BÍCH NHAM LỤC

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Không hiểu, không hiểu.
Có hiểu cũng nói không hiểu cho yên thân. Không thì bị bác Bình cho 30 gậy mất.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

không thoát đâu.

Hiểu 30 gậy
Không hiểu 30 gậy.

Có điều cỡ cô Tâm 3 gậy là sụm bà chè rồi, làm gì tới 30 gậy


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hi Hi ... vậy là được cái "sắc không' rồi.


Hình đại diện của người dùng
baby
Bài viết: 60
Ngày: 01/01/08 05:20

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi baby »

Xin lỗi các thiền sư hiện đại, có thể có cách diễn đạt nào khác dễ hiểu hơn không, vì con thấy nhiều thiền sư hiện đại trong forum Đại Tạng có lối viết khó hiểu hơn thiền sư cổ điển ./..,.,

"vậy là được 'cái sắc không' rồi" ??? Mở rộng thêm cho kẻ ngu này "hiểu" với :-P


Rời bỏ miền quê đến thị thành
Nào đâu phải phụ cái xuân xanh
Bớt màu phàm tục thêm màu đạo
Mở cửa từ bi sáng cửa tình
Niệm Phật, trì kinh đền chín chữ
Tâm thanh, chiền vắng đáp ba sinh
Đời nay phụ nữ còn như thế
Ai người quân tử gắng xem kinh!
Tác giả: anvui
Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

baby đã viết:Xin lỗi các thiền sư hiện đại, có thể có cách diễn đạt nào khác dễ hiểu hơn không, vì con thấy nhiều thiền sư hiện đại trong forum Đại Tạng có lối viết khó hiểu hơn thiền sư cổ điển ./..,.,

"vậy là được 'cái sắc không' rồi" ??? Mở rộng thêm cho kẻ ngu này "hiểu" với :-P

mỗi người đều có một khế hợp khác nhau .lời chư tổ có thể giải ra cho mọi người hiểu nhưng cái đáng quý là chúng ta phải thực hành nó thì đáng quý hơn nữa phải hok bác Bình ,Chanhhientam ,baby,
Thấu hiểu triết lý các pháp tùy duyên biến chuyển, không đứng yên không tự thành là thông suốt câu “Sắc tức là không, không tức là sắc


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ửa té ra chưa đi. May phước cho tui. Thiền sư gì ở mấy câu đó hả trời! Chỉ là nói dóc cho vui với bác Bình thôi. Ông đập một cái, nát bét thì không phải sắc thành không còn gì. Cho vô ngoặc kép không thấy sao. Baby hết hiểu tui rồi! Buồn 5 phút.
Baby đọc mấy câu của Thichnhuantruong đó. Hay hé!


Hình đại diện của người dùng
baby
Bài viết: 60
Ngày: 01/01/08 05:20

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi baby »

Chân Hiền Tâm đã viết:Baby hết hiểu tui rồi! Buồn 5 phút.
:roll:
Hiểu được phụ nữ đã là khó, hiểu nữ thiền sư hiện đại còn khó hơn vạn lần :(
Tôi có bao chừ hiểu Tâm đâu mà bảo hết hiểu em rồi 8->


Rời bỏ miền quê đến thị thành
Nào đâu phải phụ cái xuân xanh
Bớt màu phàm tục thêm màu đạo
Mở cửa từ bi sáng cửa tình
Niệm Phật, trì kinh đền chín chữ
Tâm thanh, chiền vắng đáp ba sinh
Đời nay phụ nữ còn như thế
Ai người quân tử gắng xem kinh!
Tác giả: anvui
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Buồn 5 phút.


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

Chanhientam đã viết:Buồn 5 phút.
baby hok hiểui phụ nữ là đúng nhuantruong cũng vậy và mọi người cũng vậy .
cái này phải buồn đến 1 tháng


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

ừ buồn 1 tháng


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

Chanhientam đã viết:ừ buồn 1 tháng
nói vậy mà buồn thiệt à .hiiiiiiiiii

ta đến từ khung trời ảo mộng
suốt cuộc đời ta vẫn mãi trông mong
một nẽo đường đời luôn ngả bóng
cần chanhhientam nói pháp mầu .............

buồn rồi sao nói !


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 4

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

(tách ra không được, xin chư vị so sánh với bản dịch để thấy khác biệt)

TẮC 4
ĐỨC SƠN MẮC ÁO VẤN ĐÁP

LỜI DẪN
Thanh thiên bạch nhật không được chỉ đông vẽ tây
ThờI tiết nhân duyên cần phảI hợp bênh cho thuốc.
Hãy nói buông đi tốt hay nắm đứng tốt? cứ thử xem.

CÔNG ÁN

ĐỨC Sơn đến Qui Sơn, mắc áo trên pháp đường, từ phía đông đi qua phía tây, rồI từ phía tây đi qua phía đông , nhin xem, nói Không ! Không ! rồI liền đi ra.
Tuyết Đậu trước ngữ : Khám phá xong.
Viên Ngộ : Lầm! quả nhiên! điểm.
Đức Sơn ra đến cửa lạI nói: Cũng không được lôi thôi. Liền mặc áo chàng, đầy đủ oai nghi, trở vào ra mắt .Qui Sơn ngồI yên. Đức Sơn đưa tọa cụ lên nói “ Hòa thượng !“ Qui Sơn toan nắm cây phất tử. Đức Sơn liền hét, phủI áo, đi ra.
Tuyết Đậu trước ngữ ; Khám phá xong.
Viên Ngộ : Lầm! quả nhiên! Điểm.
Đức Sơn xây lưng vào pháp đường, mang giầy cỏ liền đi.
Đến chiều, Qui Sơn hỏI thủ tọa :
- NgườI mớI đến khi nẫy đâu?
Thủ tọa thưa
- Khi đó, ông ấy xoay lưng vào pháp đường, mang giày cỏ đi ra.
Qui Sơn bảo
- Kẻ này về sau đến trên đảnh cô phong, dựng chiếc am cỏ, quở Phật, mắng tổ.
Tuyết Đậu trước ngữ : Trên tuyết thêm sương
Viên Ngộ : Lầm! quả nhiên! Điểm.

GIẢI THÍCH
Giáp Sơn (Viên ngộ) hạ ba chữ điểm, các ông lạI hộI chăng? Có khi đem một cọng cỏ làm báo thân, hoa thân, có khi đem báo, hóa thân làm một cọng cỏ.
Đức Sơn vốn là giảng sư kinh Kim Cang, nghe nói phương nam có thiền đốn ngộ, tức giận nói “ Trong kinh Kim Cang nói : Sau khi được Hậu Đắc Trí còn phảI ngàn kiếp học oai nghi, muôn kiếp học tế hạnh của Phật rồI sau mớI thành Phật, thế mà bọn ma quỉ ở phương nam dám nói CHỈ THẲNG TÂM NGƯỜI, THẤY TÁNH THÀNH PHẬT” Sư tức giận, gánh một gánh sớ sao kinh Kim Cang thẳng đến phương nam để đả phá bọn yêu ma. Trên đường đi Lễ Châu, ông gặp một bà già bán bánh, bèn hỏI mua. Bà già hỏI
- trong gánh đó là cái gì ?
Đức Sơn đáp
- Kinh Kim Cang sớ sao
Bà già nói
- Tôi có một câu hỏI, nếu thầy đáp được, tôi xin cúng dường bánh điểm tâm. Bằng đáp không được, xin thầy đi nơi khác mua
Đức Sơn bằng lòng. Bà già hỏI
- Kinh Kim Cang nói: Tâm quá khứ bất khả đắc, Tâm hiện tạI bất khả đắc, Tâm vị lai bất khả đắc. Thượng tọa muốn điểm tâm nào ?
Đức Sơn không đáp được, bà già chỉ sư đến tham vấn Long Đàm. Sư vừa tớI cửa liền nói
- Nghe danh Long Đàm đã lâu, hôm nay đến, đàm (đầm) cũng chẳng thấy, long cũng chẳng thấy
Long Đàm bước ra nói
- Ông đã gần đến Long Đàm.
Đức Sơn đảnh lễ rồI lui. Một đêm sư vào thất đứng hầu, canh đã khuya, Long Đàm bảo
- Sao chẳng xuống đi?
Đức Sơn bước ra thấy ngoài trờI tốI đen liền quay trở lạI, thưa
- Ngoài trờI tốI đen.
Long Đàm đốt cây đuốc giấy trao cho sư. Đức Sơn vùa cầm. Long Đàm liền thổI tắt. Đức Sơn bỗng nhiên đạI ngộ. Bèn lễ bái. Long Đàm hỏI
- Ông thấy cái gì mà lễ bái?
Đức Sơn thưa :
- Từ nay về sau con không còn nghi lờI nói của chư hòa thượng
Hôm sau Long Đàm thượng đường nói
- Trong đây có kẻ răng như kiếm bén, miệng như chậu máu, đánh một gậy chẳng ngoái đầu, nay đây, mai kia sẽ lên đảnh cô phong dựng lập đạo của ta.
Đức Sơn bèn đem bộ sớ sao kinh Kim Cang ra trước pháp đường, nổI lửa đốt nói
- Đàm huyền luận diệu chỉ như một sợI lông trong hư không. Tột chỗ khôn khéo của ngườI đờI như một giọt nước trong đạI dương.

Sư nghe tiếng Qui Sơn giáo hóa hưng thạnh, liền thẳng đến Qui Sơn. Tác gia sắp gặp nhau, hãy chờ xem. Đến nơi, chiếc bị ông cũng chẳng cởI, thẳng vào pháp đường, đi từ đông qua tây, rồI từ tây qua đông, nhìn xem nói “ không! không!” rồI liền đi ra. Thử hỏI ý ở chỗ nào?

Phật pháp chẳng có nhiều việc. (Do trệ ở hai bên nên mớI sinh ra lắm chuyện) Huyền Sa nói “ Như bóng trăng dướI đầm, Tiếng chuông đêm, đánh, giộng tùy ý mà bóng trăng vẫn không khuyết, Tiếng chuông chạm sóng mà chẳng tan, Tuy chẳng vướng bận nhau, được tự tạI như thế, vẫn còn là việc bên bờ sinh tử”.
LạI nói đến Đức Sơn vào pháp đường đi từ đông qua tây, từ tây qua đông , nhìn ngó , nói không! không là ý hai bên đều không, chẳng còn trệ ở hai bên nữa. PhảI ngườI khác thì đã bị sư bẻ gẫy. Nhưng lão tác gia Qui Sơn kia tỉnh như không, bàng quan ngồI xem thành bại. Như như bất động, chẳng nói, chẳng làm. Nếu chẳng thấu hiểu sao làm được như thế. Vì vậy Tuyết Đậu mớI hạ câu “ Khám phá xong “ là khám phá ai?

Đức Sơn đi ra đến cửa tự nghĩ cũng chẳng được lôi thôi, vô lễ, liền khoác y đàng hoàng, đầy đủ oai nghi trở lạI pháp đường. Gặp Qui Sơn ngồI yên, Đức Sơn đưa tọa cụ lên nói “ Hòa thượng”. Qui Sơn toan nắm lấy cây phất tử thì Đức Sơn liền hét một tiếng, rồI phủI áo đi ra. Thật là kỳ đặc.
Vậy là sao? Ai thắng? Ai bạI?
ĐạI dụng hiện tiền, cả hai cùng thắng.
Tuyết Đậu nói : Khám phá xong
Nhìn thấu ngọn nguồn, như ngườI ngồI xem hai bên chiến đấu.

Từ từ, đến chiều Qui Sơn mớI hỏI thủ tọa
- NgườI mớI đến khi nẫy ở đâu?
Thủ tọa thưa
- Khi ấy ổng xây lưng vào pháp đường , mang giày cỏ đi ra.
Qui Sơn bảo
- Kẻ này về sau lên đảnh ngọn cô phong dựng chiếc am cỏ, quở Phật, mắng Tổ

Qui Sơn thọ ký cho Đức Sơn chăng? Té ra Đức Sơn vẫn chưa qua khỏI Qui Sơn, bị lão thấy thấu hết bình sanh chi tiết.

Tuyết Đậu nói : Trên tuyết thêm sương ( là nói cái mà ai cũng biết. )

TUNG :

Nhất khám phá
Nhị khám phá
Tuyết thượng gia sương tằng hiểm đọa
Phiêu kỵ tướng quân nhập Lỗ đình
Tái đắc hoàn toàn năng kỷ cá
Cấp tẩu quá
Bất phóng quá
Cô phong đảnh thượng thảo lý tọa
Đốt.

DỊCH :

Một khám phá
Hai khám phá
Trên tuyết thêm sương từng hiểm đọa
Phiêu kỵ tướng quân vào Lỗ đình
Về được hoàn toàn hay mấy kẻ
Chạy nhanh qua
Chẳng bỏ qua
Trên đảnh cô phong ngồI trong cỏ
Hét

GIẢI TỤNG :

Hai lầnTuyết Đậu hạ câu khám phá xong, nhưng thực ra chỉ là tuyết thượng gia sương, cái ý còn ẩn, cần phảI làm sáng tỏ.
Phiêu kỵ tướng quân Lý Quảng vốn giỏI bắn cung, xông vào triều đình Lỗ, bị Đơn Vu bắt sống. Quảng bị thương. Quân giặc cột chiếc cáng giữa hai con ngựa để chuyển đi. Lý Quảng nằm trên cáng giả chết, hé mắt nhìn thấy bên cạnh có ngườI Hồ cưỡI con ngựa giỏI. Quảng tung mình nhảy lên, xô té ngườI Hồ, cướp con ngựa, giật cung tên, chạy về nam. Vừa chạy vừa bắn những kẻ đuổI theo, nhờ đó thoát nạn. Nhờ có thủ đoạn, giết ngườI trong nháy mắt, nên trong chết được sống.
Đức Sơn cũng vậy. Lần tái kiến sau cũng như Lý Quảng chui đầu vào triều đình Lỗ. LạI tranh tiên, được phần tiện nghi, không cho Qui Sơn kịp xuất đầu , đã quay lưng đi thẳng. Giống như Lý Quảng dở thủ đoạn, cướp được ngựa chạy về.
BởI vậy Tuyết Đậu nói “ Chạy nhanh qua”
Tuy đã thoát rồI, nhưng Lão Qui Sơn vẫn “ chẳng bỏ qua “. Đến chiều lão hỏI thủ tọa
- NgườI mớI đến khi nãy ở đâu?
Thủ tọa thưa
- Chính khi ấy, xây lưng pháp đường, mang giầy cỏ đi ra
Qui Sơn bảo
- Kẻ này mai sau đến trên đảnh cô phong dựng chiếc am cỏ, quở Phật, mắng Tổ”.
Đâu từng bỏ qua? Quả là kỳ đặc.

Nhưng sao Tuyết Đậu nói “ Trên đảnh cô phong ngồI trong cỏ “ , (một tiếng hét.)
Đó là việc gì?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách