành gì. Nên Hòa thượng Vĩnh Minh nói: “Còn mang tập khí vẫn bị nghiệp cảnh lôi đi, hiện hành đâu khỏi duyên ràng buộc.” Như nói: “Học hiểu ngàn ngày, chẳng bằng trì giới một bữa.”


“Họ chỉ có giải thoát trên môi lưỡi, thừa và giới đều mất hết, hoàn toàn chẳng tu hành gì.” Họ chỉ có giải thoát trên đầu môi chót lưỡi, rồi nói tôi là người quyết tâm cầu giải thoát, nhưng nói ngoài miệng chớ không hành trong tâm. Thừa là giáo lý, giới là giới luật, đều mất hết, giáo lý không thông, giới luật không giữ, hoàn toàn chẳng tu hành gì cả, chỉ có nói dối để gạt người thôi.

Nên Hòa thượng Vĩnh Minh nói: “Còn mang tập khí vẫn bị nghiệp cảnh lôi đi.”
Theo lời ngài Vĩnh Minh nói nếu người tu dù có hiểu được đôi chút giáo lý, nhưng tập khí muôn đời của mình vẫn còn nặng, nếu không chịu tu thì làm sao dẹp được, mà không dẹp được tập khí thì vẫn bị nghiệp cảnh lôi đi.

Hiện hành đâu khỏi duyên ràng buộc.
Trong cái hiện hành của mình tức là cái công dụng trên việc làm hằng ngày khó mà tránh khỏi các duyên ràng buộc.

Như vậy tuy chúng ta tu rất cẩn thận, rất chín chắn, dù có thấy đạo, có hiểu đạo, song những lời của Phật của Tổ nói chúng ta phải dè dặt không nên dùng nó để che lỗi mình, không nên dùng nó để dọa nạt người. Chúng ta phải kính cẩn lời Phật lời Tổ rồi ráng tu hành dẹp sạch tập khí và dẹp hết nghiệp để khỏi bị nó lôi kéo vào trong ba đường ác.

Như nói: “Học hiểu ngàn ngày, chẳng bằng trì giới một bữa.”

Đây Ngài muốn dẫn cái hiểu với cái hành. Hiểu là do học, học được hiểu nhiều, nhưng giới luật không giữ thì cái hiểu đó không đi tới đâu.

Cũng như có một số Phật tử ngày nay học đạo hiểu đạo, rồi biết nói những lời rất hay rất đúng với Phật Tổ, nhưng mà năm giới không chịu giữ, gặp rượu thì ngồi vào bàn, nói toàn chuyện trên trời trên mây mà rượu thì không bỏ nổi. Như vậy được chưa? Hiểu đạo mà giới không giữ cũng chưa xứng đáng với cái hiểu.

Như vậy người tu càng cẩn thận hơn, dù mình hiểu, nói người ta hoan nghênh, người ta hưởng ứng, nhưng hành động của mình, giới luật của mình không giữ, thì cái hiểu đó chưa cứu được mình.

Tại sao tham hư danh trên ngữ giải, nhận thật họa nơi địa ngục, dối mình lừa người, cam bị chìm đắm? Đấy chỉ là bọn sủa ngông cuồng, thật đáng thương xót! Những người hạng này tức chẳng chịu chăn.

Ngài đặt câu hỏi “tại sao tham hư danh trên ngữ giải”, nghĩa là tham hư danh trên lời nói, trên sự hiểu biết mà “nhận thật họa nơi địa ngục” tức là cái họa thật ở địa ngục.

Dối mình lừa người, cam bị chìm đắm.
Dối mình lừa người suốt một đời, cuối cùng bị xuống địa ngục. Như vậy là hay hay dở?
Tưởng đâu nói cao nói giỏi là hay, nhưng nói cao nói giỏi đâu thoát khỏi được họa địa ngục!

Đấy chỉ là bọn sủa ngông cuồng, thật đáng thương xót!
Ngài quở thật chẳng nể lời: “Đấy chỉ là bọn sủa ngông cuồng”, nghĩa là nói càn nói bướng giống như chó điên sủa bậy không có lẽ thật, không có giá trị gì. “Thật đáng thương xót!” Lời quở này cũng khá nặng, nhưng bệnh nặng thì phải có thuốc mạnh, thuốc yếu thì bệnh nặng khó lành.

Những người hạng này tức chẳng chịu chăn.
Những người hạng như vậy thì không bao giờ chịu chăn trâu, tức là không chịu tu.

Đó là hạng thứ nhất.
Chúng ta không chỉ nghe thôi, mà phải kiểm nghiệm lại, nhìn lại nội tâm mình, nhất là người tu, xem chúng ta có vướng những bệnh như vậy hay không. Nếu có thì phải trị ngay đừng để thành bệnh. Rồi nhìn lại những người cùng giới tu hành, thấy ai có bệnh như vậy thì ráng trị giùm, nếu trị không được thì chỉ thuốc giùm, chỉ thuốc không được thì chấp tay xá, rồi lui, chớ đừng có lý luận. đó là cái thứ nhất cuồng vọng buông thả. HT TTT


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4.4)Chia chẻ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4.4)

Rồi cái hạng người thứ hai là rơi vào chia chẻ.
(là học đạo cứ hay phân tích, chia lời, nói cho khéo.v.v)

2. Rơi vào chia chẻ mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Tổ sư nói: Phần nhiều người có thông minh, học chăm săn tìm nơi giáo điển, ghi chú chương cú, chấp vào tên giả pháp thân, chia chẻ rành mạch trên danh tướng, gom góp chỗ này, vá víu chỗ kia, suốt cả năm tháng. Mỗi người do tranh giành cái thấy của mình, mà không có chỗ sống thật. Thế nên phải biết, trẻ đói đi ngang qua hàng thịt, miệng nhai ngồm ngoàm, chỉ thêm lòng thèm khát, không giúp gì được bụng đói. Hạng người này chỉ lo nói thiền trên miệng, dù ghi nhớ chương cú, chỉ ôm lòng ngã mạn để lấn lướt người. Đây là hạng thô hạnh thứ nhất trong hàng Tăng. Huống nữa, không có công phu tu hành chân thật, luống thêm khẩu nghiệp, rất đáng thương xót! Kẻ như thế nên chẳng chịu chăn.

Rơi vào chia chẻ mà chẳng chịu chăn.” Chia chẻ tức là học đạo mà cứ lo phân tích câu lời, lựa câu cho hay, lời cho khéo v.v... mà không chịu tu.

Vì sao? Tổ sư nói: Phần nhiều người có thông minh, học chăm săn tìm nơi giáo điển, ghi chú chương cú, chấp vào tên giả pháp thân, chia chẻ rành mạch trên danh tướng, gom góp chỗ này, vá víu chỗ kia, suốt cả năm tháng.

Cứ ngồi đó mà vạch quyển kinh quyển sách ra phân tích chia chẻ cái này thuộc về Tướng tông, cái kia thuộc về Tánh tông, phân chia nghe thì rành rẽ lắm, tưởng như mình thông minh tuyệt vời vậy, nhưng sự thật chỉ là phân tích trên danh tướng mà không chịu tu.
Mỗi người do tranh giành cái thấy của mình, mà không có chỗ sống thật.
Cho nên người này nói hoặc viết ra, người kia chống lại, rồi như vậy cứ bút chiến với nhau, cãi qua cãi lại, rốt cuộc không chịu tu hành gì cả.

Thì quí vị xét kỹ trên thế gian này, hiện giờ chắc có những người như vậy không?

Thế nên phải biết, trẻ đói đi ngang qua hàng thịt, miệng nhai ngồm ngoàm, chỉ thêm lòng thèm khát, không giúp gì được bụng đói.

Ngài dùng thí dụ nghe rất là đau. Trẻ đói tức là mấy đứa con nít đói bụng đi ngang qua hàng thịt thấy người ta ăn, nó cũng bắt chước nhai. Người ta ăn người ta no, còn nó nhai miệng không, không có thịt không có cá, có no không? Nó nhai miệng ngồm ngoàm, chỉ thêm lòng thèm khát không giúp gì được bụng đói.
Như vậy để thấy nghĩa, cái thí dụ này cho chúng ta thấy người được món ăn, người ta ăn thì no, mình không được món ăn cũng giả bộ nhai ăn, thì có no không?

Chư Tổ ngày xưa, các ngài tu học đến nơi đến chốn, thấy được lẽ thật nên các ngài nói ra, giả sử có sửa những cái sai của kẻ khác, cũng là vì lòng chân thật, vì tâm từ bi.
Còn chúng ta hiện giờ nói ra điều gì, nếu có ai chống lại thì nổi giận tranh luận, cũng nói rằng mình phá tà hiển chánh, song rốt cuộc rồi chỉ tăng thêm cái danh hão huyền thôi chớ không có thật.

Hạng người này chỉ lo nói thiền trên miệng, dù ghi nhớ chương cú, chỉ ôm lòng ngã mạn để lấn lướt người.
Họ nói thiền mà thiền ở trên miệng, chớ không phải thiền ở trong tâm. Nói câu này vẫn câu kia, nói thuộc lòng nghe rất hay, đó là để lấn lướt người, thỏa mãn lòng ngã mạn của mình mà thôi.

Trong hàng Tăng, đây là hạnh thô thứ nhất.
Huống nữa, không có công phu tu hành chân thật, luống thêm khẩu nghiệp, rất đáng thương xót!

Nói phá người này, chỉ trích người kia, dẫn kinh dẫn sách rất hay lắm, nhưng mà đó chỉ có ngoài miệng chớ trong lòng thì không tu. Như vậy chỉ tăng thêm khẩu nghiệp, đó là hạng người rất đáng thương xót.

Kẻ như thế nên chẳng chịu chăn.
Người như thế nên không chịu tu, cứ lo vạch kinh này sách kia tìm kiếm để phê bình chỉ trích thiên hạ thôi, mà mình thì hõng tu. Đó là cái bệnh thứ mấy? là bệnh của hạng người thứ hai, rơi vào chia chẻ mà chẳng chịu chăn, bệnh này thuộc về bệnh đọa chớ không phải nhẹ. HT T T T
=========== tangbong Còn tiếp cafene ===================

Hạng người thứ nhất: Cuồng vọng (cuồng tuệ) không chịu chăn. Nói phá, nói chấp. Cho rằng mình đã chứng Thánh rồi. Nên gặp ai cũng ghinh khi chê khen đủ điều.
Cho rằng...“phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh".v.v. Nhưng khi ai chạm tới cá thể mình, thì X-( ...

Hạng người thứ hai: Chia chẻ thì tính nết hơi nhu hơn hạng "Cuồng vọng" này một chút, gặp ai vấn/đáp sai thì làm ra vẽ Thầy lên lớp ngông cuồng, còn ai vấn/đáp đúng thì dùng kinh chia chẽ. Người nói sự thể thì trả lời ra lý tánh, hoặc ngược lại là để cố tình "lấy đủa chia chẻ vào cuống họng người vấn/đáp". Để chứng tỏ mình là bậc cao siêu, hay chứng tỏ mình có quyền hạn cao nhất ở đây! cho họ biết, để ra oai. Thật là hạng người chia chẻ, gạt người, còn mình thì không chịu tu hành gì hết.tn


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hạng người thứ ba "Chấp không" này.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4.5)

đến cái hạng thứ ba! Rơi vào si không, đó là cái từ chử yếu.

3. Rơi vào si không mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Người xưa nói: Kẻ học đạo dòm thấy một chút pháp không, rồi nghe người tụng kinh, niệm Phật, lễ bái, thực hành các thứ hạnh, liền bảo: “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.” Đây là hạng người trong tâm ngoài miệng trái nhau. Đâu chẳng thấy kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu ở trong định kia, các thiện nam thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm sáng tỏ, tự cho mình đã đủ, thì có một phần đại ngã mạn, bị ma nhập tâm phủ. Họ bảo, một niệm vượt qua ba vô số kiếp, trong tâm còn xem thường cả mười phương Như Lai, huống chi hàng Thanh văn, Duyên giác ở bậc dưới. Chẳng lễ tháp miếu, khinh thường kinh tượng, cho đây là đồng, vàng, gỗ, đất. Và bảo nhục thân là chân thường mà chẳng tự cung kính, lại đi sùng mộ gỗ đất, thật là điên đảo. Quả làm nghi lầm người sau vậy.”
Phải biết, chấp không mà phá tướng như thế, đều là quyến thuộc của ma. Mặc cho tất cả đều không, sanh không, tử cũng không, nhưng vua Diêm-la chẳng không thì làm sao đây? Thật đáng thương xót!
Hạng người chấp không này tức chẳng chịu chăn.


Đến hạng người thứ ba:
Rơi vào si không mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Người xưa nói: Kẻ học đạo dòm thấy một chút pháp không, rồi nghe người tụng kinh, niệm Phật, lễ bái, thực hành các thứ hạnh, liền bảo:

“Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.”


Câu này chúng ta cần phải nghiệm xét. Hiện nay có một số người tu mắc bệnh này cũng khá nặng, do hiểu được một chút “không”, rồi chấp cái “ không” đó, cho nên gọi là “si không”. Nghe ai tụng kinh, niệm Phật, lễ bái v.v... thì chê trách nói: “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.”

Họ chê trách nguời tụng kinh, người lễ bái, đây là cái hạng người trong tâm, ngoài miệng trái nhau, Họ nói tất cả pháp là lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền tức là thuyết tạm thì càng thêm hư vọng. Họ nói như vậy là để chê trách người tụng kinh, người niệm Phật và người lễ bái.

Đây là hạng người trong tâm ngoài miệng trái nhau.
Nghĩa là trong tâm thì không chịu tu mà ngoài miệng thì dẫn lời Phật dạy để chê người khác tu.

Đâu chẳng thấy kinh Lăng Nghiêm nói, câu này sửa lại: “Nếu các thiện nam, Nếu ở trong định kia thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm sáng tỏ, tự cho mình đã đủ, thì có một phần đại ngã mạn, bị ma nhập tâm phủ. Họ bảo, một niệm vượt qua ba vô số kiếp, trong tâm còn xem thường cả mười phương Như Lai, huống chi hàng Thanh văn, Duyên giác ở bậc dưới. Chẳng lễ tháp miếu, khinh thường kinh tượng, cho đây là đồng, vàng, gỗ, đất. Và bảo nhục thân là chân thường mà chẳng tự cung kính, lại đi sùng mộ gỗ đất, thật là điên đảo. Quả làm nghi lầm người sau vậy.”

Đó là cái đều mà Ngài Quảng Trí dẫn kinh Lăng Nghiêm để làm chứng minh cho lời Ngài quở trách ở đây. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật bảo: Cái vị trong hội “Này các thiện nam tử, nếu ở trong định kia, tức là người đang nhập định, thấy sắc ấm tiêu là phá được sắc ấm, thọ ấm được sáng tỏ, tự cho mình đã đủ. Mới phá được sắc ấm, qua đến thọ ấm thì cho mình đã đạt cứu kính rồi”, “thì có một phần đại ngã mạn, bị ma nhập tâm phủ”. Vừa khởi tâm đại ngã mạn thì bị ma nhập trong tâm phủ, tâm phủ tức là tâm can lục phủ. Khi bị ma nhập tâm rồi thì:
Họ bảo, một niệm vượt qua ba vô số kiếp, trong tâm còn xem thường cả mười phương Như Lai, huống chi hàng Thanh văn, Duyên giác ở bậc dưới.
Bởi vây cho nên họ không lễ tháp miếu, khinh thường kinh tượng, cho đây là đồng, vàng, gỗ, đất.
Và bảo nhục thân là chân thường mà chẳng tự cung kính, lại đi sùng mộ gỗ đất, thật là điên đảo.

Họ bảo thân thịt của mình là thân thật, là thân Phật, mình phải cung kính. Còn những thân Phật bằng vàng bằng gỗ bằng đất là bằng các thứ bên ngoài, tại sao cung kính? Rồi khuyên người bảo đừng làm điều đó, cho làm như vậy là điên đảo.

Quả làm nghi lầm người sau vậy.
Những kẻ này làm cho người sau sanh ra nghi lầm không biết cái nào đúng cái nào sai. Đó là dẫn lời trong kinh.

Phải biết, chấp không mà phá tướng như thế, đều là quyến thuộc của ma. Mặc cho tất cả đều không, sanh không tử cũng không, nhưng vua Diêm-la chẳng không thì làm sao đây? Thật đáng thương xót!

Mới học về lý Bát-nhã một chút mà phá tướng như vậy, đó là bà con của ma chớ không phải là thật. Nói rằng tất cả đều không, sanh không tử không, Niết-bàn không, Bồ-tát không, Thanh văn không, nhưng cuối cùng vua Diêm-la chẳng không, cho nên phải xuống dưới Diêm đài ngồi.

Đó là những người đạt lý chưa đến nơi, tu hành chưa đến cứu kính, mà tự sanh ngã mạn rồi khinh thường tất cả kinh tượng, khinh thường tất cả các quả vị Thanh văn, Duyên giác v.v... Những người này sai lầm, rồi dẫn người khác đến chỗ sai lầm. Thật đáng thương xót!

Hạng người chấp không này tức chẳng chịu chăn.
Vì họ chấp không, cho nên đâu có chịu chăn trâu. Chúng ta ở đây học lý đạo, biết Phật nói các pháp không thật, nhưng tối nào cũng phải sám hối, cũng phải lễ Phật. Không phải cho các pháp không thật, rồi không làm gì cả, thì đó là chấp là bệnh. Bệnh thứ ba này thuộc về loại đọa, đọa địa ngục, cho nên nói “vua Diêm-la chẳng không”.
=============== tangbong nghi vấn ========== tangbong

Hạng người thứ nhất: Cuồng vọng (cuồng tuệ) không chịu chăn. Nói phá, nói chấp. Cho rằng mình đã chứng Thánh rồi. Nên gặp ai cũng ghinh khi chê khen đủ điều.
Cho rằng...“phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh".v.v. Nhưng khi ai chạm tới cá thể mình, thì ...

Hạng người thứ hai: Chia chẻ thì tính nết hơi nhu hơn hạng "Cuồng vọng" này một chút, gặp ai vấn/đáp sai thì làm ra vẽ Thầy lên lớp ngông cuồng, còn ai vấn/đáp đúng thì dùng kinh chia chẽ. Người nói sự thể thì trả lời ra lý tánh, hoặc ngược lại là để cố tình "lấy đủa chia chẻ vào cuống họng người vấn/đáp". Để chứng tỏ mình là bậc cao siêu, hay chứng tỏ mình có quyền hạn cao nhất ở đây! cho họ biết, để ra oai. Thật là hạng người chia chẻ, gạt người, còn mình thì không chịu tu hành gì hết.

Hạng người thứ ba: Chấp "Không". Thì mới học được Bát nhã ba mớ, thì bắt chước theo kinh mà phá chấp, cho rằng tất cã đều lý duyên sanh. Tất cã đều không, Rồi không chịu tiếp tục ra công tu hành. Lại còn nói “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.” Thật là quá đáng và tội nghiệp cho hạng người này.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4.6)

4. Rơi vào tùy duyên mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Người xưa nói: “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm.” Chỉ thuận theo thiên chân, muôn hạnh tự tròn đủ. Giở chân, hạ chân, cái gì chẳng phải là nghiệp thanh tịnh, cần chi nhiều thứ tạo tác?

Bốn là rơi vào “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm” là dẫn lời của Tổ Lâm Tế. Ngài ngộ đạo rồi, tâm không còn phiền não nào che lấp nửa, không còn vọng tưởng lôi kéo, cho nên Ngài mới nói tùy duyên.

Còn chúng ta hiện giờ thì vọng tưởng đầy ắp, phiền não tràn ngập, không có chỗ nào trống mà cũng nói tùy duyên! Tỉ dụ có nhiều Phật tử hỏi chúng tôi: Giả sử mình tu biết đạo chút chút rồi mình sống tùy duyên, nếu có người mời uống rượu, mà mình không uống thì không biết tùy duyên, thưa Thầy như vậy có uống được không? Thử nghĩ chúng tôi phải trả lời như thế nào? Nếu nói được, thì gặp rượu tùy duyên rượu, gặp cái gì tùy duyên cái ấy, thành ra tùy duyên đó là tùy duyên xuống địa ngục! Điều này rất quan trọng, vì đây là tôi nói một lẽ thật.

Có một Phật tử không biết tu tới mức nào, khi đến gặp tôi thì mặt mày đỏ gay, tôi nghi chắc ông có uống rượu vì khi nói chuyện nghe mùi rượu. Ông nói chuyện về thiền, tôi bảo: “Đạo hữu tu thiền mà uống rượu sao?” Ông trả lời: “Thì tùy duyên mà Thầy.” Tôi lắc đầu, đó là tôi gặp phải bệnh tùy duyên. Tôi mới gặp cư sĩ thôi, chớ chưa gặp các vị xuất gia.

Ngài Lâm Tế nói: “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm”, chữ tùy duyên này tôi thường nói: Đói ăn mệt ngủ, nghĩa là gặp duyên gặp cảnh thì phải sống linh động ngay nơi đó, đừng kéo dài bận bịu.

Thí dụ như đói thì cứ ăn đừng đòi món này món nọ, đừng nghĩ cơm ngon cơm dở, mệt thì ngủ đừng nghĩ việc hôm qua hôm kia, đó là tùy duyên.
Còn nói tùy duyên gặp rượu thì uống rượu, gặp tất cả cái gì đều làm theo hết mà gọi là tùy duyên thì chúng tôi cũng đầu hàng! “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ” là những oan khiên những phiền não cũ do biết sống tùy duyên nên nghiệp cũ tiêu mòn. “Hồn nhiên mặc áo xiêm”, mặc áo một cách hồn nhiên, không nghĩ ngợi suy tính điều gì.
Chỉ thuận theo thiên chân, muôn hạnh tự tròn đủ.
Nghĩa là phải sống đúng với Tánh chân thật của mình thì muôn hạnh tròn đủ. Nếu được như vậy thì:
Giở chân, hạ chân, cái gì chẳng phải là nghiệp thanh tịnh, cần chi nhiều thứ tạo tác?
Chư Tổ đã sống được với thiên chân, còn chúng ta đang sống với vọng tưởng mà làm theo các ngài thì e trật quá xa.
============== tangbong cafene ==============
Lại bậc Tiên đức nói: “Tức tâm tức Phật, đâu nhờ tu hành?” Hạng người này như con chó đuổi theo hòn đất, chẳng biết là lời nói nhất thời trong cửa Tổ sư, nhân bệnh mà cho thuốc. Vì vậy nên biết “tùy duyên, mặc tình”, chẳng phải là không làm gì. Nhận lầm cơ Tổ, nắm đá sỏi cho là ngọc, thật đáng xót thương!
Hạng hiểu sai lầm này, tức chẳng chịu chăn.
Bậc Tiên đức nói: “Tức tâm tức Phật (lời của Mã Tổ), đâu nhờ tu hành.”


Chư Tổ đã sống được chỗ đó, nên thấy ai có bệnh, các ngài tùy duyên phá chấp. Chúng ta lấy đó làm chỗ tu, mà chưa thấy được lẽ chân, chưa sống được chỗ tâm cảnh như như, chúng ta lại nói theo các ngài, đó là giống như con chó đuổi theo hòn đất vậy. Thấy hòn đất người ném, nó chạy theo sủa, rốt cuộc không ra gì cả.
Vì vậy nên biết “tùy duyên, mặc tình”, chẳng phải là không làm gì. Nhận lầm cơ Tổ, nắm đá sỏi cho là ngọc, thật đáng xót thương!

Tùy duyên của các Tổ không phải là không tu, tùy duyên là duyên nào tới đừng để cho tâm ý phải bận bịu rối rắm, duyên tới mình phải giải quyết một cách đơn giản, nhanh nhẹn cho nó an bình. Như vậy các ngài đã tu, tu trong cái tùy duyên. Còn chúng ta hiện giờ không biết, lại chấp câu đó rồi việc gì cũng tùy duyên, rủ đâu làm đó, rủ chơi cái gì cũng chơi, tùy duyên như vậy còn hơn là những người ở ngoài đời thì còn gì là đạo lý, còn gì là tu hành.
Hạng hiểu sai lầm này, tức chẳng chịu chăn.
Hạng người sai lầm này không chịu chăn tức chẳng chịu tu. Những người này nằm trong hạng đọa, tức là những cái nghĩ, những cái chấp sai lầm đó đều có thể đọa vào địa ngục.
============
1.Hạng người thứ nhất: Cuồng vọng (cuồng tuệ) không chịu chăn. Nói phá, nói chấp. Cho rằng mình đã chứng Thánh rồi. Nên gặp ai cũng ghinh khi chê khen đủ điều.
Cho rằng...“phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh".v.v. Nhưng khi ai chạm tới cá thể mình, thì ...

2.Hạng người thứ hai: Chia chẻ thì tính nết hơi nhu hơn hạng "Cuồng vọng" này một chút, gặp ai vấn/đáp sai thì làm ra vẽ Thầy lên lớp ngông cuồng, còn ai vấn/đáp đúng thì dùng kinh chia chẽ. Người nói sự thể thì trả lời ra lý tánh, hoặc ngược lại là để cố tình "lấy đủa chia chẻ vào cuống họng người vấn/đáp". Để chứng tỏ mình là bậc cao siêu, hay chứng tỏ mình có quyền hạn cao nhất ở đây! cho họ biết, để ra oai. Thật là hạng người chia chẻ, gạt người, còn mình thì không chịu tu hành gì hết.

3.Hạng người thứ ba: Chấp "Không". Thì mới học được Bát nhã ba mớ, thì bắt chước theo kinh mà phá chấp, cho rằng tất cã đều lý duyên sanh. Tất cã đều không, Rồi không chịu tiếp tục ra công tu hành. Lại còn nói “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.” Thật là quá đáng và tội nghiệp cho hạng người này.

4. Hạng người thứ tư: Lười biếng, ỷ lại nay đọa là cái chắc. Tự mình biện hộ cho mình để trốn tránh trách nhiệm đời và đạo. Dục lạc thì chẳng bao giờ từ chối. Nên lấy lời của các Bậc Tiên đức nói: “Tức tâm tức Phật (lời của Mã Tổ), đâu nhờ tu hành.” Hay Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm. Đó là lời ngụy biện của kẽ vô liêm sĩ, biết đã làm sai, mà còn cố biện hộ. Nên chẳng chịu tu sửa.
Nếu gặp người khuyên nhủ, chỉ trích cái sai thì sanh lòng thù oán.
Thông thường hạng này, khi đã làm sai, ngoài mặt thì nói lời xin lỗi, xấm hối, mà trong lòng thì đầy gương giáo. Nhẫn nhục để chờ cơ hội trả thù.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hạng người dua nịnh theo quyền thế.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4.7)

5. Rơi vào dua nịnh theo quyền thế mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Chỉ vì chẳng biết xấu hổ, cứ lo khoe khoang tiếng tăm, quên mất cả đạo đức, bỏ bê phép tắc luật nghi, không còn gì là chừng mực, buông lung theo tình riêng mà đến nỗi như vậy.

Đây nói hạng nịnh hót người quyền quí để khoe khoang mình thân những người thế lực cao sang mà tâm đạo đức không có, chẳng biết gì mực thước tu hành. Những người này chỉ dua nịnh theo quyền thế mà chẳng chịu tu.

Trái lại, họ chê người thật thà chất phác là quê mùa, và ca ngợi kẻ huênh hoang tự đắc là lanh lợi.

Người hiền lành chất phác tu trên non trên núi thì bị chê là quê mùa, dốt nát. Còn người nói năng huênh hoang tự đắc thì ca ngợi là lanh lợi.

Do đó, cứ buông thả tình dục, chẳng biết hổ thẹn. Tự hay nịnh hót kẻ thế lực, nương gá nơi cửa quyền quí để mưu lấy tiếng tăm, lợi lộc. Thường thì hạng người này chẳng nhận rõ gốc đạo, đắm đuối nơi sông ái, biển dục, đành tự cam chịu chìm lịm. Một mai họa đầy phước hết, bị người trời chán bỏ, thầy bạn chịu lây.
Hạng người như thế nên chẳng chịu chăn.


Hạng người này nhìn lại cũng khá nhiều, “cứ buông thả tình dục, chẳng biết hổ thẹn. Tự hay nịnh hót kẻ thế lực, nương gá nơi cửa quyền quí để mưu lấy tiếng tăm lợi lộc”.

Hạng người này chẳng nhận rõ gốc đạo.

Tức là họ không biết rõ gốc tu hành, gốc đạo đức như thế nào.

Đắm đuối nơi sông ái, biển dục, đành tự cam chịu chìm lịm.

Tức là chạy theo ái dục của thế gian để vùi đắm mình trong biển ái.

Một mai họa đầy phước hết, bị người trời chán bỏ, thầy bạn chịu lây.

Họa đầy ngập, phước hết rồi, khi ấy bị người trời chán bỏ, không ai bênh vực rồi phải mang họa.

Hạng người như thế nên chẳng chịu chăn.

Năm hạng người kể trên là năm hạng người không chịu chăn trâu. Mà không chăn trâu thì đọa địa ngục, cho nên gọi là năm hạng Tăng đọa. Qua những cái này, Quí vị dùng mắt đạo đức nhìn sẽ thấy hiện tại không phải thiếu năm hạng đó. Mong rằng chúng ta không nằm trong số ấy, nếu nằm một trong năm hạng này thật là đáng buồn, phải ráng nhảy ra cho khỏi, đừng để kẹt trong đó. T T T
========== =P~ ===========

Lời bình:
1.Cuồng vọng Hạng người thứ nhất: cuồng tuệ không chịu chăn. Nói phá, nói chấp. Cho rằng mình đã chứng Thánh rồi. Nên gặp ai cũng ghinh khi chê khen đủ điều.
Cho rằng...“phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh".v.v. Nhưng khi ai chạm tới cá thể mình, thì sân si, vọng chấp nổi lên, khó ai kèm chế. Bởi do cuồng tuệ không tự tu sửa thì muốn thành Phật đâu có lẽ...

2.Chia chẻ. Hạng người thứ hai: thì tính nết hơi nhu hơn hạng "Cuồng vọng" này một chút, gặp ai vấn/đáp sai thì làm ra vẽ Thầy lên lớp ngông cuồng, còn ai vấn/đáp đúng thì dùng kinh chia chẽ. Người nói sự thể thì trả lời ra lý tánh, hoặc ngược lại là để cố tình "lấy đủa chia chẻ vào cuống họng người vấn/đáp". Để chứng tỏ mình là bậc cao siêu, hay chứng tỏ mình có quyền hạn cao nhất ở đây! cho họ biết, để ra oai. Thật là hạng người chia chẻ, gạt người, còn mình thì không chịu tu hành gì hết.
Ra oai
Hãy để cho người tăng, kẽ tục,
Nghĩ, nhờ ta công tác mới thành.
Trong mọi việc dầu to, dầu nhỏ,
Ai cũng đều nghe lịnh của ta... X-( Nếu không nghe thì giận. X-( Bỏ đi.

3.Chấp "Không". Hạng người thứ ba thì mới học được Bát nhã ba mớ, thì bắt chước theo kinh mà phá chấp, cho rằng tất cã đều lý duyên sanh. Tất cã đều không, Rồi không chịu tiếp tục ra công tu hành. Lại còn nói “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.” Thật là quá đáng và tội nghiệp cho hạng người này.

4. Tức tâm tức Phật Hạng người thứ tư này vi lười biếng, ỷ lại. Tự mình biện hộ cho mình để trốn tránh trách nhiệm đời và đạo. Dục lạc thì chẳng bao giờ từ chối. Nên lấy lời của các Bậc Tiên đức nói: “Tức tâm tức Phật (lời của Mã Tổ), đâu nhờ tu hành.” Hay Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm. Đó là lời ngụy biện của kẽ vô liêm sĩ, biết đã làm sai, mà còn cố biện hộ. Nên chẳng chịu tu sửa.
Nếu gặp người khuyên nhủ, chỉ trích cái sai thì sanh lòng thù oán.
Thông thường hạng này, khi đã làm sai, ngoài mặt thì nói lời xin lỗi, xấm hối, mà trong lòng thì đầy gương giáo. Nhẫn nhục để chờ cơ hội trả thù.

5. Nịnh hót, Hạng tiểu nhân này khi chúng ta giao thiệp thì phải cẩn thận, mà trong đạo thì cũng không khác mấy, hể người ta hơn mình là sanh lòng ganh tỵ rồi tìm đủ mọi cách để hạ địch thủ. Nếu làm trong một cộng đồng nào đó có được chút quyền, thì lấy việc công làm việc tư , là hạng ng. vô liêm sĩ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4.8)
Rồi tới hạng thứ sáu, hạng này là hạng gì?
Sau đây là năm hạng lười biếng. Năm hạng này chắc cũng khá đông.

**6. Thân tuy xuất gia mà chẳng chịu an tâm vào đạo, lại thuận theo pháp rỗng, chỉ lo giữ gìn thân huyễn, trau chuốt dáng vẻ bề ngoài, biếng nhác mà chẳng chịu chăn.
“Thuận theo pháp rỗng, chỉ lo giữ gìn thân huyễn.” **


1.Thân này là thân huyễn lại thích săn sóc nó, tuy đi tu mà muốn ăn mặc sang đẹp, để trau chuốt dáng bên ngoài, để gìn giữ thân giả dối. Rồi lười biếng, đến giờ tu thì ngồi ngủ gục, còn đi ra ngoài thì nói dóc quên thôi. Đó là hạng lười biếng đi theo pháp rỗng mà chẳng chịu chăn.

**Vì sao? Hòa thượng Thiên Như nói: Thời gần đây có một hạng xuất gia, tuy nói lìa tục, mà thói tục chẳng trừ. Trọn nói xuất trần mà duyên trần chẳng cắt đứt. Kinh giáo vốn không rõ biết, tham thiền lại chẳng nhận hiểu. Tâm vượn chạy mãi, ý ngựa ruổi rong, thành bầy thành đội, ồn ào cả ngày. Chẳng những luống hao của tín thí, cũng là chôn vùi tánh linh chính mình. Đến khi nhắm mắt, đường trước chẳng biết đi đâu, thực là uổng vào nơi cửa không, sống đã vô ích, chết lại lạc loài.**

2.Bệnh này chúng ta ráng nghiệm lại coi mình có mắc hay không. Xét cho thật kỹ, nhìn cho chín chắn, nếu lỡ có mắc bệnh này thì phải sửa liền, đây là bệnh rất đáng thương. Đi tu là cốt làm gì? Đâu phải đi tu cốt để cho thân này đẹp đẽ, cốt để hưởng thụ sự sung sướng. Thế mà những người đi tu lại mắc kẹt ở đây, thì thật là dở.

**Hòa thượng Thiên Như nói: Thời gần đây có một hạng xuất gia, tuy nói lìa tục, mà thói tục chẳng trừ. **

3.Lìa tục là sao? Trong kinh Tứ Thật Nhị Chương. đức Phật nói, tôi nghe tôi muốn rởn người: Người xuất gia cốt lìa thế tục tức là lìa ngũ dục lạc thế gian, nhưng khi vào đạo thì thói tục chẳng trừ, không bỏ nổi ngũ dục lạc. Phật nói người đi tu do chán ngũ dục mà xuất gia, nếu trở lại thọ dụng ngũ dục cũng giống như người chán đàm trong cổ khạc nhổ xuống đất, rồi tiếc liếm lại, nghe thật rợn cả người. Nếu muốn hưởng ngũ dục thì cứ ở thế gian, làm được cái gì hưởng cái ấy, tại sao lại chán bỏ đi tu? Đi tu rồi trở lại thích ngũ dục thế gian chẳng khác nào khạc nhổ đàm xuống đất rồi liếm lại, có gớm không? Đây là lời Phật quở, lời Tổ quở cũng như thế.

Cho nên nói:
**Trọn nói xuất trần mà duyên trần chẳng cắt đứt. **
4.Thường khi đi tu là bỏ cha bỏ mẹ, cha mẹ có than khóc bao nhiêu cũng dứt khoát ra đi. Nhưng ít tháng sau lại nhớ muốn trở về thăm. Thế là sao? Đã muốn cắt đứt, mà cắt không đứt, muốn nối lại. Bây giờ vào Thiền viện, chúng tôi cắt ba năm không cho về. Đó là cắt giùm, nhờ vậy nên mới đứt, đứt thì mới làm được chuyện mình muốn làm.

**Kinh giáo vốn không rõ biết, tham thiền lại chẳng nhận hiểu.**
Tu mà không hiểu kinh, không biết tham thiền, thử hỏi tu cái gì? Thế nên tu là phải hiểu kinh, phải biết thiền.

**Tâm vượn chạy mãi, ý ngựa ruổi rong, thành bầy thành đội, ồn ào cả ngày. **
5.Trong tâm đủ chuyện lăng xăng, chạy ngược chạy xuôi, thành bầy thành đội, ồn ào cả ngày. Thật ra nhiều khi trong chùa có năm bảy người mà chia thành đôi ba nhóm. Nếu rảnh việc xúm lại tán dóc, nói chuyện năm trên năm dưới, chuyện đời chuyện đạo, ồn ào cả ngày, mất hết thời giờ quí báu. Chúng ta tu phải làm sao cho tâm vượn và ý ngựa dừng, con vượn ngủ, con ngựa mệt nằm nghỉ, thì mình được thảnh thơi đôi chút.

**Chẳng những luống hao của tín thí, cũng là chôn vùi tánh linh chính mình. **
6.Để cho tâm vượn, ý ngựa ruổi rong thì có hai lỗi lớn. Sống nhờ của đàn-na thí chủ mà không chịu tu là uổng hao của tín thí và tổn phước, lại tánh linh chính mình sẵn sáng mà bị tâm vượn, ý ngựa che khuất không được hiện tiền.

**Đến khi nhắm mắt đường trước chẳng biết đi đâu, thật là uổng vào nơi cửa không, sống đã vô ích, chết lại lạc loài. **
Đến khi sắp chết chẳng biết mình sẽ đi đâu, thật là uổng vào trong nhà đạo, sống chẳng có ích cho ai, khi chết lại bơ vơ không biết về đâu. Đó là nỗi khổ của người tu không ra gì.

**Hạng người như trên, là vì cơm áo, vì cầu an vui. Xuất gia như vậy, thật đáng đau xót! **

Hạng người này đi xuất gia vì muốn vô chùa cho có cơm no áo ấm, cho có bạn bè nói chuyện cho vui. Nếu đi tu như vậy thì đáng buồn, đáng đau xót lắm, không có ý nghĩa gì cả.

**Đâu chẳng biết kinh Bảo Tích nói: “Quán nơi thân có bốn mươi thứ lỗi lầm, hoặc nói nó là ngục tù tham dục, hằng bị phiền não trói cột, là hố nhơ nhớp, luôn bị các trùng rúc rỉa. Tợ nhà xí với năm điều bất tịnh. Như túi lủng với chín lỗ thường chảy ra. Rắn độc nóng giận dấy lên thì làm hại tâm và thương tổn tuệ mạng. Quỉ La-sát ngu si, chấp ngã kiến mà nhai nuốt trí thân. Giống như giặc dữ, cả thế gian đều muốn tránh. Đồng với chó chết, các Thánh Hiền đều xa bỏ. Chẳng bền chắc như cây chuối, hòn bọt v.v... Vô thường như lửa nháng, điện chớp. Dù cho nó ăn uống mà trở lại thành thù địch. Thường đem đồ nuôi dưỡng mà không biết đền ơn v.v...”**
Trong kinh Bảo Tích dạy chúng ta quán thân tứ đại này có bốn mươi thứ lỗi lầm, nhưng ở đây chỉ dẫn một số thôi.

**Hoặc nói nó là ngục tù tham dục, hằng bị phiền não trói cột. **
Thân tứ đại này chứa đầy tham lam ái dục như dồn mình trong chốn ngục tù, hằng bị phiền não trói buộc.

**Là hố nhơ nhớp, luôn bị các trùng rúc rỉa. **
Thân này là cái hố dồn chứa toàn đồ nhơ bẩn. Thức ăn tuy thơm ngon khi chưa nhai nuốt, nhưng khi nuốt qua khỏi cổ thì thành nhơ bẩn, rồi dồn chứa trong thân thành hố nhơ nhớp. Ở trong đó luôn bị các trùng rúc rỉa, nó đục chỗ này khoét chỗ kia, nên nay than bệnh này, mai than bệnh nọ, có sướng ích chi đâu!

**Tợ nhà xí với năm điều bất tịnh.**
Thân này giống như nhà xí, nếu không khéo giữ gìn sạch sẽ thì cũng nghe hôi, vì nó chứa năm điều bất tịnh nhơ nhớp ở trong.

**Như cái túi lủng với chín lỗ thường chảy ra. **
Thân này như túi lủng với chín lỗ thường chảy ra, chín lỗ là hai con mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi, cái miệng và ở phần dưới là chỗ đại tiện tiểu tiện. Nếu thân là quí thì chắc rằng chín chỗ đó ra toàn thứ tốt. Nhưng xem kỹ chín chỗ đó ra không có cái gì sạch tốt cả, như cáu ghèn, ráy tai, nước mũi v.v...., những thứ đó đều đáng gớm cả. Thân của chúng ta lẽ thật là như vậy, nó không ra gì.

**Rắn độc nóng giận dấy lên thì làm hại tâm và thương tổn tuệ mạng. **
Khi nổi giận thì mắt đỏ ngầu, miệng nói sai quấy gần như rắn độc cắn người, dấy lên thì làm hại tâm và thương tổn tuệ mạng.

**Quỉ La-sát ngu si, chấp ngã kiến mà nhai nuốt trí thân. **
Giống như quỉ La-sát ngu si gặp cái gì cũng ham cũng thích, chấp ngã kiến mà nhai nuốt, hại trí thân.

**Giống như giặc dữ, cả thế gian đều muốn tránh. **
Ai thấy cũng sợ đều muốn tránh xa.

**Đồng với chó chết, các Thánh Hiền đều xa bỏ.**
Đồng với thây chó chết, các Thánh Hiền đến gần hôi quá chịu không nổi nên các ngài xa bỏ.

**Chẳng bền chắc, như cây chuối, hòn bọt v.v... Vô thường như lửa nháng, điện chớp. Dù cho nó ăn uống mà trở lại thành thù địch. Thường đem đồ nuôi dưỡng mà không biết đền ơn v.v... **
Ngày nào cũng nuôi dưỡng cho ăn uống, mà nó đâu có chịu để mình bình yên. Nay đau bệnh này, mai đau bệnh kia, nó trả ơn cho mình bằng cách đau bệnh, bằng cách thành thù địch. Mình nuôi dưỡng nó mà nó không đền ơn, tới ngày cuối cùng nó tan rã, mình phải chịu khổ. Kiểm điểm lại thân này đâu có gì là quí. Thế mà chúng ta cứ lo tâng tiu săn sóc nó suốt ngày, săn sóc cái thứ đồ bỏ, nghĩ mình thật là khờ.

Bởi vậy nhiều khi chúng tôi nói thẳng: Nếu thân này là mình thì khi chết khoảng đôi ba hôm mà để trần không chôn, thì lúc đó có ai dám gần không, dù những người rất thân với mình? Nếu để thêm chừng năm mười ngày thì chẳng những họ không dám gần mà cũng không dám ngó nhìn nữa. Thế thì cái tồi tệ đó lại là mình sao? Nếu nó là mình thì chuyện hết sức vô lý. Chúng ta có cái cao thượng, sáng suốt, thanh tịnh, bất sanh bất diệt mà không chịu tìm ra, lại bảo vệ giữ gìn cái tạm bợ bẩn thỉu nhớp nhúa... Vậy mình có khôn không?
Thế mà tu rồi lâu lâu cũng quên, vì cái thanh tịnh kia không có hình tướng nên quên. Còn thân này có hình tướng, có cảm giác, biết ham thích cho nên chạy theo nó, chớ thật tình nó là đồ bỏ không có gì quí giá, chỉ tìm lại cái thật mình, cái đó mới là quí. Vì thế Phật từ bi thương xót chỉ dạy cốt cho chúng ta nhận biết được ngay nơi mình có cái quí đang ẩn trong cái nhớp, cũng giống như có hòn ngọc báu để trong thùng rác vậy.
Lúc nào Phật cũng bảo chúng ta khéo ngay nơi thùng rác mà tìm hòn ngọc, đừng giữ thùng rác, đừng cho thùng rác là quí.

Nhưng lâu lâu chúng ta cũng nhớ thùng rác mà quên đi hòn ngọc quí. Thật là đáng thương. Đến ngày thùng rác rã nát thành phân nhớp nhúa đem đổ đi thì đổ luôn cả hòn ngọc. Đó là chỗ Phật và chư Bồ-tát thương không nỡ bỏ chúng sanh. Thân này như đống rác có hoại đi cũng không đáng kể, nhưng rất tiếc là trong đống rác lại có hòn ngọc mà chúng ta không chịu moi tìm lấy ra. Cho nên Phật Tổ luôn luôn khô môi, đắng miệng nói cho chúng ta nghe cốt để lượm cho được hòn ngọc, đừng có mê giữ thùng rác. Đó là điều thật, trong kinh chư Phật chư Tổ đã nói, mà chính chúng ta khéo tu cũng biết rõ như vậy.

**Điều đáng chê trách rất nhiều, khó nói đủ hết. Nếu chẳng xét kỹ lỗi lầm sâu nặng này, bèn lo bồi bổ giữ kỹ lấy nó. **
Những điều dở của thân kể không thể hết, nếu không chịu xét kỹ những lỗi lầm này, cứ lo bồi bổ giữ kỹ lấy nó thì chỉ luống công vô ích thôi.

**Mê điều này, vì đó mà chẳng tiến tu thì sẽ thiếu kém cả hai trí và hạnh, mất cả hai lý và sự.**Ngay nơi thân này khéo tu thì được trí sáng, được hạnh thanh tịnh, biết tu thì thấu được lý, mượn sự mà hiển bày lý. Còn nếu không biết tu thì trí hạnh mất, lý sự quên.

**Cần trước hết chán ghét, biết quấy, lửa ham muốn sẽ ngầm tiêu dứt. Nếu thiết tha đối trị tận gốc, thì cái chân thật vốn sẵn tự hiện.**
Nếu chúng ta biết tu, biết thức tỉnh thì trước hết phải chán ghét thân này. Biết nó là quấy, là lỗi thì lửa ham muốn sẽ ngầm tiêu dứt. Bởi vì ham muốn là tham, mà tham cho cái gì? Thí dụ như thấy cái hoa đẹp mình tham để cho mắt được ngắm, thấy cái gì thơm mình tham, để cho mũi được ngửi, thấy cái gì ngon mình tham, để cho lưỡi được nếm. Như vậy tất cả cái tham là vì thân này, mà thân này là đồ bỏ, là thùng rác. Nếu chúng ta coi thân này như thùng rác, tất nhiên những tham lam sẽ bớt. Bớt được lòng tham tự nhiên chúng ta cố gắng tu hành, tất sẽ trị được cái gốc mê lầm về thân, sẽ đi đến chỗ chân thật hiện tiền, tức là sẽ nắm được hòn ngọc quí trong tay. Đó là người sáng suốt biết tu. Còn lỗi lười biếng là do đi tu mà còn ham thụ hưởng.

**Thường hạng này đều bởi bên trong không có trí sáng soi, bỏ gốc chạy theo ngọn, sáng chiều toàn theo những thứ động mà làm rối mất nguồn chân mờ đục nước tánh.**
**Hạng người như trên đây, hẳn chẳng chịu chăn**.
Nghĩa là hạng người này chẳng ưa chăn trâu.

=====================Lời bình========

1.Cuồng vọng Hạng người thứ nhất: cuồng tuệ không chịu chăn. Nói phá, nói chấp. Cho rằng mình đã chứng Thánh rồi. Nên gặp ai cũng ghinh khi chê khen đủ điều.
Cho rằng...“phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh".v.v. Nhưng khi ai chạm tới cá thể mình, thì sân si, vọng chấp nổi lên, khó ai kèm chế. Bởi do cuồng tuệ không tự tu sửa thì muốn thành Phật đâu có lẽ...

2.Chia chẻ. Hạng người thứ hai: thì tính nết hơi nhu hơn hạng "Cuồng vọng" này một chút, gặp ai vấn/đáp sai thì làm ra vẽ Thầy lên lớp ngông cuồng, còn ai vấn/đáp đúng thì dùng kinh chia chẽ. Người nói sự thể thì trả lời ra lý tánh, hoặc ngược lại là để cố tình "lấy đủa chia chẻ vào cuống họng người vấn/đáp". Để chứng tỏ mình là bậc cao siêu, hay chứng tỏ mình có quyền hạn cao nhất ở đây! cho họ biết, để ra oai. Thật là hạng người chia chẻ, gạt người, còn mình thì không chịu tu hành gì hết.
Ra oai
Hãy để cho người tăng, kẽ tục,
Nghĩ, nhờ ta công tác mới thành.
Trong mọi việc dầu to, dầu nhỏ,
Ai cũng đều nghe lịnh của ta... Nếu không nghe thì giận. Bỏ đi.

3.Chấp "Không". Hạng người thứ ba thì mới học được Bát nhã ba mớ, thì bắt chước theo kinh mà phá chấp, cho rằng tất cã đều lý duyên sanh. Tất cã đều không, Rồi không chịu tiếp tục ra công tu hành. Lại còn nói “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.” Thật là quá đáng và tội nghiệp cho hạng người này.

4. Lười biếng: Tức tâm tức Phật Hạng người thứ tư này vi lười biếng, ỷ lại. Tự mình biện hộ cho mình để trốn tránh trách nhiệm đời và đạo. Dục lạc thì chẳng bao giờ từ chối. Nên lấy lời của các Bậc Tiên đức nói: “Tức tâm tức Phật (lời của Mã Tổ), đâu nhờ tu hành.” Hay Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm. Đó là lời ngụy biện của kẽ vô liêm sĩ, biết đã làm sai, mà còn cố biện hộ. Nên chẳng chịu tu sửa.
Nếu gặp người khuyên nhủ, chỉ trích cái sai thì sanh lòng thù oán.
Thông thường hạng này, khi đã làm sai, ngoài mặt thì nói lời xin lỗi, xấm hối, mà trong lòng thì đầy gương giáo. Nhẫn nhục để chờ cơ hội trả thù.

5. Nịnh hót, Hạng tiểu nhân này khi chúng ta giao thiệp thì phải cẩn thận, mà trong đạo thì cũng không khác mấy, hể người ta hơn mình là sanh lòng ganh tỵ rồi tìm đủ mọi cách để hạ địch thủ. Nếu làm trong một cộng đồng nào đó có được chút quyền, thì lấy việc công làm việc tư , là hạng ng. vô liêm sĩ.

6. Phóng vật: Hạng thứ sáu này, miệng nói tu mà lòng thì không, cứ sợ khó nhọc, sợ thân này đau khổ.v.v. Nên hàng ngày trều mến cái ngã tâm, ai khen thân này đẹp thì vui, còn ai chê thì sanh tâm giận hờn. Nên chẳng tu được.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Bám víu việc đời nhiều hơn việc đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4.9)

**7. Đuổi theo bám víu việc đời, ngày càng tinh chuyên, tâm động mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Kinh Pháp Cú Thí Dụ nói: “Như giấy gói hương, dây buộc cá.” Vật vốn trong sạch, đều bởi duyên mà dấy thành tội phước. Bạn hiền minh thì đạo nghĩa ngày thêm đầy. Bạn ngu tối thì ngày càng gom tụ họa ương. Giống như giấy và dây, gần hương thì thơm, gần hôi thì tanh. Nó thấm dần dần trở thành thói quen, đều chẳng tự hay biết. Nên bậc Tiên đức nói: “Dừng dừng dừng, kíp tu mau. Trời trong chẳng chịu đi, đợi đến mưa ướt đầu.”
Hạng người trên đây, thuận theo bánh xe nghiệp, chính mình bỏ mất gốc đạo nên chẳng chịu chăn.
“Đuổi theo bám víu việc đời”*, nghĩa là việc đời càng giỏi càng hay, thí dụ như người tu mà xã giao giỏi, tính toán làm ăn hay thì chuyên chạy theo những lợi nhuận bên ngoài mà không chịu tu.
*Kinh Pháp Cú Thí Dụ nói: “Như giấy gói hương, dây buộc cá.” Vật vốn trong sạch, đều bởi duyên mà dấy thành tội phước. Bạn hiền minh thì đạo nghĩa ngày thêm đầy. Bạn ngu tối thì ngày càng gom tụ họa ương. Giống như giấy và dây, gần hương thì thơm, gần hôi thì tanh.*


Như khi chúng ta vào tiệm mua trầm hương, người bán lấy giấy gói hương lại, khi đem hương về mở giấy ra, ngửi tờ giấy thì thơm. Còn khi ra chợ mua cá, người ta lấy dây cột cá lại, khi đem về mở dây ra, ngửi sợi dây thì hôi. Như vậy tờ giấy trước không thơm, do gói hương mà thơm, sợi dây trước không hôi, do cột cá mà hôi.
Trong kinh Pháp Cú, Phật nói thí dụ này để nhắc chúng ta điều gì? Chúng ta tu mà cứ đuổi theo việc đời, thấy ai làm ăn phát tài rủ rê, mình thích có tiền cũng bỏ vốn ra làm ăn, mua cái này sắm cái kia, làm ăn từ từ, lâu ngày thành quen giống như sợi dây cột cá. Người ta là người thế gian, mình là người xuất gia mà hai bên gần giống nhau, như con cá tanh, sợi dây cột nó cũng bị tanh. Còn nếu chúng ta tu mà gần thầy lành bạn tốt, gần thiện hữu tri thức như gần trầm hương, mình là tấm giấy trắng gói hương, một thời gian mở ra, giấy được mùi thơm. Gần người tu chân chánh có đạo đức, chúng ta cũng được thấm nhuần hương thơm. Thế thì hai bên, một bên đưa chúng ta tới cái hư dở, một bên đưa chúng ta tới cái hay tốt, đều là do gần gũi, gần bên nào sẽ nhiễm bên ấy không nghi ngờ. Cho nên người tu mà ngồi lại tính lợi hại, tính làm ăn phát tài, đó là gần những người không tốt. Còn người tu mà khuyên nhắc phải dẹp bỏ phiền não, phải luôn luôn tinh tấn tu hành, đó là gần được những người tốt. Chúng ta phải biết nên gần ai và nên tránh ai để cho mình càng ngày càng trở thành người hay người tốt ở trong đạo. Cho nên ở đây Ngài mới nói:

*Nó thấm dần trở thành thói quen, đều chẳng tự hay biết.*
Làm mãi thành thói quen coi như tự nhiên, chẳng cần biết gì nữa.

*Nên bậc Tiên đức nói: Dừng dừng dừng, kíp tu mau.*
Tức là phải tu cho nhanh. Dừng cái gì mà dừng đến ba lần như vậy? Theo trong nhà Thiền, dừng cái thứ nhất là dừng đừng chạy theo ngoại cảnh, dừng cái thứ hai là dừng đừng để căn duyên theo trần, dừng cái thứ ba là dừng đừng để cho thức lăng xăng. Ba lần dừng là dừng cảnh, dừng căn và dừng thức, ráng tu cho mau.

*Trời trong chẳng chịu đi, đợi đến mưa ướt đầu.*
Câu nói đơn giản mà thấm làm sao! Trời đang trong, cần đi thì cứ đi, đừng chần chờ không chịu đi, đến khi sửa soạn đi trời mưa ào tới thì ướt hết. Ý muốn nói khi còn khỏe mạnh còn sức lực, biết tu là hay mà không chịu tu, đến khi già lụm cụm mới nói tôi muốn tu quá, thì tu làm sao cho kịp. Bước ra ngoài gặp mưa ướt đầu, chạy không kịp nữa. Cho nên muốn tu thì phải tu cho sớm, biết tu là hay thì phải tu ngay, đừng có chần chờ, coi chừng tu không kịp. Như bây giờ nói chúng tôi muốn ra thành phố, thấy trời trong thì cứ lên xe chạy đi hoặc là đi bộ ngay đi, tại sao cứ nhìn trời rồi ngồi nói dóc, muốn đi mà ngồi nói dóc mãi tới xế chiều trời chuyển mưa, rồi nói thôi mưa rồi đi ra ướt đầu hết. Cũng như vậy, có nhiều người nghe Phật pháp biết hay muốn tu mà nói tu chưa được, còn bận nhiều việc để ráng ít năm, ít năm qua rồi cũng chưa xong việc, lại ráng thêm ít năm nữa, đến chừng ráng hết được nhìn lại thì đã già, hết cơ hội để tu. Ráng tu là người xuất gia phải nỗ lực tu gấp, còn người cư sĩ dù ở nhà cũng phải ráng tu cho khéo, không bắt buộc phải xuất gia vào chùa mới gọi là tu.

*Hạng người trên đây, thuận theo bánh xe nghiệp, chính mình bỏ mất gốc đạo nên chẳng chịu chăn*
Những người này bỏ quên gốc đạo bị nghiệp lôi đi nên không chịu chăn.

=====================Lời bình tn========

1.Cuồng vọng Hạng người thứ nhất: cuồng tuệ không chịu chăn. Nói phá, nói chấp. Cho rằng mình đã chứng Thánh rồi. Nên gặp ai cũng ghinh khi chê khen đủ điều.
Cho rằng...“phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh".v.v. Nhưng khi ai chạm tới cá thể mình, thì sân si, vọng chấp nổi lên, khó ai kèm chế. Bởi do cuồng tuệ không tự tu sửa thì muốn thành Phật đâu có lẽ...

2.Chia chẻ. Hạng người thứ hai: thì tính nết hơi nhu hơn hạng "Cuồng vọng" này một chút, gặp ai vấn/đáp sai thì làm ra vẽ Thầy lên lớp ngông cuồng, còn ai vấn/đáp đúng thì dùng kinh chia chẽ. Người nói sự thể thì trả lời ra lý tánh, hoặc ngược lại là để cố tình "lấy đủa chia chẻ vào cuống họng người vấn/đáp". Để chứng tỏ mình là bậc cao siêu, hay chứng tỏ mình có quyền hạn cao nhất ở đây! cho họ biết, để ra oai. Thật là hạng người chia chẻ, gạt người, còn mình thì không chịu tu hành gì hết.
Ra oai
Hãy để cho người tăng, kẽ tục,
Nghĩ, nhờ ta công tác mới thành.
Trong mọi việc dầu to, dầu nhỏ,
Ai cũng đều nghe lịnh của ta... Nếu không nghe thì giận. Bỏ đi.

3.Chấp "Không". Hạng người thứ ba thì mới học được Bát nhã ba mớ, thì bắt chước theo kinh mà phá chấp, cho rằng tất cã đều lý duyên sanh. Tất cã đều không, Rồi không chịu tiếp tục ra công tu hành. Lại còn nói “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.” Thật là quá đáng và tội nghiệp cho hạng người này.

4. Lười biếng: Tức tâm tức Phật Hạng người thứ tư này vi lười biếng, ỷ lại. Tự mình biện hộ cho mình để trốn tránh trách nhiệm đời và đạo. Dục lạc thì chẳng bao giờ từ chối. Nên lấy lời của các Bậc Tiên đức nói: “Tức tâm tức Phật (lời của Mã Tổ), đâu nhờ tu hành.” Hay Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm. Đó là lời ngụy biện của kẽ vô liêm sĩ, biết đã làm sai, mà còn cố biện hộ. Nên chẳng chịu tu sửa.
Nếu gặp người khuyên nhủ, chỉ trích cái sai thì sanh lòng thù oán.
Thông thường hạng này, khi đã làm sai, ngoài mặt thì nói lời xin lỗi, xấm hối, mà trong lòng thì đầy gương giáo. Nhẫn nhục để chờ cơ hội trả thù.

5. Nịnh hót, Hạng tiểu nhân này khi chúng ta giao thiệp thì phải cẩn thận, mà trong đạo thì cũng không khác mấy, hể người ta hơn mình là sanh lòng ganh tỵ rồi tìm đủ mọi cách để hạ địch thủ. Nếu làm trong một cộng đồng nào đó có được chút quyền, thì lấy việc công làm việc tư , là hạng ng. vô liêm sĩ.

6. Phóng vật: Hạng thứ sáu này, miệng nói tu mà lòng thì không, cứ sợ khó nhọc, sợ thân này đau khổ.v.v. Nên hàng ngày trều mến cái ngã tâm, ai khen thân này đẹp thì vui, còn ai chê thì sanh tâm giận hờn. Nên chẳng tu được.

7. Bám víu việc đời nhiều hơn việc đạo. Hạng người thứ bảy này thì khỏi phải diễn tả nhiều rồi. Căn bản họ chỉ muốn hơn bạn đời, bạn đạo, đủ mọi mặc, để cầu dục lạc là những hạng người này. Vì chánh chuyên người tu thì đâu cần phải khôn! :)) với đời/đạo!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (5..0)

*8. Đem Phật pháp làm theo tình đời, tâm động mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Nhân vì tài trí chẳng đủ, thấy biết chẳng sáng mà đến như thế! Hòa thượng Dụ hiệu Phật Trí nói: “Ngựa hay chạy nhanh mà chẳng dám thả chân bước càn, là nhờ dây cương kềm chế. Ý thức trôi nổi mà chẳng dám vin theo duyên, là nhờ sức giác chiếu.” Than ôi! Đem Phật pháp làm theo tình đời, quả là kẻ ngoắt đuôi cầu xin thương xót. Đó là không có giác chiếu vậy.
Hạng người như trên nên chẳng chịu chăn.
“Đem Phật pháp làm theo tình đời”.**


Gần đây chúng ta có cái bệnh đem Phật pháp làm theo tình đời. Tình đời là luôn luôn xã giao qua lại. Những người giỏi xã giao ngoài miệng nói thế này mà trong bụng nghĩ thế kia. Họ nói không thật, như mình đen xấu mà họ khen là trắng đẹp. Nghe khen thì rất vui mừng nhưng sự thật không phải vậy, họ nói để được lòng thôi, đó là lối nói xã giao. Người tu chúng ta cũng bắt chước, thấy Phật tử nào tới cũng khen dồn dập, rồi nói thế này thế kia cho họ vui thích, đó là đem Phật pháp làm theo tình đời. Ngoài ra còn nhiều chuyện khác kể không thể hết, có kể ra cũng đụng chạm mà thôi.

*Nhân vì tài trí chẳng đủ, thấy biết chẳng sáng mà đến như thế! *
Do không đủ tài trí, không thấy biết sáng suốt, cho nên họ làm theo tình đời như vậy. Đối với người sáng suốt thì Phật tử đến chùa là vì đạo vì tu, chớ không phải đến chùa vì được cảm tình.

Thí dụ như có một số vị rất khéo tổ chức, khi chùa hư muốn cất lại, bèn mời Phật tử đến thật đông, đãi cơm nước xong xuôi rồi tuyên bố: Chùa tôi hư, quí Phật tử nào phát tâm ủng hộ chùa thì đưa tay lên và hứa cúng bao nhiêu thì cho biết. Ngay bữa cơm đông đảo, người nào giơ tay hứa cúng năm chục triệu thì được vỗ tay hoan nghênh, và được ghi hạng nhất vào sổ vàng. Đó gọi là khéo léo theo tình đời. Còn với người chất phác vụng về, khi chùa hư thì báo tin cho Phật tử hay, quí vị nào muốn sửa lại chùa để thờ Phật để có chỗ kính lễ thì hùn với nhau làm.

Nói nghe thật thà quá nên ít ai phát tâm, còn tổ chức khéo léo thì thiên hạ dễ phát tâm hơn, lẽ thật là như vậy. Thường tổ chức khéo là thuộc về tình đời. Những người quen làm như thế thì không còn thì giờ tu, cho nên không chăn.

=====================Lời bình tn========

1.Cuồng vọng Hạng người thứ nhất: cuồng tuệ không chịu chăn. Nói phá, nói chấp. Cho rằng mình đã chứng Thánh rồi. Nên gặp ai cũng ghinh khi chê khen đủ điều.
Cho rằng...“phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh".v.v. Nhưng khi ai chạm tới cá thể mình, thì sân si, vọng chấp nổi lên, khó ai kèm chế. Bởi do cuồng tuệ không tự tu sửa thì muốn thành Phật đâu có lẽ...

2.Chia chẻ. Hạng người thứ hai: thì tính nết hơi nhu hơn hạng "Cuồng vọng" này một chút, gặp ai vấn/đáp sai thì làm ra vẽ Thầy lên lớp ngông cuồng, còn ai vấn/đáp đúng thì dùng kinh chia chẽ. Người nói sự thể thì trả lời ra lý tánh, hoặc ngược lại là để cố tình "lấy đủa chia chẻ vào cuống họng người vấn/đáp". Để chứng tỏ mình là bậc cao siêu, hay chứng tỏ mình có quyền hạn cao nhất ở đây! cho họ biết, để ra oai. Thật là hạng người chia chẻ, gạt người, còn mình thì không chịu tu hành gì hết.
Ra oai
Hãy để cho người tăng, kẽ tục,
Nghĩ, nhờ ta công tác mới thành.
Trong mọi việc dầu to, dầu nhỏ,
Ai cũng đều nghe lịnh của ta... Nếu không nghe thì giận. Bỏ đi.

3.Chấp "Không". Hạng người thứ ba thì mới học được Bát nhã ba mớ, thì bắt chước theo kinh mà phá chấp, cho rằng tất cã đều lý duyên sanh. Tất cã đều không, Rồi không chịu tiếp tục ra công tu hành. Lại còn nói “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.” Thật là quá đáng và tội nghiệp cho hạng người này.

4. Lười biếng: Tức tâm tức Phật Hạng người thứ tư này vi lười biếng, ỷ lại. Tự mình biện hộ cho mình để trốn tránh trách nhiệm đời và đạo. Dục lạc thì chẳng bao giờ từ chối. Nên lấy lời của các Bậc Tiên đức nói: “Tức tâm tức Phật (lời của Mã Tổ), đâu nhờ tu hành.” Hay Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm. Đó là lời ngụy biện của kẽ vô liêm sĩ, biết đã làm sai, mà còn cố biện hộ. Nên chẳng chịu tu sửa.
Nếu gặp người khuyên nhủ, chỉ trích cái sai thì sanh lòng thù oán.
Thông thường hạng này, khi đã làm sai, ngoài mặt thì nói lời xin lỗi, xấm hối, mà trong lòng thì đầy gương giáo. Nhẫn nhục để chờ cơ hội trả thù.

5. Nịnh hót, Hạng tiểu nhân này khi chúng ta giao thiệp thì phải cẩn thận, mà trong đạo thì cũng không khác mấy, hể người ta hơn mình là sanh lòng ganh tỵ rồi tìm đủ mọi cách để hạ địch thủ. Nếu làm trong một cộng đồng nào đó có được chút quyền, thì lấy việc công làm việc tư , là hạng ng. vô liêm sĩ.

6. Phóng vật: Hạng thứ sáu này, miệng nói tu mà lòng thì không, cứ sợ khó nhọc, sợ thân này đau khổ.v.v. Nên hàng ngày trều mến cái ngã tâm, ai khen thân này đẹp thì vui, còn ai chê thì sanh tâm giận hờn. Nên chẳng tu được.

7. Bám víu việc đời nhiều hơn việc đạo. Hạng người thứ bảy này thì khỏi phải diễn tả nhiều rồi. Căn bản họ chỉ muốn hơn bạn đời, bạn đạo, đủ mọi mặc, để cầu dục lạc là những hạng người này. Vì chánh chuyên người tu thì đâu cần phải khôn! với đời/đạo!

8. Đem Phật pháp làm theo tình đời, tâm động mà chẳng chịu chăn. Hạng người thứ tám thì ba hoa, việc nào cũng biết, cũng khéo nên nói Đạo giống như Đời, dể dao động vì lục trần cám dổ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (5.1)

*9. Ngu điếc, giải đãi, biếng nhác cầu an mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Chỉ vì tự phụ, tự bỏ nên như thế. Bậc Tiên đức nói: “Chỗ tài năng chứa đựng của con người tự có lớn nhỏ, thật không thể dạy.” Nên nói: “Giấy nhỏ chẳng gói được vật lớn, dây kéo nước ngắn chẳng thể múc được sâu. Chim cú ban đêm vạch bắt bọ chét, thấy rõ từng sợi lông tơ, nhưng sáng ra thì mắt mờ chẳng thấy gò núi, vốn đã phân định rồi vậy.” Người như trên là tự chấp cho mình đã đủ, nên không thấy trước thật xa. Sống đã không ích gì hiện tại, chết cũng không tiếng tăm về sau.
Nói chung, hạng người như thế nên chẳng chịu chăn.*


Ngài kể người ngu điếc, lười biếng, giải đãi không chịu chăn.

*Vì sao? Chỉ vì tự phụ, tự bỏ nên như thế.*
Tức là vì tự phụ mình, tự bỏ mình nên chẳng chịu chăn. Rồi an phận trời sanh ai thế nào thì cứ thế ấy, có làm gì cũng không được.

Họ dẫn lời người xưa nói:
*Chỗ tài năng chứa đựng của con người tự có lớn nhỏ, thật không thể dạy*

Họ nói rằng mỗi người có một cái gì sẵn ở trong khó mà dạy được, nói một cách cố định như vậy.
*Nên nói: Giấy nhỏ chẳng gói được vật lớn, dây kéo nước ngắn chẳng thể múc được (giếng) sâu. *

Nói như vậy có chân lý hay không? Mới nghe thì thấy thật là chân lý. Nếu giấy nhỏ, đâu có gói được vật lớn, sợi dây gàu ngắn làm sao múc được giếng nước sâu! Nhưng tại sao chúng ta không linh động, nếu giấy nhỏ thì lấy hai ba tờ ráp lại cũng gói được vật lớn, còn dây ngắn thì dùng hai ba sợi nối lại cũng múc được giếng sâu chớ gì. Đâu thể nói một cách cố định để rồi chán nản.

Đây dẫn câu chuyện:
*Chim cú ban đêm vạch bắt bọ chét, thấy rõ từng sợi lông tơ, nhưng sáng ra thì mắt mờ chẳng thấy gò núi, vốn đã phân định rồi vậy. *

Con chim cú ban đêm vạch bắt được bọ chét vì mắt nó rất sáng, thấy rõ từng sợi lông tơ, nhưng ban ngày thì không thấy gò núi. Đó là nói nó chỉ thấy được ban đêm, còn ban ngày thì không thấy, vậy là trời định rồi.

*“Vốn đã phân định rồi vậy”,* đừng tính chuyện sửa sang hay xoay chuyển làm gì.

Đến đây mới kết thúc:
*Người như trên là tự chấp cho mình đã đủ, nên không thấy trước thật xa. *

Tự chấp cho mình đã đủ tức là tự mãn, tôi lỡ như vậy, thôi cam phận trời cho, không cần phải chuyển, không cần phải tu thêm gì nữa, nên không thấy được xa. Những người ấy

*“sống đã không ích gì hiện tại, chết cũng không tiếng tăm về sau”.*

Có một số người gặp phải bệnh tự mãn, do biếng nhác mà tự mãn. Như không có giỏi mà bảo học thì không chịu học, lại nói: Số của tôi lỡ rồi, thôi cam chịu. Khi nghe đạo lý thì nghĩ rằng mình ngu, không hiểu thì nghe làm chi, thôi không cần nghe. Nếu bảo phải tu sửa những tật cũ thì nói: Tật cũ làm sao bỏ được, trời sanh như vậy rồi.

Thế thì người đó còn gì nữa mà làm, còn gì nữa mà tu! Họ cứ cố chấp cái sẵn vậy không thể sửa được. Giống như chim cú không thể nào sửa cho mắt nó sáng lúc ban ngày, chỉ sáng ban đêm mà thôi, và lấy cớ đó để tự bào chữa, rồi an phận lười biếng của mình, không chịu tu, không chịu cố gắng. Thế nên trong chúng, nếu có ai khuyên điều gì thì nói: Thôi cái đó là mấy người thông minh làm mới được, còn mình ngu quá làm gì nổi. Đừng có nghĩ như vậy.

Người thông minh làm được, mình ráng học ráng tu, rồi cũng hết ngu, cũng làm được. Như cái giếng rất sâu, mình có sợi dây ngắn cột gàu múc nước không tới thì phải chịu khó kiếm thêm dây nối vào, rồi sẽ múc được nước. Cái gì do cố gắng rồi cũng thành công, còn nếu buông xuôi đổ thừa số mạng, thì đó là những người cầu an, trốn tránh, không cố gắng, nên chẳng chịu chăn.

=====================Lời bình tn========

1.Cuồng vọng Hạng người thứ nhất: cuồng tuệ không chịu chăn. Nói phá, nói chấp. Cho rằng mình đã chứng Thánh rồi. Nên gặp ai cũng ghinh khi chê khen đủ điều.
Cho rằng...“phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh".v.v. Nhưng khi ai chạm tới cá thể mình, thì sân si, vọng chấp nổi lên, khó ai kèm chế. Bởi do cuồng tuệ không tự tu sửa thì muốn thành Phật đâu có lẽ...

2.Chia chẻ. Hạng người thứ hai: thì tính nết hơi nhu hơn hạng "Cuồng vọng" này một chút, gặp ai vấn/đáp sai thì làm ra vẽ Thầy lên lớp ngông cuồng, còn ai vấn/đáp đúng thì dùng kinh chia chẽ. Người nói sự thể thì trả lời ra lý tánh, hoặc ngược lại là để cố tình "lấy đủa chia chẻ vào cuống họng người vấn/đáp". Để chứng tỏ mình là bậc cao siêu, hay chứng tỏ mình có quyền hạn cao nhất ở đây! cho họ biết, để ra oai. Thật là hạng người chia chẻ, gạt người, còn mình thì không chịu tu hành gì hết.
Ra oai
Hãy để cho người tăng, kẽ tục,
Nghĩ, nhờ ta công tác mới thành.
Trong mọi việc dầu to, dầu nhỏ,
Ai cũng đều nghe lịnh của ta... Nếu không nghe thì giận. Bỏ đi.

3.Chấp "Không". Hạng người thứ ba thì mới học được Bát nhã ba mớ, thì bắt chước theo kinh mà phá chấp, cho rằng tất cã đều lý duyên sanh. Tất cã đều không, Rồi không chịu tiếp tục ra công tu hành. Lại còn nói “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.” Thật là quá đáng và tội nghiệp cho hạng người này.

4. Lười biếng: Tức tâm tức Phật Hạng người thứ tư này vi lười biếng, ỷ lại. Tự mình biện hộ cho mình để trốn tránh trách nhiệm đời và đạo. Dục lạc thì chẳng bao giờ từ chối. Nên lấy lời của các Bậc Tiên đức nói: “Tức tâm tức Phật (lời của Mã Tổ), đâu nhờ tu hành.” Hay Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm. Đó là lời ngụy biện của kẽ vô liêm sĩ, biết đã làm sai, mà còn cố biện hộ. Nên chẳng chịu tu sửa.
Nếu gặp người khuyên nhủ, chỉ trích cái sai thì sanh lòng thù oán.
Thông thường hạng này, khi đã làm sai, ngoài mặt thì nói lời xin lỗi, xấm hối, mà trong lòng thì đầy gương giáo. Nhẫn nhục để chờ cơ hội trả thù.

5. Nịnh hót, Hạng tiểu nhân này khi chúng ta giao thiệp thì phải cẩn thận, mà trong đạo thì cũng không khác mấy, hể người ta hơn mình là sanh lòng ganh tỵ rồi tìm đủ mọi cách để hạ địch thủ. Nếu làm trong một cộng đồng nào đó có được chút quyền, thì lấy việc công làm việc tư , là hạng ng. vô liêm sĩ.

6. Phóng vật: Hạng thứ sáu này, miệng nói tu mà lòng thì không, cứ sợ khó nhọc, sợ thân này đau khổ.v.v. Nên hàng ngày trều mến cái ngã tâm, ai khen thân này đẹp thì vui, còn ai chê thì sanh tâm giận hờn. Nên chẳng tu được.

7. Bám víu việc đời nhiều hơn việc đạo. Hạng người thứ bảy này thì khỏi phải diễn tả nhiều rồi. Căn bản họ chỉ muốn hơn bạn đời, bạn đạo, đủ mọi mặc, để cầu dục lạc là những hạng người này. Vì chánh chuyên người tu thì đâu cần phải khôn! với đời/đạo!

8. Đem Phật pháp làm theo tình đời, tâm động mà chẳng chịu chăn. Hạng người thứ tám thì ba hoa, việc nào cũng biết, cũng khéo nên nói Đạo giống như Đời, dể dao động vì lục trần cám dổ.

9.Ngu điếc, giải đãi, biếng nhác cầu an, hạng người thứ chín này thì hết chổ nói rồi, ở chỗ nào thì hư ở chỗ đó, ở đời thì biếng nhác ở đạo thì lười biếng cầu an. Thí dụ: khuyên bạn học phép tắc, lễ nghi, kính trên nhường dưới, cho tạp niệm lóng sạch trước đã (Có nghĩa là trì giới đó) thì họ nói pháp thế gian khó quá, chỉ hạng Thanh văn.v.v. Còn tôi thì cầu pháp xuất gian, "1 niệm thành Phật" . Như vậy có phải là giả dối với lương tâm không, ở nhà giúp gia đình, mẹ cha, vợ con thì còn có nghĩa hơn là đi tu như vậy. :))


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (5.2)

**10. Cờ bạc vô dụng, tụ nhóm thành bè thành lũ, biếng nhác nên chẳng chịu chăn. Vì sao? Chỉ mong lợi nhỏ trước mắt mà ôm lòng tính toán cẩu thả. Lại nói rằng, việc cầu đạo quá viển vông, chẳng bằng cầu lợi thực tế hơn. Do đó họ đua theo thói phù hoa, so đo nhỏ nhặt. Bởi vậy, không ai chịu toan tính trọn năm, huống là lo nghĩ đến sanh tử? Đó là lý do học đạo ngày càng tệ, pháp môn ngày càng xuống dốc.
Nói chung, hạng người như thế nên chẳng chịu chăn.**


Ham chơi cờ bạc đánh đề, đánh số, họ nói rằng: “chùa hư rồi, tôi mua vé số, nếu trúng thì có tiền cất chùa”, thấy rất thực tế, rất lo cho đạo. Nhưng mua vé số phải theo dõi xổ số, nếu trật thì buồn, mai mốt mua nữa, cứ như vậy mà rốt cuộc chạy theo cái bên ngoài không chịu tu hành. Thậm chí có những người tu mà buồn, bày ra đánh bạc ở trong phòng v.v..., như vậy thì còn gì là tu nữa? Họ lại có lý do nói rằng:

*Việc cầu đạo quá viển vông chẳng bằng cầu lợi thực tế hơn. *
Cầu đạo xa vời quá, bây giờ mình đánh bạc, nếu ăn thì có tiền sửa chùa, lợi này rõ ràng thực tế, còn đạo thì xa quá. Đó là lối nói để bảo vệ cái sai lầm của mình.

*Do đó họ đua theo thói phù hoa, so đo nhỏ nhặt. *
Vì thế họ chạy theo thói phù hoa, so đo tính toán nhỏ nhặt mà không chịu tu.

*Bởi vậy, không ai chịu toan tính trọn năm, huống là lo nghĩ đến sanh tử.*
Chuyện một năm họ còn không tính, huống nữa là nghĩ đến chuyện chết sống.

*Đó là lý do học đạo ngày càng tệ, pháp môn ngày càng xuống dốc. *
Vì không nghĩ đến chuyện chết sống cho nên càng ngày họ càng buông thả, tức là học Phật pháp ngày càng tệ, sự tu hành ngày càng xuống dốc.

Tóm lại, tất cả mười hạng người kể trên không chịu chăn, tức là không chịu tu. Chúng ta thử xét coi mình có dính vào hạng nào hay không? Nếu trong mười hạng mà không kẹt hạng nào, cũng là có phước lắm rồi. Chúng ta thấy ngài Quảng Trí “nói phá” tức là sát phạt những cái sai lầm, chỉ thẳng nói thẳng. Trong đạo, từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 này, ở Việt Nam, có những cái giống nhau, cái tệ cũng như cái hay. Cũng có người rất can đảm dám nói thẳng như ngài Quảng Trí. Những bệnh Ngài kể ra đây, chúng ta thấy cũng có trong hiện tại.
Sau đây là phần kết thúc:

*Mười hạng người trên đây, tuy nói là xuất gia mà không có hạnh dứt khỏi trần tục. Luống mang thân nam tử mà không có chí trượng phu. Nên Tổ Qui Sơn nói: “Đáng tiếc một đời qua suông, gặp việc thì ngó vách.” Chỉ vì trọn ngày lăng xăng, cả đêm mê mệt. Rơi vào hầm vô tri, ngồi trong ngục hắc ám. Chẳng thông suốt ý chỉ tức sự tức lý. Chỉ nhớ suông lời phá bệnh phá chấp. Người trí rất thương hại, kẻ ngu lại bắt chước theo. Đã thành lối mòn, muốn dứt bỏ nhanh đi càng rất khó! Vì vậy mới dẫn rộng ra.
“Mười hạng người trên đây, tuy nói là xuất gia mà không có hạnh dứt khỏi trần tục. Luống mang thân nam tử mà không có chí trượng phu”,*


ở đây tôi nói thêm: Luống mang thân nam tử và nữ nhân mà không có chí trượng phu, nếu chỉ nói thân nam tử thì thiên lệch quá.

*Nên Tổ Qui Sơn nói: “Đáng tiếc một đời qua suông gặp việc thì ngó vách.” *
Nghĩa là một đời qua suông, ai hỏi gì thì xây mặt vào vách, chớ không biết trả lời chi cả.

*Chỉ vì trọn ngày lăng xăng, cả đêm mê mệt. Rơi vào hầm vô tri, ngồi trong ngục hắc ám. Chẳng thông suốt ý chỉ tức sự tức lý. Chỉ nhớ suông lời phá bệnh phá chấp. Người trí rất thương hại, kẻ ngu lại bắt chước theo. *
Những việc làm sai lầm mà cũng có người bắt chước. Gần nhất là việc đoán xăm coi tay coi tướng ở chùa, việc này có đúng không? Nhưng làm như vậy thì có bổn đạo đông, cho nên người ta cũng bắt chước làm theo. Thậm chí người tu mà cũng lên đồng lên bóng, vậy mà cũng có người làm theo, miễn sao cho có bổn đạo tới cúng nhiều là được. Do cái tệ của một người, mà những kẻ khác bắt chước theo. Vì vậy:

*Đã thành lối mòn, muốn dứt bỏ nhanh đi càng rất khó.*
Muốn dứt bỏ những cái tệ rất là khó. Như hiện giờ chùa nào cũng biết rằng xin xăm bói quẻ là không đúng lời Phật dạy, mà không ai dám bỏ ống xăm, vì

**“đã thành lối mòn, muốn dứt bỏ nhanh đi càng rất khó”.
Thâm tâm của Phật Tổ đã bày rõ đủ hết đại ý kinh luận. Mong người chừa bỏ những chấp cũ, để sửa đổi điều sai quấy trước, mà đồng bước theo dấu vết của bậc Tiên Thánh còn để lại, và cùng chung lãnh nhận lời răn bảo của đức Phật. Như thế mới không khuyết tổn bản chí, khỏi cô phụ bốn ân, cùng nhau bước lên cửa giải thoát, và tiến vào đường thẳng tắt tu hành chân thật, thành tựu đạo nghiệp của chư Phật, đầy đủ đại Bồ-đề. Ngăn bít nẻo tà mà mở ra lối chánh, vững niềm tin mà nhổ bật gai chấp trước. Vượt bến khổ nơi ba cõi, vào nguyện hải Phổ Hiền. Qua cảnh lênh đênh nơi pháp giới, tiến vào thành lớn Niết-bàn.
Ngưỡng mong mắt Phật chứng cho chút lòng thành, và khắp vì người đương thời, xin kính dẫn tập này.*
Đây là lời kết thúc của ngài Quảng Trí, Ngài nói:

*Thâm tâm Phật Tổ (tức là tâm Phật và tâm Tổ) đã bày rõ đủ hết đại ý kinh luận.*
Trong đời đức Phật, từ khi thành đạo đến lúc nhập Niết-bàn, cuộc sống của Ngài đủ chứng minh cho kinh luật mà Ngài đã nói. Nghĩa là Phật dạy trong kinh như thế nào thì đời sống của Ngài như thế ấy, Ngài dạy luật như thế nào thì đời sống của Ngài cũng đúng như vậy. Chư Tổ cũng vậy. Cho nên kinh luật có đủ trong đời sống của Phật và Tổ. Ngày nay chúng ta học kinh học luật cũng phải sống theo nếp đó.

*Mong người chừa bỏ những chấp cũ, để sửa đổi điều sai quấy trước, mà đồng bước theo dấu vết của bậc Tiên Thánh còn để lại, và cùng chung lãnh nhận lời răn bảo của đức Phật. *
Chúng ta lỡ làm những việc sai quấy thì nên chừa bỏ để tiến theo con đường Phật Tổ đã dạy đã hành.

*Như thế mới không khuyết tổn bản chí, khỏi cô phụ bốn ân, cùng nhau bước lên cửa giải thoát. *
Nếu chúng ta biết tu biết sửa đúng như lời dạy, như hình ảnh đức Phật và chư Tổ, thì mới không làm thương tổn bản chí của mình, tức là xuất gia cầu giải thoát sanh tử, và cũng khỏi cô phụ bốn ơn: Ơn thầy Tổ, ơn cha mẹ, ơn quốc gia, ơn đàn việt.

*Rồi cùng nhau bước lên cửa giải thoát. *
Như vậy tu là để nâng đỡ dìu dắt nhau đi trên đường giải thoát, chớ không phải lôi kéo nhau trở lại đời phàm tục.

*Và tiến vào đường thẳng tắt tu hành chân thật, thành tựu đạo nghiệp của chư Phật, đầy đủ đại Bồ-đề.*
Tiến vào đường thẳng tắt tức là đi thẳng vào chỗ tu trực chỉ nơi tâm mình, biết được từng niệm vọng tưởng, buông xả cho tâm trí thanh tịnh, dứt hết phiền não, thì đó là lối tắt tu hành. Khi thành tựu được đạo nghiệp rồi thì lúc ấy chúng ta sẽ đồng với chư Phật và đầy đủ được đại Bồ-đề.
*Ngăn bít nẻo tà mà mở ra lối chánh.*

Những lối tà đã ngăn bít, mở được con đường chánh để người sau đi theo.

*Vững niềm tin mà nhổ bật gai chấp trước.*
Thấy được lẽ thật của Phật Tổ chỉ dạy thì những chấp trước cũ mình nhổ sạch không còn. Như vậy mới thật là:

*Vượt bến khổ nơi ba cõi, vào nguyện hải của Phổ Hiền.*
Hạnh nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền rộng lớn như biển cho nên gọi là nguyện hải. Qua khỏi bến khổ của ba cõi thì mới vào được nguyện lớn của Bồ-tát Phổ Hiền.

*Qua cảnh lênh đênh nơi pháp giới, tiến vào thành lớn Niết-bàn. *
Qua khỏi cảnh trôi dạt trong cõi trần tục, chúng ta mới đến được thành Niết-bàn.

*Ngưỡng mong mắt Phật chứng cho chút lòng thành. *
Ngài nói với tấm lòng thành, mong Phật chứng tri cho Ngài.

*Và khắp vì người đương thời, xin kính dẫn tập này.*
Ngài nói đây là vì người đương thời, mà đến ngày nay chúng ta là kẻ hậu lai vẫn được nghe và vẫn quí kính lời Ngài.
=====================Lời bình tn========

1.Cuồng vọng Hạng người thứ nhất: cuồng tuệ không chịu chăn. Nói phá, nói chấp. Cho rằng mình đã chứng Thánh rồi. Nên gặp ai cũng ghinh khi chê khen đủ điều.
Cho rằng...“phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh".v.v. Nhưng khi ai chạm tới cá thể mình, thì sân si, vọng chấp nổi lên, khó ai kèm chế. Bởi do cuồng tuệ không tự tu sửa thì muốn thành Phật đâu có lẽ...

2.Chia chẻ. Hạng người thứ hai: thì tính nết hơi nhu hơn hạng "Cuồng vọng" này một chút, gặp ai vấn/đáp sai thì làm ra vẽ Thầy lên lớp ngông cuồng, còn ai vấn/đáp đúng thì dùng kinh chia chẽ. Người nói sự thể thì trả lời ra lý tánh, hoặc ngược lại là để cố tình "lấy đủa chia chẻ vào cuống họng người vấn/đáp". Để chứng tỏ mình là bậc cao siêu, hay chứng tỏ mình có quyền hạn cao nhất ở đây! cho họ biết, để ra oai. Thật là hạng người chia chẻ, gạt người, còn mình thì không chịu tu hành gì hết.
Ra oai
Hãy để cho người tăng, kẽ tục,
Nghĩ, nhờ ta công tác mới thành.
Trong mọi việc dầu to, dầu nhỏ,
Ai cũng đều nghe lịnh của ta... Nếu không nghe thì giận. Bỏ đi.

3.Chấp "Không". Hạng người thứ ba thì mới học được Bát nhã ba mớ, thì bắt chước theo kinh mà phá chấp, cho rằng tất cã đều lý duyên sanh. Tất cã đều không, Rồi không chịu tiếp tục ra công tu hành. Lại còn nói “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.” Thật là quá đáng và tội nghiệp cho hạng người này.

4. Lười biếng: Tức tâm tức Phật Hạng người thứ tư này vi lười biếng, ỷ lại. Tự mình biện hộ cho mình để trốn tránh trách nhiệm đời và đạo. Dục lạc thì chẳng bao giờ từ chối. Nên lấy lời của các Bậc Tiên đức nói: “Tức tâm tức Phật (lời của Mã Tổ), đâu nhờ tu hành.” Hay Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm. Đó là lời ngụy biện của kẽ vô liêm sĩ, biết đã làm sai, mà còn cố biện hộ. Nên chẳng chịu tu sửa.
Nếu gặp người khuyên nhủ, chỉ trích cái sai thì sanh lòng thù oán.
Thông thường hạng này, khi đã làm sai, ngoài mặt thì nói lời xin lỗi, xấm hối, mà trong lòng thì đầy gương giáo. Nhẫn nhục để chờ cơ hội trả thù.

5. Nịnh hót, Hạng tiểu nhân này khi chúng ta giao thiệp thì phải cẩn thận, mà trong đạo thì cũng không khác mấy, hể người ta hơn mình là sanh lòng ganh tỵ rồi tìm đủ mọi cách để hạ địch thủ. Nếu làm trong một cộng đồng nào đó có được chút quyền, thì lấy việc công làm việc tư , là hạng ng. vô liêm sĩ.

6. Phóng vật: Hạng thứ sáu này, miệng nói tu mà lòng thì không, cứ sợ khó nhọc, sợ thân này đau khổ.v.v. Nên hàng ngày trều mến cái ngã tâm, ai khen thân này đẹp thì vui, còn ai chê thì sanh tâm giận hờn. Nên chẳng tu được.

7. Bám víu việc đời nhiều hơn việc đạo. Hạng người thứ bảy này thì khỏi phải diễn tả nhiều rồi. Căn bản họ chỉ muốn hơn bạn đời, bạn đạo, đủ mọi mặc, để cầu dục lạc là những hạng người này. Vì chánh chuyên người tu thì đâu cần phải khôn! với đời/đạo!

8. Đem Phật pháp làm theo tình đời, tâm động mà chẳng chịu chăn. Hạng người thứ tám thì ba hoa, việc nào cũng biết, cũng khéo nên nói Đạo giống như Đời, dể dao động vì lục trần cám dổ.

9.Ngu điếc, giải đãi, biếng nhác cầu an, hạng người thứ chín này thì hết chổ nói rồi, ở chỗ nào thì hư ở chỗ đó, ở đời thì biếng nhác ở đạo thì lười biếng cầu an. Thí dụ: khuyên bạn học phép tắc, lễ nghi, kính trên nhường dưới, cho tạp niệm lóng sạch trước đã (Có nghĩa là trì giới đó) thì họ nói pháp thế gian khó quá, chỉ hạng Thanh văn.v.v. Còn tôi thì cầu pháp xuất gian, "1 niệm thành Phật" . Như vậy có phải là giả dối với lương tâm không, ở nhà giúp gia đình, mẹ cha, vợ con thì còn có nghĩa hơn là đi tu như vậy.

10. Ham vui ngũ dục không chịu chăn. Chỉ biết cái vui hiện tại, thì làm sao nghĩ tới chuyện mai sao. Hạng thứ mười này tuy mang thân là Phật-tử mà có khác gì kẽ ngoại đạo, người thường. Đến đây là hết bài LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN. Còn tiếp...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: NÓI THẲNG VỀ MỚI ĐIỀU PHỤC (6.0)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

NÓI THẲNG VỀ MỚI ĐIỀU PHỤC (6.0) Là lá sớ của Ngài Quảng Trí cách đây hơn 200 năm.

1.Một phép mới điều phục này, chính là bổn phận trong hàng tăng sĩ, chẳng can hệ gì đến việc thế tục. Theo Vĩnh Gia Tập nói: “Như muốn tu đạo, trước cần phải lập chí.” Lại nói rõ về cách lập chí mộ đạo, phép thờ thầy, trình bày việc dạy dỗ theo khuôn phép, kế đến là trừ bỏ ý kiêu xa, để dừng vọng tâm quấy động.

2.Rồi tiếp là làm sạch ba nghiệp, kiểm trách kỹ càng, răn giữ thân khẩu ý, khiến cho lỗi thô chẳng sanh, mới hay điều phục được thân tâm vậy.

3.Nguyên bởi, Chân tâm không vọng, Trí tánh sẵn sáng ngời, trong lặng nhiệm mầu không xen tạp; nhưng do vọng chợt khởi, thoạt đó liền mê mờ đánh mất tánh tinh nguyên, cái trong lặng bị dính khằn mà phát ra cái biết, nên chuyển trí thành thức.

4.Vọng tâm ở trong thân gọi đó là thức. Tâm vốn không biết, do thức nên biết. Tánh vốn không sanh, do thức nên sanh. Hạt giống sanh thân nảy mầm từ đó, rồi nở hoa hữu lậu, kết trái sanh tử. Người hiện nay vọng nhận trong tấc vuông (tâm) có vật sáng rỡ linh thông (chiêu chiêu linh linh), hồn nhiên cùng các vật đồng một thể, liền cho là nguyên thần ở đấy. Đâu chẳng biết, đây tức là thức thần tử tử sanh sanh, là chủng tử luân hồi kiếp kiếp.

5.Nên Hòa thượng Cảnh Sầm nói:

Người nay học đạo chẳng tỏ chân,
Chỉ vì từ trước nhận thức thần.
Vô lượng kiếp rồi gốc sanh tử,
Kẻ si gọi đó bản lai nhân.


6.Than ôi! Người đời đem kẻ tớ cho là chủ mà không hay biết, nhận giặc làm con mà chẳng thức tỉnh. Do đó Thế Tôn dạy người, trước đoạn dứt cội gốc vô thủy luân hồi. Cội gốc này đã đoạn dứt, thì các thức không chỗ nương, trả lại Bản thể thường sáng tỏ từ thuở ban đầu của ta. Thế nhưng, đạo lớn thì mênh mông, phải tùy theo chỗ mà ra tay. Mới biết, muốn sửa vạt áo cho ngay bằng, hẳn phải kéo cổ áo lên. Muốn sửa lưới cho thẳng, cần lôi giềng lưới lên.

7.Trước kia, dưới cửa Tổ sư chỉ ra một con đường chánh tu hành, dạy người từ ngay đầu nguồn mà khởi công.

Nếu đầu nguồn đã trong sạch, thì lý thật luôn luôn hiện tiền, thức và niệm tự nhiên ô nhiễm chẳng được. Ví như mặt trời đã lên cao giữa hư không, thì ma quái đều bặt dấu. Một pháp môn tâm địa này, chính là đạo của ngàn Thánh xưa nay chẳng đổi.

Cho nên, trái với nó thì phàm, thuận với nó thì Thánh, mê nó thì sanh tử bắt đầu, ngộ nó thì luân hồi ngừng dứt. Vậy muốn dừng luân hồi không gì bằng thể nhận “chí đạo”. Muốn thể nhận chí đạo, không gì bằng quán chiếu Bản tâm. Muốn quán chiếu Bản tâm, cần mở rộng mắt rỗng soi xét. Luôn khiến cho trăng tỏ rọi sáng ngời, thường ở trong định mà trí tuệ chiếu soi.

8.Luôn luôn giữ được trong chỗ thất tình chưa phát này. Luôn luôn bảo toàn được thể bát thức chưa nhiễm này. Thì, ngoài dừng các duyên, trong bặt các vọng. Gồm thu ánh sáng nơi mắt, lắng đọng âm vận nơi tai, điều hòa hơi thở nơi mũi, bịt kín khí vị nơi lưỡi, tay chân chẳng động. Khiến cho năm thức: mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, mỗi thứ trở lại căn của nó, thì năm thứ linh: tinh, thần, hồn, phách và ý, mỗi thứ yên nơi vị của nó.

9.Trong hai mươi bốn giờ thường xem kỹ bên trong sự chạy rong của con trâu này, lẫn với thường lắng nghe ngược lại sự thuần thục hay buông lung của nó. Cả đến mọi cử chỉ hành động, niệm niệm chẳng rời nó. Cũng như, đi đứng nằm ngồi, tâm tâm luôn ở ngay con trâu này. Không thể một sát-na quên mất chiếu soi hay thoáng chốc trái nhau.

10.Thần quang vừa phóng ra liền thu lại. Trong lúc vội vàng vẫn không tách rời. Thường ở ngay đây mà luôn để ý chiếu soi. Như ông Tử Tư nói: “chẳng thể rời trong giây lát”, là đấy.
Lại, trước còn giữ nó để cho trống hết tâm kia. Kế quên nó để mở rộng cái lượng kia. Tùy chỗ, tùy thời đều tự tại vô ngại.

11.Song, người học chỉ cốt lo dẹp trừ sáu thức, thì càng nên rõ biết chỗ trước sau. Ý tuy là chủ soái của sáu thức, mà mắt chính là tiên phong của năm giặc.

Nên bậc Tiên đức nói: “Tâm là then chốt, mắt là giặc trộm.” Muốn hàng phục tâm kia, trước phải thu nhiếp mắt kia.

Bởi cây nỏ thì sự phát động ở tại bộ phận máy, tâm thì sự duyên dẫn ở tại mắt. Bộ phận máy chẳng động thì nỏ đứng yên. Mắt chẳng động thì tâm đứng yên.

12.Phải biết, vọng niệm dấy lên từ thức căn, đối với cảnh mà thành vọng, chẳng phải có thật thể. Khi ở chúng sanh, thì trí yếu thức mạnh nên chỉ gọi là thức. Ngay khi ở Phật địa, thì trí mạnh thức yếu nên chỉ gọi là trí. Chỉ chuyển tên kia mà chẳng chuyển thể kia.

13.Ban đầu thì một nguồn tâm rỗng rang trong lặng, rồi do “tri kiến lập tri”, vọng trần sanh khởi, nên có vọng niệm. Nếu “tri kiến vô kiến, tư tức Niết-bàn”, thì Trí tánh chân thật thanh tịnh sẽ trở lại trong lặng nhiệm mầu, rỗng suốt trọn vẹn, ý niệm liền tiêu.

14.Ý niệm đã tiêu, thì từ thức thứ sáu trở xuống, không thức nào chẳng đều tiêu hết. Tức là chỗ ngài Văn-thù bảo: “Một căn đã trở về nguồn, sáu căn trở thành giải thoát.” Đã không sáu căn thì không sáu trần, đã không sáu trần thì không sáu thức. Đã không sáu thức thì không chủng tử luân hồi. Đã không chủng tử luân hồi, thì một điểm Chân tâm của ta, đứng riêng không chỗ nương, rỗng rang, mênh mông, sáng rỡ, lặng trong, muôn kiếp thường còn, hằng không sanh diệt.

15.Đây là pháp chỉ thẳng tâm người, rất rõ ràng xác thật, chặt thẳng làm sao! giản dị làm sao! Chỉ hay chăm lo cội nguồn quán chiếu con trâu này, lâu rồi thì tự nhiên tâm không, mênh mông lóng đứng, lặng lẽ chẳng động, vắng bặt chẳng nghĩ, rỗng toang tâm mở, tỏ suốt thấy tánh. Đây là chỗ nói: da mỏng da dày đều rớt sạch, một Thể chân thật hiện tiền.

16.Công phu đến đây thì tự nhiên tinh thần sáng tỏ, trí tuệ thông suốt, tâm tánh linh thông, khắp được đại tự tại. Mới biết, tất cả chư Thánh đều từ pháp môn tâm địa này, phương tiện mà vào, sẽ được thành Phật, làm Tổ, làm thầy trời người, phàm phu không thể chứng đến. Do người chẳng nhận biết Tự tâm, nên kinh Phật nói: “Tất cả chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay mê muội điên đảo Bản tâm chẳng tự giác ngộ, vọng nhận bốn đại làm thân, duyên lự làm tâm.

Ví như bỏ đi trăm ngàn biển cả chỉ nhận lấy một hòn bọt nhỏ.” Do đây trên mê thêm một lớp mê, trong vọng thêm một lớp vọng, theo cảnh mà lưu chuyển, để mắt sanh tình, muôn điều lấy bỏ, không lúc nào tạm rảnh. Đến nỗi khiến cho dấy lên mê lầm tạo nghiệp, lẩn quẩn trong sáu đường, chẳng ra khỏi được. Rốt cùng cái mờ mịt ban đầu (minh sơ) đều do cái lỗi một thoáng vọng mê chân vậy.

17.Nên biết, ba cõi chỉ có tâm, kẻ mê thì ngoài tâm chạy tìm pháp, người trí thì thấy cảnh chính là tâm. Cảnh tức là cảnh của tâm, tâm tức là tâm của cảnh. Đối cảnh chẳng mê, gặp duyên chẳng động, năng sở làm thành lẫn nhau, một thể không khác. Nếu hay đạt cảnh chỉ là tâm, liền đó ngộ tâm thành đạo. Giác tột vọng niệm từ vô thủy, nhiếp thu cảnh trở về tâm, Chân như ra khỏi trói cột (xuất triền), lìa cấu nhiễm được giải thoát. Hằng hợp với thanh tịnh bản nhiên, thì chẳng còn sanh trở lại. Và núi sông, quả đất, mọi tướng hữu vi, như vàng ra khỏi quặng, trọn chẳng còn dính bụi đất.

18.Dường như cây đã cháy thành tro, đâu có mọc cành lá lại nữa. Một phen được là được mãi, tột đến mé vị lai thoát hẳn cảnh giam giữ, ở mãi nơi cõi Thánh vậy.

19.Song đại đạo Nhất thừa tối thượng này, nếu người căn khí lanh lợi, một nhảy liền thẳng vào đất Như Lai. Nếu người căn khí chậm lụt thì phải làm thế nào? Hẳn phải do công phu học từ dưới lên trên, thứ lớp dẫn vào pháp môn, mới có thể được. Khiến cho họ đi một bước tự có hiệu nghiệm một bước, lên một cấp tự có khuôn khổ một cấp. Đó cũng chính là ý đi xa thì từ gần, lên cao thì từ thấp. Nếu chẳng biết ra tay thực hành công phu vào cửa thì đâu hay chóng đến địa vị xong xuôi tột bậc. Nếu chưa thể tận tâm, thì đâu hay rõ tánh. Chưa thể minh tâm, thì đâu hay kiến tánh.

20.Nên biết, minh tâm chính là mái chèo trí tuệ trong biển sanh tử, kiến tánh chính là thuốc hay trong bệnh phiền não. Nếu như sau khi được minh tâm kiến tánh rồi, lúc đó mới dùng cảnh giới trị sạch tự tâm, dùng tinh tấn làm cho tự tâm kiên cố, dùng nhẫn nhục làm cho tự tâm phẳng lặng, dùng giác chiếu làm cho tự tâm trong sạch, dùng trí tuệ làm cho tự tâm bén nhạy sáng suốt, dùng Tri kiến Phật làm cho tự tâm mở bày, dùng bình đẳng Phật làm cho tự tâm rộng lớn.

21.Nếu sáng tỏ được tâm này, thì chóng vượt khỏi sanh tử, viên chứng Niết-bàn. Nếu mê mờ tâm này thì luân hồi mãi mãi, bỏ mất tánh chân, cho nên trọn chẳng ra ngoài tâm này. Nếu lìa tâm này thì không riêng có huyền diệu vậy. Về sau, dù có công phu thứ lớp, chẳng qua chính là thành tựu “cái ấy” mà thôi.

22.Những lời trên đây chính là phương pháp tu hành, là yếu thuật thành tiên chứng Thánh, là cửa tròn đủ vào đạo, vào đức. Xưa ngài A-nan nhớ giỏi không sót điều gì (đa văn tổng trì) nhưng trải nhiều năm mà chẳng lên được Thánh quả.

23.Khi dừng duyên chiếu soi trở lại, liền chứng vô sanh. Bởi tâm phàm phu trọn ngày cứ chạy ra ngoài, thì mỗi lúc càng xa, càng trái đó thôi.

24.Là bậc học đạo, chẳng lo gì không thành tựu, chỉ lo chẳng siêng năng. Nếu hay ròng rặc và siêng năng, thì chưa có ai tham thiền mà chẳng ngộ.

25.Giả sử lập chí chẳng vững, niềm tin đạo chẳng mạnh, sớm làm chiều lại đổi thay, mới đầu siêng năng đến giữa chừng thì buông nghỉ, thích trong chốc lát, lại chán với thời gian lâu dài. Như thế mà mong mỏi được cùng làm bạn với chư Tổ, thật là ngông cuồng thay!

26.Một pháp mới điều phục này, tạm trình bày ít lời, để lại cho người đồng chí hướng soi rọi. Được vậy, mới mong chẳng rơi vào không, kẹt theo tà kiến, thì pháp môn rất là may lắm! Mà tôi cũng may lắm! Chỉ một bài điều phục trâu này, đại khái là như vậy, học giả cần biết rõ. Nói xong!

=========== kinhle =========
Đem công đức này hồi hướng đến các Hành-giả thấm đạt thức tri.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách