Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Kính thưa các DH,

Thường nghe nói: Bản Tánh Mọi Vật, Mọi Loài Vốn Trong Sạch, lìa đối đãi có - không.

Vậy sao lại phải tu hành?

Những thứ khiếm khuyết ở đâu mà hiện ra tướng trạng?

Xin mời: cafene


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
bebobebi
Bài viết: 191
Ngày: 17/02/11 11:41
Giới tính: Nam
Đến từ: hcm

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi bebobebi »

nếu bạn thực sự tao topic để hỏi mà trao dồi thêm kiến thức thì mình xin trả lời

còn tạo topic chỉ để bàn luận thì mình ko rảnh .sr


[b][color=#BF0000]ym : ve_chai92[/color][/b]
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Bản Tánh Vốn Trong Sạch Nhưng Chúng Sanh Chưa Nhận Ra Bản Tánh.

Nói Bản Tánh Vốn Trong Sạch cũng là gượng dùng văn tự để nói còn Thật Nghĩa thì Bản Tánh Không Có Các Tướng Đối Đãi.

Những Phiền Não Tham Sân Si là Từ Vọng Niệm Dấy Khởi.

Khi nhận ra Vọng Niệm Tánh Không thì lúc đó là Nhận Ra Bản Tánh

DH muốn hiểu thì chỉ có cách là Thực Hành Thiền Quán lúc đó DH sẽ hiểu là Bản Tánh Vốn Trong Sạch còn Phiền Não Là Do Niệm Dấy Khởi.

Tu Hành là để nhận ra Bản Tánh chứ không phải là Làm Ra Bản Tánh.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Chấp Lý bỏ Sự là bệnh của người tu.
Lý, Sự viên dung thì không có gì làm trở ngại.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Cám ơn sự trao đổi của các DH.

VO_DANH muốn hỏi: niệm từ đâu dấy khởi?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

''Tất cả do tâm tạo''
Niệm do tâm dấy khởi, khi dấy khởi thì biến thành Thức. Vì vậy có câu '' Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức''


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người hỏi cần phải hỏi chính mình câu hỏi đó mới mong giác ngộ.

Hỏi người khác tức hướng ngoại tìm cầu để thỏa mãn ý thức hiểu biết, muôn kiếp ngàn đời cũng không thể giác ngộ vì đó là Căn Bản Sanh Tử. Chẳng phải Căn Bản Bồ Đề. Đem cái sanh diệt mà muốn tìm cầu tu chứng quả Vô Sanh thì không thể được, như nấu cát muốn thành cơm. (Theo Lăng Nghiêm)

Bản Tánh vốn không là gì cả. Không phải trong sạch, không phải nhơ bẩn, không phải sáng suốt, không phải mê muội... trăm ngàn thứ đều không phải. Tại vọng thức của ông gán ép cho bản tánh là như thế. Một niệm gán ép cho là cái gì liền xa rời Bản Tánh. Làm sao thể nhập Vô Sanh?

Do vậy Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy ngài Phú Lâu Na "Tánh Giác Diệu Minh, Bản Giác Minh Diệu".

Đạo quý ở chỗ hành, chẳng quý ở chỗ hiểu biết.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Vô Úy Thủ
Bài viết: 123
Ngày: 15/07/11 05:45
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô Úy Thủ »

Thánh_Tri đã viết:Người hỏi cần phải hỏi chính mình câu hỏi đó mới mong giác ngộ.

Hỏi người khác tức hướng ngoại tìm cầu để thỏa mãn ý thức hiểu biết, muôn kiếp ngàn đời cũng không thể giác ngộ vì đó là Căn Bản Sanh Tử. Chẳng phải Căn Bản Bồ Đề. Đem cái sanh diệt mà muốn tìm cầu tu chứng quả Vô Sanh thì không thể được, như nấu cát muốn thành cơm. (Theo Lăng Nghiêm)

Bản Tánh vốn không là gì cả. Không phải trong sạch, không phải nhơ bẩn, không phải sáng suốt, không phải mê muội... trăm ngàn thứ đều không phải. Tại vọng thức của ông gán ép cho bản tánh là như thế. Một niệm gán ép cho là cái gì liền xa rời Bản Tánh. Làm sao thể nhập Vô Sanh?

Do vậy Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy ngài Phú Lâu Na "Tánh Giác Diệu Minh, Bản Giác Minh Diệu".

Đạo quý ở chỗ hành, chẳng quý ở chỗ hiểu biết.
"Đạo quý ở chỗ hành, chẳng quý ở chỗ hiểu biết" nhưng không hiểu biết thì sao hành đúng Pháp, "lý" không thông thì sao đạt "sự"? "Tu mà không học là tu mù, học mà không tu thành tủ đựng sách!"

Tu sao không ngã không nghiêng,
Không phân cao thấp, thẳng đường mà đi...
:)

Kính tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Vô Úy Thủ đã viết:
"Đạo quý ở chỗ hành, chẳng quý ở chỗ hiểu biết" nhưng không hiểu biết thì sao hành đúng Pháp, "lý" không thông thì sao đạt "sự"? "Tu mà không học là tu mù, học mà không tu thành tủ đựng sách!"

Tu sao không ngã không nghiêng,
Không phân cao thấp, thẳng đường mà đi...
:)

Kính tangbong
Ông đang ở Box Thiền, nên tôi chỉ miễn cưởng trả lời theo quan điểm của Thiền Tông.

Câu: "Tu không học là tu mù, học không tu là tử đựng sách" là của Giáo Môn. Dĩ nhiên tu hành theo Giáo Môn thì phải dùng sự hiểu biết và câu nói đó thì đúng với Giáo Môn. Do vậy câu nói đó chỉ có thể đúng khi ở Box Giáo Môn mà thôi.

Còn ông muốn tu Thiền Tông thì câu đó làm sao dùng được. Hiểu biết là chướng ngại do vậy gọi là "Sở Tri Chướng". Khi vào cửa Thiền, tất cả Kinh sách ông đã học đầy bụng phải vức bỏ hết mới mong vào đạo. Còn om một bụng dùng ý thức hiểu biết và miệng nói thao thao bất tận thì đối với thiền tông, chỉ là vòng vòng ngoài cửa đạo, chẳng thể bước vào. (Nói thế nầy ông đừng chấp vào Thiền Tông mà vức những Giáo Môn của ông, vì ông tu theo Giáo Môn thì cứ theo câu nói "tu không học là tu mù, học không tu là tủ đựng sách" mà hành thì được rồi.)

Ông cho rằng hiểu biết là đúng sao? Tâm hiểu biết cũng là tâm hư vọng. Cái hiểu biết là vọng tâm thì làm sao đúng được. Dù cho ông có giảng kinh thuyết pháp đúng bằng sự hiểu biết mà ông học hỏi bao nhiêu năm qua theo bao nhiêu vị Tôn Túc Hòa Thượng cũng không trúng vào đâu tất cả.

Hiểu biết là do bộ óc suy diễn ra, vọng tưởng ra. Chấp cho rằng cái hiểu biết mình là đúng thì cũng sai rồi.

Do vậy Kinh Lăng Nghiêm nói: "Tri kiến lập tri tức vô minh bổn. Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn."

Do vậy Kinh Kim Cang, Phật nói đến đâu liền bát lời ngài vừa nói đến đó vì sợ người đời chấp vào lời Phật nói. Do vậy ngài nói: "Ai nói Như Lai có thuyết pháp là phỉ bán Như Lai.""pháp như thuyền bè, phật pháp còn phải bỏ hà huống phi pháp."

Kinh Lăng Nghiêm lại nói: "tất cả kinh giáo như ngón tay chỉ trăng".

Kinh Niết Bàn nói: "Y nghĩa bất y ngữ".

Những lời nói trên đều nhằm dạy chúng ta không nên chấp vào sự hiểu biết, ngôn ngữ, văn tự.

Tôi nói "Đạo quý ở chỗ hành, chẳng quý ở chỗ hiểu biết" cũng là miễn cưỡng nói, vì nói đã sai rồi.

Đạo thì không tu không chứng, không thủ không xã, không chân không vọng, không chánh không tà, không thiện không ác, không phàm không thánh, không cả cái biết và không biết. Kinh Viên Giác nói "Lìa, lìa nữa, lìa đến không còn cái gì để lìa" là ý nầy.

Nói thế nầy không phải để phân tranh luận biện, chỉ mong là người Giáo Môn có thể hiểu được người Thiền Tông. Người Thiền Tông hiểu được người Giáo Môn.

Pháp ai nấy tu nấy hành, không dùng lời của Giáo Môn để khiển trách Thiền Tông, không dùng Thiền Tông để khiển trách Giáo Môn. Chỉ cần theo đúng tôn chỉ của từng pháp môn thích hợp cho mình mà thực hành là được rồi.

Chúc an vui. Mong được ý quên lời.

TT


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Ông đang ở Box Thiền, nên tôi chỉ miễn cưởng trả lời theo quan điểm của Thiền Tông.

Câu: "Tu không học là tu mù, học không tu là tử đựng sách" là của Giáo Môn. Dĩ nhiên tu hành theo Giáo Môn thì phải dùng sự hiểu biết và câu nói đó thì đúng với Giáo Môn. Do vậy câu nói đó chỉ có thể đúng khi ở Box Giáo Môn mà thôi....

Nói thế nầy không phải để phân tranh luận biện, chỉ mong là người Giáo Môn có thể hiểu được người Thiền Tông. Người Thiền Tông hiểu được người Giáo Môn.

Pháp ai nấy tu nấy hành, không dùng lời của Giáo Môn để khiển trách Thiền Tông, không dùng Thiền Tông để khiển trách Giáo Môn. Chỉ cần theo đúng tôn chỉ của từng pháp môn thích hợp cho mình mà thực hành là được rồi.

Chúc an vui. Mong được ý quên lời.

TT
Hân hạnh g.mod T T trở về với Diễn Đàn Đại Tạng kinh Phật Pháp.

Đạo-hữu Vô úy Thủ là một thành viên mới của Diễn Đàn, đã cùng là bạn đồng tu thì chẳng ai khác hơn ai, chỉ có khác là người có trí huệ thì đọc kinh hiểu nhanh, người ít trí huệ học kinh hiểu chậm. Nhưng cũng không phải vì người ngu, kẽ trí mà phân biệt.

Nhưng đã là bạn đồng tu, thì cách danh xưng cũng làm cho mất hứng trong tinh thần đoàn kết học hỏi, thì cũng đâu tốt. (Xin thứ lỗi, hãy bỏ qua, không phải là lên lớp. Bạn trở về là niềm vui của các anh em ở đây. tangbong hoan hỉ.)

Nhưng không phải vì vậy mà thiên vị với nhau. Chỉ Diễn Đàn văn hóa Phật-giáo giao lưu có một chút, mà còn phân chia cách thảo luận Tông Phái, thì coi ra vì. =)) Điều này không thể lầm lẩn được. Nếu không hợp nhau thì miễn trả lời. Còn hợp thì nâng đở thành viên mới, có rất nhiều cách nói cho vừa lòng nhau.

Với mới người đa văn có kinh nghiệm nhiều năm trên Diễn Đàn, và giữ cũng rất nhiều chức dụ quan trọng. Đều do sự tôn trọng của các thành viên và Qui tín Thầy đã tin tưởng bấy lâu nay. Lời ít, ý nhiều.

Vậy xin hỏi lại Giáo Môn là cái gì?

Thiền môn có phải là Giáo môn không.

Phật môn có phải là Giáo-môn không.

Pháp môn có phải là Giáo-môn không.v.v. Còn biết bao nhiêu thuộc về Giáo-môn nửa...Hay là Giáo-môn là nghĩa khác của Đ/h.

tn, kính.

(Riêng về luận bàn của hai vị, xin miễn bàn. tn chỉ nói về sự đối sử bình đằng giữa Thành viên với Thành viên thôi.) viewtopic.php?f=41&t=6032#p44702


Vô Úy Thủ
Bài viết: 123
Ngày: 15/07/11 05:45
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô Úy Thủ »

Thánh_Tri đã viết:
Vô Úy Thủ đã viết:
"Đạo quý ở chỗ hành, chẳng quý ở chỗ hiểu biết" nhưng không hiểu biết thì sao hành đúng Pháp, "lý" không thông thì sao đạt "sự"? "Tu mà không học là tu mù, học mà không tu thành tủ đựng sách!"

Tu sao không ngã không nghiêng,
Không phân cao thấp, thẳng đường mà đi...
:)

Kính tangbong
Ông đang ở Box Thiền, nên tôi chỉ miễn cưởng trả lời theo quan điểm của Thiền Tông.

Câu: "Tu không học là tu mù, học không tu là tử đựng sách" là của Giáo Môn. Dĩ nhiên tu hành theo Giáo Môn thì phải dùng sự hiểu biết và câu nói đó thì đúng với Giáo Môn. Do vậy câu nói đó chỉ có thể đúng khi ở Box Giáo Môn mà thôi.

Còn ông muốn tu Thiền Tông thì câu đó làm sao dùng được. Hiểu biết là chướng ngại do vậy gọi là "Sở Tri Chướng". Khi vào cửa Thiền, tất cả Kinh sách ông đã học đầy bụng phải vức bỏ hết mới mong vào đạo. Còn om một bụng dùng ý thức hiểu biết và miệng nói thao thao bất tận thì đối với thiền tông, chỉ là vòng vòng ngoài cửa đạo, chẳng thể bước vào. (Nói thế nầy ông đừng chấp vào Thiền Tông mà vức những Giáo Môn của ông, vì ông tu theo Giáo Môn thì cứ theo câu nói "tu không học là tu mù, học không tu là tủ đựng sách" mà hành thì được rồi.)

Ông cho rằng hiểu biết là đúng sao? Tâm hiểu biết cũng là tâm hư vọng. Cái hiểu biết là vọng tâm thì làm sao đúng được. Dù cho ông có giảng kinh thuyết pháp đúng bằng sự hiểu biết mà ông học hỏi bao nhiêu năm qua theo bao nhiêu vị Tôn Túc Hòa Thượng cũng không trúng vào đâu tất cả.

Hiểu biết là do bộ óc suy diễn ra, vọng tưởng ra. Chấp cho rằng cái hiểu biết mình là đúng thì cũng sai rồi.

Do vậy Kinh Lăng Nghiêm nói: "Tri kiến lập tri tức vô minh bổn. Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn."

Do vậy Kinh Kim Cang, Phật nói đến đâu liền bát lời ngài vừa nói đến đó vì sợ người đời chấp vào lời Phật nói. Do vậy ngài nói: "Ai nói Như Lai có thuyết pháp là phỉ bán Như Lai.""pháp như thuyền bè, phật pháp còn phải bỏ hà huống phi pháp."

Kinh Lăng Nghiêm lại nói: "tất cả kinh giáo như ngón tay chỉ trăng".

Kinh Niết Bàn nói: "Y nghĩa bất y ngữ".

Những lời nói trên đều nhằm dạy chúng ta không nên chấp vào sự hiểu biết, ngôn ngữ, văn tự.

Tôi nói "Đạo quý ở chỗ hành, chẳng quý ở chỗ hiểu biết" cũng là miễn cưỡng nói, vì nói đã sai rồi.

Đạo thì không tu không chứng, không thủ không xã, không chân không vọng, không chánh không tà, không thiện không ác, không phàm không thánh, không cả cái biết và không biết. Kinh Viên Giác nói "Lìa, lìa nữa, lìa đến không còn cái gì để lìa" là ý nầy.

Nói thế nầy không phải để phân tranh luận biện, chỉ mong là người Giáo Môn có thể hiểu được người Thiền Tông. Người Thiền Tông hiểu được người Giáo Môn.

Pháp ai nấy tu nấy hành, không dùng lời của Giáo Môn để khiển trách Thiền Tông, không dùng Thiền Tông để khiển trách Giáo Môn. Chỉ cần theo đúng tôn chỉ của từng pháp môn thích hợp cho mình mà thực hành là được rồi.

Chúc an vui. Mong được ý quên lời.

TT
Vậy mạo muội hỏi: chắc đạo hữu là người tu thiền?
Nhưng màở đâu ra mà nhờ đó Đạo hữu Thánh_Tri "đa văn" luận giải vậy?

Pháp nào cũng phải hành cả, không hành sao thành tựu, sao giải thoát? ngu này nghĩ vậy. Thiền môn cũng phải nắm phần "lý" xong rồi mới tọa thiền, ngọa thiền, hành thiền, không nắm vững lý thì biết gì mà "ngồi",biết gì mà "nằm",biết gì mà "đi"?

Kính


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bản Tánh Vốn Trong Sạch sao lại tu hành?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đâu phải vì tôi là kẻ phàm mà cho Thiền Tông là do hiểu biết?

Lời nói chỉ tạm dùng để phân tỏ. Ông không hiểu lại đi khiển trách người nói, rằng Thiền Tông cũng cần sự hiểu biết mới giác ngộ giải thoát ư? Dĩ nhiên tôi cũng là nhay nước miếng của Tổ Sư thôi, nhưng tôi tạm mượn lời Kinh, lời Tổ để phân trần cho ông rõ cái tôn chỉ của Thiền Tông. Lý giải là do ở tôi, chẳng cho lý giải tôi nói là tôn chỉ Thiền Tông. Đừng chấp lời quên nghĩa "Y nghĩa bất y ngữ". Không vì tôi lý luận phân trần mà cho gán ép thiền tông là phải học hiểu biết mới lý giải phân trần.

Thiền vốn không học, chỉ tự ngộ, vì ai cũng sẵn có Tánh Giác không cần phải học thêm cái gì, nhờ thủ đoạn của người đã Kiến Tánh chỉ giúp để nhận cái Tánh Giác nơi mình.

Ngài Lâm Tế học đạo 3 năm chưa từng hỏi một câu nào dưới tọa của Tổ Hoàng Bá. Nhờ thiện tri thức là ngài Mộc Châu chỉ dạy nên đi hỏi Tổ Hoàng Bá. Ba Lần hỏi ba lần bị đánh. Chẳng biết tại sao bị đánh. Sau nhờ đi hỏi ngài Đại Ngu rằng không biết vì sao bị tổ đánh, ngài Đại Ngu vừa trả lời một câu liền Đại Ngộ.

Há ngài Lâm Tế có cần hiểu biết mà Giác Ngộ hay chăng?

Thượng Tọa Minh rượt Lục Tổ rồi hỏi đạo. Tổ dạy "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, đâu là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?" Ngài Huệ Minh liền đại ngộ.

Há ngài Huệ Minh có cần hiểu biết mà Giác Ngộ hay chăng?

Tôn chỉ của Thiền là "Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật".

Một cách thẳng tắc, không quanh co. Người xưa không cần học, chỉ nhờ người Kiến Tánh đi trước chỉ điểm nói một lời liền có thể tự ngộ. Vì họ là người căn cơ rất cao. một lời nói là "Trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật".

Chúng ta hiện giờ căn cơ không được như các ngài nên học hoài, nghe hoài mà chẳng khai ngộ! ấy là do đâu? Phải tự hỏi chính mình xem.

Tôi chỉ có thể nói đến đây. Hiểu hay không là còn nhờ vào tự mỗi người.

Thánh Tri.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách