Đối tượng của Thiền Tông

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thiền Tứ Niệm Xứ còn gọi là Thiền Minh Sát, lấy đối tượng là ngũ uẩn, thực hành quán xét ngũ uẩn, thấy đúng sự thật biến hoại và không có tự thể độc lập của ngũ uẩn và rõ biết tâm tham hữu dẫn đến khổ đau. Mà chấm dứt sự ràng buộc và dẫn dắt của ngũ uẩn. Nói lên giáo Lý căn bản cho hành giả tu tập nơi ta bà này.

Thiền Tông ban đầu bắt đầu từ Ngài Ca Diếp đến Ngài Đạt Ma (Ấn Độ) rồi sau đó truyền qua Trung Hoa, cho đến nay.

Theo các DH Thiền Tông lấy đối tượng là gì? Có gì tương đồng với Thiền Minh Sát?

Mong sự chia sẽ.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Kim Sinh
Bài viết: 66
Ngày: 26/05/08 14:59
Giới tính: Nam

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Kim Sinh »

Thiền TNX lấy gì quán xét ngũ uẩn ? Nói được không ?
Trả lời được cái này mới biết Thiền Tông khác gì


Thử thân bất hướng kim sinh độ,
Cánh hướng hà sinh độ thử thân
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Kim Sinh đã viết:Thiền TNX lấy gì quán xét ngũ uẩn ? Nói được không ?
Trả lời được cái này mới biết Thiền Tông khác gì
Lấy tâm muốn giải thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ uẩn để quan xét.

Tới lượt DH đó.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Kim Sinh
Bài viết: 66
Ngày: 26/05/08 14:59
Giới tính: Nam

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Kim Sinh »

VO_DANH đã viết:
Lấy tâm muốn giải thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ uẩn để quan xét.

Tới lượt DH đó.
Tứ niệm xứ là quán Thân - thọ - Tâm - Pháp
Tâm thuộc ngũ uẩn. Hỏi làm sao lấy tâm quán tâm được ?

Lấy tâm quán tâm có phải là tự mình nắm tóc mà lôi lên không ?
Hì... Những câu hỏi này không dễ trả lời đâu. :)


Thử thân bất hướng kim sinh độ,
Cánh hướng hà sinh độ thử thân
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Kim Sinh đã viết:
VO_DANH đã viết:
Lấy tâm muốn giải thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ uẩn để quan xét.

Tới lượt DH đó.
Tứ niệm xứ là quán Thân - thọ - Tâm - Pháp
Tâm thuộc ngũ uẩn. Hỏi làm sao lấy tâm quán tâm được ?
Lấy tâm quán tâm có phải là tự mình nắm tóc mà lôi lên không ?
Hì... Những câu hỏi này không dễ trả lời đâu. :)
VO_DANH xin chấm dứt chủ đề này ở đây, vì lẽ ra VO_DANH không nên lập ra chủ đề này.
Mong chư vị thông cảm.
Mong DH Kim Sinh tùy hỷ cho.

Nhờ Mod Binh xóa chủ đề này dùm!
Cáo lỗi cùng các chư vị kinhle kinhle kinhle


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Kim Sinh
Bài viết: 66
Ngày: 26/05/08 14:59
Giới tính: Nam

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Kim Sinh »

VO_DANH đã viết: VO_DANH xin chấm dứt chủ đề này ở đây, vì lẽ ra VO_DANH không nên lập ra chủ đề này.
Mong chư vị thông cảm.
Mong DH Kim Sinh tùy hỷ cho.

Nhờ Mod Binh xóa chủ đề này dùm!
Cáo lỗi cùng các chư vị kinhle kinhle kinhle

Bậy nà, vấn đề đang rất hay, bàn về sự rốt ráo của các pháp thiền, sao bỗng dưng dừng uổng vậy.
Lấy tâm quán tâm thực ra là lấy niệm sau quan niệm trước, ví dụ như nổi niệm tà thò tay bóp vú cô gái náo đó nhưng ngay sau đó liền biết việc đó sai nên kìm hãm lại, đó gọi là niệm sau quán niệm trước. Trong thiền quán, thiền tri vọng của HT TTT, cũng đều rơi vào thiền sau quán niệm trước này, khởi tâm sân liền biết tâm sân, cái biết đó lâu nay nhiều người tranh luận là ai biết, nhưng thực ra cũng chính là mình biết, mình là cái niệm sau được huân tập rèn luyện đứng ra quán xuyến cái niệm trước bản năng vô minh khởi lên đầu tiên. Hoặc biết niệm là vọng không theo cũng vậy, cái biết đó là niệm sau phán xét niệm trước. Nay liên tục quán niệm sanh diệt, tuy ngày càng nhanh nhạy, kliểm soát được tình cảm thất tình nhục dục nhưng khó có ngày rốt ráo được

Thiền Thiền Tông thì khác, dùng ngay cái niệm này để đi đến chỗ khởi sinh các niệm, tới chỗ một niệm chưa sinh. Và đó mới thực sự là hang ổ khởi sinh các niệm. Đập một búa vào ngay cái chỗ hang ổ đó, vỡ tan cái nguồn khởi sinh các niệm, cũng tức là vỡ cái tàng thức, cái tạo ra thức, và lúc này thức không còn bị ô nhiễm bởi tàng thức nữa.

Vì vậy, tóm lại, thiền tứ niệm xứ lấy đối tượng là thân thọ tâm pháp làm đối tượng
Còn thiền của Thiền Tông thì lấy hang ổ vô minh là đối tượng (nói vậy là trật rồi, tạm nói cho hiểu thôi :))


Thử thân bất hướng kim sinh độ,
Cánh hướng hà sinh độ thử thân
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

:D

Vâng, nếu các DH thấy hay thì để lại cũng được, xóa cũng được.

Nhưng sau này có xảy ra tranh cải VO_DANH không chịu trách nhiệm đâu nhé.

Xin chuồn đây!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KG đạo hữu Vô Danh
Chủ đề mới lập thì có thể xóa. Nhưng bây giờ đã có ý kiến của những người khác. Nếu xóa người ta phản đối.
Thiền quán xét "Tứ niệm xứ" đ/h nêu là Thiền Nam Tông.
Nhưng đ/h Kim Sinh trả lời thì thuộc về Thiền Tông. Cho nên chuyển sang Box Nam Tông cũng được, mà để lại Box Thiền tông cũng được.

Kim sinh đã viết
thiền của Thiền Tông thì lấy hang ổ vô minh là đối tượng
Vẫn còn trong nhị nguyên, chưa phải thiền tông.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Kim Sinh
Bài viết: 66
Ngày: 26/05/08 14:59
Giới tính: Nam

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Kim Sinh »

binh đã viết: Kim sinh đã viết
thiền của Thiền Tông thì lấy hang ổ vô minh là đối tượng
Vẫn còn trong nhị nguyên, chưa phải thiền tông.

He he... thì chúng ta đang là phàm phu, thế giới tục đế, cần phải nhị nguyên mới nói rõ được đường đi đích đến. Chứ ở đây mà nhất nguyên thì gọi là "khẩu thánh xác phàm" không hơn không kém.
Bao giờ tui xong tui nói khẩu thánh, trong xác thánh cho nghe.
Còn kiểu thiền vô vi, mở miệng nhất nguyên mây mây gió gió, đối cảnh vô tâm, vô sở chấp... đằng miệng đó tui hổng thèm :)
Nghe ngài bác Sơn nói nè: ""Chẳng chịu khởi nghi tình thì mạng căn chẳng cắt đứt. Mạng căn đã chẳng cắt đứt thì thôi cũng chẳng được, buông bỏ cũng chẳng được, thôi nghỉ cũng chẳng được. Chính hai chữ “thôi nghỉ” này là cội gốc sanh tử rồi. Dẫu cho trăm kiếp ngàn đời trọn không có ngày xong việc."


Thử thân bất hướng kim sinh độ,
Cánh hướng hà sinh độ thử thân
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Kim Sinh đã viết: Nghe ngài bác Sơn nói nè: ""Chẳng chịu khởi nghi tình thì mạng căn chẳng cắt đứt. Mạng căn đã chẳng cắt đứt thì thôi cũng chẳng được, buông bỏ cũng chẳng được, thôi nghỉ cũng chẳng được. Chính hai chữ “thôi nghỉ” này là cội gốc sanh tử rồi. Dẫu cho trăm kiếp ngàn đời trọn không có ngày xong việc."
Xong việc gì vậy DH?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Kim Sinh
Bài viết: 66
Ngày: 26/05/08 14:59
Giới tính: Nam

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Kim Sinh »

VO_DANH đã viết:
Kim Sinh đã viết: Nghe ngài bác Sơn nói nè: ""Chẳng chịu khởi nghi tình thì mạng căn chẳng cắt đứt. Mạng căn đã chẳng cắt đứt thì thôi cũng chẳng được, buông bỏ cũng chẳng được, thôi nghỉ cũng chẳng được. Chính hai chữ “thôi nghỉ” này là cội gốc sanh tử rồi. Dẫu cho trăm kiếp ngàn đời trọn không có ngày xong việc."
Xong việc gì vậy DH?
Tuyệt tử tái tô, chết đi sống lại
Minh tâm kiến tánh.
Kiến tánh thành Phật .

Không tin thì đọc comment này ở thread: Tu Thiền có chứng đắc hay không
viewtopic.php?f=40&t=5726&start=10

Re: TU THIỀN CÓ CHỨNG ĐẮC HAY KHÔNG - TT. THÍCH THÔNG PHƯƠNG

Gửi bàiGửi bởi Kim Sinh Ngày 09-8-'11, 3:11 pm
1/ Kinh Kim Cang: Ngay trong thân này mà thấy là Phật thân !
2/ Lời ấn chứng của Sơ tổ Bồ Đề Đạt ma cho Huệ Khả: "Tâm ngươi đó với tâm chư Phật không hai không khác. Chớ có hoài nghi !".
3/ Lời Phật nói với A-Nan khi nghe A-Nan kể về giấc mơ tương lai đạo Phật 500 năm sau: "A-Nan tâm thanh tinh nên mơ thế nào thì sẽ đúng thế ấy. Nhưng ta nói cho ngươi hay, chư Phật ngủ không mơ bao giờ !"

Những bằng chứng ấy cho biết chứng đắc là có thật, nó rất cụ thể, Nó rõ ràng như ngài Huệ Khả nói, "Nó thường biết rõ ràng, ngôn từ nói không tới!". Nó thấy được sờ sờ như ngài Huệ Năng nói "Ai dè, ai dè....", nó cũng tràn đầy xúc cảm như ngài Bạt Tụy đã đi không vững, húc đầu vào cột nhà mấy lần, về đến nhà khóc suốt ba đêm ba ngày vì nó. Thiền sư Vô Môn Huệ Khai sau sáu năm miên mật, một ngày nọ khi nghe tiếng trống báo giờ cơm trưa sư hoát nhiên đại ngộ và ứng khẩu bài kệ sau: Trời quang mây tạnh sấm dậy vang lừng. Mọi vật trên đất, mắt bỗng thấy hết. Muôn hồng nghìn tía cúi đầu làm lễ. Núi Tu-di cũng nhảy múa vui mừng. Sư được Thiền Sư Nguyệt Lâm ấn chứng. Khi mà mô tả cái khác biệt của mình trong giây phút trước và giây phút sau bằng những hình ảnh như thế, sấm dậy vang lừng, núi Tu di cũng nhảy múa, thì ta biết đó là những cảm giác rất cụ thể rõ ràng như thấy trước mắt, sờ bằng tay, hoàn toàn không có một chút nào của tâm thức. Nó không giống như Archimede hoặc Newton reo lên sung sướng nhưng rất dễ đột tử vì vỡ tim hoặc tai biến mạch máu não, người giác ngộ thì khác hoàn toàn.

và sau khi chứng đắc thì, có nhất đao lương đoạn (cuộc sống trước và sau chia ra làm hai, không liền lại được nữa), tuyệt tử tái tô (chết đi sống lại và đó là con người khác)... tất cả những điều này hoàn toàn không phải và không thể là sự nhận thức, nó thuộc về sinh lý.

Thế nhưng tại sao kinh sách lại nói vô chứng lại vô đắc ?
Đơn giản là vì cờ sở chứng sở đắc thì còn sở chấp. Mà con sở chấp thì còn cửa. Phải không có cửa, thì mới bước qua được . chính đây là lý do mà lịch sử Thiền Tông có những câu chuyện phá chấp sở chứng sở đắc như que cứt khô, như bổ tượng Phật đun nước cúng Phật ...


Thử thân bất hướng kim sinh độ,
Cánh hướng hà sinh độ thử thân
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Đối tượng của Thiền Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đây gọi là xong việc thứ nhất. Nói cách khác chỉ mới bắt đầu sau một cái chết kinh hồn.
Gọi khơi khơi xong việc là chưa được. :D


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách