Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Tác giả : Ban Biên Tập
Xin cho biết ngồi thiền như thế nào cho đúng cách, đúng phương pháp?
Tọa thiền cần một căn phòng yên tĩnh. Ăn uống chừng mực, giảm thiểu những mối giao tiếp thế sự. Chớ tính toán nghĩ suy phải quấy, tốt xấu, cũng không theo bên này chống bên kia. Hãy dừng lại mọi tạo tác vận hành của tâm thức, ngay cả ý niệm muốn thành Phật cũng nên dập tắt. Ðiều này vẫn đúng không chỉ trong thời tọa thiền mà suốt mọi động tác trong ngày.

Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.

Trước hết trải một tấm nệm vuông dày khoảng 2 inches (toạ cụ), ngay giữa đặt lên trên một cái gối ngồi nhỏ (bồ đoàn) để ngồi. Nếu không có bồ đoàn bạn có thể dùng một cái gối thường gấp đôi lại. Nửa mông sau đặt trên bồ đoàn và ngồi ngay thẳng vững vàng. Có nhiều cách ngồi, nhưng với những người mới bắt đầu có thể ngồi kiểu Miến Điện hay ngồi bán kiết già. Những người thường mặc Âu phục rất khó ngồi bán kiết già hay toàn kiết già, có thể ngồi thiền trên ghế hay ngồi theo kiểu Nhật Bản.

Ngồi kiểu Miến Điện:
Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm:
Hình ảnhHình ảnh
Ngồi Bán Kiết Già (Half Lotus position)
Tư thế bán kiết già là đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.
Hình ảnhHình ảnh
Ngồi Toàn Kiết Già (Full Lotus position)
Tư thế toàn kiết già là hai chân được khoá vào nhau, trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn. Còn bàn tay trái để lên bàn tay phải, hoặc ngược lại. Hai bàn tay để lên hai lòng bàn chân, những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau nằm ngay chiều rốn, cùi chõ vừa ôm hông là được .

Hình ảnhHình ảnh
Ngồi kiểu Nhật Bản (Seiza position):
Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.

Hình ảnhHình ảnh
Ngồi Trên Ghế (Chair position):
Sau cùng là cách ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế. Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên.

Hình ảnhHình ảnh
Nên chú ý bất cứ kiểu ngồi thiền nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.

Chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tay đối xứng hai bả vai, mắt mở 1/3 nhìn không quá 5 tấc với một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị toán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.
Hình ảnh
Hít sâu bằng mũi đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng.

Điều quan trọng của toạ thiền là tâm toạ tức là làm thế nào để tâm không còn đi dong duổi ta bà, hết nơi này đến chốn khác. Nhưng muốn tâm toạ chúng ta phải làm thế nào? Trên nguyên tắc, chúng ta phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu, mới bắt đầu từ nhiều niệm về ít niệm rồi về một niệm và sau cùng là không còn một niệm nào. Từ từ, tâm chúng ta được trong sáng hơn và từ sự vắng bặt niệm, tự nhiên bộc phát sự hiểu biết sáng suốt. Không một niệm trong đầu chính là đối tượng của thiền. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là bước căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập.
Hình ảnh

Thở là sự sống, là năng lực sống còn, là tâm điểm các hoạt động của cơ thể chúng ta. Tâm và hơi thở của chúng ta là một: khi chúng ta tức bực, hơi thở trở nên hổn hển, khi tâm chúng ta cảm thấy an lạc thoải mái, hơi thở trở nên điều hoà, dễ chịu. Vì thế chúng ta cần điều hoà hơi thở một cách tự nhiên qua lỗ mũi và chú tâm vào cảm thọ về hơi thở nơi đan điền (phần bụng dưới rốn), hoặc là hơi thở vào ra nơi hai lỗ mũi (chỉ nên chọn một). Cảm thọ này là mục đích thiền tập cơ bản của chúng ta. Khi tâm chúng ta nghĩ chuyện khác, chúng ta nên tức khắc gọi nó trở về với hơi thở vào ra. Thân ở đâu thì tâm ở đó.

Do vì mỗi người có một tâm khác nhau nên cũng khó nói có một pháp tu nào áp dụng chung cho tất cả mọi người được, vì vậy đức Phật đã chỉ dạy nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ áp dụng. Một số những pháp môn này như sau:

- Quán tưởng: chú tâm quán sát sâu xa về một đề mục rút trong giáo lý.
- Trì chú: chú tâm tụng niệm những câu chú gồm những chữ bí ẩn.
- Niệm Phật: chú tâm niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà.
- Tham thiền: chú tâm tham một công án hoặc một thoại đầu.

Chúng tôi liệt kê chi tiết một số pháp môn thiền hiện hành như sau:

- Thiền Tại Hiện (Here and Now Meditation)
- Thiền Niệm Phật
- Thiền Tây Tạng
- Thiền Minh Sát: Mahasi Sayadaw
- Thiền Quán: Ajahn Chah
- Thiền Tào Động (Mặc Chiếu)
- Thiền Công Án
- Thiền Thoại Đầu ..

Nhưng, dù là pháp nào chăng nữa thì việc thực hành cũng là trình tự đưa tâm từ trạng thái nhiều vọng tưởng về trạng thái ít vọng tưởng rồi về nhất tâm, về sau từ từ đạt đến vô tâm, rồi liễu tâm, ngưng dứt dòng suy nghĩ miên man, liên tục của ý thức. Nhà Phật quan niệm rằng sự suy nghĩ liên tục, miên man, của ý thức, còn gọi là "tâm viên ý mã", tức là tâm ý vọng tưởng chạy nhẩy như con vượn, con ngựa, có tác hại là đã che mờ mất Chân Tâm, Trí Tuệ Bát Nhã.

Hành giả nên chọn một pháp môn thích hợp với căn cơ của mình, và khi thực hành thì nên theo tông chỉ của pháp môn đó mới có kết quả. Và dù thực hành theo pháp môn nào cũng nên có một vị thầy hướng dẫn. Bài này chỉ có mục đích hướng dẫn cách ngồi thiền cơ bản cho những ai mới bắt đầu học thiền.

Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ngồi chỉ là phương tiện. Chứ ngồi không nhứt thiết gọi là thiền.

Kinh Duy Ma Cật nói: "Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, từng đến ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây trong rừng, khi ấy Ngài đến bảo con rằng: Này Xá Lợi Phất! Không hẳn ngồi đó mới là tĩnh tọa. Nói Tĩnh Tọa là chẳng hiện thân ý nơi tam giới là tĩnh tọa, đại định chẳng khởi diệt mà hiện các oai nghi là tĩnh tọa, thị hiện việc phàm phu mà chẳng bỏ đạo pháp là tĩnh tọa, tâm chẳng trụ trong cũng chẳng ở ngoài là tĩnh tọa, tu hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà chư kiến chẳng động là tĩnh tọa, chẳng dứt phiền não mà nhập Niết Bàn là tĩnh tọa. Nếu tọa như thế mới được Phật ấn khả. Bạch Thế Tôn! Lúc ấy con nghe lời này, im lặng chẳng thể trả lời, vì thế nên con không đáng đến thăm bệnh Ngài."


Lục Tổ nói: "Đạo do tâm ngộ, bất tại tọa" (Đạo do tâm ngộ, không do ngồi).

Lục Tổ Đàn Kinh chép: "Thiền Giả Trí Hoàng, tham học với Ngũ Tổ, tự cho mình đã được chánh thọ (chánh định), bèn chấp ngồi mãi trong am hơn hai mươi năm. Ðệ tử của Sư là Huyền Sách hành cước đến Hà Bắc, nghe tên Trí Hoàng, liền đến am hỏi thăm. Ông ở đây làm gì? Hoàng nói: Nhập định. Sách hỏi: Ông nói nhập định, là có tâm nhập hay là không tâm nhập? Nếu nói không tâm nhập thì tất cả loài vô tình, cây cối ngói đá đều phải được định; nếu nói có tâm nhập thì tất cả loài hữu tình cũng đều được định. Hoàng nói: Ta đang lúc nhập định chẳng thấy có cái tâm CÓ và KHÔNG. Sách nói: Chẳng thấy có cái tâm CÓ và KHÔNG tức là thường định, đâu có xuất nhập? Hễ có xuất nhập thì chẳng phải đại định. Hoàng không trả lời được, một lúc sau mới hỏi: Thượng Tọa nối pháp ai? Sách nói: Thầy tôi là Tào Khê Lục Tổ Ðại Sư."


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Vô Úy Thủ
Bài viết: 123
Ngày: 15/07/11 05:45
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô Úy Thủ »

Thánh_Tri đã viết:Ngồi chỉ là phương tiện. Chứ ngồi không nhứt thiết gọi là thiền.

Kinh Duy Ma Cật nói: "Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, từng đến ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây trong rừng, khi ấy Ngài đến bảo con rằng: Này Xá Lợi Phất! Không hẳn ngồi đó mới là tĩnh tọa. Nói Tĩnh Tọa là chẳng hiện thân ý nơi tam giới là tĩnh tọa, đại định chẳng khởi diệt mà hiện các oai nghi là tĩnh tọa, thị hiện việc phàm phu mà chẳng bỏ đạo pháp là tĩnh tọa, tâm chẳng trụ trong cũng chẳng ở ngoài là tĩnh tọa, tu hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà chư kiến chẳng động là tĩnh tọa, chẳng dứt phiền não mà nhập Niết Bàn là tĩnh tọa. Nếu tọa như thế mới được Phật ấn khả. Bạch Thế Tôn! Lúc ấy con nghe lời này, im lặng chẳng thể trả lời, vì thế nên con không đáng đến thăm bệnh Ngài."


Lục Tổ nói: "Đạo do tâm ngộ, bất tại tọa" (Đạo do tâm ngộ, không do ngồi).
i]
Vậy sao mới là hành thiền? Ngày xưa Đức Phật chẳng phải ngồi suốt 49 ngày để nhập định sao?
Những người sơ cơ họ đang mới bước vào tu học mà toàn nói như vầy thì sao họ biết đường tu?
Nói điều gì thì nói cho tường tận, không nói thì thoi. Chứ nói tắt ngang như vậy người sơ cơ đố mà hiểu được, chưa qua sông thì phải lụy đò, không nương tự vô phương tiện thì biết lấy gì mà tu đây đạo hữu??? ./..,.,


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Pháp như thuyền bè, tha hồ mà dùng. Nhưng khổ một điều có thấy "bờ bến" chưa?
Không thấy bờ bến thì dùng thuyền bè không biết là đi đâu đây!Khi ấy: Người lái thuyền hay thuyền lái người?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

'' Bờ bến'' là Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

tinhnghia đã viết:'' Bờ bến'' là Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.
Cực Lạc Thế Giới là thuyền bè lớn, đưa hành giả an toàn đến bờ bến.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Ta Bà là quán trọ, Cực Lạc là quê hương.

Đã là quê hương thì là '' Bến Đỗ '' của tất cả những ai muốn mau thành Phật không phải mất 3 a tăng kỳ kiếp, chỉ 1 kiếp là thành Phật theo kinh A Di Đà.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

tinhnghia đã viết:Ta Bà là quán trọ, Cực Lạc là quê hương.

Đã là quê hương thì là '' Bến Đỗ '' của tất cả những ai muốn mau thành Phật không phải mất 3 a tăng kỳ kiếp, chỉ 1 kiếp là thành Phật theo kinh A Di Đà.
Quốc độ nhiều vô số kể, có những quốc độ vi tế hơn CỰC LẠC rất nhiều nhưng có điều muốn sanh về các quốc độ đó khó hơn CỰC LẠC rất nhiều. Thành tựu rốt ráo không khác chi cõi CỰC LẠC THẾ GIỚI. Vậy có bao nhiêu bến đổ?

Bến Đổ tức là cứu cánh giải thoát, các Thế Giới đều là phương tiện hiển bày.

Thế Giới Cực Lạc là một Thế Giới Phương Tiện Thù Thắng như trong các Kinh Văn đã nói.

Với bậc Bồ Tát thì thành tựu tối thiểu ở CỰC LẠC THẾ GIỚI là chứng nhập VÔ SANH PHÁP NHẪN là năng lực tự tại ra vào sanh tử cứu độ chúng sanh, là năng lực VÔ NGÃ ĐỘ SANH.

Sau đó bậc ấy có thể tiếp tục tu tập tại CỰC LẠC tiến lên bậc Nhất Sanh Bổ Xứ hoặc là rời CỰC LẠC thọ sanh vào các THẾ GIỚI khác tiếp tục "DUY TUỆ THỊ NGHIỆP" để hoàn thành bản nguyện cứu độ sâu rộng chúng sanh, có khi phải qua rất nhiều kiếp thọ sanh đây đó để hành đạo cho đến khi viên mãn. Điều này được nói đến trong điều nguyện thứ 22.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Cực Lạc thế giới là ''bến đỗ'' của mười phương chúng sanh đến để mau thành Phật, cõi Phật A Di Đà cũng không có hạn lượng đủ dung chứa tất cả chúng sanh. Sau khi Đức Phật Di Đà nhập Niết Bàn, ngài Quán Thế Âm sẽ nối ngôi thành Phật, rồi tiếp tục đến ngài Đại Thế Chí Bồ Tát lên thành Phật, cõi nươc cũng đẹp đẽ vi diệu hơn cõi Cực Lạc. Điều này nói trong kinh Bi Hoa.
- Cực Lạc Thế Giới ví như một '' hóa thành'' để chúng sinh nghỉ ngơi tu học như trong kinh Pháp Hoa phẩm ''Hóa Thành Dụ''.
- ''Bến đỗ'' hay '' bờ bến'' là chỉ nơi nghỉ chân, chúng ta cũng phải lên đường hành Bồ Tát Đạo đến khi viên mãn thì '' Không có đến và cũng không có đi'' Pháp Giới là nhà chứng được ''Pháp thân'' thì tự tại vô ngại khắp mười phương:
- Lý vô ngại
- Sự vô ngại
- Lý sự vô ngại
- Sự sự vô ngại.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Cảm ơn Đạo-hữu Tình Nghĩa tiêu đề "Cách ngồi thiền đúng phương pháp" rất hay và lợi lạc cho các Hành-giả tu thiền nhiều lắm.
Như muốn học theo Tổ Sư Thiền thì tọa thiền, rồi tới giai đoạn tới nửa là phải làm sao?

Còn người tu thiền theo Phật giáo nguyên thủy "Tứ Niệm xứ" cũng phải có căn bản từ thấp lên cao?

Xin chỉ dạy hay giúp đở tìm trên google, rất cảm ơn tangbong :-c cafene


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

tinhnghia đã viết:Cực Lạc thế giới là ''bến đỗ'' của mười phương chúng sanh đến để mau thành Phật, cõi Phật A Di Đà cũng không có hạn lượng đủ dung chứa tất cả chúng sanh. Sau khi Đức Phật Di Đà nhập Niết Bàn, ngài Quán Thế Âm sẽ nối ngôi thành Phật, rồi tiếp tục đến ngài Đại Thế Chí Bồ Tát lên thành Phật, cõi nươc cũng đẹp đẽ vi diệu hơn cõi Cực Lạc. Điều này nói trong kinh Bi Hoa.
- Cực Lạc Thế Giới ví như một '' hóa thành'' để chúng sinh nghỉ ngơi tu học như trong kinh Pháp Hoa phẩm ''Hóa Thành Dụ''.
- ''Bến đỗ'' hay '' bờ bến'' là chỉ nơi nghỉ chân, chúng ta cũng phải lên đường hành Bồ Tát Đạo đến khi viên mãn thì '' Không có đến và cũng không có đi'' Pháp Giới là nhà chứng được ''Pháp thân'' thì tự tại vô ngại khắp mười phương:
- Lý vô ngại
- Sự vô ngại
- Lý sự vô ngại
- Sự sự vô ngại.
DH nói không sai, chỉ có điều là ...

Tùy DH vậy!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ở Box Thiền không nên nói về Tịnh Độ. Lạc đề và tôn chỉ tu hành không nên. Rồi khi không hợp tôn chỉ nhau thì người Tịnh nhứt quyết mình là đúng, người Thiền nhứt quyết mình là đúng. Vậy là phải rồi người nào cũng đúng cả (chỉ có điều sai ở chỗ là đem tôn chỉ Tịnh qua box Thiền, đem tôn chỉ Thiền qua box Tịnh. Ai tu pháp nào thì theo đúng tôn chỉ pháp mình tu. Tại sao phải qua lại tranh cãi rốt cuộc cũng huề vốn. Do vậy không nên ông nói gà bà nói vịt.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách