Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

THIỀN SƯ QUẢNG TRÍ
LUẬN GIẢI
THI TỤNG MƯỜI BỨC
TRANH CHĂN TRÂU
THÍCH THANH TỪ
GIẢNG GIẢI
DL 1999 - PL 2543
LỜI DẪN
Quyển THẬP MỤC NGƯU ĐỒ TỤNG LUẬN GIẢI hay Luận Giải Thi Tụng Mười Bức Tranh Chăn Trâu của Thiền sư Quảng Trí đời Lê, trước đây được Phật tử Trần Đình Sơn dịch và chú thích.
Nay có bản dịch của Thông Phương và chúng tôi giảng ngay trong bản mới dịch này.
Thiền sư Quảng Trí ở vào đời vua Lê Dụ Tông, thời Lê Trung Hưng. Rất tiếc là tiểu sử của Ngài và chùa Ngài ở chưa tìm được. Đây là một thiếu sót trong sử Phật giáo Việt Nam, do vì các nhà ghi sử thời Lê trọng Nho khinh Phật nên không nêu cái hay của nhà Phật, khiến cho phần sử liệu Phật học thiếu sót nhiều.

Bản Luận Giải Thi Tụng Mười Bức Tranh Chăn Trâu của Thiền sư Quảng Trí là một vinh hạnh cho nền Phật học Việt Nam.
Bản này không tìm thấy trong các thư viện, nhưng Phật tử Trần Đình Sơn có được là do một người bạn ở Đà Lạt tặng.
Khi ông dịch bản này và phát hành thì chúng tôi có được bản chữ Hán.
Xem kỹ lại chúng tôi thấy rất hay nên mới đem vào chương trình học, để chúng ta thấy rằng mãn đời Trần đến đời Lê vẫn có những Thiền sư xuất sắc chớ không phải là bặt dấu.
Song vì chúng ta không tìm ra tư liệu nên đành để quên đi.
Kính chào các Đạo hữu đồng tu trên Diễn đàn Phật pháp online, tn có chúc chia sẽ cùng các bạn. Quyển Thập mục ngưu đồ luận giải của Thiền-sư Quảng Trí, Đời lê, Nay do Thầy là Hòa Thượng Thích Thanh Từ giảng giải. Vào năm 1999 tức Pl 2543, là cách đây đã hơn 11 năm.

tn là một Phật tử tại gia, không có duyên tu theo tu sĩ phái Thiền Tông vì gia thế, Mà trong tâm thì lúc nào cũng nghĩ Thầy là người đầu tiên đã vẩn vắc tn này vào đạo, do một nhân duyên được Thầy giảng thuyết trực tiếp về thân Tứ đại.

Sau đó tn đã đọc rất nhiều sách do Thầy đã viết, nhưng hiện nay chỉ có tâm đắc nhứt là Quyển Thập mục ngưu đồ luận giải. Nay chia sẽ lại cùng Quí vị đồng tu, trước là tưởng nghĩ Thầy đã khai quang trí tuệ cho mình, sau là ôn lại các bài giảng giải của Thầy. Vì vậy muốn cho nhớ lâu, nên có những phần nghi vấn phụ lục thêm.

Để vừa là ôn lại, vừa là nghi vấn, để học tập. Chính là lý do tn đăng bài này lên Diễn đàn.
==================================================================================================================================================================

1. Vị nào đã luận giải sớ Thập mục Ngưu đồ này?

2. Vị nào đã giảng giải Bài này hiện nay?

3. Quí đạo hữu nào biết tiểu sử của Hòa Thượng Thích Thanh Từ?

Xem tiếp...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

BIỂU DÂNG VUA LÊ DỤ TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

BIỂU DÂNG VUA LÊ DỤ TÔNG (Số 1)

Kính dâng Thánh thượng bản sớ giải về những lời tụng tranh Chăn trâu.

Tăng Pháp Thông, hiệu Quảng Trí ở chùa Trấn Hải (Trấn Hải Quan Tự)

kính ghi.
Vào tháng ba năm Kỷ Hợi (1719) được Thánh thượng ngự đến chùa nhân ngày lễ vía đức Di-đà, chính khi ấy chúng Tăng kính cẩn nghênh đón.
Tôi đặc biệt được gọi vào, thọ ơn Thánh thượng đem lòng mến thương, ban cho ngồi uống trà và thêm ân cần hỏi han trước sau. Lòng tôi run sợ, theo đó vừa đáp vừa tỏ bày, mắt chẳng dám nhìn, chỉ cúi đầu cung kính.

Đội ân đức rộng lớn mênh mông của Thánh thượng, Ngài hỏi thăm từ duyên lúc còn ở ngoài đời, cho đến việc đi xuất gia: “Đã bỏ những tạo tác ở thế tục bao lâu, để chí nơi suối rừng từng làm được sự nghiệp gì?”

Tôi kính xem thấy đấng thiên tử có tâm Phật, thường chẳng quên lời vàng đã phó chúc, biết sửa đổi những điều cũ xưa làm cho mới mẻ trở lại, khiến khuôn phép nơi đất Phật được chuyển thông, thật là thích ứng cho khắp cả quân dân.

Xem kỹ quả có đức “thành”, nhìn kỹ quả có đức “chủ”. Nhờ đem chủng nhân đó dạy dỗ muôn dân, thì có thể dứt điều tội lỗi, đem đến phước lành, lại thêm bồi đắp quả tốt về sau.

Cứ mỗi kỳ rằm lớn (tam nguyên) Ngài đem tiền bạc, vật báu vô số đến cúng dường luôn luôn, ý mong cho Phật pháp được thạnh vượng. Lại thêm bốn mùa cấp dưỡng không thiếu thốn. Bọn tôi lòng rất đỗi vui mừng khôn xiết!

Kế lại được Ngài hỏi đến ý nghĩa chăn trâu, khi ấy tôi trình bày chẳng được rành rẽ chi lắm.
Nay đây, tôi kính cẩn đem phần giải thích nơi bản xưa, mở ra xem lại, hoặc có chỗ nào lý giải chưa sáng tỏ, thì lý giải thêm ít lời, hoặc chỗ nào rườm rà không cần thiết thì lược bỏ bớt, biên thành một bản.

Lại trên mỗi bức tranh vẽ thêm một tranh, xong đóng thành quyển kính dâng lên.
Ngưỡng mong Thánh thượng khi muôn việc rỗi rảnh mở xem một phen. Hoặc lời lẽ trong đó có giải lầm, xin Ngài cứ xóa bỏ đi.
Còn nếu trong đó có điều xác đáng, mong Ngài cho được truyền rộng ra khiến người học chẳng đến nỗi quên mất việc học thuở trước, cũng như ngày càng mở rộng thêm sự hiểu biết mới, và người sau này cũng được tiện lợi. Đó thật là điều rất bổ ích với hàng tu tiến.

Song với lời giải thích cạn cợt, ngôn từ vụng về, chẳng đáng làm phiền Ngài xem qua. Tôi thầm xét thấy cơ Tổ tinh tế và sâu kín, tạm mượn việc chăn trâu. Sức học của Ngài uyên thâm hỏi đến trí điều phục trâu, chúng tôi chẳng ngại sự kém cỏi của mình, trình bày đầy đủ ra đây, kính dâng lên để Thánh thượng được rõ.
Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 16 (1721), ngày rằm tháng năm.
Bức thư này của Thiền Sư Quảng Trí, đã ký Ngày rằm tháng năm 1721 Niên Hiệu Vĩnh Thịnh thứ 16.
Hiện nay là năm 2011 tính ra thì cũng khoản hơn 290 năm.

4. Thiền Sư đã Viết Biểu dâng vua Lê Dụ Tông, nói lên ý nghĩ gì của Thiền Sư?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: BIỂU DÂNG VUA LÊ DỤ TÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Dưới đây là Bài giảng của HT. Thích Thanh Từ
Kính dâng Thánh thượng bản sớ giải về những lời tụng tranh Chăn trâu.

Tăng Pháp Thông, hiệu Quảng Trí ở chùa Trấn Hải
(Trấn Hải Quan Tự)
Tác giả quyển Luận Giải Thi Tụng Mười Bức Tranh Chăn Trâu là Thiền sư hiệu Quảng Trí, tự Pháp Thông, có chỗ nói hiệu là Pháp Thông, tự là Quảng Trí, nhưng Quảng Trí được nhiều người chú ý, nên Quảng Trí là pháp hiệu, Pháp Thông là pháp tự thì hợp lý hơn.

Ngôi chùa Ngài ở gọi là chùa Trấn Hải, ở kinh đô Thăng Long.

Nhưng khi ra Thăng Long tức hiện nay là Hà Nội, chúng ta không biết chùa Trấn Hải ở chỗ nào, chỉ có chùa Trấn Quốc, tra lại tên trước là Khai Quốc, chớ chưa bao giờ có tên là Trấn Hải.

Vì thế chúng tôi ngờ không biết có phải ngài Quảng Trí ở chùa Trấn Quốc hay không, chỉ biết Ngài ở chùa tại kinh đô Thăng Long. Nghi vấn này để sau chúng ta tra khảo kỹ lại.
kính ghi.
Vào tháng ba năm Kỷ Hợi (1719) được Thánh thượng ngự đến chùa nhân ngày lễ vía đức Di-đà, chính khi ấy chúng Tăng kính cẩn nghênh đón.
Tôi đặc biệt được gọi vào, thọ ơn Thánh thượng đem lòng mến thương, ban cho ngồi uống trà và thêm ân cần hỏi han trước sau. Lòng tôi run sợ, theo đó vừa đáp vừa tỏ bày, mắt chẳng dám nhìn, chỉ cúi đầu cung kính.
Đây là tư cách của người dân đối với vua. Khi xưa vua chúa đi đến đâu thì dân chúng không được ngước nhìn mà phải cúi đầu xuống.
Vì vậy trong khi uống trà đối đáp, ngài Quảng Trí tuy ngồi chung mà không dám nhìn mặt Vua, chỉ cúi đầu cung kính.

Vua Lê Hi Tông lên ngôi năm 1675 và nhường ngôi cho con là vua Lê Dụ Tông năm 1705. Vua Lê Dụ Tông lên ngôi rồi nhường ngôi cho con năm 1729.

Vua Lê Hi Tông chúng ta đã được biết qua Thiền sư Tông Diễn và Thiền sư Chân Nguyên, vua Lê Dụ Tông chúng ta biết qua Thiền sư Quảng Trí và Thiền sư Hương Hải. Hai Vua đều có tâm hâm mộ Phật pháp, thường đến chùa gặp chư Tăng hỏi đạo lý nên Phật giáo trong thời Lê, từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, được vua chúa kính trọng và có cơ hội phát triển.
Đội ân đức rộng lớn mênh mông của Thánh thượng, Ngài hỏi thăm từ duyên lúc còn ở ngoài đời, cho đến việc đi xuất gia: “Đã bỏ những tạo tác ở thế tục bao lâu, để chí nơi suối rừng từng làm được sự nghiệp gì?”[/quote]
Khi ngồi uống trà, nhà vua mới hỏi lúc ở ngoài đời Ngài đã làm gì và từ khi đi tu đến nay đã làm được những gì trong đạo. Đó là hai câu hỏi cho biết nhà vua rất chú ý đến Ngài.
Tôi kính xem thấy đấng thiên tử có tâm Phật, thường chẳng quên lời vàng đã phó chúc, biết sửa đổi những điều cũ xưa làm cho mới mẻ trở lại, khiến khuôn phép nơi đất Phật được chuyển thông, thật là thích ứng cho khắp cả quân dân.
Ở đây Ngài tán thán nhà vua có tâm Phật và không quên lời vàng phó chúc của đức Phật. Đức Phật phó chúc cho Vua lúc nào? Theo trong kinh, có đoạn đức Phật phó chúc cho tất cả chư thiên và những vị vua chúa trên nhân gian sau này là những người ủng hộ chánh pháp để lưu truyền mãi mãi.

Đây là dẫn kinh xưa chớ không phải đức Phật trực tiếp phó chúc cho vua Lê Dụ Tông. Vì thế nên nhà vua biết sửa đổi những điều cũ xưa, làm lại những điều mới mẻ, khiến cho khuôn phép nơi đất Phật được chuyển thông. Khi trước, ngài Chân Nguyên tôn vua Lê Hi Tông là Giác vương, còn ở đây ngài Quảng Trí tán thán vua Lê Dụ Tông là người biết chuyển đổi cho xứ sở mình, cho đất Phật của mình được chuyển thông, được thích ứng với tất cả quân dân. Thế nên trong thời này Phật giáo rất là hưng thạnh.
Xem kỹ quả có đức “thành”, nhìn kỹ quả có đức “chủ”.
Nhờ đem chủng nhân đó dạy dỗ muôn dân, thì có thể dứt điều tội lỗi, đem đến phước lành, lại thêm bồi đắp quả tốt về sau.
Cứ mỗi kỳ rằm lớn (tam nguyên), Ngài đem tiền bạc vật báu vô số đến cúng dường luôn luôn, ý mong cho Phật pháp được thạnh vượng. Lại thêm bốn mùa cấp dưỡng không thiếu thốn. Bọn tôi lòng rất đỗi vui mừng khôn xiết!
Ngài Quảng Trí nhìn kỹ nhà vua quả có đức chân thành và đức làm chủ muôn dân.
Mỗi kỳ rằm lớn, Vua cho quân lính đem tiền bạc vật dụng đến chùa cúng dường và quanh năm thường cấp dưỡng đầy đủ cho chư Tăng tu hành được an ổn. Vì vậy những người tu trong chùa rất vui mừng, rất quí trọng nhà vua.
Kế lại được Ngài hỏi đến ý nghĩa chăn trâu, khi ấy tôi trình bày chẳng được rành rẽ chi lắm.
Nay đây, tôi kính cẩn đem phần giải thích nơi bản xưa, mở ra xem lại, hoặc có chỗ nào lý giải chưa sáng tỏ, thì lý giải thêm ít lời, hoặc chỗ nào rườm rà không cần thiết thì lược bỏ bớt, biên thành một bản.

Lại trên mỗi bức tranh vẽ thêm một tranh, xong đóng thành quyển kính dâng lên.
Ngưỡng mong Thánh thượng khi muôn việc rỗi rảnh mở xem một phen.

Hoặc lời lẽ trong đó có giải lầm, xin Ngài cứ xóa bỏ đi. Còn nếu trong đó có điều xác đáng, mong Ngài cho được truyền rộng ra khiến người học chẳng đến nỗi quên mất việc học thuở trước, cũng như ngày càng mở rộng thêm sự hiểu biết mới, và người sau này cũng được tiện lợi.

Đó thật là điều rất bổ ích với hàng tu tiến. Song với lời giải thích cạn cợt, ngôn từ vụng về, chẳng đáng làm phiền Ngài xem qua.

Tôi thầm xét thấy cơ Tổ tinh tế và sâu kín, tạm mượn việc chăn trâu. Sức học của Ngài uyên thâm hỏi đến trí điều phục trâu, chúng tôi chẳng ngại sự kém cỏi của mình, trình bày đầy đủ ra đây, kính dâng lên để Thánh thượng được rõ.
Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 16 (1721), ngày rằm tháng năm.


Trên mỗi bức tranh Ngài vẽ thêm một tranh. Thí dụ như trên bức tranh “Vị mục” hay “Chưa chăn”, Ngài vẽ các ông quan ngồi uống trà uống rượu, khi đó là chưa chăn. Đến bức “Hồi thủ” hay “Quày đầu”, Ngài vẽ thêm một thầy tu ngồi tự tại. Qua sáng kiến vẽ thêm tranh của Ngài, chúng ta thấy tinh thần của một Thiền sư nhân cái xưa mà phụ họa cái nay, để chúng ta dễ hiểu hơn.

Ngưỡng mong Thánh thượng khi muôn việc rảnh rỗi mở xem một phen.
Đây là lời nói khiêm nhường của Thiền sư. Khi nào rảnh, Vua mở xem một lần.
Hoặc lời lẽ trong đó có giải lầm, xin Ngài cứ xóa bỏ đi.
Nếu tôi có giảng sai, Vua cứ bỏ bớt đi.
Còn nếu trong đó có điều xác đáng, mong Ngài cho được truyền rộng ra, khiến người học chẳng đến nỗi quên mất việc học thuở trước...

Nếu Vua xét thấy trong đó là đúng là hợp lý thì xin Ngài cho in ra. Nhờ vậy mà bản Luận Giải Thi Tụng Mười Bức Tranh Chăn Trâu còn lưu truyền mãi đến ngày nay.

Song với lời giải thích cạn cợt, ngôn từ vụng về chẳng đáng làm phiền Ngài xem qua.
Lời giải thích cạn cợt, ngôn từ vụng về, chẳng đáng cho bậc vua chúa phải xem.

Tôi thầm xét thấy, cơ Tổ tinh tế và sâu kín, tạm mượn việc chăn trâu. Sức học của Ngài uyên thâm hỏi đến trí điều phục trâu, chúng tôi chẳng ngại sự kém cỏi của mình, trình bày đầy đủ ra đây kính dâng lên để Thánh thượng được rõ.

Đây là những lời đề cao nhà vua để tránh lỗi cho rằng Ngài xem thường Vua.
Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 16 (1721) ngày rằm tháng năm.
Bản Luận Giải Thi Tụng Mười Bức Tranh Chăn Trâu ra đời năm 1721, tức là đầu thế kỷ 18 dưới thời vua Lê Dụ Tông.
Bài này nói rõ lý do vì sao Thiền sư Quảng Trí viết quyển Luận Giải này.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

LỜI TỰA TRANH CHĂN TRÂU

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

BIỂU DÂNG VUA LÊ DỤ TÔNG (Trang số 01)

Lời tựa tranh chăn trâu (Trang số 02)
LỜI TỰA TRANH CHĂN TRÂU

Xét bởi, Phật Tổ ra đời đều nhân vì mang nặng tâm nguyện lợi ích chúng sanh và cảm sâu lòng thương xót muôn vật, nên mới lập bày nhiều môn.

Dù nói rằng, người người vốn đủ, một tánh sáng tròn, nhưng đều do vô minh vọng niệm, nên chợt đó liền chịu luân hồi chưa từng tỉnh giác trở lại.

Bấy giờ, đức Phật Thích-ca Văn bỏ hoàng cung đi thẳng vào núi Tuyết, thị hiện sáu năm khổ hạnh, sau đó mới thuyết pháp lợi sanh.
Ngài mở rộng lòng từ to lớn thương tất cả, nhổ sạch gốc rễ tối tăm trong nhiều kiếp. Một tâm bi cùng tột phát ra lời chân thật tận cả cội nguồn.
Bởi người quá mê mờ bỏ mất Bản tánh, nên mới có giáo pháp ba thừa, Phật tùy cơ nói ra tự tại.

Song đối với diệu đạo Nhất thừa, thì một bề chỉ thẳng là đốn, là viên.
Hoặc trên trời hay trong nhân gian đều chẳng trái với giáo chỉ.
Hoặc khổ thú hay trầm luân, vẫn càng gần với ý Phật, không ngăn cách một mảy trần.
Dù tối tăm che lấp cũng trông thấy sáng ngời, mọi đức tròn đủ. Dù người không có duyên, cũng đều được thu nhiếp trao cho.

Đợi đến Tổ Đạt-ma từ Ấn Độ sang, mở ra việc nhìn vách chín năm. Sau đó dùng chỉ thẳng truyền riêng, lấy tâm ấn tâm, lại phát xuất Nhị tổ Thần Quang đứng trong tuyết tham thỉnh, chặt tay cầu an tâm, nên nói “được người tiếp nối”.

Từ đây trở xuống, Tổ Tổ nối tiếp nhau, hoặc thức ngủ hiện bày chân thật, hoặc đề cao đường giác, hoặc nói pháp ngữ, hoặc cho tiểu tham, hoặc khai thị, hoặc cảnh sách (đánh thức khuyên răn), hoặc châm minh (ghi sâu nhắc nhở), mỗi mỗi thúc đẩy dẫn dụ cho người tiến lên, nếu biên góp lại thì có rất nhiều nói không thể hết.

Nay pháp môn Tranh chăn trâu này, chưa biết bắt nguồn từ tay người nào. Có điều cũng phỏng theo kinh Phật, rồi kết tụ với Tổ giáo mà sắp xếp thành mười mục: ban đầu từ chưa chăn, sau cùng mất cả hai.

Con trâu, lúc đầu đen rồi trắng dần, cho đến hoàn toàn trắng sạch.

Thiền sư Phổ Minh còn dùng lời tụng, tụng thêm ở mỗi mục.
Về tranh, thì hình ảnh rõ ràng, ý lại sâu kín. Về tụng, thì lời gần mà ý chỉ cao xa. Thật là ân huệ lớn lao cho người học, có bổ ích rất nhiều, phương tiện cũng quá đầy đủ.

Thế nhưng, tranh ấy chính là pháp môn chỉ thẳng, mà đáng tiếc thiếu không có phần dẫn thẳng.
Tôi chẳng ngại sự kém cỏi của mình, thầm lấy những lời có sẵn của người xưa, lại chọn kỹ văn kinh, gạn xét chín chắn làm y cứ, phụ xen vào một hai ý mình, muốn tạm dùng để bù vào chỗ thiếu sót, đâu đáng gọi là biên soạn!

Ví như bệnh không phải chỉ có một chứng, thuốc không hạn cuộc một phương (toa); vì vậy nói: Bệnh lành thì thuốc quí, dù nước tiểu cũng là cam lồ. Chứng bệnh khác mà chấp vào một toa, thì dù nhân sâm, phục linh cũng trở thành thuốc độc. Há cho ngọc tiết, san-hô là diệu dược vô thượng sao? Nếu như hàng sơ cơ đệ tử Phật, quí việc tu thân thì hãy soi xét lại mình. Kẻ thích theo cuồng tuệ, hẳn có khinh thường và sẽ chê cười tôi. Tôi cũng không bắt ép ai. Vậy nên viết thành lời tựa.

Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 15 (1720) ngày Phật thành đạo, mùng tám tháng Chạp năm Kỷ Hợi.
Kính ghi ở Hải Thiên Phật Quốc.
Thiền-sư Quảng Trí viết sớ diển tả khỏi đầu của Phật giáo, và tiểu sử thiền...?

Tranh chăn Trâu này là Kinh hay của Tổ soạn viết? Tên của Vị Tổ này?

Sau đó Thiền Sư Quảng Trí đã làm gì?

Bài sớ thứ 2 nay cách nay bao lâu?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1.Tại sao Phật lại dạy nhiều pháp môn khác nhau?
GIẢNG. HT Thích Thanh Từ:Xét bởi, Phật Tổ ra đời đều nhân vì mang nặng tâm nguyện lợi ích chúng sanh và cảm sâu lòng thương xót muôn vật, nên mới lập bày nhiều môn. Dù nói rằng, người người vốn đủ, một tánh sáng tròn, nhưng đều do vô minh vọng niệm, nên chợt đó liền chịu luân hồi chưa từng tỉnh giác trở lại.

Mở đầu Lời Tựa Tranh Chăn Trâu, ngài Quảng Trí đi thẳng vào giáo lý: Lý do Phật Tổ ra đời nhân vì mang nặng tâm nguyện lợi ích chúng sanh và lòng thương xót muôn vật, nên lập ra nhiều pháp môn, như trong kinh nói có tám muôn bốn ngàn pháp môn.

Lẽ ra Phật dạy một pháp cho tất cả người tu, vì sao Phật lại dạy nhiều pháp môn như vậy?

- Là vì chúng sanh tâm niệm sai biệt, kẻ trình độ cao, người trình độ thấp, kẻ thích thứ này, người ưa thứ kia, mỗi người mỗi bệnh khác nhau, nếu dạy một pháp thì không thể nào khắp được các căn cơ, thế nên Phật mới lập bày nhiều pháp môn để đối trị.
2. Thế nào mới gọi là vô minh?
Dù nói rằng, người người vốn đủ, một tánh sáng tròn, nhưng đều do vô minh vọng niệm, nên chợt đó liền chịu luân hồi chưa từng tỉnh giác trở lại.

Trong kinh nói: Ai ai cũng có sẵn Tánh giác tròn sáng, không thiếu không khuyết, nhưng vì vô minh vọng niệm cho nên luân hồi không biết tỉnh giác trở lại. Như vậy trong kinh nói rõ tất cả chúng ta ai cũng có tánh Phật, mà tại sao lại làm chúng sanh?

- Tại vì vô minh vọng niệm cho nên đi theo luân hồi sanh tử. Thật ra trên thế gian ai cũng thấy mình tương đối là khôn chớ không phải dại.

Đâu có ai nói tôi dại triệt để, nếu có dại thì cũng dại bậc trung, vậy là dại lắm rồi! Ai cũng thầm nghĩ mình là khôn, nghĩ mình khôn mà không chịu sống với Tánh giác, lại đi luân hồi làm chúng sanh! Sống với Tánh giác là Phật, đi luân hồi là chúng sanh nên phải khổ! Tại sao đi trong luân hồi, tại sao làm kẻ mê, mà không nhận mình ngu? Phật nói chữ “vô minh” là nói nhẹ, vô minh là không sáng, chớ không nói là tối mò. Còn nói thẳng, nói nặng thì nói: ngu. Vì vô minh nên phải chịu luân hồi!

Thế nào là vô minh? Chúng tôi định nghĩa lại cho tất cả được rõ.
Trong kinh Viên Giác, Bồ-tát Văn-thù hỏi Phật: Thế nào là vô minh?

Phật giải thích: Người nào chấp thân tứ đại hòa hợp này là thân mình thật, chấp tâm suy nghĩ chạy theo bóng dáng sáu trần là tâm mình thật, đó là người vô minh.

Xin hỏi có người nào luôn luôn thấy thân này là giả, thấy tâm chạy theo sáu trần là vọng tưởng hư dối chăng?
Hay thấy thân này là thật, tâm suy nghĩ theo sáu trần là tâm mình thật, thấy như vậy là vô minh. Còn nếu thấy thân này là giả, mà thấy tâm suy nghĩ chạy theo bóng dáng sáu trần là thật, đó là bán phần vô minh, tức là phân nửa vô minh. Chúng ta hãy tự kiểm xem chúng ta có vô minh không.

Như vậy vô minh là gốc mê lầm của tất cả chúng sanh. Là con người, ai cũng đều thấy thân này là thân mình thật, cho nên chạy tìm kiếm đủ thứ để thỏa mãn những nhu cầu nó đòi hỏi, nào ăn, nào mặc, nào danh vọng địa vị v.v..., vì vậy mà suốt một đời không bao giờ ngừng được.

Chúng ta nghĩ thỏa mãn cái thân là để nó sống lâu chớ gì? Thí dụ như một bữa cơm chúng ta ăn độ ba chén là no, là vừa bao tử, nhưng gặp bữa cơm ngon thì cái lưỡi muốn ăn thêm, để thỏa mãn nó nên bao tử bị khổ!

Thế thì vì cảm giác của lưỡi mà chúng ta đi quá đà, tưởng làm thỏa mãn nhu cầu của thân, trái lại làm cho nó mau bại hoại! Do đó những người đi tiệc tùng liên miên thì dễ chết sớm, còn những người sống trên núi rừng ăn uống đạm bạc lại sống dai!

Người ở thế gian muốn thỏa mãn nhu cầu của thân, mà thân này trong nhà Phật gọi là mụt ghẻ, nó không bao giờ vừa ý, được một nó đòi hai, được hai nó đòi ba bốn, nó đòi mãi không thôi.

Thí dụ bữa nay được món ăn ngon này, ngày mai nó đòi món ăn ngon khác, nó đòi hỏi mãi không biết dừng! Như vậy những đòi hỏi của thân, của cảm giác quá nhiều, mà càng theo nó thì càng bại hoại. Vì vô minh chấp thân là thật, cho nên người ta mê chạy theo nhu cầu của nó để thỏa mãn cảm giác, mà cảm giác là không thật, trong nhà Phật gọi là thọ, tất cả thọ đều là vô thường là khổ.

Kế đến là chấp vọng tưởng là tâm mình thật, cho nên cả ngày sống trong điên đảo, không bao giờ được an ổn, yên vui, đó là gốc đau khổ từ vô minh mà ra. Ai còn bị chìm trong vô minh thì người đó còn đang đau khổ.
Ngài Quảng Trí lấy ý trong kinh để chỉ cho chúng ta thấy ai ai cũng có Tánh giác tròn đầy trong sáng, nhưng vì vô minh nên phải chịu đi trong luân hồi sanh tử mà không thức tỉnh trở lại.

Như hiện giờ tất cả Tăng Ni và Phật tử có mặt ở giảng đường này, quí vị có thức tỉnh trở lại hay chưa? Tuy chưa tỉnh trọn vẹn nhưng cũng có tỉnh một ít nên mới đến đây ngồi nghe. Nếu không thức tỉnh thì chắc còn chạy đi nơi này nơi kia để thỏa mãn những đòi hỏi của các giác quan mình.
3. Tích truyện Đức Phật Thích Ca.
Bấy giờ đức Phật Thích-ca Văn bỏ hoàng cung đi thẳng vào núi Tuyết, thị hiện sáu năm khổ hạnh, sau đó mới thuyết pháp lợi sanh. Ngài mở rộng lòng từ to lớn thương tất cả, nhổ lên gốc rễ tối tăm trong nhiều kiếp. Một tâm bi cùng tột phát ra lời chân thật tột cả cội nguồn.

Bởi người quá mê mờ bỏ mất Bản tánh, nên mới có giáo pháp ba thừa, Phật tùy cơ nói ra tự tại. Song đối với diệu đạo Nhất thừa, thì một bề chỉ thẳng là đốn, là viên. Hoặc trên trời hay trong nhân gian đều chẳng trái với giáo chỉ. Hoặc khổ thú hay trầm luân, vẫn càng gần với ý Phật, không ngăn cách một mảy trần. Dù tối tăm che lấp cũng trông thấy sáng ngời, mọi đức tròn đủ. Dù người không có duyên, cũng đều được thu nhiếp trao cho.


Đoạn này nói tóm tắt giáo lý của Phật trong cuộc giáo hóa.
Trước hết, “đức Phật Thích-ca Văn bỏ hoàng cung đi thẳng vào núi Tuyết, thị hiện sáu năm tu khổ hạnh, sau đó mới thuyết pháp lợi sanh.”

Đây nói đức Phật tu sáu năm khổ hạnh ở núi Tuyết, cho nên có tượng đức Phật ngồi thân thể gầy khô, đó là tượng khổ hạnh ở núi Tuyết. Nhưng khi đến Ấn Độ mới biết đức Phật ở xứ Népal tức là miền Bắc Ấn gần núi Tuyết (gần rặng Hi Mã Lạp Sơn).
Khi đi tu, Ngài không có lên núi Tuyết mà đi trở về Trung Ấn bên cạnh sông Hằng, tức là chỗ Bồ-đề đạo tràng hiện nay, cách xa núi Tuyết đến mấy trăm cây số. Nói theo xưa là Ngài lên Tuyết Sơn tu khổ hạnh, nhưng đó là lầm vì chúng ta không nắm vững sử liệu.
Thị hiện sáu năm khổ hạnh, sau đó mới thuyết pháp lợi sanh.
Đây là kể lại thời gian đi tu của đức Phật.

Ngài mở rộng lòng từ to lớn thương tất cả, nhổ sạch gốc rễ tối tăm trong nhiều kiếp.
Do lòng từ, tức là lòng ban vui, Ngài thương tất cả mọi người, muốn cho tất cả đều không còn tối tăm mà phải thức tỉnh, phải giác ngộ để hết khổ đau.

Một tâm bi cùng tột phát ra lời chân thật tột cả cội nguồn.

Do lòng bi Ngài chỉ chân lý, chỉ lẽ thật cho chúng ta nhận chân được nguồn cội của mình là sẵn có Tánh giác.

Bởi người quá mê mờ bỏ mất Bản tánh, nên mới có giáo pháp ba thừa, Phật tùy cơ nói ra tự tại.

Bởi vì chúng ta mê lầm bỏ quên Tánh giác của mình, cho nên Phật mới nói ra ba thừa, tức là Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa. Phật tùy theo căn cơ của chúng sanh, có khi nói Thanh văn thừa, có khi nói Duyên giác thừa, có khi nói Bồ-tát thừa.

Song đối với diệu đạo Nhất thừa, thì một bề chỉ thẳng là đốn, là viên.

Song đối với đạo mầu nhiệm chỉ có một thừa, Ngài một bề chỉ thẳng giáo lý đốn viên. Nói về giáo lý đốn viên, các tông phái ở Trung Hoa như trong tông Hoa Nghiêm thì ngài Hiền Thủ phán giáo, chia giáo pháp của Phật ra mấy phần như Tiểu thừa giáo, Đại thừa thủy giáo, Đại thừa chung giáo, rồi đốn giáo viên giáo.(Nhưng ngày nay thì không còn đặt hay gọi là Tiểu thừa, hay Đại thừa. Tất cã hòa đồng như nước với sửa.)

Đốn là nhanh chóng, viên là tròn đủ. Đốn giáo viên giáo là giáo cao tột. Như vậy, đối với diệu đạo Nhất thừa, Phật chỉ thẳng giáo lý nhanh chóng tròn đủ, chớ không có cấp bậc thứ tự, cũng không phải chỉ có một phần.
Hoặc trên trời hay trong nhân gian đều chẳng trái với giáo chỉ.

Dù là chư thiên hay là con người, ai muốn tu cũng đều có thể thực hiện được giáo lý do đức Phật nêu bày ra.
Hoặc khổ thú hay trầm luân, vẫn càng gần với ý Phật, không ngăn cách một mảy trần.

Dù sanh trong các cõi địa ngục ngạ quỉ súc sanh v.v... cũng vẫn gần được với ý Phật, chớ không có cách xa. Tại sao? Như con bò, con chó tuy có hình thức khác với con người, nhưng chúng vẫn có cái biết, vẫn có Tánh giác chớ chẳng phải không. Tuy chúng đang ở trong loài thấp kém ngu độn mà cũng không mất Tánh giác, vì vậy mà nói “không ngăn cách một mảy trần”.

Dù tối tăm che lấp cũng trông thấy sáng ngời, mọi đức tròn đủ.
Dù ai bị mờ mịt tối tăm che lấp, nhưng Tánh giác của họ vẫn tròn đủ chớ không thiếu thốn.
Dù người không có duyên, cũng đều được thu nhiếp trao cho.

Dù người không có duyên đến với Phật pháp, nhưng Phật cũng tuyên bố rằng “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, đều có Tánh giác.

Thế thì có ai ngoài đạo Phật chăng? Nếu có Tánh giác tức là có đạo Phật. Dù người đó theo đạo gì cũng có Tánh giác, thì cũng là Phật, nhưng là Phật chưa thành.

Đạo Phật không kỳ thị ai, không kỳ thị tôn giáo nào. Bởi vì từ con người cho đến súc sanh, tất cả đều có Tánh giác, có Tánh giác thì đều đồng với nhau. Ai biết trở về đều được giác ngộ, giác ngộ thì như nhau. Như vậy để thấy đạo Phật không có một cái nhìn riêng tư kỳ thị, mà nhìn chung tất cả mọi người đều có Tánh giác.
Còn tiếp


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Đợi đến Tổ Đạt-ma từ Ấn Độ sang, mở ra việc nhìn vách chín năm. Sau đó dùng chỉ thẳng truyền riêng, lấy tâm ấn tâm, lại phát xuất Nhị tổ Thần Quang đứng trong tuyết tham thỉnh, chặt tay cầu an tâm, nên nói “được người tiếp nối”. Từ đây trở xuống, Tổ Tổ nối tiếp nhau, hoặc thức ngủ hiện bày chân thật, hoặc đề cao đường giác, hoặc nói pháp ngữ, hoặc cho tiểu tham, hoặc khai thị, hoặc cảnh sách (đánh thức khuyên răn), hoặc châm minh (ghi sâu nhắc nhở), mỗi mỗi thúc đẩy dẫn dụ cho người tiến lên, nếu biên góp lại thì có rất nhiều nói không thể hết.
Đoạn trên dẫn sự truyền bá của Phật, đến đây dẫn sự kế thừa của chư Tổ.
Đợi đến Tổ Đạt-ma từ Ấn Độ sang, mở ra việc nhìn vách chín năm.
Tổ Đạt-ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa, lên chùa Thiếu Lâm, chín năm ngồi xây mặt vào vách.
Sau đó dùng chỉ thẳng truyền riêng, lấy tâm ấn tâm.

Đến khi truyền bá chánh pháp Tổ tuyên bố câu: “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, cho nên gọi là “chỉ thẳng truyền riêng, lấy tâm ấn tâm”.

Lại phát xuất Nhị tổ Thần Quang đứng trong tuyết tham thỉnh chặt tay cầu an tâm, nên nói “được người tiếp nối”.

Ngài Thần Quang đứng trong tuyết chặt tay cầu an tâm, nên từ đó mới có sự kế thừa. Từ Tổ Đạt-ma là người Ấn Độ đến Tổ Thần Quang là người Trung Hoa, sự truyền thừa được tiếp nối ở Trung Hoa và mãi đến Việt Nam.

Đoạn này dẫn cho chúng ta thấy rõ đường lối tu, trên là Phật kế là Tổ có sự kế thừa rõ ràng đầy đủ, chớ không phải là sự ngẫu nhiên.
Đến đây chúng tôi nhắc lại câu chuyện Tổ Thần Quang, trong sử thường gọi là Tổ Huệ Khả. Ngài Thần Quang là một vị Sư tu thiền nhưng chưa ngộ được lý của Thiền tông. Tuy tu thiền mà Ngài luôn luôn thấy tâm bất an. (Hết phần 1 audio).

Nói đây tôi nhắc lại câu chuyện Tổ Thần Quang, trong sử thì chúng ta để là Tổ Huệ Khả. Bởi vì Ngài Thần Quang là một vị Sư tu thiền nhưng mà chưa có ngộ được lý thiền của tổ Ðạt-ma, mà nói cách khác là chưa ngộ được lý Thiền-tông. Bởi vậy cho nên tu thiền mà Ngài luôn luôn thấy tâm bất an, nó loạn động.

Nghe Tổ Đạt-ma sang ở chùa Thiếu Lâm, thì Ngài mới đến đó để cầu học. Nhưng mà khi Ngài đến thì Tổ Ðạt-ma, Ngài ngồi xây mặt vào vách, không đoái hoài đến, vì vậy mùa đông ở miền bắc Trung-Quốc có tuyết lúc đó là tháng mười một, tháng chạp vì đó, Ngài Thần Quang thấy Tổ ngồi xây mặt vào dách, thì không biết làm sao thưa thỉnh.

Cho nên Ngài để tỏ cái lòng quyết tâm cầu đạo của mình, cho nên chấp tay đứng ở ngoài sân. Từ đầu hôm cho tới sáng, thì mùa đông tuyết xuống, sáng thì tuyết lên tới đầu gối, thì Tổ Ðạt-ma mới xây ra nhìn thấy, Ngài mới hỏi “Ông đến đây cầu cái gì mà khổ hạnh như vậy?”

Ngài thưa: “Con tới đây để cầu Ngài dạy pháp môn cam lồ”, nói cái từ khác hơn là pháp môn giải thoát.
Vị Tổ đạt-ma, Ngài quở: “Xưa kia các vị Bồ-tát đi cầu đạo phải có khi bỏ thân mạng, hoặc là chẻ xương làm viết, lấy máu làm mực v.v... để cầu đạo mà còn chưa có xứng được. Nay ông dùng chút khổ hạnh đó làm sao cầu được giải thoát?”

Thì quí vị thấy đứng ngoài tuyết suốt đêm mà mặt mày vẫn tỉnh, không nhăn nhó cũng không có buồn bực, không có sợ hãi, mà cũng bị Tổ chê chút ít khổ hạnh.
Còn mình bây giờ tới chùa cầu đạo thì sao?
Vô cầu xin lạy ba lạy, xin nhận cho ở chúng, nếu “không cho” thì giận, phủi áo bỏ ra đi, cuốn đồ cái dong. Không cần nói gì thêm, nói không cho là giận rồi.
Còn Ngài đứng trong tuyết suốt đêm mà bị chê là khổ hạnh chút ít, do đó cho nên Ngài mới đi lại phía sau mượn cái dao tức là vô nhà bếp, chặt một cánh tay đem ra quì dâng.

(Lúc đó tôi cũng không biết nói sao, chặt hết một cánh rồi, còn có một tay, quì. Tay nắm một tay đã chặt thì dâng lên thì Tổ đạt-ma được khá đó thôi nhận làm đệ tử mà hỏng biết lúc đó có băng bó không, hay máu có tuông…đều đó cũng có hơi khó hiểu ở đây thì tôi vãng về sử, thì tôi đặt nghi vấn có thể đây chỉ là một cái ngụ ý, chớ còn làm như vậy chặt một cánh tay mà không băng bó, mà ra quì dâng thì máu nó tuông ra, chịu sao cho nổi phải không thì cái chuyện đó bây giờ mình nghĩ không ra. Không lẽ Ngài chặt thì nó luyền liền. Do đó tôi cũng không hiểu nổi, chỉ ngụ ý rằng Ngài tha thiết quên mình để cầu đạo, cho nên Tổ khen “được” thì nhận làm đệ tử.)

Khi nhận làm đệ tử rồi. Thì một hôm ngài Thần Quang thưa: “Bạch Hòa thượng tâm con không an, xin Ngài dạy con pháp an tâm.”

Như vậy câu “chặt tay cầu an tâm” là chặt tay để cầu được chấp nhận làm đệ tử và sau đó hỏi pháp an tâm. Khi mà hỏi pháp an tâm.

Thì Tổ Đạt-ma, Ngài nhìn thẳng Ngài bảo: “Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho.”

Thì lúc đó Ngài Huệ Khã, Ngài chới với, làm sao đem tâm ra được! Bây giờ nếu quí vị hỏi : “tâm con lăng xăng quá, xin Thầy dạy con cách an tâm”, tôi bảo: “đem tâm ra, tôi an cho”, quí vị làm sao có chới với không?

Biết nó ở đâu mà đem! Nhưng với tinh thần thiết tha cầu đạo, ngài Thần Quang liền xoay lại tìm cái tâm mà mình nói nó bất an đó, coi nó ở đâu đặng lấy ra.
Tìm một hồi nó mất tiêu, càng tìm càng vắng bóng, tìm không được thì còn cách nào khác hơn là thưa: “Bạch Hòa thượng con tìm tâm không được.” Lời hết sức là chân thành!

Tổ bảo: “Ta an tâm cho ngươi rồi.” Câu thiệt là nhẹ. Qua câu “ta an tâm cho ngươi rồi”, ngài Thần Quang liền ngộ được pháp an tâm và được đổi tên là Huệ Khả.

Đây là chỗ khi xưa tôi đọc mấy phen, cứ nghĩ các Tổ như đùa với nhau, chớ không dạy gì cả. Người cầu an tâm rất là tha thiết. Biểu “Đem tâm ra ta an cho.” rồi cái người tìm tâm một hồi không có, không thấy, thưa: “Con tìm tâm không được.”

Ngài mới nói: “Ta an tâm cho ngươi rồi.” An lúc nào? An bằng cách gì? Vậy mà Ngài Huệ Khả biết được phương pháp an tâm.

Thì chính cái chỗ đó, ở đây tôi sau này khi lãnh hội được ý đó, tôi mới thấy Thiền tông từ Tổ Đạt-ma sang Trung Hoa truyền trực tiếp cho Tổ Huệ Khả là một cái ý chỉ mà chúng ta không thể nào thấy khác hơn được. Cái ý chỉ đó là Phản quan phải không?

Biểu tìm tâm, thì làm sao? Nếu ngó ra thì làm sao tìm, tức là quay lại tìm coi cái tâm lăng xăng của mình ở đâu? Khi tìm ra thì không thấy nó, bởi khi tìm thì nó mất. Mà nó mất tức là không còn. Mà khi cái tâm lăng xăng đó mất, lúc đó an chưa?

Như vậy tìm lại không còn thấy lăng xăng, không thấy lăng xăng là đã an. Cho nên Ngài nói: “Ta an tâm cho ngươi rồi.” An tâm là không cho thêm cái gì hết, mà bắt mình quay lại tìm cái tâm lăng xăng. Khi tìm, nó mất thì tự nó an chớ không có gì lạ.
Như vậy cái ý chỉ của người tu thiền, là phải quay lại tìm cho ra cái tâm lăng xăng của mình coi nó ở đâu, nó ra sao, quay lại mất là đó là an tâm.
Thì như vậy là cửa vào của nhà thiền đơn giảng, rất là đơn giảng, cho nên sau này các Tổ.
Nhất là ngài Đức Sơn mới dùng câu nói: “Tông ta không ngữ cú, không một pháp cho người.” Có pháp gì cho đâu, xin pháp an tâm mà biểu tìm, thì tự mình tìm có gì thêm, mà tìm thì nó lặng đó là an tâm như vậy. Chúng ta thấy an tâm là tự mình quay lại để tự mình thấy rõ tâm lăng xăng đó là cái gì?

Vừa tìm lại thì nó mất, nó không còn, thì đó là an tâm. Từ cái điểm đó mà tôi mới thích cái câu của Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ,
Ngài nói sao? “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”, phản quan là soi sáng lại chính mình, đó là cái phận sự chánh, không phải từ ngoài mà được. Phản quan thì đó là cái gốc.

Tìm tâm không thể được của Tổ Huệ Khả! Đó, thì mình mới thấy. Từ Ấn Độ sang Trung Hoa, người được thừa hưởng đầu tiên cái pháp này là Tổ Huệ Khả hết sức là giản đơn như vậy, rồi từ. Ở Việt Nam, ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ chỉ cho vua Trần Nhân Tông là Sơ tổ Trúc Lâm cũng câu “Phản quan tự kỷ”, nghĩa là quay lại chính mình chớ không có việc gì khác, nếu từ ngoài mà được là sai, như vậy là cái gốc Thiền tông nó rõ ràng, nó rất là cụ thể.

Như vậy thì ở đây, tôi khuyên, tôi dạy quí Phật-tử tu thiền, chỉ những người sơ cơ, thì muốn phản quan, cũng không biết làm sao mà phản, cho nên thôi mượn hơi thở vô ra, đếm hoặc là theo để thấy hơi thở vô ra, đó là phương tiện phản quan. Rồi thời gian bỏ theo hơi thở, chỉ thấy tâm mình, nó dấy lên nhìn nó coi nó ra sao, vấy lên mình nhìn, nó là vọng rồi thôi nó mất.

Thì như vậy đó là tinh thần phản quan, nó phát xuất từ Tổ Huệ Khả đến ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ và hiện giờ chúng ta đang ứng dụng. Nó có hệ thống như vậy, chớ không phải cái chuyện tu, là tự ý mình đặt ra, tự ý mình bày nên nó không phải vậy, là cái chủ yếu, nói cho tất cã các vị hiểu được cái ý nghĩa này.
Bởi vậy cho nên khi mà Ngài Thần Quang, hay là Tổ Huệ Khả ngộ được rồi, thì từ đó về sau “được người tiếp nối”, tức là được người thay cho Tổ Bồ-đề-đạt-ma, và từ đó truyền mãi về sau, cho nên.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Từ đây trở xuống, Tổ Tổ nối tiếp nhau, hoặc thức ngủ hiện bày chân thật, hoặc thảnh thơi trên đường giác.
Hoặc khi thức, hoặc khi ngủ, cái chân thật không bao giờ mất, hoặc là thảnh thơi luôn luôn đi trên đường luôn là tỉnh là giác, cho nên thảnh thơi trên đường giác.
Hoặc nói pháp ngữ, hoặc cho tiểu tham.
Hoặc dùng những câu nói pháp, hoặc là cho tiểu tham.

Hoặc khai thị, hoặc cảnh sách (đánh thức khuyên răn), hoặc châm minh (ghi sâu nhắc nhở), với mỗi thứ thúc đẩy dẫn dụ cho người tiến lên, nếu biên góp lại thì có rất nhiều nói không thể hết.
Thì chính ngày nay những buổi giảng này, quí vị nhớ, chúng tôi để tên là Tham Vấn Đường, tức là quí vị đến đây để tham cứu, để thưa hỏi cho rõ về ý nghĩa tu thiền.
Nhưng vì ở đây quí vị chưa có ai được giỏi để tham vấn, thì thôi tôi giảng tức là khai thị cho quí vị hiểu để ứng dụng tu.
Nay pháp môn Tranh chăn trâu này, chưa biết bắt nguồn từ tay người nào. Có điều cũng phỏng theo kinh Phật, rồi kết tụ với Tổ giáo mà sắp xếp thành mười mục.

Bây giờ cái mười mục tranh chăn trâu này, không biết rõ phát xuất từ quyển kinh nào hay từ tay người nào vẽ ra, nhưng đều là phỏng theo trong kinh, thí dụ như kinh Tứ Thập Nhị Chương v.v... Phật dạy phải chăn trâu, rồi kết hợp với Tổ giáo, Tổ giáo tức là lời dạy của chư Tổ, sắp xếp thành ra mười mục.
Ban đầu từ chưa chăn, sau cùng là mất cả hai. Con trâu, lúc đầu đen rồi trắng dần, cho đến hoàn toàn trắng sạch. Thiền sư Phổ Minh còn dùng lời tụng, tụng thêm ở mỗi mục. Về tranh, thì hình ảnh rõ ràng, ý lại sâu kín. Về tụng, thì lời gần mà ý chỉ cao xa. Thật là ân huệ lớn lao cho người học, có bổ ích rất nhiều, phương tiện cũng quá đầy đủ.

Thì cái đoạn này, để nói rõ rằng, Mười bức tranh chăn trâu chưa biết người nào đích thân vẽ ra, nhưng mà đây là một sự kết hợp giữa kinh Phật và lời vậy của các Thiền-sư, gọi là Tổ giáo, dạy cho các Tổ. Như vậy thì mười bức tranh này, từ ban đầu chưa chăn cho tới cuối cùng là mất cả trâu và chăn.
Mỗi bức tranh có một bài tụng của Thiền sư Phổ Minh. Như vậy thì nói rõ ra thì mười bức tranh mang một ý nghĩa tượng trưng để chúng ta tự quay lại nhìn mình từng chặng để cho dễ nhớ dễ tiến. Cho nên cái ý nghĩa, về hình ảnh thì rõ ràng, nhưng ý nghĩa lại sâu kín. Còn về phần tụng lại càng rất là hay, rất cao xa. Cho nên đây là một phương tiện lớn cho người học, có thể nhờ đó mà dễ thấy được tâm mình, dễ thấy được cái sự tiến lùi trên đường tu của chính mình.
Thiền sư Phổ Minh soạn trước mười bức tranh rồi mới tới Thiền sư Quảng Trí, hay ngược lại?
Thế nhưng, tranh ấy chính là pháp môn chỉ thẳng, mà đáng tiếc thiếu không có phần dẫn thẳng. Tôi chẳng ngại sự kém cỏi của mình, thầm lấy những lời có sẵn của người xưa, lại chọn kỹ văn kinh, gạn xét chín chắn làm y cứ, phụ xen vào một hai ý mình, muốn tạm dùng để bù vào chỗ thiếu sót, đâu đáng gọi là biên soạn!

Ví như bệnh không phải chỉ có một chứng, thuốc không hạn cuộc một phương (toa); vì vậy nói: Bệnh lành thì thuốc quí, dù nước tiểu cũng là cam lồ.
Chứng bệnh khác mà chấp vào một toa, thì dù nhân sâm, phục linh cũng trở thành thuốc độc. Há cho ngọc tiết, san-hô là diệu dược vô thượng sao?

Nếu như hàng sơ cơ đệ tử Phật, quí việc tu thân thì hãy soi xét lại mình. Kẻ thích theo cuồng tuệ, hẳn có khinh thường và sẽ chê cười tôi. Tôi cũng không bắt ép ai. Vậy nên viết thành lời tựa.


Đến đây thì Ngài nói rõ thêm, cái pháp môn chăn trâu này là cái pháp môn chỉ thẳng, nhưng mà Ngài than rằng thiếu chỗ dẫn thẳng. Và Ngài mới bổ túc bằng cách xem văn kinh, rồi chọn kỹ lại, rồi thêm vài ý để bù vào những chỗ thiếu sót. Như vậy chỉ là bổ túc thôi, chớ không phải là biên soạn, nhưng tạm gọi là biên soạn.
Ngài nói:
Ví như bệnh không phải chỉ có một chứng, thuốc không hạn cuộc một toa.

Bệnh thì mỗi người mỗi bệnh khác nhau, thuốc thì cũng mỗi toa mỗi khác nhau, mà cái giá trị, là ở chỗ nào? “bệnh lành thì thuốc quí”, nghĩa là pháp nào trị được bệnh, thuốc đó là thuốc quí. Không nhất định phải thứ thuốc quí mới là quí, cốt là thuốc để trị lành bệnh, dầu là cái thuốc tầm thường mà hết bệnh cũng là quí.

Dù nước tiểu cũng là cam lồ.
Gần đây người ta có nói dùng nước tiểu để trị bệnh đó, giả sử nước tiểu mà trị lành bệnh thì nước tiểu cũng là quí. Khi xưa, đầu thế kỷ 18 đã biết trị bệnh bằng nước tiểu. Bây giờ có nhiều người bác sĩ cũng nói ở bên Mỹ, họ cũng dùng nước tiểu để trị bệnh. Thì như vậy cái giá trị không phải ở thuốc giá trị, mà ở chỗ đúng bệnh đúng thuốc.

Bởi vậy nên nói rằng:
Chứng bệnh khác mà chấp vào một toa.
Như người đau đầu, người đau bụng mà uống một toa thuốc, có được không? Cũng không thể được.

Thì dù nhân sâm, phục linh cũng trở thành thuốc độc. Há cho ngọc tiết san-hô là diệu dược vô thượng sao?
Bởi vì mình thấy cái vì quí là ngọc là san hô, mấy thứ đó là quí, có thể trị được hết bệnh của con người sao?

Nếu như hàng sơ cơ đệ tử Phật, quí việc tu thân thì hãy soi xét lại mình. Kẻ thích theo cuồng huệ, hẳn có khinh thường và sẽ chê cười tôi.

Người nào quyết tu thì hãy quay lại nhìn mình, thử coi cái lời nói ở đây có thích hợp, có đúng bệnh mình hay không, nếu đúng như vậy thì có lợi ích. Còn ai muốn nói bằng văn chương, bằng những ý siêu thoát mà cho rằng, cái đó mới là hay thì người đó sẽ coi thường những lời dạy, những lời giải thích của Ngài trong phần này, bởi vậy kết thúc, Ngài nói.

Tôi cũng không bắt ép ai. Vậy nên viết thành lời tựa.

Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 15 (1720) ngày Phật thành đạo, mùng tám tháng Chạp năm Kỷ Hợi.
Kính ghi ở Hải Thiên Phật Quốc
.


Hải Thiên Phật Quốc, Phật Quốc là nước Phật, Hải Thiên là góc biển, là chân trời, vì chùa của Ngài là chùa Trấn Hải, có thể là ở ngoài góc biển.

Phần này là Lời Tựa Tranh Chăn Trâu. Bắt đầu vào trong bài, Ngài nói thật là cẩn thận và người học cũng rất nên chăm chú lãnh hội đừng có bỏ mất những cái ý hay này.
Zo.10-7-11


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập mục Ngưu đồ luận giải.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

NÓI THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (Phần 1)
Hay
LUẬN GIẢI VỀ
LỜI TỤNG TRANH CHĂN TRÂU

Kính lễ bậc Giác biết cùng khắp,
Nương về kinh Pháp mười hai bộ,
Nam-mô mười phương các Thánh Hiền,
Đồng chấn uy quang soi xét đến.

Từng bảo: Thuốc, không hẳn sâm, linh, đan, thạch, hết bệnh là thuốc hay. Lời không hẳn bàn giỏi, luận thông, mở sạch điều mê là lời khéo. Vì thế, chỗ thầy thuốc tầm thường bỏ đi, chính là chỗ Lô Biển thu lấy. Điều hạng dở coi khinh, chính là điều bậc trí quí trọng.

Mới biết, lập ngôn chẳng quí bàn suông vô ích, mà thật quí là lời cảnh tỉnh được người. Người xưa nói: Do nghi mới đến hỏi, kiếm báu rời khỏi vỏ vì chém việc bất bình; dẫn lời đáp để phá nghi, linh đơn ra khỏi đỉnh (bình), là muốn trị lành bệnh vậy.

Các nhân giả! Mỗi người hãy ngay đây định tỉnh tinh thần, một niệm hồi quang, thì rỗng toang tự soi sáng. Khác chi vầng hồng trong hư không, một mình vận hành vô tư. Hay như minh châu trên mâm, chẳng đẩy mà tự lăn. Lúc này nếu chẳng xét tột cội nguồn, liền đợi về sau hỏi đức Di-lặc, sao quá chậm vậy?

Tôi dù tối dốt, học vấn sơ sài, hạnh giải mỏng manh, cũng thấy được những lời tụng tranh chăn trâu, chính là việc trên bổn phận của người học đạo. Song văn ít mà nghĩa sâu, ý thâm mà hình ảnh rõ ràng, nên trong một niệm phấn khởi, tôi liền tạm viết lời chú giải, để mọi người cùng rõ biết.

Theo lời trình bày trên giấy mực, lại có thêm phần nói thẳng, lược dẫn ít điều. Nếu như lý tột chưa được sáng tỏ, bàn lầm nghĩa sai trái, mong cho tôi được sám hối. Hoặc giả lời lẽ đúng lý, xin cho rộng lưu thông, để khỏi cô phụ chí nguyện này.

Lời rằng: “Thánh nhân luống phí tâm lão bà, tri âm nào phải kêu nói mãi.” Giờ đây đối với mục ban đầu chưa chăn, xin hãy tạm nêu ra.

Chỉ vì khi mê cần nhờ có giáo lý ba thừa. Sau khi ngộ mới biết một chữ cũng không. Xưa đức Thích-ca Như Lai đi thẳng vào núi Tuyết, bỏ cả sự vinh hoa, phú quí ở đời, chịu sáu năm đói lạnh, đến đêm mùng tám tháng Chạp thấy sao Mai mọc liền thành Chánh giác, cảm than rằng: “Lạ thay! Có tâm là có Phật. Chỉ vì tất cả chúng sanh có đủ đức tướng trí tuệ Như Lai, nhưng đều do vọng tưởng chấp trước mà chẳng chứng được.”

Do đó, ở đạo tràng Bồ-đề, Ngài nói kinh Hoa Nghiêm, chính là pháp môn “Nhất thừa viên đốn vi diệu”, mở bày cho chúng sanh thấy tánh thành Phật. Đó thật là kinh điển bí yếu.
Lại, sách Đại Học của họ Khổng để lại, nói: “Từ thiên tử cho đến dân thường, thảy đều lấy việc tu thân làm gốc.”

Song pháp môn này, trước nói chưa chăn, giống như nói chưa giác. Chưa giác tức là chưa tu, mà chưa tu chính là chưa chăn. Như trong lời trên: “từ thiên tử cho đến dân thường” có thể biết đã ngầm nêu hết những hàng vương hầu, công khanh sĩ đại phu v.v... ở trong đó.

1. Từ bậc thiên tử chưa chăn, nghĩa là sao? Đây là thân ở cảnh phú quí, con trai, con gái, lụa ngọc, trân báu, ho tàng, hàng ngày ứng tiếp muôn việc, đâu rảnh mà hồi quang phản tỉnh để chăn cho được?
Đến như ngôi vị vương hầu chưa chăn, là sao? Cũng đều do con cái, lụa ngọc thê thiếp dính bận nơi tâm, lại có quyền hành đi đánh dẹp, mưu tính xâm lăng, nhân đó nên không thể chăn.

2.Tới hàng công khanh, sĩ đại phu v.v... thì a dua theo quyền thế, say sưa với bổng lộc, khoe khoang tiếng tăm, hoặc lo hưởng ân huệ trên trước người dân, chỉ mưu quí hiển một thân mình, nhân đó không thể chăn.
Còn hạng học trò, thì lao tâm khổ chí, lo lấy công danh vinh hiển, đâu rảnh mà chăn?

3.Cho đến kẻ ruộng vườn, thợ thầy, buôn bán, hết thảy mọi người làm ăn kiếm sống, gieo giống cấy mạ, gánh nước bửa củi, giặt nhuộm may vá, dệt vải, gặt, phơi, xay, giã, nắm bắt tạo bày, khổ nhọc chăm lo, bề bộn rộn ràng để kiếm dùng hằng ngày. Sớm tối nghĩ suy, trăm phương ngàn kế; nếu nói việc ngay trong nhà thôi, thì cũng biết bao thứ nhỏ nhặt, bút không thể chép hết. Chỉ vì nghiệp căn sâu nặng, lăng xăng cả ngày, thế nào chăn được?

Trên từ vua chúa, dưới đến dân thường, hãy gác lại chớ bàn. Ngay như xứ này, hàng bốn chúng đệ tử Phật, vốn đã có chút ít duyên lành đời trước được sanh làm người, may còn gặp nề nếp từ xưa truyền lại, được đi xuất gia, cạo tóc mặc áo nhuộm, lạm nhận sự cung kính, cứ “ăn rồi tụ đầu nói chuyện ồn ào, chỉ nói toàn chuyện thế gian tạp nhạp; ham ăn ham uống qua ngày, lần lựa ở trong đời, bèn thành quê dốt”. Rồi trở lại đi theo cúng tụng để lo lợi dưỡng, quên mất tâm ban đầu, thật là cô phụ chí xuất gia vậy. Bao giờ mới dừng ý quên duyên, hồi quang phản tỉnh mà chịu chăn? Cứ suy theo đó thì thảy đều là chưa chăn hết.
Thuốc, không hẳn sâm, linh, đan, thạch, hết bệnh là thuốc hay. Lời không hẳn bàn giỏi, luận thông, mở sạch điều mê là lời khéo.
Câu này thì mình nghe nói đến thuộc lòng luôn. Nhưng biết thế nào là thuận duyên đúng bệnh cho thuốc. Rất nhiều người ngày nay, đọc được 5...7 Quyển kinh tâm đắc rồi. Tưởng đâu là mình đã mở mang được trí tuệ hiểu biết. Khuyên dạy người bỏ ác, làm lành, giữ giới hạnh.v.v. Nhưng gặp chuyện tới phiên mình ở trong cuộc rồi. Thì ô thôi tâm sân si, dục vọng đầy đủ, không thiếu gì cã. Thật đáng buồn cười.

Đây là bài văn của Ngài Quảng Trí viết những điều "Nói thẳng về chưa chăn". Từ bậc thiên-tử cho đến hàng bốn chúng đệ tử Phật. "Chưa chăn" tức chưa tu. Miệng thì nói tu, nhưng lòng thì buông lung, biến nhác hẹn lần này đến lần khác cũng chưa chăn. Hoặc Thân đã xuất gia mà tâm vẩn còn phàm tục. Chỉ biết nhận sự cúng dường. Lo làm từ thiện, xây chùa, tổ chức đình đám hao tốn tài nguyên của bá tánh tuy rằng việc làm Bố thí là điều rất tốt. Nhưng cũng chưa tốt bằng tự mình giải thoát luân hồi...

Mình cũng như các bạn là người còn đang học, chưa chứng ngộ bất cứ cái gì, vẩn còn là phàm tục đó, Nên không dám nói nhiều vì chê người tức là chê mình vậy! Biết thì để bụng, và tự tránh những đều xấu thì cũng tốt lắm rồi. Xin mời các bạn đón đọc thêm bài giảng của HT Thích Thanh Từ ở trang tiếp theo...

tn, kính


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nói thẳng chưa chăn (02)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Bài giảng (02) của HT T T T.

Tôi dù tối dốt, học vấn sơ sài, hạnh giải mỏng manh, cũng thấy được những lời tụng tranh chăn trâu, chính là việc trên bổn phận của người học đạo. Song văn ít mà nghĩa sâu, ý thâm mà hình ảnh rõ ràng, nên trong một niệm phấn khởi, tôi liền tạm viết lời chú giải, để mọi người cùng rõ biết.

Theo lời trình bày trên giấy mực, lại có thêm phần nói thẳng, lược dẫn ít điều. Nếu như lý tột chưa được sáng tỏ, bàn lầm nghĩa sai trái, mong cho tôi được sám hối. Hoặc giả lời lẽ đúng lý, xin cho rộng lưu thông, để khỏi cô phụ chí nguyện này. Lời rằng: “Thánh nhân luống phí tâm lão bà, tri âm nào phải kêu nói mãi.”


Trước hết Ngài tự khiêm tốn nói:
Tôi dù tối dốt, học vấn sơ sài, hạnh giải mỏng manh.
Ngài nói Ngài tối dốt, học vấn sơ sài hạnh giải yếu ớt, nhưng “cũng thấy được những lời tụng tranh chăn trâu” vì vậy thấy cái bổn phận của mình, cũng cần phải giúp cho những người học đạo để cùng biết.

Song văn ít mà nghĩa sâu, ý thâm mà hình ảnh rõ ràng, nên trong một niệm phấn khởi, tôi liền tạm viết lời chú giải, để mọi người cùng rõ biết.

Nhìn những bức tranh chăn trâu, đọc những lời tụng, Ngài lãnh hội được nên mới viết lời chú giải để trình ra đây cho mọi người cùng rõ.

Theo lời trình bày trên giấy mực, lại có thêm phần nói thẳng, lược dẫn ít điều. Nếu như lý tột chưa được sáng tỏ, bàn lầm nghĩa sai trái, mong cho tôi được sám hối.
Nếu như lời giải thích lý cao tột chưa được sáng tỏ, rồi bàn giải sai lầm, đó là lỗi của Ngài, Ngài xin sám hối.
Hoặc giả lời lẽ đúng lý, xin cho rộng lưu thông, để khỏi cô phụ chí nguyện này.

Nếu lời lẽ hay đúng thì cho lưu thông để hợp đúng chí nguyện của Ngài muốn lợi ích cho nhiều người.

Lời rằng: “Thánh nhân luống phí tâm lão bà, tri âm nào phải kêu nói mãi.” Giờ đây đối với mục ban đầu chưa chăn, xin hãy tạm nêu ra.

Đến đây Ngài dẫn: “Lời rằng” là lời của một vị Thánh trước. “Thánh nhân luống phí tâm lão bà”, các bậc Thánh nhân thương cái lòng thương mọi người, thương chúng sinh cũng như tâm của mẹ già thương con, không có nỡ không có dám quên, mà lúc nào cũng ôm ấp trong lòng. Thánh nhân vì thương chúng sanh cho nên lúc nào cũng muốn nhắc nhở, mà người không lưu tâm, không để ý thì lời nhắc nhở đó làm sao?- phí công vô ích.

Tri âm nào phải kêu nói mãi.

Nếu là người tri âm, chỉ nói vài câu thì đã lãnh hội. Lãnh hội rồi thì ứng dụng họ thực hành. Cũng như Bá Nha Tử Kỳ, người này khảy đàn người kia nghe, lãnh hội được rồi liền thông cảm liền. Nếu người nghe không phải là tri âm thì tâm lão bà phí tổn rất nhiều. Nói khô cổ, rát họng, năm này tháng kia, mà lâu lâu nhìn lại thì bệnh thiên hạ cũng y nguyên, đó là phí tâm lão bà! Quí vị thấy, tôi có phí không? vậy đó nên những câu này nói ra để rồi mình hiểu được người lớn đối với người nhỏ như thế nào!
Thánh nhân luống phí tâm lão bà, tri âm nào phải kêu nói mãi.”
==============================================
Giờ đây đối với mục ban đầu chưa chăn, xin hãy tạm nêu ra.
Chỉ vì khi mê cần nhờ có giáo lý ba thừa. Sau khi ngộ mới biết một chữ cũng không. Xưa đức Thích-ca Như Lai đi thẳng vào núi Tuyết, bỏ cả sự vinh hoa, phú quí ở đời, chịu sáu năm đói lạnh, đến đêm mùng tám tháng Chạp thấy sao Mai mọc liền thành Chánh giác, cảm than rằng: “Lạ thay! Có tâm là có Phật. Chỉ vì tất cả chúng sanh có đủ đức tướng trí tuệ Như Lai, nhưng đều do vọng tưởng chấp trước mà chẳng chứng được.” Do đó, ở đạo tràng Bồ-đề, Ngài nói kinh Hoa Nghiêm, chính là pháp môn “Nhất thừa viên đốn vi diệu”, mở bày cho chúng sanh thấy tánh thành Phật. Đó thật là kinh điển bí yếu.


Đoạn này Ngài dẫn kinh để chứng minh. Ngài nói khi xưa đức Phật đi tu, đã từ bỏ tất cả sự vinh hoa phú quí, chịu khổ hạnh đói lạnh, đến ngày mùng tám tháng Chạp khi sao Mai mọc, Ngài thành Phật.

Rồi theo kinh Hoa Nghiêm nói, hai mươi mốt ngày đầu, ở tại cội bồ-đề, Ngài nói kinh Hoa Nghiêm, thì trong kinh Hoa Nghiêm có đoạn,

Ngài nói rằng:
Lạ thay! Có tâm là có Phật. Chỉ vì tất cả chúng sanh có đủ đức tướng trí tuệ Như Lai, nhưng đều do vọng tưởng chấp trước mà chẳng chứng được.

Đó là vẩn một đoạn kinh Hoa Nghiêm, Như vậy kinh Hoa Nghiêm nói “có tâm là có Phật”. Bây giờ hỏi ở đây, có người nào không có tâm chăng? Ai cũng có tâm, thì ai cũng có Phật. Thế mà chúng ta cứ mải lo chuyện thế gian, không nhớ đến Phật. Có Phật mà bỏ quên Phật, có tội không? Ai cũng có Phật mà không chịu nhớ Phật.
Cho nên trong kinh thường nói: Chúng sanh bỏ Phật, chớ Phật không bỏ chúng sanh.
Chỉ vì tất cả chúng sanh có đủ đức tướng trí tuệ Như Lai, nhưng đều do vọng tưởng chấp trước mà chẳng chứng được.

Chúng ta do vọng tưởng chấp trước, cho nên đức tướng trí tuệ Như Lai biến mất, điều này được xác nhận rõ ràng trong kinh Hoa Nghiêm.

Do đó ở đạo tràng Bồ-đề, Ngài nói kinh Hoa Nghiêm, chính là pháp môn “Nhất thừa viên đốn vi diệu”, mở bày cho chúng sanh thấy tánh thành Phật. Đó thật là kinh điển bí yếu.

Kinh Hoa Nghiêm chỉ thẳng cho mọi người thấy mình có sẵn tâm Phật, có sẵn Tánh giác, để tu thành Phật. Vậy kinh Hoa Nghiêm cũng không khác với Thiền tông, chỉ rõ chỗ chí yếu cho tất cả chúng ta. Đoạn kế tiếp Ngài dẫn sách Nho để chứng minh.
Ngài nói rằng:
Lạ thay! Có tâm là có Phật. Chỉ vì tất cả chúng sanh có đủ đức tướng trí tuệ Như Lai, nhưng đều do vọng tưởng chấp trước mà chẳng chứng được.

kinh Hoa Nghiêm, chính là pháp môn “Nhất thừa viên đốn vi diệu”
==================================================
Lại, sách Đại Học của họ Khổng để lại, nói: “Từ thiên tử cho đến dân thường, thảy đều lấy việc tu thân làm gốc.” Song pháp môn này, trước nói chưa chăn, giống như nói chưa giác. Chưa giác tức là chưa tu, mà chưa tu chính là chưa chăn. Như trong lời trên: “từ thiên tử cho đến dân thường” có thể biết đã ngầm nêu hết những hàng vương hầu, công khanh sĩ đại phu v.v... ở trong đó.

Sách Đại Học của Khổng Tử nói:
Từ thiên tử cho đến dân thường, thảy đều lấy việc tu thân làm gốc.
Từ thiên tử cho đến dân thường là gồm cả vương hầu công khanh v.v... cho đến thứ dân kẻ làm ruộng người buôn bán, ai cũng phải lấy việc tu thân làm gốc.

1.Từ bậc thiên tử chưa chăn, nghĩa là sao? Đây là thân ở cảnh phú quí, con trai, con gái, lụa ngọc, trân báu, kho tàng, hàng ngày ứng tiếp muôn việc, đâu rảnh mà hồi quang phản tỉnh để chăn cho được?

Đây chỉ lý do vì sao bậc thiên tử chưa chăn: Vì thân ở trong cảnh phú quí, có con trai con gái, có lụa ngọc trân báu kho tàng, hàng ngày lo ứng tiếp muôn việc, đâu rảnh mà hồi quang phản chiếu, vì vậy mà gọi là chưa chăn.

2.Đến như ngôi vị vương hầu chưa chăn, là sao? Cũng đều do con cái, lụa ngọc thê thiếp dính bận nơi tâm, lại có quyền hành đi đánh dẹp, mưu tính xâm lăng, nhân đó nên không thể chăn.

Đến các quan võ không có chăn, tức là không có tu thân, là tại sao? - Là cũng do có con cái, lụa là châu ngọc, thêm thê thiếp vướng bận, lại có quyền hành đi đánh giặc, vì vậy đâu có rảnh mà chăn, cho nên chưa chăn.

3.Tới hàng công khanh, sĩ đại phu v.v... thì a dua theo quyền thế, say sưa với bổng lộc, khoe khoang tiếng tăm, hoặc lo hưởng ân huệ trên trước người dân, chỉ mưu quí hiển một thân mình, nhân đó không thể chăn.

Đến các quan văn mà không chăn là tại sao? Vì a dua theo quyền thế, say sưa với bổng lộc, khoe khoang tiếng tăm, lo hưởng ân huệ trên trước người dân, chỉ mưu cái quí cái hiển vinh của mình, nhân đó mà không thể chăn.
Trên đây đã kể ra ba hạng chưa chăn: vua chúa, quan võ, quan văn.

Còn hạng học trò, thì lao tâm khổ chí, lo lấy công danh vinh hiển, đâu rảnh mà chăn?

Đến học trò cũng không chăn, vì bận lao tâm khổ chí học hành thi cử, gầy dựng công danh sự nghiệp, nên đâu có rảnh mà chăn!

Cho đến kẻ ruộng vườn, thợ thầy, buôn bán, hết thảy mọi người làm ăn kiếm sống, gieo giống cấy mạ, gánh nước bửa củi, giặt nhuộm may vá, dệt vải, gặt, phơi, xay, giã, nắm bắt tạo bày, khổ nhọc chăm lo, bề bộn rộn ràng để kiếm dùng hằng ngày. Sớm tối nghĩ suy, trăm phương ngàn kế; nếu nói việc ngay trong nhà thôi, thì cũng biết bao thứ nhỏ nhặt, bút không thể chép hết. Chỉ vì nghiệp căn sâu nặng, lăng xăng cả ngày, thế nào chăn được?

Đây kể chung tất cả, những người làm ruộng vườn, làm thợ thầy, làm tất cả ngành để kiếm cơm sanh sống, lăng xăng suốt ngày, rốt cuộc rồi cũng không chăn.
Thế là từ vua chúa đến quan võ quan văn không chăn, cho đến học trò và thường dân cũng không chăn!
Đến phần kết thúc:

Trên từ vua chúa, dưới đến dân thường, hãy gác lại chớ bàn. Ngay như xứ này, hàng bốn chúng đệ tử Phật, vốn đã có chút ít duyên lành đời trước được sanh làm người, may còn gặp nề nếp từ xưa truyền lại, được đi xuất gia, cạo tóc mặc áo nhuộm, lạm nhận sự cung kính, cứ “ăn rồi tụ đầu nói chuyện ồn ào, chỉ nói toàn chuyện thế gian tạp nhạp; ham ăn ham uống qua ngày, lần lựa ở trong đời, bèn thành quê dốt”. Rồi trở lại đi theo cúng tụng để lo lợi dưỡng, quên mất tâm ban đầu, thật là cô phụ chí xuất gia vậy. Bao giờ mới dừng ý quên duyên, hồi quang phản tỉnh mà chịu chăn? Cứ suy theo đó thì thảy đều là chưa chăn hết.

Phần kết thúc này nghe buồn làm sao! Rốt cuộc rồi toàn là chưa ai chịu chăn cả, chưa chăn tức là chưa tu!
Đoạn trên Ngài nêu nào là vua quan, rồi tới kẻ nông phu, người thợ thầy v.v... vì bận rộn quá không ai chăn được hết.

Nhưng mà đến phần kết thúc, Ngài nói thẳng “bốn chúng đệ tử Phật”. Bốn chúng đệ tử Phật là ai với ai? - Là những người có căn duyên trong đạo: cao ở trên là Tỳ-kheo, kế là Tỳ-kheo ni, kế đến là Sa-di và Sa-di-ni. Có chỗ nói bốn chúng là: Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di và Tăng, Ni. Những người này đã có duyên chút ích trong đạo rồi, cho nên:
Được sanh làm người, may còn gặp nề nếp từ xưa truyền lại, được đi xuất gia, cạo tóc mặc áo nhuộm, lạm nhận sự cung kính.

Chữ này hơi đau một chút, “lạm nhận sự cung kính”, nói theo thế thường là lạm dụng sự cung kính của người.
Ăn rồi tụ đầu nói chuyện ồn ào, chỉ nói toàn chuyện thế gian tạp nhạp; ham ăn ham uống qua ngày, lần lựa ở trong đời, bèn thành quê dốt.

Đây là dẫn lời trong Qui Sơn Cảnh Sách quở nặng vì không chịu chăn.
Sau đây lại quở thêm:
Rồi trở lại đi theo cúng tụng để lo lợi dưỡng.
Lo đi cúng tụng để được thù lao chút ít, rồi “quên mất tâm ban đầu”. Mình đi tu là để thành một người xuất gia tu đạo giải thoát, chớ đâu phải đi tu để trở thành người làm ra tiền để sống. Vậy đó mà mình quên đi “quên mất tâm ban đầu, thật là cô phụ chí xuất gia vậy”. Thật là chúng ta đã bỏ mất ý chí xuất gia của mình, như vậy thì:

Bao giờ mới dừng ý quên duyên, hồi quang phản tỉnh mà chịu chăn?

Ngay bây giờ có chịu chăn hay chưa? “Dừng ý quên duyên” là lặng ý không chạy theo duyên bên ngoài. “Hồi quang phản tỉnh” là xoay ánh sáng lại phản tỉnh nơi mình. Như thế mới là người biết chăn.
Cứ suy theo đó thì thảy đều là chưa chăn hết.
Như vậy kể cả thế gian và người tu hình như chưa ai chịu chăn hết.
Đây là nói tổng quát về chưa chịu chăn. Về! Luận thẳng về chưa chăn.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nói thẳng chưa chăn (01)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Bài giảng tiếp theo của HT T T T
Kính lễ bậc Giác biết cùng khắp,
Nương về kinh Pháp mười hai bộ,
Nam-mô mười phương các Thánh Hiền,
Đồng chấn uy quang soi xét đến.


Mở đầu bài tụng Ngài Quảng Trí kính lễ Tam Bảo:
“Kính lễ bậc Giác biết cùng khắp” đó là kính lễ Phật.
“Nương về kinh Pháp mười hai bộ” đó là Pháp.
“Nam-mô mười phương các Thánh Hiền” đó là Tăng, Thánh Hiền Tăng.
“Đồng chấn uy quang soi xét đến”, cầu Tam Bảo soi xét đến những lời chỉ dạy nhắc nhở của Ngài cho mọi người cùng thấy cùng biết.
Từng bảo: Thuốc, không hẳn sâm, linh, đan, thạch, hết bệnh là thuốc hay. Lời không hẳn bàn giỏi, luận thông, mở sạch điều mê là lời khéo. Vì thế, chỗ thầy thuốc tầm thường bỏ đi, chính là chỗ Lô Biển thu lấy. Điều hạng dở coi khinh, chính là điều bậc trí quí trọng. Mới biết, lập ngôn chẳng quí bàn suông vô ích, mà thật quí là lời cảnh tỉnh được người. Người xưa nói: Do nghi mới đến hỏi, kiếm báu rời khỏi vỏ vì chém việc bất bình; dẫn lời đáp để phá nghi, linh đơn ra khỏi đỉnh (bình), là muốn trị lành bệnh vậy.

Ở đây Ngài mở đầu, Ngài nói: Người ta thường nói thuốc không phải là sâm, là linh đan, thạch, miễn thuốc nào trị hết bệnh, đó là thuốc hay. Còn lời không hẳn là bàn giỏi luận thông, mà miễn nói để người mở sạch được điều mê là cái lời nói khéo đó.

Vì vậy ở đây mới dẫn chứng:
Chỗ thầy thuốc tầm thường bỏ đi, chính là chỗ Lô Biển thu lấy.
Lô Biển là ông Biển Thước ở đất Lô, làm thầy thuốc nổi tiếng ở Trung Hoa. Chỗ những ông thầy thuốc chê, chính là chỗ ông thầy thuốc nổi danh dùng lấy.

Điều hạng dở coi khinh, chính là điều bậc trí quí trọng.

Điều mà những kẻ dở xem thường, chính là điều người trí thấy hay.

Mới biết, lập ngôn chẳng quí bàn suông vô ích, mà thật quí là lời cảnh tỉnh được người.

Mình nói cho nhiều, nói cho hay, văn chương cho lưu loát mà không có dính dấp đến sự tu hành, không đúng với bệnh của người thì như vậy cũng không có lợi gì, cho nên cái quí nhứt là cái lời nói mình, để người ta thức tỉnh được, đó mới là cái lời quí.
Điều hạng dở coi khinh, chính là điều bậc trí quí trọng.

Điều mà những kẻ dở xem thường, chính là điều người trí thấy hay.

Mới biết, lập ngôn chẳng quí bàn suông vô ích, mà thật quí là lời cảnh tỉnh được người.

===================================================
Dẫn!
Do nghi mới đến hỏi,
Dụ!
kiếm báu rời khỏi vỏ vì chém việc bất bình.
Cây kiếm báu rút ra khỏi vỏ vì có những việc bất bình ở ngoài cần sát phạt. Cũng như vậy, vì ôm ấp cái nghi trong lòng cho nên mới đến với các thiện tri thức để thưa hỏi.
Dẫn lời đáp để phá nghi, linh đơn ra khỏi đỉnh (bình) là muốn trị lành bệnh vậy.
Lời đáp lại của thiện tri thức là để phá cái nghi của người hỏi, giống như viên thuốc linh đơn, mình trút ra khỏi bình để làm gì? - là để trị bệnh cho người ta.
Cái người Thiền khách đến thưa hỏi với thiện tri thức đó là chỉ cho, giống như cây kiếm ở trong vỏ tuốt ra để giải quyết việc bất bình. Còn thiện tri thức đáp giải nghi cho người hỏi giống như thuốc linh đơn ở trong bình trút ra để trị bệnh. Hai hình ảnh đó, rất là rõ ràng.
Các nhân giả! Mỗi người hãy ngay đây định tỉnh tinh thần, một niệm hồi quang, thì rỗng toang tự soi sáng. Khác chi vầng hồng trong hư không, một mình vận hành vô tư. Hay như minh châu trên mâm, chẳng đẩy mà tự lăn. Lúc này nếu chẳng xét tột cội nguồn, liền đợi về sau hỏi đức Di-lặc, sao quá chậm vậy?

Câu này Ngài đánh tỉnh chúng ta. “Các nhân giả” là tất cả quí vị đó. “Mỗi người hãy ngay đây định tỉnh tinh thần”, tức là mình định tỉnh tinh thần mình lại. “Một niệm hồi quang” tức là một cái nhìn quay lại “thì rỗng toang tự soi sáng”. Cũng như Tổ Huệ Khả quay lại tìm tâm, tìm tâm thì tâm lặng, đó là rỗng roang tự soi sáng. Thì khi đó “khác chi vầng hồng trong hư không, một mình vận hành vô tư”. Khi quay lại nhìn thì những niệm lăng xăng lặng, chỉ còn một Tâm thể, nó tròn sáng giống như vầng mặt trời đi tự tại trong hư không. “Hay như minh châu trên mâm, chẳng đẩy mà tự lăn”,

Như vậy thì đoạn này Ngài muốn chỉ cho chúng ta ai ai cũng sẵn có Tánh giác, chỉ cần phải quay lại soi sáng để những ý niệm lặng đi thì Tánh giác hiện tròn đủ, giống như mặt trời đi giữa hư không, giống như hạt châu lăn trên mâm vậy.
“Lúc này nếu chẳng xét tột cội nguồn”, ngay đây mà không chịu tu, không chịu quán sát trở lại, “liền đợi về sau hỏi đức Di-lặc, sao quá chậm vậy”. Bây giờ có nhiều người tu lại nghĩ: Bây giờ thôi mình tu để gieo nhân chờ đức Phật Di-lặc ra đời, gặp Phật mình tu, Phật chỉ thẳng cho mình giác ngộ, phải không? Có nên chờ như vậy không? Chúng ta đã có sẵn Tánh giác mà không lo quay trở lại, mà chờ đến đức Di-lặc ra đời lâu quá, sao không tiếc thời giờ? “Sao quá chậm vậy”, đó là lời trách.
Ai ai cũng sẵn có Tánh giác, chỉ cần phải quay lại soi sáng để những ý niệm lặng đi thì Tánh giác hiện tròn đủ, giống như mặt trời đi giữa hư không, giống như hạt châu lăn trên mâm vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4)

Bởi tất cả tình mê đều nương các kiến chấp mà dấy lên. Giẫm vào đó thì khác chi rừng rậm, chìm trong đó nào khác biển sôi. Như tằm làm kén, cái ổ tốt là nhân nhận lấy trói buộc. Giống như con thiêu thân lao vào đèn, theo ánh sáng làm gốc hủy mình.

Nên bậc thông suốt nói: “Kẻ bỏ nhà lang thang mới cảm thông với người lữ khách, người lạnh lẽo cô đơn, mới biết rõ nỗi khổ của kẻ cùng đường.” Không pháp gì cứu được. Đó là cái thấy hẳn nên quở trách.
Hãy thuận lời Phật, chớ theo lời dạy của ma. Nay tôi nói phá rành rõ, nhưng nói phá lại bị người ghét. Người xưa nói: “Lời nói đúng lý chẳng sợ bị cắt lưỡi.” Do đó, tôi tạm nêu lên ở cõi này trong hàng Tăng có năm hạng đọa, năm hạng lười cộng chung thành mười hạng người chưa chịu chăn.
Ngài Quảng Trí thấy rõ sự bê bối trong hàng tăng bỉ ô nhiểm dục lạc. Đó là năm hạng phải bị đọa, và năm hạng lười chưa chịu chăn.
1. Rơi vào cuồng vọng buông thả mà chẳng chịu chăn. Vì sao?

Trong giáo nói: Có những kẻ dân ma, chuyên thích cuồng tuệ, chẳng chịu trì giới tu hành, vọng chấp những lời lẽ tương tự trong kinh điển, như câu: “phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh”, rồi theo lời sanh hiểu, theo cái hiểu lại phát độc, mặc tình nói năng ngông cuồng, tội lỗi không lường được. Họ chỉ có giải thoát trên môi lưỡi, thừa và giới đều mất hết, hoàn toàn chẳng tu hành gì. Nên Hòa thượng Vĩnh Minh nói: “Còn mang tập khí vẫn bị nghiệp cảnh lôi đi, hiện hành đâu khỏi duyên ràng buộc.” Như nói: “Học hiểu ngàn ngày, chẳng bằng trì giới một bữa.” Tại sao tham hư danh trên ngữ giải, nhận thật họa nơi địa ngục, dối mình lừa người, cam bị chìm đắm? Đấy chỉ là bọn sủa ngông cuồng, thật đáng thương xót! Những người hạng này tức chẳng chịu chăn.
1. Tham hư danh trên ngữ giải, nhận thật họa nơi địa ngục, dối mình lừa người. Là hạng người tu trên đầu môi chót lưỡi. Riêng mình thì chẳng chịu thực tu. Rồi dựa theo “phiền não tức Bồ-đề, dâm nộ si tức phạm hạnh”, làm ra nhiều việc tồi tệ, ngông cuồng. Sẽ bị đọa.
2. Rơi vào chia chẻ mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Tổ sư nói: Phần nhiều người có thông minh, học chăm săn tìm nơi giáo điển, ghi chú chương cú, chấp vào tên giả Pháp thân, chia chẻ rành mạch trên danh tướng, gom góp chỗ này, vá víu chỗ kia, suốt cả năm tháng.

Mỗi người do tranh giành cái thấy của mình, mà không có chỗ sống thật. Thế nên phải biết, trẻ đói đi ngang qua hàng thịt, miệng nhai ngồm ngoàm, chỉ thêm lòng thèm khát, không giúp gì được bụng đói. Hạng người này chỉ lo nói thiền trên miệng, dù ghi nhớ chương cú, chỉ ôm lòng ngã mạn để lấn lướt người. Đây là hạng thô hạnh thứ nhất trong hàng Tăng. Huống nữa, không có công phu tu hành chân thật, luống thêm khẩu nghiệp, rất đáng thương xót! Kẻ như thế nên chẳng chịu chăn.
2.Trẻ đói đi ngang qua hàng thịt, miệng nhai ngồm ngoàm, chỉ thêm lòng thèm khát, không giúp gì được bụng đói. Hạng người này chỉ lo nói thiền trên miệng, dù ghi nhớ chương cú, chỉ ôm lòng ngã mạn để lấn lướt người. Biện tài trôi trãi để tranh hơn tranh thắng. Chỉ là Con mọt sách thôi, chẳng giúp ích gì cho xã hội.
3. Rơi vào si không mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Người xưa nói: Kẻ học đạo dòm thấy một chút pháp không, rồi nghe người tụng kinh, niệm Phật, lễ bái, thực hành các thứ hạnh, liền bảo: “Pháp lìa danh tự, nếu theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng.” Đây là hạng người trong tâm ngoài miệng trái nhau.

Đâu chẳng thấy kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu ở trong định kia, các thiện nam thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm sáng tỏ, tự cho mình đã đủ, thì có một phần đại ngã mạn, bị ma nhập tâm phủ. Họ bảo, một niệm vượt qua ba vô số kiếp, trong tâm còn xem thường cả mười phương Như Lai, huống chi hàng Thanh văn, Duyên giác ở bậc dưới. Chẳng lễ tháp miếu, khinh thường kinh tượng, cho đây là đồng, vàng, gỗ, đất. Và bảo nhục thân là chân thường mà chẳng tự cung kính, lại đi sùng mộ gỗ đất, thật là điên đảo. Quả làm nghi lầm người sau vậy.”
Phải biết, chấp không mà phá tướng như thế, đều là quyến thuộc của ma. Mặc cho tất cả đều không, sanh không, tử cũng không, nhưng vua Diêm-la chẳng không thì làm sao đây? Thật đáng thương xót!
Hạng người chấp không này tức chẳng chịu chăn.
3. Hạng người rơi vào si "không" phá chấp lung tung, Nhưng nói "không" mà đừng ăn một ngày, thử coi "Có, không" biết liền timeeeout
4. Rơi vào tùy duyên mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Người xưa nói: “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm.” Chỉ thuận theo thiên chân, muôn hạnh tự tròn đủ. Giở chân, hạ chân, cái gì chẳng phải là nghiệp thanh tịnh, cần chi nhiều thứ tạo tác?

Lại bậc Tiên đức nói: “Tức tâm tức Phật, đâu nhờ tu hành?” Hạng người này như con chó đuổi theo hòn đất, chẳng biết là lời nói nhất thời trong cửa Tổ sư, nhân bệnh mà cho thuốc. Vì vậy nên biết “tùy duyên, mặc tình”, chẳng phải là không làm gì. Nhận lầm cơ Tổ, nắm đá sỏi cho là ngọc, thật đáng xót thương!
Hạng hiểu sai lầm này, tức chẳng chịu chăn.
4.“Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm.” Hoặc “Tức tâm tức Phật, đâu nhờ tu hành?” Hạng người này như con chó đuổi theo hòn đất, chẳng biết là lời nói nhất thời trong cửa Tổ sư, nhân bệnh mà cho thuốc.
5. Rơi vào dua nịnh theo quyền thế mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Chỉ vì chẳng biết xấu hổ, cứ lo khoe khoang tiếng tăm, quên mất cả đạo đức, bỏ bê phép tắc luật nghi, không còn gì là chừng mực, buông lung theo tình riêng mà đến nỗi như vậy.
Trái lại, họ chê người thật thà chất phác là quê mùa, và ca ngợi kẻ huênh hoang tự đắc là lanh lợi. Do đó, cứ buông thả tình dục, chẳng biết hổ thẹn. Tự hay nịnh hót kẻ thế lực, nương gá nơi cửa quyền quí để mưu lấy tiếng tăm, lợi lộc. Thường thì hạng người này chẳng nhận rõ gốc đạo, đắm đuối nơi sông ái, biển dục, đành tự cam chịu chìm lịm. Một mai họa đầy phước hết, bị người trời chán bỏ, thầy bạn chịu lây.
Hạng người như thế nên chẳng chịu chăn.
5. Hạng người dua nịnh theo quyền thế mà chẳng chịu chăn,Một mai họa đầy phước hết, bị người trời chán bỏ, thầy bạn chịu lây.
== tangbong ========== tangbong ======== tangbong ========
6. Thân tuy xuất gia mà chẳng chịu an tâm vào đạo, lại thuận theo pháp rỗng, chỉ lo giữ gìn thân huyễn, trau chuốt dáng vẻ bề ngoài, biếng nhác mà chẳng chịu chăn. Vì sao?

Hòa thượng Thiên Như nói: Thời gần đây có một hạng xuất gia, tuy nói lìa tục, mà thói tục chẳng trừ. Trọn nói xuất trần mà duyên trần chẳng cắt đứt. Kinh giáo vốn không rõ biết, tham thiền lại chẳng nhận hiểu. Tâm vượn chạy mãi, ý ngựa ruổi rong, thành bầy thành đội, ồn ào cả ngày. Chẳng những luống hao của tín thí, cũng là chôn vùi tánh linh chính mình. Đến khi nhắm mắt, đường trước chẳng biết đi đâu, thật là uổng vào nơi cửa không, sống đã vô ích, chết lại lạc loài.
Hạng người như trên, là vì cơm áo, vì cầu an vui. Xuất gia như vậy, thật đáng đau xót!

Đâu chẳng biết kinh Bảo Tích nói: “Quán nơi thân có bốn mươi thứ lỗi lầm, hoặc nói nó là ngục tù tham dục, hằng bị phiền não trói cột, là hố nhơ nhớp, luôn bị các trùng rúc rỉa. Tợ nhà xí với năm điều bất tịnh. Như túi lủng với chín lỗ thường chảy ra.

Rắn độc nóng giận dấy lên thì làm hại tâm và thương tổn tuệ mạng.
Quỉ La-sát ngu si, chấp ngã kiến mà nhai nuốt trí thân. Giống như giặc dữ, cả thế gian đều muốn tránh. Đồng với chó chết, các Thánh Hiền đều xa bỏ.

Chẳng bền chắc như cây chuối, hòn bọt v.v... Vô thường như lửa nháng, điện chớp. Dù cho nó ăn uống mà trở lại thành thù địch. Thường đem đồ nuôi dưỡng mà không biết đền ơn v.v...” Điều đáng chê trách rất nhiều, khó nói đủ hết. Nếu chẳng xét kỹ lỗi lầm sâu nặng này, bèn lo bồi bổ giữ kỹ lấy nó. Mê điều này, vì đó mà chẳng tiến tu thì sẽ thiếu kém cả hai trí và hạnh, mất cả hai lý và sự. Cần trước hết chán ghét, biết quấy, lửa ham muốn sẽ ngầm tiêu dứt. Nếu thiết tha đối trị tận gốc, thì cái chân thật vốn sẵn tự hiện.
Thường hạng này đều bởi bên trong không có trí sáng soi, bỏ gốc chạy theo ngọn, sáng chiều toàn theo những thứ động mà làm rối mất nguồn chân mờ đục nước tánh.
Hạng người như trên đây, hẳn chẳng chịu chăn.
6. Thân kiến. Cứ mãi thương yêu cái thân tứ đại, mà không chịu chăn.
7. Đuổi theo bám víu việc đời, ngày càng tinh chuyên, tâm động mà chẳng chịu chăn. Vì sao?

Kinh Pháp Cú Thí Dụ nói: “Như giấy gói hương, dây buộc cá.” Vật vốn trong sạch, đều bởi duyên mà dấy thành tội phước. Bạn hiền minh thì đạo nghĩa ngày thêm đầy. Bạn ngu tối thì ngày càng gom tụ họa ương. Giống như giấy và dây, gần hương thì thơm, gần hôi thì tanh. Nó thấm dần trở thành thói quen, đều chẳng tự hay biết. Nên bậc Tiên đức nói: “Dừng dừng dừng, kíp tu mau. Trời trong chẳng chịu đi, đợi đến mưa ướt đầu.”
Hạng người trên đây, thuận theo bánh xe nghiệp, chính mình bỏ mất gốc đạo nên chẳng chịu chăn.
7. Tâm giải đải, ham vui.
8. Đem Phật pháp làm theo tình đời, tâm động mà chẳng chịu chăn. Vì sao?

Nhân vì tài trí chẳng đủ, thấy biết chẳng sáng mà đến như thế! Hòa thượng Dụ hiệu Phật Trí nói: “Ngựa hay chạy nhanh mà chẳng dám thả chân bước càn, là nhờ dây cương kềm chế. Ý thức trôi nổi mà chẳng dám vin theo duyên, là nhờ sức giác chiếu.” Than ôi! Đem Phật pháp làm theo tình đời, quả là kẻ ngoắt đuôi cầu xin thương xót. Đó là không có giác chiếu vậy.
Hạng người như trên nên chẳng chịu chăn.
8. Đem Phật pháp làm theo tình đời, tâm động mà chẳng chịu chăn
9. Ngu điếc, giải đãi, biếng nhác cầu an mà chẳng chịu chăn. Vì sao? Chỉ vì tự phụ, tự bỏ nên như thế. Bậc Tiên đức nói: “Chỗ tài năng chứa đựng của con người tự có lớn nhỏ, thật không thể dạy.” Nên nói: “Giấy nhỏ chẳng gói được vật lớn, dây kéo nước ngắn chẳng thể múc được sâu. Chim cú ban đêm vạch bắt bọ chét, thấy rõ từng sợi lông tơ, nhưng sáng ra thì mắt mờ chẳng thấy gò núi, vốn đã phân định rồi vậy.” Người như trên là tự chấp cho mình đã đủ, nên không thấy trước thật xa. Sống đã không ích gì hiện tại, chết cũng không tiếng tăm về sau.
Nói chung, hạng người như thế nên chẳng chịu chăn.
9. Ngu điếc, giải đãi, biếng nhác cầu an mà chẳng chịu chăn
10. Cờ bạc vô dụng, tụ nhóm thành bè thành lũ, biếng nhác nên chẳng chịu chăn. Vì sao? Chỉ mong lợi nhỏ trước mắt mà ôm lòng tính toán cẩu thả. Lại nói rằng, việc cầu đạo quá viển vông, chẳng bằng cầu lợi thực tế hơn. Do đó họ đua theo thói phù hoa, so đo nhỏ nhặt. Bởi vậy, không ai chịu toan tính trọn năm, huống là lo nghĩ đến sanh tử? Đó là lý do học đạo ngày càng tệ, pháp môn ngày càng xuống dốc.
Nói chung, hạng người như thế nên chẳng chịu chăn.
10. Cờ bạc vô dụng, tụ nhóm thành bè thành lũ, biếng nhác nên chẳng chịu chăn.
Mười hạng người trên đây, tuy nói là xuất gia mà không có hạnh dứt khỏi trần tục. Luống mang thân nam tử mà không có chí trượng phu. Nên Tổ Qui Sơn nói: “Đáng tiếc một đời qua suông, gặp việc thì ngó vách.” Chỉ vì trọn ngày lăng xăng, cả đêm mê mệt. Rơi vào hầm vô tri, ngồi trong ngục hắc ám. Chẳng thông suốt ý chỉ tức sự tức lý. Chỉ nhớ suông lời phá bệnh phá chấp. Người trí rất thương hại, kẻ ngu lại bắt chước theo. Đã thành lối mòn, muốn dứt bỏ nhanh đi càng rất khó! Vì vậy mới dẫn rộng ra.
Thâm tâm của Phật Tổ đã bày rõ đủ hết đại ý kinh luận. Mong người chừa bỏ những chấp cũ, để sửa đổi điều sai quấy trước, mà đồng bước theo dấu vết của bậc Tiên Thánh còn để lại, và cùng chung lãnh nhận lời răn bảo của đức Phật. Như thế mới không khuyết tổn bản chí, khỏi cô phụ bốn ân, cùng nhau bước lên cửa giải thoát và tiến vào đường thẳng tắt tu hành chân thật, thành tựu đạo nghiệp của chư Phật, đầy đủ đại Bồ-đề. Ngăn bít nẻo tà mà mở ra lối chánh, vững niềm tin mà nhổ bật gai chấp trước. Vượt bến khổ nơi ba cõi, vào nguyện hải Phổ Hiền. Qua cảnh lênh đênh nơi pháp giới, tiến vào thành lớn Niết-bàn.
Ngưỡng mong mắt Phật chứng cho chút lòng thành và khắp vì người đương thời, xin kính dẫn tập này.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: LUẬN THẲNG VỀ CHƯA CHĂN (4.1)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Ngài Thích Thanh Từ giảng
Bởi tất cả tình mê đều nương các kiến chấp mà dấy lên. Giẫm vào đó thì khác chi rừng rậm, chìm trong đó nào khác biển sôi. Như tằm làm kén, cái ổ tốt là nhân nhận lấy trói buộc. Giống như con thiêu thân lao vào đèn, theo ánh sáng làm gốc hủy mình. Nên bậc thông suốt nói: “Kẻ bỏ nhà lang thang mới cảm thông với người lữ khách, người lạnh lẽo cô đơn, mới biết rõ nỗi khổ của kẻ cùng đường.” Không pháp gì cứu được. Đó là cái thấy hẳn nên quở trách. Hãy thuận lời Phật, chớ theo lời dạy của ma. Nay tôi nói phá rành rõ, nhưng nói phá lại bị người ghét. Người xưa nói: “Lời nói đúng lý chẳng sợ bị cắt lưỡi.” Do đó, tôi tạm nêu lên ở cõi này, trong hàng Tăng có năm hạng đọa, năm hạng lười cộng chung thành mười hạng người chưa chịu chăn.
Trong bài này chúng ta thấy, Thiền sư Quảng Trí đời Lê nói những lời rất là thẳng thắn để cho mọi người hiểu mà tự sửa.
Trước hết Ngài nói:
Bởi tất cả tình mê đều nương các kiến chấp mà dấy lên.
Tất cả cái mê của mình đều gốc từ các kiến chấp sai lầm, mà có, chớ không phải bỗng dưng mà có. Người nào có ôm nhiều kiến chấp chẳng khác nào.

Giẫm vào đó thì khác chi rừng rậm, chìm trong đó nào khác biển sôi.
Những ai ôm nhiều kiến chấp nặng nề rồi, thì như người lạc trong rừng rậm, như người chìm trong biển nước sôi, khổ sở vô cùng vô tận.

Như tằm làm kén, cái ổ tốt là nhân nhận lấy trói buộc.
Như con tằm làm kén, cái ổ kén càng tốt thì con tằm càng bị trói chặt hơn, lại còn bị bỏ vào nước sôi! Như vậy điều làm mình khổ không phải do ai khác mà do chính mình tự tạo rồi tự chịu lấy khổ.

Giống như con thiêu thân lao vào đèn, theo ánh sáng làm gốc hủy mình.
Thử hỏi con thiêu thân, mình đốt đèn có phải để cho nó bay vào để chết không? Chúng ta đốt ngọn đèn sáng để làm việc, trái lại con thiêu thân thấy ánh sáng liền nhào vào rồi chết. Như vậy nó chết là vì đuổi theo ánh sáng, mà quên đi ánh sáng là cái cớ để giết nó. Mà nó cứ nhào vô đó.

Giống như bây giờ những người ham xì ke ma túy thuốc phiện, biết chổ đó là chỗ chết mà cứ nhào vô rồi chết. Xì ke ma túy thuốc phiện khi còn ở ngoài có làm cho ai chết không? Tại vì người ta thích nó, muốn thử nó nên mới nhào vô rồi chết, giống hệt như con thiêu thân vậy đó. Như vậy thì ở trong cái hoàn cảnh bởi do kiến chấp mê lầm, rồi tạo những cái thứ nghiệp khổ, tự mình tạo lấy, chớ không phải ai đem đến, không ai chói buộc mình.
Bởi vậy nên bậc thông suốt nói: “Kẻ bỏ nhà lang thang mới cảm thông với người lữ khách, người lạnh lẽo cô đơn mới biết rõ nỗi khổ của kẻ cùng đường.”
Những bậc thông suốt trước kia có nói ai ở trong cảnh mới cảm thông được cái khổ của người trong cảnh. Còn người ngoài cảnh thì không thế nào cảm thông được. Như vậy Ngài dẫn câu này, thì ý muốn nói gì? Ngài là một tu sĩ, ở trong cảnh tu sĩ rồi mới hiểu được cái lầm chấp của người tu sĩ, nếu ở ngoài thì đâu có thấy, đâu có biết, đó cũng là cái ý nói, để Ngài dẫn thêm:
Không pháp gì cứu được.
Người mê lầm như vậy, cố chấp như vậy thì không thể cứu được.
Đó là cái thấy hẳn nên quở trách.
Nếu cái thấy đó mà không quở không trách thì họ chìm luôn. Vì vậy mà phải quở trách. Căn cứ vào đâu quở trách?
Hãy thuận lời Phật, chớ theo lời dạy của ma.
Chúng ta phải sống phải tu theo lời Phật, chớ đừng theo lời ma. Theo lời Phật thì mới đúng, theo lời ma thì lạc đường tà.
Nay tôi nói phá rành rõ, nhưng nói phá lại bị người ghét.
Nay Ngài nói phá một cách rành rõ cho mọi người nghe, nói phá tức là chỉ trích. Chỉ trích người có lỗi, thì người ta có ưa mình không? cho nên nói “nhưng nói phá lại bị người ghét”. Đó là một lẽ thật ở thế gian.

Người xưa nói: “Lời nói đúng lý chẳng sợ bị cắt lưỡi.”
Ngài dẫn câu này để thấy việc làm đúng, làm thật, thì dù có ai muốn hại mình cũng không sợ. Cho nên lời nói đúng chẳng sợ bị cắt lưỡi. Tôi có khi cũng nói thế này, tôi nói rằng, Nếu mình biết điều đó là sai, biết chắc như vậy không nghi ngờ, mà không nói, tức là mình có lỗi a dua theo cái sai. Còn nếu thấy sai, mình nói thẳng đó là sai, thì dù người có ghét nhưng lòng mình được yên. Cái gì mình biết, mình đã nói đã chỉ chớ không giấu, cũng không bỏ qua. Có nói có chỉ mà người ta không sửa thì đó là lỗi tại người ta, chớ không phải tại mình. Vì vậy cái người tu, nếu có cái can đảm, biết cái đó là sai là lỗi mà không chỉ không nhắc cho nhau, thì đó là cái điều không thể chấp nhận được.

Vì thế Thiền sư Quảng Trí ở gần cuối đời Lê thấy những điều tệ trong giới tu hành, Ngài thấy như vậy rồi, Ngài không thể nào làm thinh được, cho nên Ngài nói:

Do đó, tôi tạm nêu lên ở cõi này, trong hàng Tăng có năm hạng đọa, năm hạng lười, cộng chung thành mười hạng người chưa chịu chăn.
Nghe Ngài nói chúng ta cũng đau xót, thử nhìn lại xem trong mười hạng Tăng, chúng ta có nằm trong hạng nào hay không, để rồi ráng mà tu chỉnh lại. Có tất cả là mười hạng Tăng chưa chịu chăn trâu, tức là chưa chịu tu. Đây là cái nhìn của ngài Quảng Trí ở cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Còn chúng ta hiện giờ là ở cuối thế kỷ 20 rồi so lại coi chúng ta có tiến bộ hơn được nhiều ít, mà tiến bộ về mặt nào sánh với khi xưa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.49 khách