Những nguy hiểm khi thiền!

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Ân Uy Quang
Bài viết: 52
Ngày: 29/07/11 02:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Đạo trường

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ân Uy Quang »

sao lại TT, KC, LN lại có những thái độ khinh mạn thế
không nên dùng những từ ngữ quá hàn lâm với người chưa học
với mỗi hữu tình Phật đã chẳng dùng những pháp môn khác nhau hay sao


Học tri thế sự thị vô thường
Sinh tử diệc như lôi điện dã
Kim Sinh
Bài viết: 66
Ngày: 26/05/08 14:59
Giới tính: Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Kim Sinh »

Tư duy như cái chỗ cho tinh thần bám víu, TRỤ, vào. Chính vì vậy ta nghĩ miên man, hết chuyện này đến chuyện khác.
Nay "thử" ngồi không nghĩ gì cả tất nhiên trong não sẽ sản sinh những hoạt chất lạ (thực ra không lạ, nhưng cơ thể chưa quen) và thấy ta bay lên, là chuyện tất nhiên. Lúc này trong vô thức, ta thoáng nghĩ điều gì thì điều đó sẽ tức khắc hiện lên và ta thấy rõ như thật. Pháp môn thiền quán (ví dụ như Mật tông) thiên về pháp thiền quán tưởng này (xem đây: viewtopic.php?f=41&t=6166)

Các cảm giác về ánh sáng, cảnh giới, cảm giác lạ .... rất hay gặp với mọi pháp thiền. Tất cả các cảnh giời đều do vọng tưởng mà ra, xem kinh Lăng Nghiêm, phẩm Ma ngũ ấm, chính vì lý do này mà Thiền Tông có câu "Phùng ma sát ma, phùng Phật sát Phật ".

Ngồi thiền rơi vào rỗng không , tuy là điều pháp môn thiền Khán thoại đầu nhắc nhở hành giả nên cảnh giác, đừng để rơi vào, tuy nhiên nhiều pháp môn khác như Mặc Chiếu đều thực hành xem như một phương pháp hoàn hảo.

Đừng để những cảm giác sợ hãi hay cảnh giới nhìn thấy ảnh hưởng, hãy tín tự tâm vững chắc "Vạn pháp đều do tâm tạo", mọi thứ đều là do vọng tưởng mà có, được vậy mới có thể để tâm rỗng không được . Để tâm rỗng không thực sự 5-10 phút là một việc vô cùng khó đó. Lần sau bạn sẽ không được như vậy nữa đâu :)
Sửa lần cuối bởi Kim Sinh vào ngày 18/08/11 19:02 với 4 lần sửa.


Thử thân bất hướng kim sinh độ,
Cánh hướng hà sinh độ thử thân
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tidu đã viết: @ Thánh tri đạo hữu:
1. Vì tôi chỉ quan tâm tới việc "biết", nên tôi cho là bất cứ môn tu nào cũng dẫn ta đến Phật, vì phật phổ độ chúng sinh, phật ko quan tâm tôi là ai, cũng như không quan tâm tà ma ngoại đạo là cái gì mà chỉ quan tâm đến tôi làm gì, có kết quả hay không (có ảnh hưởng hay tác động đến Phật hay không), tức là mọi con đường có lẽ nếu tôi muốn đều dẫn đến Phật cả. Không biết đạo hữu nghĩ sao về chuyện này.
Tôi không phải nói ông là tà mà ngoại đạo, mà nói cái cách thực hành của ông là tà ma ngoại đạo, chẳng phải phật pháp. Tôi đâu có quan tâm ông là người đạo Phật hay đạo khác. Hễ đến với Phật Pháp hỏi đạo thì tôi trả lời giúp ông. Nếu như tôi có quan tâm ông là người đạo phật hay ngoại đạo thì tôi trả lời ông để làm gì, còn hướng dẫn ông tìm đọc sách "Phật Học Phổ Thông" nữa.

2. Giả thiết rằng có nhiều con đường như vậy đến với Phật, và có nhiều chúng sinh hướng Phật, theo tôi nghĩ, không phải cứ người này đi vào một con đường nhất định là có thể thành công được như những người khác, vì dù có trần gian hay thượng giới thì tôi vẫn là tôi, ngoài tôi ra mới là người khác, tức là tôi có một bản chất khác, hay một "căn cơ" khác.
Trong Phật Pháp có nhiều pháp môn tu hành. Nhưng những cái mà ông thực hành đó là đo ông tự nghĩ ra rồi thực hành, hay có học đàng hoàn do lời dạy của Phật trong Kinh? Đó là cái quan trọng!

Ông không thực hành theo lời dạy của Phật trong Kinh, mà suy nghĩ vớ vẫn rồi thực hành thì đó là cái ông suy nghĩ ra, tức là tà đạo. Thì làm sao cho rằng đó là Phật dạy được!

Muốn tu giác ngộ giải thoát phải bắc buộc theo lời dạy của Phật mà tu. Phật không dạy mà tu là tu theo tà đạo.

Nếu như tà đạo mà có thể tu giác ngộ giải thoát, thì Phật Thích Ca không cần phải thị hiện 2500 trước ở Ấn Độ để dẹp 99 loại ngoại đạo tà kiến ở Ấn Độ rồi.

Ý tôi muốn nói rằng, ông phải tìm học Phật Pháp và xem trong những pháp môn của Phật dạy, pháp nào thích hợp với ông để tu hành, thì mới được kết quả tốt đẹp, mới gọi là nhiều đường đi đưa đến cùng một mục đích.

Còn ông không tìm học Phật Pháp, thì dù có tu theo vô lượng cách của ngoại đạo cũng chẳng thể đến mục đích giác ngộ giải thoát mà Phật đã dạy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nhiều người nghe người khác nói hù dọa, nói tu Thiền là bị nầy bị kia, nguy hiểm v.v... rồi sợ sệt không dám tu.

Người nói (kể cả Thánh Tri vài năm trước) là những người mang nghiệp vì cản trở người ta tu thiền.

Những người nghe nói thế mà sợ, là những người lòng tin còn yếu kém. Lòng Tin nơi Phật, Pháp, Tăng. Lòng Tin nơi Tâm mình quá yếu kém.

Tu hành một pháp môn nào của Phật Pháp cũng cần phải tu đúng theo tông chỉ của pháp môn đó thì không sợ bị lạc đường. Phải nghiên cứu kỹ một môn mà mình đã chọn mới tu.

Tu hành một pháp môn nào trong Phật Pháp mà không nghiên cứu kỹ, tự mình tài lanh suy diễn rồi tu mà không theo đúng Tông Chỉ thì dĩ nhiên mới lạc đường tà.

Cho nên đừng nghĩ chỉ có pháp Thiền, mà các pháp Tịnh Độ, Mật Tông v.v... nếu tu không đúng tông chỉ cũng lạc đường tà.

Nếu tu hành theo đúng tông chỉ mà lạc đường tà thì Phật cũng đã lạc đường tà, chư Tổ đi trước cũng lạc đường tà hết sao?

Tu Thiền hay bất kỳ pháp môn nào mà đúng tông chỉ thì không sợ nguy hiểm.

Tôi rất mong quý vị đừng lầm như tôi lúc trước. Do vì có tội nên tôi cực lực phá mọi nghi hoặc và hiểm lầm giúp người tham thiền. Viết bài để giúp họ Tin Tự Tâm, an tâm tham thiền. Nhưng tôi cũng xin nhấn mạnh, Tham Thiền cần phải có người hướng dẫn và nghiên cứu kỹ. Không thể lơ mơ suy diễn tu tập giống như đạo hữu lập chủ đề nầy.

TT


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Mọi hiện tượng của thế giới đều do THỨC biến ra ý mà !.
Một số vị GIÁc Ngộ cũng gặp cảnh giới này nọ...và những vị khác thì không ?...NHưng gặp cảnh giới gì ...có hay ko ?...Nó chẳng nói lên được cái gì ?...MUốn biết rõ mấy cái này...hoạ may người có thần thông nhìn được vô thuỷ vô chung của loài người !( mà theo mình thì thần thông cao lắm cũng chỉ biết vài chục kiếp,trăm kiếp,ngàn kiếp đi...vvv..chứ ko thể biết vô thuỷ vô chung).Nó đan xen bởi nhiểu nhân duyên,nghiệp quả !....

Vậy nên mọi cảnh giới ,cảnh tượng nó ko nói lên cái ĐẠI NGỘ...mà cái bình thường TÂM...ko bị chi phối bởi mọi cảnh giới,cảnh tuợng..mới là cái ĐẠI NGỘ !.

Vậy nên ĐẠI NGỘ có người gặp cảnh giới,có người ko ?....Nó chẳng là vấn đề !.Và những cảnh giới càng ko thể ấn chứng NGỘ hay chưa !...

VÌ nếu dựa vào CẢNH GIỚI để ấn chứng..thì mỗi người gặp cảnh giới,cảnh tượng khác nhau ...do THỨC mỗi người hiện ra...hoặc ko hiện ra !...TUỲ !...

Chỉ biết cảnh giới cảnh Ngộ thì....LƯỚT !


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Người tu cao gặp cảnh giới ...Người tu thấp cũng cảnh giới.

TU CHÁNH gặp cảnh giới (chánh)...Tà cũng cảnh giới...

Tu thì cảnh giới hiện ra.KO tu cảnh giới cũng hiện !.

Kết luận chung cho mọi kết luận : Ai mà chả có cảnh giới.

Chỉ là cảnh giới ĐỘC quá...khoa học chưa phát minh ra được !...CHứ vài năm nữa..chục năm nữa,nhiều nguời có cảnh giới giống mình thì chuyện lạ thành thật.CHuyện thật thành quen...chuyện quen thành bình thường ....chuyện bình thường thành chuyện "ko đáng bận tâm".... :D


Kim Sinh
Bài viết: 66
Ngày: 26/05/08 14:59
Giới tính: Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Kim Sinh »

Nói như Vũ Ngọc Anh cũng hay, nhưng không giúp nhận rõ con đường để nói to một tiếng, xong việc.


Thử thân bất hướng kim sinh độ,
Cánh hướng hà sinh độ thử thân
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thiện hữu nào thực sự tu thiền nên Học Kinh Thủ Lăng Nghiêm. "Để đối đầu lại nghiệp lực phải tu pháp Sámatha để có định lực" tức là hành thiền (Samatha), chỉ biết học rộng hiểu sâu thì đạo quả khó thành.

"Trường hợp của Tôn giả A-nan cũng vậy, nên Tôn giả ân hận lắm, cứ nghĩ rằng mình là đa văn mà chưa toàn đạo nghiệp. Nên ân cần xin Phật, xin cái gì? xin cái phương tiện tối sơ là Sa-ma-tha (định) (Tam-ma, thiền-na) mà mười phương đức Như Lai nương nơi đó được thành Bồ-đề. Samatha là định nhơn, Samàdhi là định tự tướng nó khác nhau ở chỗ Samatha là định nhơn, Samàdhi là định tự tướng và Dhyàna là định quả tướng, tất cả đều là định hết..." (trích Thủ Lăng Nghiêm - HT. Thích Thiện Siêu chú giải)

Trong đó đều nói rõ các cảnh giới Ma hành ấm, Ma thức ấm mà người hành thiền có thể gặp phải.
Sơ thiền
Nhị Thiền
Tam thiền
Tứ Thiền
Sắc giới, Vô sắc giới, v.v...

Tóm lại đầy đủ một cách có hệ thống cho người hành thiền cần biết. Không cần phải đi hỏi nghe quá nhiều ý kiến trái ngược nhau dẫn đến tâm động loạn, chẳng biết đâu đúng sai, đầy đủ.

http://www.lotusmedia.net/unicode/ThuLa ... thieu.html (Kinh Văn)

http://thientongvietnam.net/audio/Adm_B ... sp?id=0013 (HT.Thích Thanh Từ giảng giải)

Ngoài ra phải nắm vững Tánh không (Tánh Bất định) của Bát Nhã, phải thâm nhập bằng được Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm Kinh, nắm vững Tánh không thì thâm nhâp vào bất kỳ Kinh đại thừa nào cũng đễ dàng, vì Bát Nhã khai mở trí huệ giúp cho thông văn tự ngữ nghĩa và dạy cho biết Tánh bất định (Tánh Không) chi phối vạn pháp ra sao, pháp động-tịnh để biết ứng dụng như thế nào khi hành thiền. Xin chia sẻ kinh ngiệm cốt lõi như vậy, chứ nói lung tung mà không đưa ra phương tiện gì cụ thì thể ích gì.

"Ông A-nan, nếu không đoạn lòng dâm mà tu thiền định, thì cũng như nấu cát, nấu đá muốn cho thành cơm, dầu trải qua trăm nghìn kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng, vì cớ sao? Vì đó là giống cát, giống đá, không phải là gạo thóc của chính cơm vậy. Ông đem thân dâm cầu hiệu quả của Phật, dầu được diệu ngộ, cũng chỉ là gốc dâm, cội gốc đã thành dâm, thì phải trôi lăn trong tam đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào tu chứng Niết-bàn Như Lai." viewtopic.php?f=32&t=6338&p=46845#p46845
Kính
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 27/08/11 08:57 với 3 lần sửa.


TieuBangHo
Bài viết: 80
Ngày: 19/08/08 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: PHUCDUONGTINHXA

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi TieuBangHo »

Xin chút dãi đờm của chư cổ đức đất Việt xưa! Trân trọng tangbong : Hãy ghé qua.
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79 ... 14-2_15-2/


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Nói như Vũ Ngọc Anh cũng hay, nhưng không giúp nhận rõ con đường để nói to một tiếng, xong việc.
---> nói rõ thì hơi bị phức tạp đấy bạn !.Đơn giản chỉ cần hiểu "nó là do THỨC biến ra".Mà nghe nó đơn giản thì nó mới hay à... :D .AI thắc mắc những điều đơn giản ?...CHỉ nghe và biết ...đơn giản thế nên ko ai thắc mắc !.Và vì ko thắc mắc nên nó đơn giản thế thôi !.


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

THì mình nói 1 cái..bạn hiểu chả thắc mắc nữa.Thì tựa như tạm thời bạn đang xong việc ( xong cái thắc mắc).Mình nói to thế còn gì :D


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

CÒn muốn biết rõ cho nó có tí tri thức...thỏa mãn hiểu biết.Đại khái nó thế này :
Mọi cảnh giới mình lạc vào thỉ ở tình trạng " nguời quan sát và cái được quan sát".TỨc nó ở nhị nguyên.Mà đã là nhị nguyên thì ko phải là chứng ngộ !...May lắm nó ở HÓA THÀNH chứ chẳng phải Bảo SỞ !.

Đơn giản chỉ cần hiểu " con mắt nó nhìn được mọi thứ nhưng ko nhìn được chính nó".Cái gì mà nó nhìn thấy tức ở ngoài nó.Ở ngoài nó thì ko phải là "NÓ".THì tức tự mình ngộ nhận.NGhe đơn giản chưa ?...


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách