Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Vâng, đúng là như vậy!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hướng dẫn thực hành thiền tỉnh giác

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Theo How to do Mindfulness Meditation của Sakyong Mipham Rinpoche, dịch bởi ni cô Matanga.

“Thực hành thiền tỉnh giác là đơn giản và hoàn toàn khả thi. Chỉ cần ngồi và không làm gì, chúng ta đã làm rất nhiều”.

Trong thiền tỉnh giác, hoặc thiền samatha, chúng ta cố gắng để đạt được một trạng thái tâm ổn định và tĩnh lặng. Chúng ta sẽ bắt đầu khám phá ra rằng, sự hài hòa và tĩnh lặng này chính là một khía cạnh tự nhiên của tâm. Thông qua thực hành tỉnh giác chúng ta phát triển và tăng cường khía cạnh đó, và cuối cùng chúng ta có thể duy trì sự bình yên trong tâm trí mà không cần phải cố gắng. Tâm trí của chúng ta sẽ tự nhiên cảm thấy sự mãn nguyện.

Một điểm quan trọng là khi chúng ta đang ở trong trạng thái tỉnh giác, thì vẫn có sự sáng suốt. Nó không phải như thể chúng ta không biết gì nữa. Đôi khi mọi người nghĩ rằng một người đang ở trong thiền định sâu không biết những gì đang xảy ra – giống như đang say ngủ. Trong thực tế, có những trạng thái thiền định bạn từ chối sự nhận thức và hoạt động của các giác quan, nhưng đó không phải là mục đích trọn vẹn của thực hành Thiền an định.

1.Tạo ra môi trường thuận lợi

Có một số điều kiện nhất định rất hữu ích cho việc thực hành tỉnh giác. Khi chúng ta tạo ra môi trường đúng, sẽ dễ dàng hơn để thực hành.

Sẽ rất tốt nếu nơi bạn hành thiền, dù chỉ là một không gian nhỏ trong căn hộ của bạn, khiến bạn có được một cảm giác thiêng liêng và thăng hoa. Cũng có nói rằng bạn nên hành thiền ở một nơi không quá ồn ào hoặc nhiễu loạn, và bạn cũng không nên ở một tình huống khiến tâm trí bạn có thể dễ dàng khởi nên sự giận dữ, ghen tị hoặc có một số cảm xúc khác. Nếu bạn đang bị làm phiền hoặc bị kích thích, thực hành của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

2. Bắt đầu thực hành

Tôi khuyến khích mọi người hành thiền thường xuyên nhưng trong những quãng thời gian ngắn, khoảng từ mười, mười lăm, hoặc hai mươi phút. Nếu bạn thúc ép quá nhiều thực hành có thể mang theo nhiều vấn đề cá nhân, trong khi đào luyện tâm trí nên rất, rất đơn giản. Vì vậy, bạn có thể hành thiền mười phút vào buổi sáng và mười phút vào buổi tối, và trong thời gian đó bạn thực sự làm việc với tâm. Sau đó, bạn chỉ cần dừng lại, đứng dậy, và đi khỏi.

Thông thường chúng ta chỉ thả mình vào trong thiền và để cho tâm trí đưa chúng ta bất cứ nơi nào nó có thể. Chúng ta phải tạo ra một ý thức cá nhân về kỷ luật. Khi chúng ta ngồi xuống, chúng ta có thể nhắc nhở chính mình: “Tôi ở đây để làm việc với tâm trí của tôi. Tôi ở đây để rèn luyện tâm trí của tôi”. Hoàn toàn tốt khi nhắc nhủ bản thân mình như thế lúc bạn ngồi xuống, từng chữ một theo nghĩa đen. Chúng ta cần có loại cảm hứng đó khi bắt đầu thực hành.

3.Tư thế

Phật giáo dạy rằng tâm trí và cơ thể được kết nối với nhau. Năng lượng luân chuyển tốt hơn khi cơ thể ở trạng thái thẳng đứng, và khi nó bị cong, dòng chảy sẽ thay đổi và trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ của bạn.

Những người cần sử dụng một chiếc ghế để thiền định nên ngồi thẳng với bàn chân chạm xuống mặt đất. Những người sử dụng một đệm thiền định như bồ đoàn nên tìm một vị trí thoải mái với đôi chân bắt chéo và thả lỏng bàn tay úp xuống trên đùi của bạn. Hông không ưỡn về phía trước quá nhiều sẽ tạo ra căng thẳng, cũng không chùng về phía sau dễ khiến bạn bắt đầu thõng người xuống. Bạn nên có một cảm giác về sự ổn định và sức mạnh.

Khi chúng ta đã ngồi xuống, điều đầu tiên chúng ta cần làm là thực sự sống với cơ thể của mình - thực sự có cảm giác, ý thức về cơ thể của mình. Thường thì chúng ta ngồi và tự vờ như mình đang thực hành, nhưng chúng ta thậm chí không cảm nhận được cơ thể của mình, chúng ta không cảm nhận được nó ở đâu. Thay vì thế, chúng ta cần phải ở ngay đây. Vì vậy, khi bạn bắt đầu một buổi thiền, bạn có thể dành thời gian ban đầu để ổn định tư thế của mình. Bạn có thể cảm thấy rằng cột sống của bạn đang được kéo lên từ đỉnh đầu và tư thế của bạn được kéo dài ra, rồi ổn định lại.

Nguyên tắc cơ bản là giữ một tư thế thẳng đứng. Bạn đang ở trong trạng thái vững chãi: vai và hông của bạn thăng bằng, cột sống của bạn được xếp chồng lên. Bạn có thể quán tưởng việc sắp xếp xương của mình vào đúng vị trí và rồi đắp thịt vào cấu trúc đó. Chúng ta sử dụng tư thế này để vừa thư giãn vừa tỉnh táo. Việc thực hành chúng ta đang làm là rất chính xác: bạn nên rất tỉnh táo ngay cả khi bạn đang an tĩnh. Nếu bạn thấy mình đang rơi vào trạng thái hôn trầm, lờ đờ hoặc rơi vào giấc ngủ, bạn nên kiểm tra tư thế của bạn.

4. Ánh mắt

Đối với thực hành tỉnh giác nghiêm ngặt, cái nhìn cần được tập trung xuống một vài inch(1 inch = 2.5 cm) ở phía trước mũi của bạn. Đôi mắt mở nhưng không nhìn chằm chằm; ánh nhìn của bạn phải nhẹ nhàng. Chúng ta đang cố gắng để giảm các ấn tượng giác quan hết mức có thể. Người ta có thể nói, “Phải chăng chúng ta cũng không nên có bất kỳ cảm giác nào về môi trường xung quanh?” nhưng đó không phải mối quan tâm của chúng ta trong việc thực hành này. Chúng ta chỉ cố gắng để làm việc với tâm và càng nâng cao ánh mắt, chúng ta càng bị phân tâm. Giống như bạn đã có một nguồn sáng trên cao chiếu sáng cả căn phòng, và đột nhiên bạn tập trung nó xuống ngay trước mặt bạn. Bạn đang cố ý bỏ qua những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Bạn đang đặt con ngựa tâm trí trong một hàng rào nhỏ hơn.

5. Hơi thở

Khi chúng ta hành thiền an định, chúng ta trở nên quen thuộc hơn với tâm trí của mình, và đặc biệt chúng ta học để nhận ra những chuyển động của tâm, mà chúng ta trải nghiệm nó như là các suy nghĩ. Chúng ta làm điều này bằng cách sử dụng một đối tượng thiền định để tạo ra một điểm đối chiếu hoặc sự tương phản với những gì đang xảy ra trong tâm trí mình. Ngay sau khi chúng ta thoát ra và bắt đầu nghĩ về một điều gì đó, nhận thức về đối tượng thiền định sẽ đưa chúng ta quay trở lại. Chúng ta có thể đặt một hòn đá ở phía trước mình và sử dụng nó để tập trung tâm trí, nhưng cách sử dụng hơi thở như là đối tượng của thiền định là đặc biệt hữu ích vì nó giúp chúng ta thư giãn.

Khi bạn bắt đầu thực hành, bạn có một cảm nhận về cơ thể mình và nơi bạn đang ở, và sau đó bạn bắt đầu chú ý vào hơi thở. Toàn bộ cảm giác về hơi thở là rất quan trọng. Hơi thở của bạn không nên bị bó buộc, rõ ràng là vậy, bạn đang thở hoàn toàn tự nhiên. Hơi thở đi vào và đi ra, vào và ra. Với mỗi hơi thở bạn trở nên thoải mái, thư giãn.

6. Suy Nghĩ

Bất kì một loại suy nghĩ nào khởi lên, bạn nên nói với chính mình, ” Đó có thể là một vấn đề thực sự quan trọng trong cuộc sống của ta, nhưng ngay bây giờ không phải là lúc để suy nghĩ về nó. Bây giờ ta đang hành thiền “. Nó sẽ giảm xuống theo cách chúng ta có thể trung thực và thành thật với chính mình trong mỗi phiên.

Đôi khi, mọi người bị lạc trong những suy nghĩ. Bạn có thể nghĩ, “Không thể tin rằng tôi có thể chìm vào điều đó đến như thế” nhưng hãy cố gắng không để làm cho nó quá cá nhân. Chỉ cần cố gắng để khách quan nhất có thể. Tâm sẽ trở nên hoang dã và chúng ta phải nhận ra điều đó. Chúng ta không thể ép buộc chính mình. Nếu chúng ta cố gắng để được hoàn toàn tự do khỏi các khái niệm, không suy nghĩ lan man gì, điều đó sẽ không xảy ra.

Vì vậy, thông qua quá trình dán nhãn, chúng ta chỉ đơn giản là quan sát sự suy nghĩ lan man của mình: Khi chúng ta nhận thấy rằng mình đã bị lạc đi trong suy nghĩ, chúng ta nhẹ nhàng dán cho nó cái nhãn “suy nghĩ” và không một phán xét, và chúng ta quay trở lại với hơi thở. Khi có một suy nghĩ nào khởi lên – cho dù nó hoang dã hay kì quái tới mức nào – chúng ta chỉ cần để cho suy nghĩ ấy ra đi và trở lại với hơi thở, quay lại với trạng thái hiện tiền.

Mỗi buổi thiền định là một hành trình khám phá để hiểu được chân lý cơ bản chúng ta là ai. Vào lúc đầu bài học quan trọng nhất của thiền là nhìn thấy tốc độ của tâm. Nhưng những truyền thống thiền nói rằng tâm không buộc phải theo cách này: nó chỉ chưa được ta làm việc mà thôi.

Những gì chúng ta đang nói rất thực tiễn. Thực tập tỉnh giác là đơn giản và hoàn toàn khả thi. Và bởi vì chúng ta đang làm việc với cái tâm sẽ trực tiếp trải nghiệm cuộc sống, chỉ bằng cách ngồi và không làm gì, chúng ta cũng đã làm việc rất nhiều.

Đọc thêm: Hướng dẫn thực hành thiền định: Phần 1. Các thực hành cơ bản « « Trong suốt Trong suốt http://trongsuot.com/2010-06-13/huong-d ... z1U92KsmvR


co_va_o
Bài viết: 172
Ngày: 16/05/11 23:42
Giới tính: Nam
Đến từ: đồng tháp

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi co_va_o »

cách ngồi thiền đúng phương pháp có phải là một cách tu không?
thật ra là một cách tu, nhưng đây là ở trong chiêm bao tu, nên vô vích.
mục đích chư phật dạy ta trực chỉ chân tâm kiến tánh thành phật bằng con đường giáo ngoại biệt truyền.
..
ngồi thiền để làm gì?
trả lời: để thấy đạo( thấy tánh, thành phật)
phật là gì?
là vô vi.
phật có ở đâu?
trả lời phật có ở sáu căn của chúng sanh(riêng loài người), phật đang ở trên lưng ta, trong máu ta, trong mắt ta, trong vọng tâm ta.
phật có mọi lúc mọi nơi, trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi.
......
............
VẬY CÓ CẦN NGỒI THIỀN KHÔNG?
TRẢ LỜI LÀ KHÔNG.
BỞI ĐÂU PHẢI NGỒI MỚI THẤY PHẬT.
PHẬT CÓ TRONG TỨ OAI NGHI MÀ.
cho nên phải trực chỉ tâm mà thấy tánh rồi thì các bạn sẽ như tôi , sẽ biết rằng không cần công phu gì cả, không cần thời khắc gì cả, ở đâu cũng thấy tánh, khi giặc đồ, ăn cơm, đi dạo, làm toán, tranh luận, khi đang làm VIỆC Ở CÔNG TY (NHƯ TÔI ĐÂY) , khi các bạn đang gõ máy tính bàn phím này thì phật tánh vẩn ở đó mà các bạn tìm thấy chưa, nó không biết gõ máy tính, nó không biết suy nghĩ, không biết mệt mỏi, không biết vui buồn, không biết tu gì cả.
...
CÁI MÀ TA CHO RẰNG TA ĐANG TU, ĐANG HÀNH ĐẠO THẬT RA LÀ CON MA CỦA TA ĐANG TU ĐANG HÀNH ĐẠO.


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Có rồi mới buông, chưa có thì lấy gì buông? Nên nhớ những lời dạy như ''thiền không ở chỗ ngồi, BỞI ĐÂU PHẢI NGỒI MỚI THẤY PHẬT, PHẬT CÓ TRONG TỨ OAI NGHI MÀ''... những lời dạy như thế không phải dành cho chúng ta. Đừng có lầm lẫn.

THIỀN TRONG TỨ OAI NGHI nói nghe hay lắm nhưng bạn có biết trong tứ oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi tư thế nào dễ nhập thiền định nhất không? Bởi thế nên trườc tiên phải tập NGỒI thiền. Ngồi được thuần thục một thời gian rồi thì mới tính tiếp. Chưa ngồi thiền được thì đừng nói đến những gánh nước bửa củi thần thông diệu dụng. Bước đầu tiên chưa bước thì làm sao bước được những bước tiếp theo.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

co_va_o đã viết:cách ngồi thiền đúng phương pháp có phải là một cách tu không?
thật ra là một cách tu, nhưng đây là ở trong chiêm bao tu, nên vô vích.
mục đích chư phật dạy ta trực chỉ chân tâm kiến tánh thành phật bằng con đường giáo ngoại biệt truyền.
..
ngồi thiền để làm gì?
trả lời: để thấy đạo( thấy tánh, thành phật)
phật là gì?
là vô vi.
phật có ở đâu?
trả lời phật có ở sáu căn của chúng sanh(riêng loài người), phật đang ở trên lưng ta, trong máu ta, trong mắt ta, trong vọng tâm ta.
phật có mọi lúc mọi nơi, trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi.
......
............
VẬY CÓ CẦN NGỒI THIỀN KHÔNG?
TRẢ LỜI LÀ KHÔNG.
BỞI ĐÂU PHẢI NGỒI MỚI THẤY PHẬT.
PHẬT CÓ TRONG TỨ OAI NGHI MÀ.
cho nên phải trực chỉ tâm mà thấy tánh rồi thì các bạn sẽ như tôi , sẽ biết rằng không cần công phu gì cả, không cần thời khắc gì cả, ở đâu cũng thấy tánh, khi giặc đồ, ăn cơm, đi dạo, làm toán, tranh luận, khi đang làm VIỆC Ở CÔNG TY (NHƯ TÔI ĐÂY) , khi các bạn đang gõ máy tính bàn phím này thì phật tánh vẩn ở đó mà các bạn tìm thấy chưa, nó không biết gõ máy tính, nó không biết suy nghĩ, không biết mệt mỏi, không biết vui buồn, không biết tu gì cả.
...
CÁI MÀ TA CHO RẰNG TA ĐANG TU, ĐANG HÀNH ĐẠO THẬT RA LÀ CON MA CỦA TA ĐANG TU ĐANG HÀNH ĐẠO.
Bạn nói bạn Kiến Tánh nhưng lời bạn nói ra còn mơ hồ lắm, nếu đã kiến tánh thì không có dùng nhiều ngôn ngữ đến như vậy (chính bạn cũng tư nói ngôn ngữ là giả). Bạn hãy xem lại, cẩn thận đừng chủ quan.


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

Bạn ĐỒNG NÁT ạ, chào bạn nhé, bạn khỏe hôn?
các bạn ạ, thật ra chả có cái tánh nào để kiến cả, chỉ có kiến cắn! chứ kiến tánh thật sự không có đâu!
bởi nếu ai thật sự tìm được cái không biến đổi là chân tâm thì chỉ người ấy tự biết.

tôi đang viết là ma đang viết.
tôi đang nói là ma đang nói.
tôi đang tu là ma đang tu.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bị kiến cắn mà biết đang bị kiến cắn, đó là thấy tánh (rất nhanh) đó bạn.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

co_va_o đã viết:cách ngồi thiền đúng phương pháp có phải là một cách tu không?
thật ra là một cách tu, nhưng đây là ở trong chiêm bao tu, nên vô vích.
mục đích chư phật dạy ta trực chỉ chân tâm kiến tánh thành phật bằng con đường giáo ngoại biệt truyền.
..
ngồi thiền để làm gì?
trả lời: để thấy đạo( thấy tánh, thành phật)
phật là gì?
là vô vi.
phật có ở đâu?
trả lời phật có ở sáu căn của chúng sanh(riêng loài người), phật đang ở trên lưng ta, trong máu ta, trong mắt ta, trong vọng tâm ta.
phật có mọi lúc mọi nơi, trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi.
......
............
VẬY CÓ CẦN NGỒI THIỀN KHÔNG?
TRẢ LỜI LÀ KHÔNG.
BỞI ĐÂU PHẢI NGỒI MỚI THẤY PHẬT.
PHẬT CÓ TRONG TỨ OAI NGHI MÀ.
cho nên phải trực chỉ tâm mà thấy tánh rồi thì các bạn sẽ như tôi , sẽ biết rằng không cần công phu gì cả, không cần thời khắc gì cả, ở đâu cũng thấy tánh, khi giặc đồ, ăn cơm, đi dạo, làm toán, tranh luận, khi đang làm VIỆC Ở CÔNG TY (NHƯ TÔI ĐÂY) , khi các bạn đang gõ máy tính bàn phím này thì phật tánh vẩn ở đó mà các bạn tìm thấy chưa, nó không biết gõ máy tính, nó không biết suy nghĩ, không biết mệt mỏi, không biết vui buồn, không biết tu gì cả.
...
CÁI MÀ TA CHO RẰNG TA ĐANG TU, ĐANG HÀNH ĐẠO THẬT RA LÀ CON MA CỦA TA ĐANG TU ĐANG HÀNH ĐẠO.
Nói như zậy, chắc nằm ngủ cũng là thiền :D


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Duyên Khởi đã viết:
co_va_o đã viết:cách ngồi thiền đúng phương pháp có phải là một cách tu không?
thật ra là một cách tu, nhưng đây là ở trong chiêm bao tu, nên vô vích.
mục đích chư phật dạy ta trực chỉ chân tâm kiến tánh thành phật bằng con đường giáo ngoại biệt truyền.
..
ngồi thiền để làm gì?
trả lời: để thấy đạo( thấy tánh, thành phật)
phật là gì?
là vô vi.
phật có ở đâu?
trả lời phật có ở sáu căn của chúng sanh(riêng loài người), phật đang ở trên lưng ta, trong máu ta, trong mắt ta, trong vọng tâm ta.
phật có mọi lúc mọi nơi, trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi.
......
............
VẬY CÓ CẦN NGỒI THIỀN KHÔNG?
TRẢ LỜI LÀ KHÔNG.
BỞI ĐÂU PHẢI NGỒI MỚI THẤY PHẬT.
PHẬT CÓ TRONG TỨ OAI NGHI MÀ.
cho nên phải trực chỉ tâm mà thấy tánh rồi thì các bạn sẽ như tôi , sẽ biết rằng không cần công phu gì cả, không cần thời khắc gì cả, ở đâu cũng thấy tánh, khi giặc đồ, ăn cơm, đi dạo, làm toán, tranh luận, khi đang làm VIỆC Ở CÔNG TY (NHƯ TÔI ĐÂY) , khi các bạn đang gõ máy tính bàn phím này thì phật tánh vẩn ở đó mà các bạn tìm thấy chưa, nó không biết gõ máy tính, nó không biết suy nghĩ, không biết mệt mỏi, không biết vui buồn, không biết tu gì cả.
...
CÁI MÀ TA CHO RẰNG TA ĐANG TU, ĐANG HÀNH ĐẠO THẬT RA LÀ CON MA CỦA TA ĐANG TU ĐANG HÀNH ĐẠO.
Nói như zậy, chắc nằm ngủ cũng là thiền :D
Hồi mới lên diễn đàn Đồng Nát không hiểu cái gì thiện hữu co_va_o nói ở đây. Do lối diễn đạt như vầy chỉ có ai thực hành qua Tứ Niệm Xứ mới hiểu, thiện hữu co_va_o đang nói về pháp Hành, tức là Thiền quán(vipassana) trong oai nghi tứ hạnh (Đi, Đứng, Nằm, Ngồi) nghĩa là luôn luôn Tỉnh giác Chánh niệm trong mỗi hành động ngay trong đời sống thực tại để phát sanh trí tuệ, còn Thiền Định (samatha) là chú tâm vào một điểm, Tâm định vào một chỗ nên không có phát sanh trí huệ.

Giữa việc tự hiểu và nói sao cho nguoi khác hiểu là khác nhau, tự độ mình dễ hơn độ tha (giúp người), vì độ tha thì phải khéo phương tiện ngôn ngữ làm sao cho người khác hiểu được điều mình muốn giải bày.

Chúc an lạc.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 25/01/12 17:12 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Vinapa vốn là hoàng tử con vua xứ Gauda. Đạo sư của ngài là Buddhapa. Là con duy nhất, nên Vinapa rất được cha mẹ cưng chiều. Thuở nhỏ, Vinapa đã tỏ ra say mê âm nhạc và rất có năng khiếu về bộ môn nghệ thuật này. Ngài chơi đàn vina rất thành thạo và đam mê đến nỗi không còn quan tâm đến việc học hành.

Triều đình cùng hoàng tộc lấy làm lo lắng cho cơ đồ của giang sơn xã tắc, vì Vinapa là người sẽ kế vị ngai vàng. Ngài cần phải học cách cai trị thần dân hơn là trở nên một nhạc sĩ.

Để giải quyết chuyện này, nhà vua mời đạo sư Buddhapa pháp thuật cao cường, tài trí vô song đến để chữa trị chứng say mê âm nhạc của hoàng tử.

Quả nhiên, phong cách và đạo hạnh của vị thánh tăng này làm cho hoàng tử có phần lung lạc. Sau một thời gian gần gũi, tiếp xúc với hoàng tử, đại sư thấy đã đến lúc hoá độ cho Vinapa, bèn gợi ý về chuyện tu tập. Hoàng tử đáp: “Thầy nói rất đúng. Nhưng đối với ta, âm nhạc là thiền định. Vả lại ta rất bận học chơi đàn vina, ta lại còn mê âm thanh của đàn tambura nữa. Nếu thiền định của nhà Phật vi diệu thì cần gì buộc ta phải từ bỏ âm nhạc?”

Đại sư nói: “Ta sẽ dạy con thiền định bằng âm nhạc. Con không cần phải từ bỏ âm nhạc mà sẽ dùng âm nhạc như một phương tiện để để thiền định.”

Hoàng tử nghe thế liền hoan hỷ nhận lời.
Sư bèn điểm đạo và khai tâm cho hoàng tử. Ngài dạy cho hoàng tử cách chú tâm vào tiếng đàn. Dừng lại tất cả sự can thiệp của tâm tưởng vào âm thanh. Chấm dứt tạp niệm để chú tâm thưởng thức âm thanh thanh tịnh.
Hoàng tử tuân theo giáo pháp, tu luyện trong 9 năm thì dứt được vô minh, tâm trí trở nên thanh tịnh. Ánh sáng bùng lên trong tâm ngài như một ngọn đèn. Chính lúc ấy hoàng tử đắc Đại thủ ấn và các thần thông tự nhiên hiển lộ.

Từ thuở hoang sơ khi chưa có sự bắt đầu
Những cái rễ của cây vô danh
Được vun tưới bằng những cơn mưa
Của thói quen vọng tưởng
Chúng lớn mạnh thành những nhánh vô minh
Hôm nay ta đốn cây vô minh ấy
Bằng chiếc rìu giáo pháp của chân sư
Bạn ơi! Hãy nghĩ suy, cân nhắc mà tu tập


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách