Những nguy hiểm khi thiền!

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Thật sự có nhiều vị dạy phương pháp mà mình hành trì có an lạc. Nhưng an lạc chưa phải là đúng chắc chắn con đường đến đích mà Đức Phật dạy. Nếu đã thành tựu ít nhất có phần giác ngộ (thí dụ ngang 3 bậc Thánh đầu) thì có thể phổ biến làm 1 Pháp dẫn đường cho chúng sinh, còn đến đích thì phải học nơi vị đã giải thoát.

Đây là chút bận lòng của bt, thấy nhiều bạn của mình thân bệnh hoạn do thiền, tâm bệnh hoạn do thiền...rất là tội nghiệp.

kính,bt


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Có nhiều vị thầy bây giờ nổi tiếng nhờ CD, internet, và P.R giỏi như làm thương mại vậy. (Public Relations) Ngừoi sơ cơ chưa hiểu đạo sâu, còn chấp tướng-chấp sự thấy hình thức đẹp, nghe lời giảng hoa mỹ khen nức nở, mê đắm... chứ nào biết hết đâu nhiều cái đàng sâu cũng phức tạp không kiếm thế tục. kinhle

Nhà nhà viết sách luận giải, người người giảng kinh...chúng sanh mê vẫn hoàn mê... kinhle


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

nhampl đã viết:Đ/h vominh2011 ! đây là cái điều khó đối với người học Phật , theo PL thì tất cả ở nơi chính mỗi người chúng ta , ko nên tìm bên ngoài , có tham khảo bên ngoài thì nên y cứ : bốn tham chiếu lớn mà người học Phật cần cẩn trọng !
Đây là: Bốn Điều Tham Chiếu Lớn trích trong sách: "Đức Phật và Phật Pháp", của tác giả Narada Maha Thera, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 245-246

Đi từ làng này đến làng khác, một ngày nọ Đức Phật đến Bhoganagara và tại đây Ngài dạy bốn Đại Giáo Pháp tức là bốn điều tham chiếu lớn (Mahapadesa), theo đó ta có thể trắc nghiệm và làm sáng tỏ giáo huấn của Đức Phật. Ngài dạy:

tangbong 1. Một vị tỳ khưu có thể nói rằng tôi nghe chính Đức Phật đã tuyên ngôn như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của đức Bổn Sư". Những lời ấy, không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu và so sánh với Kinh (Sutta) và Luật (Vinaya). Nếu khi đối chiếu và so sánh kỹ càng, nhận thấy rằng nó không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn, đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai". Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn, vị tỳ khưu ấy đã hiểu đúng".

Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn đầu tiên.

tangbong 2. Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có chúng Tăng sống chung và có những vị sư lãnh đạo: Tôi nghe chính các sư ấy nói như thế này: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của đức Bổn Sư". Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai những lời ấy. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường, từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật. Nếu khi đối chiếu và so sánh kỹ càng, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai". Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn. Vị tỳ khưu ấy hiểu đúng".

Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn thứ nhì.

tangbong 3. Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có nhiều vị sư và những vị cao tăng học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh, Luật, Pháp Yếu (Matika): Tôi nghe chính các vị sư ấy nói như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của đức Bổn Sư". Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Kinh (Sutta) và so sánh với Luật [/i](Vinaya)[/i]. Nếu khi đối chiếu và so sánh như vậy, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai". Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn. Vị tỳ khưu ấy hiểu đúng"

Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn thứ ba.

tangbong 4. Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có một vị tỳ khưu cao hạ, học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh, Luật, và các Pháp Yếu (Matika): Tôi có nghe vị tỳ khưu cao hạ ấy nói như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của đức Bổn Sư". Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu kỹ càng, tường tận, từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật. Nếu khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai". Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư".

Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn thứ tư.

Này các Tỳ Khưu, đó là bốn điều tham chiếu lớn.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đ/h Đồng Nát :"chỉ có điều chúng ta là hàng Phật tử tại gia nên không dám nhận xét vì nhiều lý do tế nhị."
PL thấy rằng ko phải là hàng tại gia mà ko dám nhận xét , mà đây là đặc thù của Phật giáo , ai nghĩ sai , nói sai , làm sai thì tự chịu trách nhiệm , ai nghe theo thì cộng nghiệp ;
Cho dù có nói thì do họ đang bị nghiệp ngăn che họ cũng không nghe ;
Do vậy nên tùy duyên thôi !
Đ/h biển tâm :
"Đây là chút bận lòng của bt, thấy nhiều bạn của mình thân bệnh hoạn do thiền, tâm bệnh hoạn do thiền...rất là tội nghiệp"
PL cũng đông tâm như đ/h tuy !
Đ/h battinh , Cám ơn đ/h đã trích dẫn giúp cho rõ ràng !


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong
Kính chào quý đạo hữu.

Phần tô màu xanh, kn đã từng học và đã từng tập qua, nếu nói rõ sẽ có người phản đối, cho là phỉ báng giáo pháp của họ, những người đó
không hiểu rõ, phải nhập môn mới biết môn tu tập này,
kn xin tóm lược,khi sư tổ Đạt Ma sang TQ truyền dạy Phật pháp, thời bấy giờ Lão đạo và Khổng đạo rất thịnh hành, họ tìm cách chống đối, và phá hoại,nhất là Hoàng Đế TQ thời bấy giờ xem trọng Khổng-Lão mà xem nhẹ Phật giáo, nên các vị Tổ sau mới thống nhất Phật-Khổng-Lão làm một, trong đó có một vị Tổ là người đã từng là người ngoại đạo,vị Tổ này sau khi được kế thừa và tu tập theo Phật thừa và đã đắc được đạo quả Anaham, do đó các đệ tử đời sau này, sau khi được nhận( không phải ai cũng được nhận dạy), tùy theo căn cơ mà học duy nhất một môn hoặc nhiều môn, người đệ tử được nhận mang chữ Huệ, xin nói rõ là không phải là Pháp danh như những vị đệ tử Phật môn khác,
b. Cách dụng công==cách tập này làm cho hành giả không còn bị cơn đói hành hạ hay khổ sở vì nhịn ăn, chỉ uống nước, người già 60-70 tập cách này thường, cơ thể trở nên khỏe mạnh và lâu già, tinh khí trong cơ thể được gia tăng như còn trai trẽ, kn quen biết một người chuyên tập môn này đã lâu, trên 50-60 rồi, năm nay gần một trăm tuổi, nhưng nhìn bác giống như là mới 70,
Đạo Cao Đài và Hòa Hảo chuyên thiền môn này, ở trong diễn đàn nầy cũng có vài người tu tập môn này,
Đạo hữu nào có quyển kinh này, nên cẩn thận, phần nào dạy hay thì học, phần nào dạy không đúng lời Phật dạy thì bỏ, đọc xem qua cho
có thêm kinh nghiệm.
Nếu có lời chi mộ phạm, không phải xin các đạo hữu đó vui lòng bỏ qua, kn chẳng qua giải thích cho các đạo hữu khác rõ mà không có tình ý riêng hay chia rẽ nào hết. tangbong

kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Cám ơn đạo hữu Khai Nhụy đã cho biết rõ về pháp tu này.

Thiền Phật Giáo đến 1 mức độ nào đó thì cũng ăn ít, ngủ ít, trí óc sáng suốt tỉnh thức, thân thể nhẹ nhàng không bệnh tật .
Thời nay người tu thiền còn có thể xử dụng thêm khí công hoặc tai-chi ….để hổ trợ cho thân thể, vì chúng ta không đi bộ nhiều như Đức Phật xưa kia.
Riêng những vị đã đạt mức chánh niệm tỉnh giác trong cuộc sống thì ít có nhu cầu tọa thiền nên không cần luyện tập cho phần thân nhiều.

Pháp Phật hài hòa thân tâm như thế & quan trọng là càng hài hòa thân tâm thì càng buông xã. Buông xã thì không chấp thủ đúng như lời Phật dạy mới có thể đoạn dần tham sân si.

Vậy tại sao phải cần đến những phương tiện khác ngoài Đạo Phật ?

Người sơ cơ khó biết cái nào cần giữ cái nào cần bỏ, mà phần đông chỉ biết trông cậy vào vị Thầy & sách vở rồi y cứ phụng hành, (mà đâu biết rằng Thiền khó ở chỗ tìm được vị Thầy đầy kinh nghiệm gỡ cho mình cái “gúc” để mình bước tiếp) . Tu tà tà thì không nói làm chi, có người tu Tứ Niệm Xứ, có ba la mật từ kiếp trước nên có những chứng ngộ chuyển hóa thân tâm mau lẹ, phải từ Âu châu bay sang Miến Điện vào trường thiền để chỉ trình pháp 1 câu cho Thiền sư chỉ tiếp.

Có thể con đường trung đạo khổ & đòi hỏi sự miên mật giai đoạn đầu nên khó thu hút được nhân tâm !!! bt kính xin nhắc lại câu nói của cổ nhân ( ông Nguyễn Văn Ngọc) mà chính mình cũng luôn tâm niệm: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”

tangbong Cám ơn đạo hữu Nhampl, lời đạo hữu chí lý, tất cả do cộng nghiệp & nghiệp ngăn che. Mình chỉ còn biết quán tâm xã mà thôi.

kính,bt


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”

đ/h bt, mình nhớ khi xưa còn bé, học câu trên là của ông Nguyễn Bá Học mà!?

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Ồ đúng rồi , thật cám ơn đạo hữu Hlich, mình cứ nhớ là của Ôn Như Hầu Nguyễn văn Ngọc.

kính,bt


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

biển tâm đã viết: 3. Kết hợp hơi thở với các phép quán:
a. Kết hợp hơi thở với biết rõ toàn thân:

b. Kết hợp hơi thở với quán thân vô thường:

c. Hơi thở vào, biết trong thân vô thường có hơi thở vào.
Hơi thở ra, biết trong thân vô thường có hơi thở ra.

d. Kết hợp hơi thở với lời nguyện:

e. Kết hợp hơi thở với biết tâm này là phiền động:

- Ghi chú: Mới ban đầu ta chỉ vừa thở vừa biết rõ toàn thân. Lâu ngày tự nhiên biết rõ thêm nội tâm dù không cố ý. Lúc đó, ta vừa biết hơi thở, vừa biết toàn thân, vừa biết nội tâm. Cùng một lúc biết cả ba điều mà vẫn nhẹ nhàng thoải mái.

4. Kết hợp hơi thở với khí công tâm pháp và cố căn:
a. Bước chuẩn bị:
- Muốn dụng công thực hành khí công tâm pháp này, trước hết chúng ta phải có nền tảng thiền của Đạo Phật, bao gồm những công phu căn bản như ngồi đúng tư thế, giữ thân mềm mại bất động, biết rõ toàn thân, quán thân là vô thường, tâm là hư vọng, thở ra vào theo tứ niệm xứ. Nền tảng này phải được củng cố vài năm cho vững chắc.
- Phải tu dưỡng đạo đức với những tâm lý căn bản như tôn kính Phật, từ bi thương yêu chúng sinh, khiêm hạ để tôn trọng mọi người…
- Siêng năng gây tạo nhiều công đức bằng cách giúp đỡ mọi người trong cuộc sống.

b. Cách dụng công:
- Chúng ta cũng bắt đầu giống như nghi thức vào thiền, tác ý khởi ba tâm hạnh căn bản, dụng công theo thiền khoảng 10 phút rồi mới bắt đầu tư thế này.
- Bàn tay phải để dưới bàn tay trái như thường lệ, nhưng đan chen một ngón trỏ với nhau để giữ hai bàn tay cho chặt.
- Hai đầu ngón út chạm vào nhau và chỉa vào huyệt đan điền. Chỉ chạm nhẹ, vừa đủ, không đẩy vào sâu, không rời xa khỏi da.
- Khi thở vào biết rõ toàn thân an trú tâm nhẹ nhàng một điểm nhỏ ở đan điền, rồi nín thở đóng van mũi hoàn toàn (giống như lúc lặng xuống nước) sau đó nhíu mạnh cơ hậu môn (cố căn). Khi thở ra để tâm an trú ở long vĩ quan (ba đốt xương sống cuối cùng).

Đây là phép thiền dưỡng sinh, luyện công chứ đâu phải Tổ sư thiền.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Những nguy hiểm khi thiền!

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Đây là phép thiền dưỡng sinh, luyện công chứ đâu phải Tổ sư thiền.
Vâng đúng vậy, kn đã viết rõ:
tùy theo căn cơ mà học duy nhất một môn hoặc nhiều môn
Cũng chính vì vậy kn bỏ không tập theo môn này.

Xin lỗi, đã khiến đ/h hiểu lầm. tangbong

Kinh,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách