BÍCH NHAM LỤC

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BÍCH NHAM LỤC

Bích Nham Lục do thiền sư Viên Ngộ trước thuật từ các ghi chép của thiền sư Tuyết Đậu, đạI đệ tử của sư là thiền sư ĐạI Huệ đốt sạch. Ai phảI, ai trái ?
đáp: cả hai đều phải.
Tổ Đạt Ma sang Trung Quốc riêng truyền tâm ấn, chẳng lập văn tự mà có ra các sách “ Huyết mạch luận”, “ Bích nham lục”, “ Vô Môn Quan” v v…. là do ai làm? Cổ nhân nói “ Chẳng tạI văn tự, chẳng rờI văn tự “ là lờI của ngườI đã thực biết.

Sách này đã qua tay nhiều vị thiền sư chỉnh sửa, bổ khuyết, tái bản. Nay do hòa thượng Thanh Từ dịch lạI từ Hán văn, LờI lẽ súc tích, ý tứ thâm sâu. Nhưng vì thánh ý hàm chứa trong kinh quyển quá cao nên khi chuyển sách này lên diễn đàn, tôi cố gắng lược bớt nhưng chỗ dài dòng, và giảI thích thêm những chỗ khó hiểu để mong quí đạo hữu có thể hiểu được lờI chư tổ, Thấu được ý thánh hiền, và nương đó tu tập thì công đức vô lượng.

TẮC I

Công án :

Lương Võ Đế hỏI đạI sư Đạt Ma
- Thế nào là Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa ?
Đạt Ma đáp
- Rỗng thênh không thánh (quách nhiên vô thánh )
Vua hỏI
- ĐốI trẫm là ai ?
Đạt Ma đáp :
- Chẳng biết.
Vua không khế hộI, Đạt Ma bèn sang sông đến Ngụy. Sau vua đem việc này hỏI hòa thượng Chí Công. Chí Công tâu :
- Bệ hạ lạI biết ngườI này chăng?
Vua nói :
- Chẳng biết
Chí Công tâu
- Đây là Quán Âm ĐạI Sĩ truyền tâm ấn Phật.
Vua hốI hận sai sứ đi thỉnh trở lạI .Chí Công tâu :
- Chẳng những bệ hạ sai sứ đi thỉnh chẳng được, dù ngườI trong cả nước đi thỉnh y cũng chẳng trở lại.

GiảI thích :
Tổ Đạt Ma xa xem thấy cõi này có căn khí ĐạI thừa, vượt biển mà đến riêng truyền tâm ấn, chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm ngườI, thấy tánh thành Phật. Gặp vua Võ Đế.
Võ Đế đã từng đắp cà sa giảng kinh “ Phóng Quang Bát-Nhã” cảm được hoa trờI rơi xuống, đất biến thành vàng. NgườI đờI gọI ông là “ Phật tâm thiên tử”. Tổ Đạt Ma gặp Võ Đế, vua hỏI
- Trẫm cất chùa, độ tăng có công đức gì?
Đạt Ma đáp :
- Không công đức.
Đây là một gáo nước lạnh tạt vào mặt. Tuy nhiên nếu thấu được câu này, sẽ bảo ông đã thấy Tổ Đạt Ma. Hãy nói cất chùa, độ tăng tạI sao không công đức? Ý ở chỗ nào?
Võ Đế đã cùng pháp sư Ước Lũ, Phó ĐạI Sĩ, thái tử Chiêu Minh luận bàn về Chân đế, Tục đế ( xin xem Triệu Luận) Chân đế chỉ rõ phi hữu, Tục đế chỉ rõ phi vô. Chân đế, Tục đế không hai tức là Thánh đế đệ nhất nghĩa. Đây là chỗ cực diệu, cùng huyền của giáo lý . Vua đem chỗ cùng cực của giáo lý này hỏI Tổ Đạt Ma
- Thế nào là Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa?
Tổ Đạt Ma đáp
- Rỗng thênh, không thánh.
Vua trợn mắt, đứng tròng.

Chỗ này Ngũ Tổ Sư Pháp Diễn nói
- Chỉ câu “ Rỗng Thênh không thánh “ nếu ngườI thấu được , về nhà ngồI an ổn. Còn bậc nhất đẳng thì làm sắn bìm, chẳng ngạI cho y đập bể thùng sơn

Nghĩa là ai hiểu thấu câu “ Rỗng thênh không thánh” là gì thì có thể về nhà
Tùy duyên tiêu nghiệp cũ
Hồn nhiên mặc áo xiêm.
Còn hạng học giảI đệ nhất đẳng cũng chỉ làm sắn bìm, ăm bám của tín thí mà thôi. Ta chẳng ngạI cho y đập bể cái vỏ bên ngoài.

Tổ Đạt Ma thật là kỳ đặc. Vì sao? Vì tham thấu một câu thì ngàn câu, muôn câu đồng thờI thấu. Nếu hiểu thì có thể “ NgồI mà đoạn được kiết sử, nắm được định” bởI vậy ngườI xưa nói :
“ Thịt tan xương nát chửa đền xong (ơn)
“ Một câu thấu suốt trăm nghìn ức (kiếp)

Chỉ một câu “ Rỗng thênh không thánh” Tổ Đạt Ma đã bổ thẳng vào đầu y , mà y còn chẳng tỉnh, còn sanh tâm chấp nhân, ngã hỏI câu thứ hai
- Thế đốI trẫm là ai?
Đáp
- Không biết.
Tổ Từ bi chỉ dạy mà vua chẳng biết , sửng sốt không hiểu là lờI nói gì.
Hòa Thượng Nghĩa Đoan có làm bài tụng :

Nhất tiễn tầm thường lạc nhất điêu
Cánh gia nhất tiễn dĩ tương phiêu
Trực qui Thiếu Thất phong tiền tọa
Lương chúa hưu ngôn cánh khứ chiêu.
Nghĩa
Một mũi tầm thường rớt một con
LạI thêm một mũi tỏ lòng son
Thẳng về Thiếu Thất ngồI trên đảnh
Lương chúa thôi đừng có ngóng mong.

X
X X
Vua chẳng hộI. Ngài âm thầm ra khỏI nước. Ngài qua sông đến nước Ngụy, đi thẳng đến Thiếu Lâm ngồI xây mặt vào vách chín năm. Sau tiếp được Nhị Tổ. NgườI phương này gọI ngài là Bích Quán Bà-La-Môn.
Vua Võ Đế sau hỏI hòa thượng Chí Công , Chí Công tâu :
- Bệ hạ biết ngườI này chăng?
Vua bảo :
- Chẳng biết.
Câu này cùng câu chẳng biết của Tổ Đạt-Ma là đồng là khác?
Giống thì cũng giống, phảI thì chẳng phải.
Cái không biết của Tổ là vì trí vớI không tớI, lờI chẳng thể tả nên nói không biết , tức là không biết phảI nói sao. Còn cái không biết của Võ Đế là chẳng biết nhau.
Thật 2 câu trả lờI nào có dính dáng gì đến nhau.
Chính khi Chí Công hỏI như vậy thì đáp như thế nào ? Sao chẳng đập một gậy chết tốt cho rồI? ( vì Chí Công biết rằng chẳng thể nói, mà còn hỏI )
Võ Đế đáp “ chẳng biết” , Chí Công gặp lúc phảI làm liền nói
- Đây là Quán Âm ĐạI Sĩ đến truyền Phật tâm ấn.
Võ Đế hốI hận sai sứ đi thỉnh lại. Chính khi Chí Công nói đây là Quán Ân ĐạI Sĩ truyền Phật tâm ấn, cũng nên đuổI y ra khỏI nước mớI phảI ( vì biết mà không nói) .
Tương truyền có lần vua sai họa sĩ vẽ truyền thần hòa thượng Chí Công. Họa sĩ hỏI Chí Công nên vẽ mặt ngài như thế nào, Chí Công đưa tay vuốt mặt, hiện ra 32 đầu, đầy đủ 32 tướng tốt. Họa sĩ hoang mang không biết phảI làm sao nên không vẽ được. Vua ngầm hiểu Chí Công là Quán Âm ĐạI Sĩ giáng thế, ngầm trợ Phật pháp . Nay lạI nói Đạt Ma cũng là Quán Âm thì ai là Quán Âm thật? Chẳng những có hai mà còn có cả ngàn, kết thành đoàn, thành đội. BởI vậy mớI gọI là Thiên Thủ Thiên Nhãn. Ai hiểu việc này ra sao? Quán Âm là một, là nhiều ?

ThờI Hậu Ngụy Tổ Đạt Ma đã nhiều lần tranh luận cùng các đạI sư đương thờI . Tổ bác tướng chỉ tâm (vì tâm vốn vô tướng), nên bị ngườI khởI tâm hại. Tổ nhiều lần bị bỏ thuốc độc. Đến lần thứ sáu, vì tổ đã tìm được ngườI truyền pháp, hóa duyên đã hết , nên không cần cứu. Tổ ngồI ngay thẳng mà tịch, nhập tháp trên núi Hùng Nhĩ, chùa Định Lâm. ThờI Hậu Ngụy, Tống Vân đi sứ đến núi Thông Lãnh , gặp tổ tay cầm chiếc dép , về Tây. Võ Đế nhớ lạI , lập bia kỷ niệm, khắc
“ Than ôi! Thấy đó , không thấy,
“ gần đó chẳng gần,
“gặp đó chẳng gặp.
“Kim ấy, cổ ấy,
“oán ấy, hận ấy.”
“ Tâm có vậy, nhiều kiếp mang thân phàm phu.”
“ Tâm không vậy , sát na liền lên Diệu Giác”

TỤNG
Thánh Đế khoách nhiên
Hà đương biện đích
ĐốI trẫm giả thùy ?
Hoàn vân bất thức.
Nhân tợ ám độ giang
KhởI miễn sanh kinh cức.
Hạp quốc nhân truy bất tái lai
Thiên cổ, vạn cổ không tương ức.
Hưu tương ức
Thanh phong táp địa hữu hà cực.

NGHĨA
Thánh Đế rỗng tuếch
Làm sao nói trúng?
ĐốI trẫm là ai ?
LạI bảo chẳng biết.
Nhân đây ngầm sang sông
Há khỏI sanh gai góc.
NgườI cả nước mờI chẳng trở về
Muôn đờI, ngàn đờI nhớ nhau rỗng.
Thôi nhớ nhau
Gió mát khắp nơi nào có tột.

Sư xem bên trái, bên phảI , bảo “ Trong đây lạI có Tổ sư chăng?”
Tự đáp “ Có, gọI đến rửa chân cho lão tăng”.

(Các bạn hãy thử nghĩ : Trong đây là trong nào? Có tổ sư hay không ? )
GIẢI TỤNG
Cứ theo lờI tụng công án này của Tuyết Đậu, như ngườI giỏI múa kiếm, múa kiếm Thái A, hươi trong không trung thênh thang mà không chạm đến lưỡI bén. Bình thường câu đầu của tụng chỉ nói “ Nhiễu lộ nói thiền” hay “ cứ khoản kết tộI” . Tuyết Đậu ngay đầu, đã hạ một câu rất kỳ đặc “ Thánh Đế rỗng thênh, làm sao biện trúng ” dù cho mắt sát tròng dò tìm cũng chẳng được. Đã đến trong đây, có thể dùng tình thức tìm được chăng? Không thể.
Do đó Vân Môn nói “ Như chọI đá nháng lửa, như làn điện chớp”. Nếu hiểu là hiểu liền, nếu biết, liền biết.
Tuyết Đậu nói “ Thiền tăng các nơi, các ông làm sao biện trúng?”
VớI câu “ĐốI trẫm là ai?” liền hạ “ LạI bảo chẳng biết” Giữa rỗng thênh và chẳng biết là một hay là hai? Đây là Tuyết Đậu từ bi, vì ngườI trùng lặp Chư phương các nơi đều nói “Tuyết Đậu một phen chỉ lạI việc cũ” nhưng chẳng biết chỉ bốn câu tụng đã tột công án. Hai câu sau :
“ Nhân đây ngầm sang sông
“ Há khỏI sanh gai góc ? ”
Hừ, Tổ Đạt Ma đến xứ này để gỡ niêm mở trói, nhổ đinh tháo chốt, dẹp trừ gai góc, tạI sao lạI nói sanh gai góc? Câu này ngườI đương thờI, ngườI thờI nay chân vẫn còn lún sâu mấy trượng trong vũng bùn thị phi. Hai câu
“ NgườI cả nước mờI chẳng trở về”
“ Muôn đờI, ngàn đờI nhớ nhau rỗng”
mang đầy tình tưởng, chẳng có trượng phu. Tuy nhiên hãy nói Đạt Ma ở chỗ nào? Nếu thấy Đạt Ma là hiểu liền hai câu rốt sau của Tuyết Đậu
“ Thôi nhớ nhau”
“ Gió mát khắp nơi nào có tột”
Nào có tột, tức là cũng chẳng cùng, cũng tức là vô tận. Chỉ cần thôi nhớ nhau tức thì chẳng còn việc gì phảI làm. Gió mát trăng thanh nơi nơi đầy đủ, tha hồ thụ hưởng, của cảI vô cùng.
Tuyết Đậu sợ ngườI chấp “ở trong ấy” liền lập phương tiện lớn tiếng gọI “ Trong đây có Tổ sư không”. Tự đáp “ có” lạI bảo “ GọI đến rửa chân cho lão tăng” làm giảm tôt uy quang của ngườI.
Sao lạI làm thế?
Là để ngườI đờI sau đừng chấp Phật, chấp pháp mà không dám tự nhận. Chỉ là một cái gì rất đỗI bình thường
.
Đến trong đó gộI lừa là phảI hay gọI ngựa là phảI hay gọI Tổ sư là phảI? NgườI đờI sau nói Tuyết Đậu sai sử Tổ sư. Đáng tức cườI, không dính dáng. Hãy nói cứu cánh như thế nào? Chỉ cho lão Hồ biết, không cho lão Hồ hiểu.

Xem bài kệ của Phó ĐạI Sĩ sẽ hiểu tạI sao Tuyết Đậu làm như vậy

Đêm đêm vớI Phật nằm
Sáng sáng cùng đồng dậy
Nói nín một bên mình
Đến, đi đều tạI đấy
Muốn biết Phật ở đâu
Xem trong lờI nói ấy.
Pháo Đại Sĩ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Bác kêu con thì con gáy. Đó là tiếng gáy của con.
binh đã viết:BÍCH NHAM LỤC
... đồng thờI thấu. Nếu hiểu thì có thể “ NgồI mà đoạn được kiết sử, nắm được định” bởI vậy ngườI xưa nói :
“ Thịt tan xương nát chửa đền xong (ơn)
“ Một câu thấu suốt trăm nghìn ức (kiếp).
Bác đã dùng được chữ "thấu", sao tiếc chi một chữ "thấu" nữa mà không dùng lại dùng chữ "hiểu". Người đời vẫn còn phân biệt dữ lắm, như Ht đây nè. Đâu chịu chữ hiểu mà có thể đoạn kiết sử ...
binh đã viết: - Không biết.
Tổ Từ bi chỉ dạy mà vua chẳng biết , sửng sốt không hiểu là lờI nói gì.
Vua Võ Đế sau hỏI hòa thượng Chí Công , Chí Công tâu :
Bệ hạ biết ngườI này chăng?
Vua bảo :
- Chẳng biết.
Câu này cùng câu chẳng biết của Tổ Đạt-Ma là đồng là khác?
Giống thì cũng giống, phảI thì chẳng phải. .
=D> =D> =D>
binh đã viết: Cái không biết của Tổ là vì trí vớI không tớI, lờI chẳng thể tả nên nói không biết , tức là không biết phảI nói sao. .
Còn cái không biết của Võ Đế là chẳng biết nhau.
Giải thích về cái "không biết" của Tổ như vậy thì cái không biết ấy có gì khác với cái không biết của Võ Đế? Với không tới hay chẳng gặp nhau thì hi hi ... có gì khác nhau không? Đúng là ... chưa tới thiệt.
binh đã viết: Võ Đế đáp “ chẳng biết” , Chí Công gặp lúc phảI làm liền nói
- Đây là Quán Âm ĐạI Sĩ đến truyền Phật tâm ấn.
Võ Đế hốI hận sai sứ đi thỉnh lại. Chính khi Chí Công nói đây là Quán Âm ĐạI Sĩ truyền Phật tâm ấn, cũng nên đuổI y ra khỏI nước mớI phảI ( vì biết mà không nói) .
Mắc mớ gì đuổi người ta.
Rỗng thênh không thánh, không biết, quan âm đại sĩ ... có gì khác nhau? Vì sao lại đuổi người nói mà không nện cho người không "hiểu" mấy gậy cho sáng ra.

Chuyện đã qua không còn dấu. Người đã đi, bóng không còn. Nói chi? Chỉ là muốn thử lại một keo xem có sáng được chút nào không. Ai ngờ vẫn cứ theo hình tướng bên ngoài mà bàn luận. Rõ ràng cơ phần của Võ Đế chỉ ngang đến chỗ bàn luận Phật pháp và cất chùa độ tăng. Chuyện mật truyền tâm chứng chưa có phần. Vào núi chờ kẻ khác.

Chừng đó thôi nghe bác. Phần nào của bác, phần nào không phải của bác, làm ơn ghi rõ dùm con. kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phần nào của bác, phần nào không phải của bác, làm ơn ghi rõ dùm con.
Cô Hiền Tâm ơi, cô làm ơn mua một quyển Bich Nham Lục của thầy Thanh Từ dịch về đọc đi. Tôi vừa xem vừa viết, nên cũng chẳng biết phần nào chép,phần nào viết nữa, đọc thấy thông suốt thì thôi.

Lúc đâu tôi có dùng chữ nghiêng để viết phần cuả mình, nhưng khi post lên thì nó như nhau cả nên tôi lại thôi. Tuy nhiên Tôi cũng không có ý định giữ bản quyền phần viết nên cũng chẳng cần phân biệt.

Kính chào


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 2

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC II

CÔNG ÁN :

Triệu Châu dạy chúng :
- Chí đạo không khó, chỉ hiềm chọn lựa, vừa có ngữ ngôn là chọn lựa minh bạch. Lão tăng không ở trong minh bạch, các ngườI lạI tiếc giữ hay chăng?
Có vị tăng hỏI :
- Đã chẳng ở trong minh bạch thì tiếc giữ cái gì?
Triẹu Châu đáp :
- Ta cũng chẳng biết.
Tăng hỏI :
- Hòa thượng đã chẳng biết , vì sao nói chẳng ở trong minh bạch ?
Triệu Châu bảo :
- HỏI việc thì được, lễ bái rồI lui.

GIẢI THÍCH
Trong Tín Tâm Minh của Tam Tổ có nói “ Chí đạo không khó, chỉ hiềm chọn lựa, chớ nên yêu ghét rõ ràng minh bạch”. Nói Chí đạo không khó là không khó đốI vớI ngườI có tâm bình đẳng, không phân nhân ngã. Nếu có chọn lựa thì có yêu ghét rồI, có yêu mớI chọn. mà có yêu ghét là vì có phân biệt mà phân biệt tức là minh bạch.
Từ minh bạch, thấy có đồng dị, hơn kém, cao thấp khác nhau nên sinh tâm yêu ghét, từ yêu ghét mà có chọn lựa, có chọn lựa nên sanh tâm tiếc giữ vì vậy không bình đẳng. Triệu Châu nói “ Lão tăng không ở trong minh bạch, các ngườI có tiếc giữ hay không?” hiển nhiên là trúng lý.

Triệu Châu chẳng ở trong minh bạch vậy thì ở chỗ nào? Sao lạI bảo ngườI tiếc giữ?
Ngũ Tổ (Pháp Diễn) thường nói “ duỗI tay khỏI ông, ông làm sao hiểu?”
Vị tăng hỏI “ đã chẳng ở trong minh bạch, tiếc giữ cái gì?” quả là một câu hỏI kỳ đặc. Nắm được Triệu Châu ở trong không mà tát. (làm khó được Triệu Châu) . Triệu Châu chẳng đánh cũng chẳng hét, chỉ bảo “ Ta cũng chẳng biết”. Nếu chẳng phảI lão này, bị vị tăng tát trúng liền quên trước mất sau, nhờ lão có chỗ chuyển thân tự tạI mớI đáp được như thế. Thiền tăng ngày nay bị hỏI đến cũng đáp “ Ta chẳng biết” . Đây là đồng đường mà khác lốI, đồng lờI mà khác nghĩa.
Vị tăng này quả là kỳ đặc mớI biết hỏI: “ Hòa thượng đã chẳng biết , tạI sao nói chẳng ở trong minh bạch?” Khéo tát một cái nữa, Câu này có 2 nghĩa : - Đã nói chẳng biết sao lạI biết là mình chẳng ở trong minh bạch? Và nghĩa – nếu chẳng biết, sao dám nói mình chẳng ở trong minh bạch? Nếu là kẻ khác thì quên hết đầu đuôi. Triệu Châu là bậc tác gia , chỉ nói với y “ HỏI việc thì được, lễ bái rồI lui”. Vị tăng này không làm gì được lão ấy, chỉ đành nuốt hơi, ngậm miệng. Đây là bậc ĐạI Tông Sư, chẳng cho ông luận huyền, luận diệu, luận cơ, luận cảnh, một bề dùng bổn phận tiếp người. Đâu biết lão này không dùng gậy, hét tiếp ngườI, chỉ dùng ngôn ngữ bình thường mà chẳng ai làm gì được lão. BởI vì lão bình sanh không nhiều tính toán, cho nên nắm ngang, dùng ngược, thuận hạnh, nghịch hạnh đều được đạI tự tạI. NgườI nay chẳng hiểu , nói Triệu Châu không đáp lờI hỏI, chẳng vì ngườI nói. Thế là trước mắt lầm qua.

TỤNG :

Chí đạo vô nan
Ngôn đoan, ngữ đoan
Nhất hữu đa chủng
Nhị vô lưỡng ban
Thiên tế , nhật thượng, nguyệt hạ
Hạm tiền, sơn thâm thủy hàn.

Độc lâu thức tận, hỷ hà lập
Khô mộc long ngâm tỏa vị càn

Nan nan
Giản trạch minh bạch quân tự khan

NGHĨA

Chí đạo không khó
LờI đúng câu đúng
Một có nhiều thứ
Hai không hai ban
Bên trờI, nhật lên, nguyệt xuống
Trước lam , nước lạnh, núi sâu.

Đầu lâu hết thức, hỷ nào lập
Cây khô trổI nhạc, xích chưa cùng

Khó khó
Chọn lựa minh bạch anh tự xem.

GIẢI TỤNG
TạI sao nói Chí đạo không khó, lờI đúng câu đúng. Nói được câu này phảI là ngườI đã đến trong ấy. Tâm không còn bỉ thử, không phân năng sở, chỉ còn là một khốI. Ở nơi đó mỗI mỗI đều tự tại. Thấy núi là núi, thấy nước là nước. Cũng có khi gọI núi mà chẳng phảI núi, gọI là nước mà chẳng phảI nước. Nói phảI cũng đúng mà nói trái cũng đúng, mỗI mỗI đều là đạo, vật vật toàn chân, lờI nào cũng đúng, câu nào cũng đúng. Tâm an nhiên, lặng lẽ, vắng bặt.
Như thế nào là một có nhiều thứ, hai không hai ban? Là từ một cái tinh, minh mà lưu xuất ra nhiều thứ. Mặc dầu lưu xuất ra nhiều thứ chống trái nhau , nào là cao - thấp, ngắn - dài, phảI – trái , trắng – đen v v… nhưng thực ra cũng chẳng phảI hai, vì từ một mà ra. Mặc tình gió thổI – cây động, nước nổI – thuyền lên, xuân sanh, hạ trưởng, thu liễm đông tàng. Mặc tình “ Bên trờI nhật lên nguyệt xuống, trước lam nước lạnh núi sâu. Tâm - cảnh đều quên, như như tự tại.

Khi xưa tăng hỏI Hương Nghiêm :
- Thế nào là đạo?
Hương Nghiêm đáp
- Khô mộc lý long ngâm ( Trong cây khô trổI nhạc )
LạI hỏI
- Thế nào là ngườI trong đạo ?
Nghiêm đáp
- Độc lâu lý nhãn tình (Tròng con mắt trong đầu lâu)
Tăng không hộI, đến Thạch Sương hỏI
- Thế nào là trong cây khô trổI nhạc?
Thạch Sương đáp
- Vẫn còn kẹt hỷ.
Tăng hỏI ;
- Thế nào là tròng con mắt trong đầu lâu ?
Thạch Sương đáp
- Vẫn còn kẹt thức.
Vị tăng này lạI đến Tào Sơn hỏI
- Thế nào là trong cây khô trổI nhạc ?
Tào Sơn đáp
- Huyết mạch chẳng dứt
Tăng hỏI :
- Thế nào là tròng con mắt trong đầu lâu ?
Tào sơn đáp
- Khô chẳng hết.
Tăng hỏI
- NgườI nào được nghe?
Tào Sơn đáp
- Khắp đạI địa mọI ngườI đều nghe.
Tăng hỏI
- Chưa rõ long ngâm là chương cú gì?
Tào Sơn đáp :
- Chẳng biết chương cú gì mà ngườI nghe đều mất mạng.

Hai câu trong bài tụng
Đầu lâu thức hết hỷ nào lập ?
Cây khô trổI nhạc xích chưa cùng ?
Lá ý như thế nào ?

Nếu hết thức rồI thì cũng chăng còn thấy vui.
Nếu còn hỷ thì chưa xong việc.

TỤNG 2

Khô mộc long ngâm chân kiến đạo
Độc lâu vô thức nhãn sơ minh
Hỷ thức tận thờI tiêu tức tận
Đương nhân na biên trọc trung thanh

NGHĨA
Cây khô trổI nhạc thật thấy đạo
Đầu lâu không thức, nhãn vừa minh
Hỷ thức hết rồI tin tức hết
NgườI đờI nào biện đục trong trong
GIẢI
NgườI nào nhìn cây khô mà chợt nhận ra , thì sẽ reo vui vì thấy đạo
NgườI nào luyện tập đến cạn dòng thức rồI thì mớI được mở mắt
Thức và hỷ đã diệt hết rồI mớI xong việc
NgườI đờI nào biện luận gì được việc ấy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Gáo Dừa
Bài viết: 8
Ngày: 22/01/08 20:15

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Gáo Dừa »

Xin mod bình đăng thêm topic các bài kệ 33 vị Tổ thiền tông, hình như mỗi vị Tổ có mỗi bài kệ khác nhau, nhưng lại rất giống nhau. Không hiểu các bài kệ đó là gì?

Chân thành cám ơn trước!


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:
Cô Hiền Tâm ơi, cô làm ơn mua một quyển Bich Nham Lục của thầy Thanh Từ dịch về đọc đi. Tôi vừa xem vừa viết, nên cũng chẳng biết phần nào chép,phần nào viết nữa, đọc thấy thông suốt thì thôi.
Lúc đâu tôi có dùng chữ nghiêng để viết phần cuả mình, nhưng khi post lên thì nó như nhau cả nên tôi lại thôi. Tuy nhiên Tôi cũng không có ý định giữ bản quyền phần viết nên cũng chẳng cần phân biệt.
Kính chào
Vô ngã dữ hén! Con có cuốn bích Nham lục đây thưa bác. nhưng con ngán dò cho bác lắm. Bác đừng in nghiêng mà nên đổi màu chữ đó. Nhưng với cái kiểu viết như thế của bác thì ... lời phật tổ cũng thành lời của bác rồi. Cứ vậy đi.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TẮC 2

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC II

Vị tăng này quả là kỳ đặc mớI biết hỏI: “ Hòa thượng đã chẳng biết , tạI sao nói chẳng ở trong minh bạch?” Khéo tát một cái nữa, Câu này có 2 nghĩa : - Đã nói chẳng biết sao lạI biết là mình chẳng ở trong minh bạch? Và nghĩa – nếu chẳng biết, sao dám nói mình chẳng ở trong minh bạch? Nếu là kẻ khác thì quên hết đầu đuôi. Triệu Châu là bậc tác gia , chỉ nói với y “ HỏI việc thì được, lễ bái rồI lui”. Vị tăng này không làm gì được lão ấy, chỉ đành nuốt hơi, ngậm miệng. Đây là bậc ĐạI Tông Sư, chẳng cho ông luận huyền, luận diệu, luận cơ, luận cảnh, một bề dùng bổn phận tiếp người. Đâu biết lão này không dùng gậy, hét tiếp ngườI, chỉ dùng ngôn ngữ bình thường mà chẳng ai làm gì được lão. BởI vì lão bình sanh không nhiều tính toán, cho nên nắm ngang, dùng ngược, thuận hạnh, nghịch hạnh đều được đạI tự tạI. NgườI nay chẳng hiểu , nói Triệu Châu không đáp lờI hỏI, chẳng vì ngườI nói. Thế là trước mắt lầm qua.
Tăng nếu là kẻ có tâm chứng sẽ thấy chẳng biết mới là không ở trong minh bạch. Nhưng có thật là chẳng biết không? Chỗ kỳ đặc thật là khó nói. Nhưng không phải không nói được. Chư vị Tổ sư chỉ một chỗ này dùng để nhữ người. Chịu nói ra sao?

Phần tụng mai tính.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Gáo Dừa đã viết:Xin mod bình đăng thêm topic các bài kệ 33 vị Tổ thiền tông, hình như mỗi vị Tổ có mỗi bài kệ khác nhau, nhưng lại rất giống nhau. Không hiểu các bài kệ đó là gì?

Chân thành cám ơn trước!

Đạo hữu " Gáo Dừa" thân mến, hiện giờ tôi đang bận vì các topic " Bích Nham Lục " và " Tây Phuơng Cực Lạc" "Vô Môn Quan" nên không thể post thêm topic khác được. Nếu đạo Hữu thấy các bài kệ nào giống nhau thì post lên diễn đàn. Chúng tôi sẽ xem lại và trả lời đạo hữu.
Kính


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TẮC 2

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC II
Cây khô trổI nhạc thật thấy đạo
Đầu lâu không thức, nhãn vừa minh
Hỷ thức hết rồI tin tức hết
NgườI đờI nào biện đục trong trong
GIẢI
NgườI nào nhìn cây khô mà chợt nhận ra , thì sẽ reo vui vì thấy đạo
NgườI nào luyện tập đến cạn dòng thức rồI thì mớI được mở mắt
Thức và hỷ đã diệt hết rồI mớI xong việc
NgườI đờI nào biện luận gì được việc ấy.
Cây khô trổi nhạc cũng thấy sao?
Thấy bằng con mắt hay lỗ tai?
"Hỷ thức diệt rồi mới xong việc"
Cớ sao lại nói "Thấy cây ... vui"? :)


Cây khô trổi nhạc, đầu không thức
Chỉ cái thể không, ngũ uẩn không
Mắt tai mũi lưỡi đều không hết
Trí, Chứng ... cũng không, vui thế nào? kinhle


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

binh đã viết:
TẮC II
Cây khô trổI nhạc thật thấy đạo
Đầu lâu không thức, nhãn vừa minh
Hỷ thức hết rồI tin tức hết
NgườI đờI nào biện đục trong trong
GIẢI
NgườI nào nhìn cây khô mà chợt nhận ra , thì sẽ reo vui vì thấy đạo
NgườI nào luyện tập đến cạn dòng thức rồI thì mớI được mở mắt
Thức và hỷ đã diệt hết rồI mớI xong việc
NgườI đờI nào biện luận gì được việc ấy.


Cây khô trổi nhạc cũng thấy sao?
Thấy bằng con mắt hay lỗ tai?
"Hỷ thức diệt rồi mới xong việc"
Cớ sao lại nói "Thấy cây ... vui"?


Cây khô trổi nhạc, đầu không thức
Chỉ cái thể không, ngũ uẩn không
Mắt tai mũi lưỡi đều không hết
Trí, Chứng ... cũng không, vui thế nào?
binh đã viết:TẮC II
Cây khô trổI nhạc thật thấy đạo
Đầu lâu không thức, nhãn vừa minh
Hỷ thức hết rồI tin tức hết
NgườI đờI nào biện đục trong trong
GIẢI
NgườI nào nhìn cây khô mà chợt nhận ra , thì sẽ reo vui vì thấy đạo
NgườI nào luyện tập đến cạn dòng thức rồI thì mớI được mở mắt
Thức và hỷ đã diệt hết rồI mớI xong việc
NgườI đờI nào biện luận gì được việc ấy.
Cây khô trổi nhạc cũng thấy sao?
Thấy bằng con mắt hay lỗ tai?
"Hỷ thức diệt rồi mới xong việc"
Cớ sao lại nói "Thấy cây ... vui"? :)


Cây khô trổi nhạc, đầu không thức
Chỉ cái thể không, ngũ uẩn không
Mắt tai mũi lưỡi đều không hết
Trí, Chứng ... cũng không, vui thế nào? kinhle
nam mô a di đa phật !!!!!!!!!!!
Cây khô trổi nhạc cũng thấy sao?
Thấy bằng con mắt hay lỗ tai?
"Hỷ thức diệt rồi mới xong việc"
Cớ sao lại nói "Thấy cây ... vui"? :)
cây khô trổi nhạc cũng thấy sao
Cây khô trổi nhạc, đầu không thức
Chỉ cái thể không, ngũ uẩn không
người tu đạo nếu như coi thực hanh được bai pháp này chắc hẳn sẻ lơi lạc lắm !
bởi vì sao ? cây khô trổi nhạc đâu hok thức ! thây cây khô nhưng hok biết đó là cây gọi là cái đạo mà chư tổ thường nói .cái thấy này chỉ dùng tâm để ngộ được mà thôi vì nếu dùng mắt và tai để thấy thì nó sẻ dẩn chúng ta => hok hiêu được chân lý . cũng như chỉ thấy ngón tay phật chứ hok thấy mặt trăng mà phật đang chỉ ! mặt trăng rất sáng vì nó sáng nó mới dẩn chúng ta ra khõi nơi tối tăm được (hiiiiiiiiiiiii)!
nếu đả giải tháot rồi há cần phải hỏi giải thoát để làm gì ? :D


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

bác Nhuận Trường ơi! Chữ Thích của bác không biết là ưa thích hay là họ của tu sĩ. Nếu là họ của tu sĩ thì con xin đãnh lễ sám hối trước. Bác nói hay thiệt nhưng cái hình biểu thị của bác nó bự quá. hi.. hi ... nó làm con hụt mấy lần, tưởng tới Bác là hết, không có người sau. Giờ thì quen rồi. Con OK với bác. Phải thực hành, phải tự mình cảm nghiệm thì mới không bị đầu lưỡi của các bậc tiền bối lừa. Chư vị không có ý lừa con cháu. Nhưng con cháu tưởng sai ý chỉ của chư vị nên cũng coi như bị ... lừa. kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 3

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 3

LỜI DẪN : Một cơ - một cảnh , một lờI – một câu vẫn mong có chỗ vào . Trên da thịt lành khoét thành thương tích, thành hang, thành ổ , đạI dụng hiện tiền chẳng còn phép tắc , lạimong biết có việc hướng thượng. Che trờI , che đất lạI dò tìm chẳng được . Thế ấy cũng được, chẳng thế ấy cũng được, thật nhỏ bé thay. Thế ấy cũng chẳng được, chẳng thế ấy cũng chẳng được, thật cao lớn thay . Chẳng kẹt hai bên, làm sao mớI phảI? Xin cử xem.

CÔNG ÁN :

Mã Tổ bệnh , viện chủ đến thăm, hỏI
- Gần đây thân thể hòa thượng thế nào ?
Mã Tổ đáp :
- Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật.
( Mặt trờI Phật, mặt trăng Phật )

(Nếu dịch thoát ý là ngày thấy Phật, đêm thấy Phật thì không ổn, bởi nguyệt không phảI là đêm, muốn nói ngày , đêm phảI dùng chữ trú, dạ. Còn nếu dịch là ngày thấy Phật, tháng thấy Phật cũng không ổn, vì như vậy cả năm thì không thấy à? Vì vậy theo sát nghĩa phảI để là Mặt trời Phật, mặt trăng Phật).
GIẢI THÍCH :
Mã Tổ bệnh, Viện chủ đến hỏI “ Gần đây thân thể hòa thượng thế nào ?” là ý hỏI đến cái thân xác thịt của Tổ, nhưng Tổ nhân cơ hộI này muốn giáo hóa mọI ngườI mớI trả lờI theo ý Pháp thân. Bậc Tổ sư gặp nhau là theo bổn phận. Công án này nếu ai hiểu thì đất trờI riêng bước, nếu không hiểu thì còn phảI tham học. Bậc Tông sư phảI có thủ đoạn “ Cướp trâu của ngườI cầy, đoạt cơm của kẻ đói” làm bổn phận. Như vậy là ý gì ? Những ngườI đã vào đến trong ấy, thong dong độc bộ, nhưng thực ra vẫn còn chỗ chấp, vì vậy Tổ đoạt cả chỗ sở đắc của họ, làm cho họ mất điểm tựa, như đoạt trâu của ngườI cầy, cướp cơm của ngườI đói . PhảI đến chỗ không còn sở đắc nữa mớI xem như về nhà. Chuyện này không ai học được, chỉ đợI cơ duyên đến, gặp bậc tác gia khai ngộ cho mớI đến mà biết. (chứ chẳng cho hiểu, nếu hiểu liền sai) vì vậy mớI nói “ Con đường hướng thượng, ngàn thánh chẳng truyền”. Chỉ câu “ Mặt trờI Phật, mặt trăng Phật “ rất khó thấy ý nghĩa. Tuyết Đậu đến đây cũng khó nói, nhưng vì sư thấy thấu, cũng vì ngườI đờI sau mà dụng hết công phu bình sanh chỉ ra bằng bài tụng sau

TỤNG
Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật
Ngũ Đế , tam Hoàng thị hà vật ?
Nhị thập niên lai tằng khổ thân
Vị quân kỷ hạ thương long quật

Khuất, kham , thuật
Minh nhã nạp tăng vị khinh hốt.

DỊCH
Mặt trờI Phật, mặt trăng Phật
Ngũ Đế tam Hoàng là vật gì?
Hai mươi năm lạI từng cay đắng
Vì anh bao phen xuống hang rồng.

Cúi, cam, nói
Thiền tăng mắt sáng chớ xem thường.

GIẢI TỤNG
Lơ mơ trong khoảng vô cùng, ngày thấy Phật, đêm cũng thấy Phật, lúc nào cũng thấy Phật, cũng làm Phật, thế thì trờI đất có là cái gì? Thiên hạ là cái gì? Tam Hoàng, Ngũ Đế có là cái gì? Đến được địa vị này , đã phảI trảI qua hai mươi năm đắng cay , hai mươi năm công phu, hai mươi năm nhọc nhằn tẩy rửa cho sạch các thói quen đờI thường của vô vàn kiếp tử sinh trong quá khứ. Tẩy sạch cái kiến chấp, vô minh từ vô thỉ. Trong hai mươi năm cay đắng nhọc nhằn ấy, đã bao phen treo mình trên vách sâu ngàn trượng, bao phen huyền nhai tát thủ, buông tay trên vực thẳm, bao phen xuống hang rồng để cuốI cùng đoạt được viên ngọc ước dướI hàm con ly long, để rồI chết đi mà sống lạI vớI một tâm địa khác, một tầm nhìn khác. Như rồng ra khỏI biển, thoát lên trờI cao, như Kim xí điểu, chim chúa cánh vàng kình vũ trụ.
Thiền tăng dù có mắt sáng trên đảnh, thấy rõ đường lên, tay cầm linh phù, mỗI mỗI đều sáng tỏ, đến trong ấy cũng chớ xem thường, phảI hết sức cẩn thận.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách