BÍCH NHAM LỤC

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 73:
MÃ TỔ TỨ CÚ BÁCH PHI

LỜI DẪN:
Phàm người thuyết pháp không nói không bày, người nghe pháp không nghe không được. Thuyết đã không nói không bày, chi bằng không nói. Nghe đã không nghe không được, chi bằng không nghe. Song không nói không nghe vẫn thiếu đôi phần. Chỉ như hiện nay quí vị nghe Sơn tăng ở trong đây nói, làm sao khỏi được lỗi này ? Người đủ con mắt thấu cổng, thử cử xem ?

CÔNG ÁN:
Tăng hỏi Mã Tổ: Ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng cho con ý Tổ sư Tây sang ? Mã Tổ bảo: Hôm nay ta nhọc nhằn không thể vì ông nói, hỏi lấy Trí Tạng đi. Tăng hỏi Trí Tạng, Trí Tạng bảo: Sao chẳng hỏi Hòa thượng ? Tăng thưa: Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy. Trí Tạng bảo: Ngày nay tôi đau đầu không thể vì ông nói, hỏi lấy Hải huynh đi. Tăng hỏi Hải huynh, Hải nói: Đến trong ấy, tôi lại chẳng hội. Tăng thuật lại với Mã Tổ. Mã Tổ nói: Tạng đầu bạc, Hải đầu đen.

GIẢI THÍCH:
Công án này ngày trước Sơn tăng ở Thành Đô tham vấn Chơn Giác. Giác bảo: Chỉ cần khán một câu thứ nhất của Mã Tổ, tự nhiên một lúc khế hội. Hãy nói vị Tăng này hiểu đến hỏi, chẳng hiểu đến hỏi ? Câu hỏi này thật là sâu xa. Lià tứ cú là có, không, chẳng có chẳng không, chẳng phải chẳng có chẳng phải chẳng không. Lìa bốn câu này, tuyệt một trăm cái phi kia, chỉ quản tạo đạo lý, chẳng biết thoại đầu, tìm đầu não mà chẳng thấy. Nếu là Sơn tăng, đợi Mã Tổ nói xong liền trải tọa cụ lạy ba lạy, xem Ngài sẽ nói thế nào ? Đương thời Mã Tổ thấy vị Tăng này đến hỏi “ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư Tây sang”, liền chụp gậy nhằm xương sống mà đập, rồi đuổi ra, xem y tỉnh chẳng tỉnh. Mã Tổ chỉ quản vì y tạo sắn bìm, mà gã này trước mặt lầm qua, lại bảo đến hỏi Trí Tạng. Đâu chẳng biết Mã Tổ gió đến biện rành, vị Tăng này mù mịt đi hỏi Trí Tạng. Tạng bảo: Sao không hỏi Hòa thượng ? Tăng thưa: Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy. Xem kia vừa đẩy nhẹ đến liền xoay lại, không có chỗ nhàn rỗi. Trí Tạng nói: Ngày nay tôi đau đầu không thể vì ông nói, hỏi lấy Hải huynh đi. Vị Tăng này lại đến hỏi Hải huynh, Hải huynh nói: Đến trong ấy tôi lại chẳng hội. Hãy nói, tại sao một người nói đau đầu, một người nói chẳng hội, cứu kính thế nào ? Vị Tăng trở lại thuật cho Mã Tổ nghe, Mã Tổ nói: Tạng đầu bạc, Hải đầu đen. Nếu dùng con đường hiểu để suy xét bảo đó là lừa nhau. Có người nói: Chỉ là đẩy qua cho nhau. Có người nói: Ba vị thảy biết câu hỏi kia, vì thế chẳng đáp. Thảy đều là mù, một lúc đem thuốc độc để trong đề-hồ thượng vị của cổ nhân. Sở dĩ Mã Tổ nói “đợi ông hớp một ngụm cạn nước Tây Giang, sẽ vì ông nói”, cùng với công án này một loại. Nếu hiểu được Tạng đầu bạc, Hải đầu đen thì hiểu được lời nói nước Tây Giang. Vị Tăng này đem một gánh mù mịt đổi được cái chẳng an vui, lại làm nhọc ba vị tôn túc vào bùn vào nước, cứu kính y cũng chẳng thông. Tuy nhiên thế ấy, ba vị Tông sư lại bị gã gánh bản khám phá. Người nay chỉ quản chạy trên ngôn ngữ làm kế sống, nói: Bạc là hiệp đầu sáng, đen là hiệp đầu tối, chỉ biết dùi mài suy tính. Đâu chẳng biết cổ nhân một câu cắt đứt ý căn, phải nhằm trong chánh mạch tự xem mới được ổn đáng. Vì thế nói: Một câu rốt sau mới đến lao quan, nắm đoạn yếu tân chẳng thông phàm Thánh. Nếu luận việc này, giống như ngay cửa để một thanh kiếm, nghĩ nghị thì tan thân mất mạng. Lại nói: Thí như ném kiếm huơi không, chớ luận đến và chẳng đến, chỉ nhằm chỗ tám mặt linh lung hội lấy. Chẳng thấy cổ nhân nói: Cái thùng sơn. Hoặc nói: Dã hồ tinh. Hoặc nói: Kẻ mù. Hãy nói cùng một gậy một hét là đồng là biệt ? Nếu biết thì thiên sai vạn biệt chỉ là một thứ, tự nhiên tám mặt thọ địch. Cần hiểu Tạng đầu bạc, Hải đầu đen chăng ? Ngũ Tổ tiên sư nói: Tiên sanh phong hậu. Tuyết Đậu tụng:

TỤNG: Tạng đầu bạch Hải đầu hắc
Minh nhãn Nạp tăng hội bất đắc
Mã câu đạp sát thiên hạ nhân
Lâm Tế vị thị bạch niêm tặc.
Ly tứ cú tuyệt bách phi
Thiên thượng nhân gian duy ngã tri.

DỊCH: Tạng đầu bạc, Hải đầu hắc
Thiền tăng mắt sáng hội chẳng được
Ngựa tơ đạp chết biết bao người
Lâm Tế chưa là kẻ cướp giỏi.
Lìa tứ cú tuyệt bách phi
Trên trời nhân gian chỉ ta biết.

GIẢI TỤNG:
“Tạng đầu bạc, Hải đầu hắc”, hãy nói ý thế nào ? Đôi phần nhỏ này mà Thiền tăng trong thiên hạ nhảy chẳng khỏi. Xem Tuyết Đậu phần sau hợp rất hay, nói dù cho thiền tăng mắt sáng hội chẳng được cái tin tức này, gọi là bí quyết thần tiên, cha con chẳng truyền. Đức Phật Thích-ca nói pháp một đời, rốt sau riêng truyền tâm ấn, gọi là bảo kiếm Kim Cang Vương, gọi là Chánh vị, sắn bìm thế ấy sớm đã là việc bất đắc dĩ. Cổ nhân bày sơ chút ít mũi nhọn, nếu người thấu được tức là bảy soi tám phủng được đại tự tại. Nếu thấu chẳng được, từ trước không có chỗ ngộ nhập càng nói càng xa. Câu “ngựa tơ đạp chết biết bao người”, Tổ Bát-nhã-đa-la ở Ấn Độ nói sấm với Tổ Đạt-ma rằng: “Trung Quốc tuy rộng không đường riêng, cần nhờ cháu con dưới gót đi, gà vàng biết ngậm một hạt thóc, cúng dường mười phương La-hán tăng.” Lại Lục Tổ bảo Hoài Nhượng rằng: “Về sau Phật pháp từ bên ông đi, nảy sanh một ngựa tơ đạp chết người trong thiên hạ.” Sau này nối pháp ở Giang Tây truyền khắp thiên hạ, thời nhân gọi là Mã Tổ. Đạt-ma, Lục Tổ đều trước sấm cho Mã Tổ. Xem tác lược của Ngài quả nhiên riêng biệt. Chỉ nói “Tạng đầu bạc, Hải đầu hắc” đủ thấy chỗ đạp chết người trong thiên hạ. Chỉ lời hắc bạch của câu này, ngàn người muôn người gặm không nát. “Lâm Tế chưa là kẻ cướp giỏi”, một hôm Lâm Tế dạy chúng: Trên cục thịt đỏ có chân nhân vô vị, thường từ diện môn các ông ra vào, người chưa chứng cứ xem! Xem! Có vị Tăng ra hỏi: Thế nào là chân nhân vô vị ? Lâm Tế bước xuống giường thiền nắm đứng, bảo: Nói! Nói! Tăng không nói được. Lâm Tế xô ra nói: Chân nhân vô vị là cái gì ? Cục cứt khô! Sau Tuyết Phong nghe, nói: Lâm Tế rất giống kẻ cướp giỏi. Tuyết Đậu cần cùng Lâm Tế thấy nhau, xem lại cơ phong của Mã Tổ vượt hẳn Lâm Tế, đây chính là kẻ cướp giỏi, Lâm Tế chưa phải là kẻ cướp giỏi, Tuyết Đậu một lúc xỏ suốt hết. Lại tụng vị Tăng này nói “lìa tứ cú tuyệt bách phi, trên trời nhân gian chỉ ta biết”, chớ nhằm trong hang quỉ tìm kế sống. Cổ nhân nói: Hỏi tại chỗ đáp, đáp tại chỗ hỏi, quả là kỳ đặc. Ông làm sao lìa được tứ cú, tuyệt được bách phi ? Tuyết Đậu nói việc này chỉ ta tự hay biết. Dù cho ba đời chư Phật cũng nhìn chẳng thấy. Đã là riêng tự mình biết, quí vị lại đến đây cầu cái gì ? Thiền sư Chơn Như ở Đại Qui niêm rằng: Vị Tăng hỏi thế ấy, Mã Tổ đáp thế ấy, lìa tứ cú tuyệt bách phi, Trí Tạng, Hải huynh trọn chẳng biết. Cần hiểu chăng ? Chẳng thấy nói “ngựa tơ đạp chết người trong thiên hạ” ?

Tại sao Trí Tạng bảo “ Hỏi huynh Hải”? Tại sao Hoài Hải bảo “ Đến trong ấy, tôi cũng chẳng hội “. Đã nói ngoài thấy, nghe, hay, biết làm sao nói, làm sao hội?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (tắc 74)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 74:
KIM NGƯU THÙNG CƠM

LỜI DẪN:
Kiếm Mạc Da để ngang, trước mũi nhọn cắt đứt ổ sắn bìm, gương treo trên cao, trong câu dẫn ra ấn Tỳ-lô. Chỗ điền địa ẩn mật, ăn cơm mặc áo. Chỗ thần thông du hí, làm sao gá nương, lại thông suốt chăng ? Xem lấy văn sau.

CÔNG ÁN:
Hòa thượng Kim Ngưu mỗi khi đến giờ trai tự mang thùng cơm để trước Tăng đường múa rồi cười ha hả, nói: Bồ-tát con lại ăn cơm! Tuyết Đậu nói: Tuy nhiên như thế, Kim Ngưu chẳng phải hảo tâm. Tăng hỏi Trường Khánh: Cổ nhân nói Bồ-tát con lại ăn cơm, ý chỉ thế nào ? Trường Khánh nói: Giống như nhân thụ trai khánh tán.

GIẢI THÍCH:
Kim Ngưu là bậc tôn túc dưới Mã Tổ, mỗi khi đến giờ trai tự mang thùng cơm để trước Tăng đường, múa rồi cười hả hả, nói: Bồ-tát con đến ăn cơm ! Như thế đến hai mươi năm. Hãy nói ý Ngài ở chỗ nào ? Nếu chỉ gọi ăn cơm, bình thường đánh bản đánh trống cũng đủ báo hiệu rồi. Tại sao lại tự mang thùng cơm đến, làm nhiều việc như thế ? Có phải Ngài điên chăng ? Có phải Ngài đề xướng dựng lập chăng ? Nếu là đề xướng việc này sao chẳng lên tòa Bảo Hoa Vương gõ giường thiền, dựng phất tử, làm như thế để làm gì ? Người nay đâu chẳng biết cổ nhân ý tại ngôn ngoại. Sao chẳng xem đề mục đương thời Tổ sư mới đến nói cái gì ? Rõ ràng nói: “Giáo ngoại biệt truyền, riêng truyền tâm ấn.” Phương tiện của cổ nhân cũng chỉ dạy ông chặt thẳng, thừa đương đi. Người sau vọng tự suy tính, nói ở đâu có nhiều việc ? Lạnh thì đến lửa, nóng thì dạo mát, đói thì ăn cơm, nhọc thì đi ngủ. Nếu thế ấy là dùng thường tình nghĩa giải chú thích, một tông Đạt-ma mất sạch. Chẳng biết cổ nhân nhằm trong mười hai giờ niệm niệm chẳng xả, cốt rõ việc này. Tuyết Đậu nói: Tuy nhiên như thế, Kim Ngưu chẳng phải hảo tâm. Chỉ một câu này nhiều người hiểu lầm. Chỗ nói thượng vị đề-hồ là vật quí ở đời, gặp kẻ này trở thành độc dược. Kim Ngưu đã là vì người rơi trong cỏ, vì sao Tuyết Đậu nói chẳng phải hảo tâm ? Nhân đâu mà nói thế ấy ? Hàng Thiền khách phải có sanh cơ mới được. Người nay chẳng đến điền địa của cổ nhân, chỉ thích nói: Thấy tâm gì ? Có Phật gì ? Nếu khởi kiến giải này là hoại mất lão tác gia Kim Ngưu rồi, cần phải chín chắn xem mới được. Nếu chỉ ngày nay ngày mai nói cho thích khẩu, ắt không có ngày liễu ngộ. Sau này Trường Khánh thượng đường, có vị Tăng hỏi: Cổ nhân nói Bồ-tát con đến ăn cơm, ý chỉ thế nào ? Trường Khánh đáp: Giống như nhân trai khánh tán. Hàng tôn túc rất mực từ bi, ló đuôi chẳng ít, phải thì phải, nhân trai khánh tán, ông hãy nói khánh tán cái gì ? Xem Tuyết Đậu tụng:

TỤNG: Bạch vân ảnh lý tiếu ha ha
Lưỡng thủ trì lai phó dữ tha
Nhược thị kim mao sư tử tử
Tam thiên lý ngoại kiến hào ngoa.

DỊCH: Bóng mây trắng bạc cười ha ha
Hai tay mang lại gởi cho va
Sư tử lông vàng con quả thực
Ngoài ba ngàn dặm thấy sai ngoa.

GIẢI TỤNG:
Câu “bóng mây trắng bạc cười ha ha”, Trường Khánh nói “nhân trai khánh tán”. Tuyết Đậu nói “hai tay mang lại gởi cho va”. Hãy nói chỉ là cho Tăng ăn cơm hay riêng có kỳ đặc ? Nếu thẳng đó biết đúng đắn tức là sư tử con lông vàng. Nếu là con của sư tử lông vàng, chẳng cần Kim Ngưu mang thùng cơm lại, múa may cười to, thẳng ngoài ba ngàn dặm liền biết chỗ bại quyết của Ngài. Cổ nhân nói: Soi trước cơ chẳng cần một cái ấn tay. Vì thế hàng Thiền khách bình thường phải nhằm cách ngoại dụng, mới được xưng bổn phận Tông sư. Nếu chỉ y cứ ngữ ngôn chưa khỏi ló đuôi.

Tắc này tôi chẳng biết “nhân trai khánh tán là gì cả”. Ai biết dùng ngoài ý thì xin cho lời đáp. Chân thành cảm ơn


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC (tắc 74)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC 74:
KIM NGƯU THÙNG CƠM
Tăng hỏi Trường Khánh: Cổ nhân nói Bồ-tát con lại ăn cơm, ý chỉ thế nào ? Trường Khánh nói: Giống như nhân thụ trai khánh tán.
...
Trường Khánh nói “nhân trai khánh tán”. Tuyết Đậu nói “hai tay mang lại gởi cho va”. Hãy nói chỉ là cho Tăng ăn cơm hay riêng có kỳ đặc ? Nếu thẳng đó biết đúng đắn tức là sư tử con lông vàng. Nếu là con của sư tử lông vàng, chẳng cần Kim Ngưu mang thùng cơm lại, múa may cười to, thẳng ngoài ba ngàn dặm liền biết chỗ bại quyết của Ngài. Cổ nhân nói: Soi trước cơ chẳng cần một cái ấn tay. Vì thế hàng Thiền khách bình thường phải nhằm cách ngoại dụng, mới được xưng bổn phận Tông sư. Nếu chỉ y cứ ngữ ngôn chưa khỏi ló đuôi.

Tắc này tôi chẳng biết “nhân trai khánh tán" là gì cả. Ai biết dùng ngoài ý thì xin cho lời đáp. Chân thành cảm ơn
Không có bản chữ Hán, chỉ dựa vào âm Hán mà đoán thì chắc là như vầy : Nhân thọ trai, vui mừng mà cổ vũ thôi. Đại khái là vậy.

Như xưa có hai đoạn truyện (hình như cũng là Mã Tổ thì phải, không nhớ rõ, nếu sai xin bổ túc và thứ lỗi):

Một hôm ngài đang ngồi, nghe kẻng reo, liền thấy một tăng nhân bỏ lao động, vui mừng đi ăn cơm ... Ngài hỏi sao vui mừng. Tăng nói "Chỉ vì con nghe tiếng kẻng đến giờ cơm". Ngài cười không nói gì ...

Sau cũng trường hợp như thế, ngài cũng hỏi, nhưng tăng nhân này lại kể đủ thứ lý do ... Ngài lắc đầu.

Kinh Lăng Già, phần chú giải của ngài Hàm Thị có nói "Chỉ cần hồn nhiên là Phật". Ý CHỈ chỉ là vậy. Không có gì sâu xa khó khăn để thắc mắc. Hồn nhiên chính là Phật. Nhưng đa phần chúng sanh đều theo tướng mà mất mình. Thấy người ta cười thì thắc mắc sao cười? thấy người ta có hành động quái lạ thì thắc mắc sao quái lạ? v.v... Hỏi mấy người trong buổi thọ trai không thắc mắc về hình tướng của Kim Ngưu? Thắc mắc là Bồ-tát con hay không thắc mắc là Bồ-tát con?

Phần trên đó có câu này đáng chú ý :
binh đã viết:TẮC 74:
KIM NGƯU THÙNG CƠM Phương tiện của cổ nhân cũng chỉ dạy ông chặt thẳng, thừa đương đi. Người sau vọng tự suy tính, nói ở đâu có nhiều việc ? Lạnh thì đến lửa, nóng thì dạo mát, đói thì ăn cơm, nhọc thì đi ngủ. Nếu thế ấy là dùng thường tình nghĩa giải chú thích, một tông Đạt-ma mất sạch.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cảm ơn cô Tâm nhé.
Cũng chỗ thường dùng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (tắc 75)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 75:
Ô CỮU GẬY CONG GẬY CONG

LỜI DẪN:
Gươm linh kiếm báu thường bày hiện tiền, cũng hay chết người, cũng hay sống người, tại kia tại đây, đồng được đồng mất. Nếu cần đề trì thì mặc tình đề trì, nếu cần trải thẳng mặc tình trải thẳng. Hãy nói khi chẳng rơi chủ khách, chẳng cần hồi hỗ thì thế nào, thử cử xem ?

CÔNG ÁN:
Có vị Tăng ở trong hội Hòa thượng Định Châu đến Ô Cữu, Ô Cữu hỏi: Định Châu pháp đạo nào giống trong đây ? Tăng thưa: Chẳng khác. Ô Cữu nói: Nếu chẳng khác nên trở về kia đi. Liền đánh. Tăng nói: Đầu gậy có mắt không được thô xuất đánh người. Ô Cữu nói: Ngày nay đánh được một người. Lại đánh ba gậy. Tăng liền đi ra. Ô Cữu nói: Gậy cong xưa nay có người ăn. Tăng xoay thân nói: Bởi vì cán gậy trong tay Hòa thượng. Ô Cữu nói: Nếu ngươi cần, Sơn tăng trao cho ngươi. Tăng đến gần cướp cây gậy trong tay Ô Cữu, đánh Ô Cữu ba gậy. Ô Cữu nói: Gậy cong, gậy cong. Tăng nói: Có người ăn. Ô Cữõu nói: Thô suất đánh được kẻ này. Tăng liền lễ bái. Ô Cữu nói: Hòa thượng lại đi thế ấy. Tăng cười to ra đi. Ô Cữu nói: Tiêu được thế ấy, tiêu được thế ấy.

GIẢI THÍCH:
Vị Tăng từ trong hội Hòa thượng Định Châu đến Ô Cữu, Ô Cữu cũng là hàng tác gia. Quí vị nếu nhằm trong đây biết được, hai vị này một ra một vào, ngàn cái muôn cái chỉ là một cái. Làm chủ cũng thế ấy, làm khách cũng thế ấy, hai vị cứu kính hợp thành một nhà. Một lúc khám biện khách chủ hỏi đáp, trước sau đều là tác gia. Xem Ô Cữu hỏi vị tăng kia Định Châu đạo pháp nào giống trong đây ? Tăng thưa: Chẳng khác. Khi ấy nếu chẳng phải là Ô Cữu, khó làm gì được vị Tăng này. Ô Cữu nói: Nếu chẳng khác nên trở về kia đi. Liền đánh. Đâu ngờ vị Tăng này cũng là hàng tác gia, liền nói: Đầu gậy có mắt chẳng được đánh ẩu người. Ô Cữu một bề hành lệnh nói: Ngày nay đánh trúng một người. Lại đánh ba gậy. Tăng liền đi ra. Xem hai vị lăn trùng trục, đều là hàng tác gia rõ một việc này, cần phải phân đen trắng, biện tốt xấu. Vị Tăng này tuy đi ra mà công án chưa xong. Ô Cữu trước sau cần nghiệm chỗ thật của y, xem y thế nào. Vị Tăng này dường như chống cửa dựng vách, do đó chưa thấy được y. Ô Cữu lại nói: Gậy cong xưa nay có người ăn. Vị Tăng này cần chuyển thân nhả hơi, lại chẳng cùng kia tranh, chuyển nhẹ nhẹ nói: Bởi vì cán gậy ở trong tay Hòa thượng. Ô Cữu là hàng Tông sư đảnh môn đủ mắt, dám nhằm trong miệng cọp dữ nằm ngang, nói: Nếu ông cần, Sơn tăng trao cho ông. Gã này là kẻ trong tay có linh phù, chỗ nói: “Thấy nghĩa chẳng làm là người không dũng.” Lại chẳng nghĩ suy, đến gần cướp cây gậy trong tay Ô Cữu, đánh Ô Cữu ba gậy. Ô Cữu nói: Gậy cong, gậy cong. Ông hãy nói ý thế nào ? Ở trước nói “gậy cong xưa nay có người ăn”, đến khi bị vị Tăng đánh lại nói “gậy cong, gậy cong”. Tăng nói: Có người bị ăn. Ô Cữu nói: Cái gã đánh ẩu. Ở trước nói “đánh ẩu trúng một người”, rốt sau tự ăn gậy, tại sao cũng nói “cái gã đánh ẩu”? Khi ấy nếu chẳng phải vị Tăng cứng cỏi này cũng không làm gì được Sư. Vị Tăng này liền lễ bái. Cái lễ bái này là tối độc, cũng chẳng phải là hảo tâm. Nếu chẳng phải Ô Cữu cũng chẳng thấy thấu được y. Ô Cữu nói: Lại thế ấy đi. Vị Tăng cười to đi ra. Ô Cữu nói: Tiêu được thế ấy, tiêu được thế ấy. Xem hai vị là hàng tác gia thấy nhau, trước sau chủ khách phân minh, đứt rồi khéo nối, kỳ thật cũng chỉ là cơ hỗ hoán. Kia đến trong đây cũng chẳng nói có chỗ hỗ hoán. Chính là cổ nhân tuyệt tình trần ý tưởng, kia đây là tác gia, cũng chẳng nói có được có mất. Tuy là một khoảng nói năng, cả hai đều sống linh động trọn có huyết mạch chỉ kim. Nếu khéo nơi đây thấy được cũng là trong mười hai giờ rõ ràng phân minh. Vị Tăng kia liền đi ra là song phóng, về sau là song thâu, gọi đó là hỗ hoán. Tuyết Đậu cứ y chỗ này tụng ra:

TỤNG: Hô tức dị
Khiển tức nan
Hỗ hoán cơ phong tử tế khan
Kiếp thạch cố lai du khả hoại
Thương minh thâm xứ lập tu càn.
Ô Cữu lão! Ô Cữu lão!
Kỷ hà ban ?
Dữ tha tiêu bính thái vô đoan.

DỊCH: Kêu thì dễ
Đuổi thì khó
Cơ phong hỗ hoán chín chắn xem
Kiếp thạch cứng còn có thể hoại
Biển sâu thăm thẳm đứng khô khan.
Lão Ô Cữu! Lão Ô Cữu!
Bao nhiêu thứ ?
Cho kia chiếc gậy không manh mối.

GIẢI TỤNG:
Hai câu “kêu thì dễ, đuổi thì khó”, hàng nhất đẳng là rơi trong cỏ, còn Tuyết Đậu thì rất mực từ bi. Thông thường nói: Kêu rắn dễ, đuổi rắn khó, như đem cái bầu thổi lên kêu rắn thì dễ, cần đuổi rắn thì khó. Giống như đem gậy cho kia là dễ, cướp gậy đuổi đi là khó, phải có thủ đoạn bổn phận mới đuổi kia được. Ô Cữu là hàng tác gia có thủ đoạn kêu rắn, cũng có thủ đoạn đuổi rắn. Vị Tăng này cũng chẳng phải hạng mù tối. Ô Cữu hỏi “Định Châu đạo pháp nào giống trong đây” là kêu kia. Ô Cữu liền đánh là đuổi kia. Vị Tăng nói “Đầu gậy có mắt chẳng được đánh ẩu người”, xoay lại vị trí của vị Tăng là kêu. Ô Cữu nói “nếu cần, Sơn tăng trao cho ông”, Tăng đến gần cướp cây gậy, đánh ba gậy là vị Tăng đuổi. Cho đến vị Tăng cười to ra đi. Ô Cữu nói “tiêu được thế ấy, tiêu được thế ấy”, rõ ràng là đuổi được kia rất khéo. Xem hai vị có cơ phong hỗ hoán, tơ qua chỉ lại dệt thành một mảnh, trước sau chủ khách phân minh. Có khi chủ lại làm khách, có khi khách lại làm chủ. Tuyết Đậu khen ngợi chẳng tiếc lời, nên nói “cơ hỗ hoán bảo người chín chắn xem”. Câu “kiếp thạch cứng mà còn có thể hoại”, nghĩa là kiếp thạch này dài bốn mươi dặm, rộng tám muôn bốn ngàn do-tuần, dày tám muôn bốn ngàn do-tuần, năm trăm năm mới có người trên cõi trời đến lấy cái y ba lượng quét qua một cái rồi đi, đến năm trăm năm lại đến, như thế quét tan khối đá này là một kiếp, đó là “kiếp áo nhẹ phủi đá”. Tuyết Đậu nói “kiếp thạch cứng còn có thể hoại” đá tuy cứng còn phải tiêu ma hết, cơ phong của hai vị này ngàn xưa muôn xưa không có cùng tận. Câu “biển sâu thăm thẳm đứng còn khô”, dù biển rộng mênh mông sóng to nổi dậy, nước dâng ngập trời, nếu bảo hai vị này vào trong đó mà đứng, biển cả cũng phải khô kiệt. Đến đây một lúc Tuyết Đậu tụng xong. Rốt sau lại nói: “Lão Ô Cữu ! Lão Ô Cữu ! Bao nhiêu thứ ?” Hoặc bắt hoặc thả, hoặc chết hoặc sống, cứu kính là bao nhiêu thứ ? Câu “cho kia chiếc gậy không manh mối”, cây gậy này chư Phật ba đời đều dùng, lịch đại Tổ sư cũng dùng, hàng Tông sư cũng dùng, vì người nhổ đinh tháo chốt, mở niêm cởi trói, đâu được xem thường trao cho người. Ý Tuyết Đậu muốn dùng riêng, may gặp vị tăng này khi ấy chỉ cùng kia trải bằng, bỗng gặp kẻ khi hạn nổi sấm, xem Sư làm sao chống lại. Ô Cữu trao cán gậy cho người, há chẳng phải rất không manh mối ?

Kêu gậy cong tức là nói đánh lầm. Hai vị này đều là hàng tác gia, nhưng gặp nhau còn phải thử.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Gặp bác Bình thì ... khỏi thử luôn. :)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chanhientam đã viết:Gặp bác Bình thì ... khỏi thử luôn. :)
Mô Phật, không dám! không dám! bị cô Tâm thử hoài, thua hoài.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Thiệt tình thì ... chẳng thử bao giờ. Chỉ là đụng duyên rồi khởi vậy thôi!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (Tắc 76)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 76:
ĐƠN HÀ ĂN CƠM RỒI CHƯA

LỜI DẪN:
Nhỏ như hạt gạo bể, lạnh tợ băng sương, bít lấp càn khôn, lìa sáng dứt tối, chỗ thấp thấp xem đó có dư, chỗ cao cao bình đó chẳng đủ, nắm đứng buông đi, thảy ở trong đây. Lại có chỗ xuất thân hay không, thử cử xem ?

CÔNG ÁN:
Đơn Hà hỏi Tăng: Từ đâu đến ? Tăng thưa: Dưới núi đến. Đơn Hà hỏi: Ăn cơm rồi chưa ? Tăng thưa: Ăn cơm rồi. Đơn Hà hỏi: Người đem cơm cho ông ăn có đủ mắt chăng ? Tăng không đáp được. Trường Khánh hỏi Bảo Phước: Đem cơm cho người ăn có phần đền ơn, vì sao lại chẳng đủ mắt ? Bảo Phước đáp: Người thí kẻ thọ cả hai đều mù. Trường Khánh nói: Tột cơ kia đến, lại thành mù chăng ? Bảo Phước nói: Bảo ta mù được chăng ?

GIẢI THÍCH:
Thiền sư Thiên Nhiên ở núi Đơn Hà tại Đặng Châu, chẳng biết người xứ nào. Buổi đầu Sư học tập Nho sắp vào Trường An ứng thí, nghỉ ở quán trọ, chợt mộng thấy hào quang trắng đầy nhà. Người bàn mộng nói: Là điềm hiểu Không. Gặp một Thiền khách hỏi: Nhân giả đi đâu ? Sư đáp: Đi thi làm quan. Thiền khách nói: Thi làm quan đâu bằng thi làm Phật. Sư hỏi: Thi Phật phải đến chỗ nào ? Thiền khách nói: Nay Mã Đại sư ở Giang Tây khai đường dạy chúng là trường thi Phật, nhân giả nên đến đó. Sư liền đi thẳng đến Giang Tây, vừa thấy Mã Đại sư, liền lấy hai tay lột cái mũ trên đầu. Mã Đại sư nhìn kỹ, nói: Tôi không phải thầy của ông, hãy sang Nam Nhạc Thạch Đầu đi. Sư đi thẳng đến Thạch Đầu, lại làm như ý trước. Thạch Đầu bảo: Xuống nhà trù đi. Sư lễ tạ, vào nhà cư sĩ theo chúng làm công tác, đến ba năm. Một hôm Thạch Đầu bảo chúng: Sáng mai hớt cỏ trước điện Phật. Đến hôm sau, đại chúng cầm liềm hái đến trước điện Phật hớt cỏ, riêng Sư múc một thau nước sạch, quì gối trước Thạch Đầu. Thạch Đầu thấy thế cười, vì Sư cạo tóc, tiếp nói giới. Sư bịt lỗ tai đi ra. Thẳng đến Giang Tây yết kiến Mã Tổ. Chưa tham lễ, Sư đi thẳng vào Tăng đường leo ngồi trên cổ tượng Thánh tăng. Đại chúng thấy kinh ngạc, chạy báo cho Mã Tổ. Mã Tổ đích thân đến xem, nói: Con ta Thiên Nhiên. Sư bước xuống lễ bái thưa: Tạ Thầy ban pháp hiệu. Nhân đây gọi là Thiên Nhiên. Cổ nhân Thiên Nhiên như thế thường giải thoát, nên nói thi quan không bằng thi Phật. Trong Truyền Đăng Lục chép ngữ cú của Sư thật là vách đứng ngàn nhẫn, mỗi câu đều có thủ đoạn vì người nhổ đinh tháo chốt. Giống như hỏi vị Tăng này: Ở đâu đến ? Tăng thưa: Ở dưới núi đến. Vị Tăng này lại chẳng thông chỗ đi, giống như người có mắt khám phá ngược lại chủ nhà. Đương thời, nếu chẳng phải Đơn Hà cũng khó nắm được y. Đơn Hà lại hỏi: Ăn cơm chưa ? Ban đầu thảy chưa thấy được, lần thứ hai này khám phá được y. Tăng thưa: Ăn cơm rồi. Kẻ mù mịt vốn là chẳng hiểu. Đơn Hà hỏi: Người đem cơm cho ông ăn có đủ mắt chăng ? Tăng không đáp được. Ý Đơn Hà nói, kẻ vì ông đem cơm kham làm việc gì ? Vị Tăng này nếu là kẻ khác thử cho Sư một tát xem Sư làm gì ? Tuy nhiên như thế, Đơn Hà cũng chưa buông ông. Vị Tăng kia con mắt chớp lia không có lời để đáp. Bảo Phước, Trường Khánh đồng ở trong hội Tuyết Phong, thường cử công án của cổ nhân để thương lượng. Trường Khánh hỏi Bảo Phước: Đem cơm cho người ăn là có phần đền ơn, tại sao không đủ mắt ? Không hẳn hỏi hết việc trong công án này, đại cương mượn lời này làm thoại đầu, cần nghiệm chỗ chân thật của kia. Bảo Phước nói: Người thí kẻ thọ cả hai đều mù. Thích thay! Đến trong đây chỉ luận việc đương cơ, trong nhà có con đường xuất thân. Trường Khánh nói: Người tột cơ kia đến, lại thành mù chăng ? Bảo Phước nói: Bảo ta mù được sao ? Ý Bảo Phước nói ta đủ mắt thế ấy, vì ông nói rồi, lại nói ta mù được chăng ? Tuy nhiên như thế, là nửa nhắm nửa mở. Khi ấy nếu là Sơn tăng đợi y nói “người tột cơ kia đến, lại thành mù chăng”, chỉ nói với y “mù”. Đáng tiếc Bảo Phước khi ấy nếu hạ được một chữ “mù”, khỏi bị Tuyết Đậu có nhiều thứ sắn bìm. Tuyết Đậu chỉ dùng ý này tụng:

TỤNG: Tận cơ bất thành hạt
Án ngưu đầu khiết thảo
Tứ thất nhị tam chư Tổ sư
Bảo khí trì lai thành quá cựu.
Quá cựu thâm, vô xứ tầm
Thiên thượng nhân gian đồng lục trầm.

DỊCH: Tột cơ chẳng thành mù
Chận đầu trâu ăn cỏ
Ba mươi ba chư vị Tổ sư
Bảo khí đến giờ thành quấy lỗi.
Quấy lỗi sâu, không chỗ tìm
Trên trời nhân gian đồng ngập chìm.

GIẢI TỤNG:
Câu “tột cơ chẳng thành mù”, Trường Khánh nói người tột cơ kia đến, lại thành mù chăng ? Bảo Phước nói “bảo ta mù được chăng”, giống như “chận đầu trâu ăn cỏ”. Phải đồng với kia tự ăn mới được, trong ấy lại chận đầu trâu ăn cỏ. Tuyết Đậu tụng thế ấy tự nhiên thấy ý Đơn Hà. “Ba mươi ba chư vị Tổ sư, bảo khí đến giờ thành quấy lỗi”, chẳng những chỉ đới lụy Trường Khánh, cho đến Tây thiên hai mươi tám Tổ, Trung Hoa sáu Tổ, đồng thời chôn vùi. Đức Phật Thích-ca bốn mươi chín năm nói một Đại Tạng kinh, rốt sau chỉ truyền một bảo khí này. Vĩnh Gia nói: “Chẳng phải tiêu hình việc truyền suông, gậy báu Như Lai còn dấu vết.” Nếu khởi kiến giải của Bảo Phước thì bảo khí giữ đến giờ trọn thành quấy lỗi. “Quấy lỗi sâu, không chỗ tìm”, cái này vì ông nói chẳng được, chỉ tìm chỗ ngồi yên, nhằm trong câu này kiểm điểm xem ? Đã là quấy lỗi sâu, tại sao lại không chỗ tìm ? Đây không phải lỗi nhỏ, vì đem việc lớn của Tổ sư một lúc ở trên đất bằng làm chìm ngập hết. Vì thế Tuyết Đậu nói “trên trời nhân gian đồng ngập chìm”.

Từ câu hỏi “ Ăn cơm rồi chưa?” đến câu trả lời “ Ăn cơm rồi ” là hoàn toàn hợp lý. Cả hai đều là người sáng mắt. Tuy nhiên đến câu hỏi “ Người đem cơm có đủ mắt không” thì gọi là nhận đầu trâu bắt ăn cỏ, nhưng cũng nhờ đó mà khám phá được tăng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (tắc 77)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 77:
VÂN MÔN BÁNH HỒ

LỜI DẪN:
Hướng thượng chuyển thì khả dĩ xỏ lỗ mũi người trong thiên hạ, giống như chim cắt chụp chim cưu. Hướng hạ chuyển thì lỗ mũi mình trong tay người khác, như rùa ẩn trong vỏ. Trong đây nếu có người ra nói: xưa nay không hướng thượng không hướng hạ, dùng chuyển làm gì, chỉ nói với y: Ta cũng biết ông nhằm trong hang quỉ làm kế sống. Hãy nói làm sao biện được trắng đen ? Im lặng giây lâu, nói: Có cành vin cành, không cành vin nhánh, thử cử xem ?

CÔNG ÁN:
Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là nói siêu Phật việt Tổ ? Vân Môn đáp: Bánh hồ.

GIẢI THÍCH:
Vị Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là nói siêu Phật việt Tổ ? Vân Môn đáp: Bánh hồ. Nghe có cảm giác rợn óc lông dựng đứng chăng ? Hàng Thiền khách hỏi Phật hỏi Tổ, hỏi thiền hỏi đạo, hỏi hướng thượng hướng hạ xong, lại chỗ không thể đặt thành câu hỏi, mà hỏi nói siêu Phật việt Tổ. Vân Môn là tác gia, nước lớn thì thuyền cao, đất nhiều thì Phật lớn, đáp rằng: Bánh hồ. Đáng gọi là nói không luống rỗng, công chẳng uổng bày. Vân Môn dạy chúng: Ông chớ khởi liễu, nghe người nói đến ý Tổ sư liền hỏi đạo lý siêu Phật việt Tổ. Ông hãy nói thế nào là Phật, thế nào là Tổ, rồi sẽ hỏi siêu Phật việt Tổ. Như hỏi ra khỏi tam giới, ông đem tam giới lại xem ? Có cái thấy nghe hiểu biết gì cách ngại được ông ? Có thanh sắc Phật pháp gì cho ông nên liễu ? Liễu cái bát gì ? Do kiến giải gì làm sai thù ? Cổ Thánh kia có làm gì được ông ? Thân đi ngang là vật, nói cả thân toàn chân, mỗi vật thấy thể, không thể được. Tôi nói với ông thẳng đó là việc gì ? Sớm đã chôn vùi rồi vậy. Hiểu được lời này liền biết được bánh hồ. Ngũ Tổ nói: Phân lừa sánh xạ hương. Nên nói “Cắt thẳng cội nguồn Phật đã ấn, vạch lá tìm cành tôi chẳng hay.” Đến trong đây muốn được thân thiết chớ đem hỏi đến hỏi. Xem vị Tăng này hỏi thế nào là siêu Phật việt Tổ, Vân Môn nói: Bánh hồ. Lại biết hổ thẹn chăng ? Lại hiểu ló đuôi chăng ? Có một nhóm người đổ soạn nói Vân Môn thấy thỏ thả chim ưng, nên nói bánh hồ. Nếu thế ấy đem bánh hồ cho là siêu Phật việt Tổ làm chỗ thấy, làm sao có con đường sống ? Chớ khởi bánh hồ hội, lại chẳng khởi siêu Phật việt Tổ hội, mới là con đường sống. Sánh với “ba cân gai”, “biết đánh trống” cùng một loại. Tuy nhiên chỉ nói bánh hồ quả thật khó thấy. Người sau phần nhiều khởi đạo lý nói: Nói thô và lời tế đều về đệ nhất nghĩa. Nếu hiểu thế ấy, hãy đi làm Tọa chủ, một đời gầy dựng được nhiều tri nhiều giải. Hiện nay Thiền khách nói: Khi siêu Phật việt Tổ thì chư Phật đạp tại gót chân, Tổ sư cũng đạp tại gót chân. Vì thế Vân Môn chỉ nhằm kia nói bánh hồ. Đã là bánh hồ há hiểu siêu Phật việt Tổ, thử tham kỹ xem ? Các nơi tụng rất nhiều, trọn nhằm chỗ hỏi mà tạo ngôn ngữ, duy Tuyết Đậu tụng rất hay, thử cử xem ?

TỤNG: Siêu đàm thiền khách vấn thiên đa
Phùng há phi ly kiến dã ma
Hồ bính áp lai du bất trụ
Chí kim thiên hạ hữu hào ngoa.

DỊCH: Siêu đàm thiền khách hỏi thiên nhiều
Chắp vá mở rời thấy đó chăng
Bánh hồ lấp lại còn không đứng
Đến nay thiên hạ vẫn hào ngoa.

GIẢI TỤNG:
Câu “siêu đàm thiền khách hỏi thiên nhiều”, lời này Thiền khách riêng thích hỏi. Đâu chẳng thấy Vân Môn nói: Quí vị vác ngang cây gậy nói ta tham thiền học đạo, liền tìm cái đạo lý siêu Phật việt Tổ. Tôi hỏi ông trong mười hai giờ đi đứng ngồi nằm, đi tiểu đi đại, đến như con trùng trong hầm cỏ, mua bán thịt dê ở ngoài chợ, lại có đạo lý siêu Phật việt Tổ chăng ? Nói được ra đây, nếu không, chớ chướng ta đi Đông đi Tây, liền xuống tòa. Có người lại chẳng biết tốt xấu, vẽ một vòng tròn, trên đất thêm bùn, thêm gông kẹt cùm. Câu “chắp vá mở rời thấy đó chăng”, kia đặt chỗ hỏi có tính cách chắp vá. Vân Môn thấy chỗ hỏi kia mở rời, vì thế đem bánh hồ đắp vá lấp bít chận đứng. Vị Tăng kia vẫn tự chẳng chịu đứng, trở lại hỏi. Thế nên Tuyết Đậu nói “bánh hồ lấp lại còn không đứng, đến nay thiên hạ vẫn hào ngoa”. Thiền khách chỉ quản ở trên bánh hồ mà hiểu, chẳng thế thì ở chỗ siêu Phật việt Tổ làm đạo lý. Đã chẳng ở hai đầu này, cứu kính ở chỗ nào ? Ba mươi năm sau, đợi Sơn tăng hoán cốt trở lại sẽ nói với ông.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (Tắc 78)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 78:
KHAI SĨ VÀO TẮM

CÔNG ÁN:
Xưa có mười sáu vị Khai sĩ đến nhà tắm chúng Tăng theo thứ lớp vào tắm, chợt ngộ nhân nước. Chư Thiền đức làm sao hiểu, Ngài nói: “Diệu xúc tuyên minh thành Phật tử trụ.” Cũng phải bảy xoi tám phủng mới được.

GIẢI THÍCH:
Trên hội Lăng Nghiêm, Bồ-tát Bạt-đà-bà-la cùng mười sáu vị Khai sĩ, mỗi vị tu phạm hạnh, mỗi vị nói nhân sở chứng pháp môn viên thông, đây cũng là một trong số hai mươi lăm môn viên thông. Ngài nhân đến nhà tắm chúng Tăng theo thứ lớp vào tắm, chợt ngộ nhân nước, nói: “Đã chẳng rửa bụi cũng chẳng rửa thân.” Hãy nói rửa cái gì ? Nếu hội được, khoảng giữa an nhiên rỗng rang, ngàn người muôn người gần bên chẳng được. Nên nói do không sở đắc là chân Bát nhã, nếu có sở đắc là tương tợ Bát-nhã. Tổ Đạt-ma bảo Nhị Tổ: Đem tâm ra, ta vì ông an. Nhị Tổ thưa: Tìm tâm trọn chẳng thể được. Chút ít trong đây là tánh mạng căn bản của Thiền khách. Lại thảy chẳng tiêu nhiều thứ sắn bìm, chỉ tiêu cái chợt ngộ nhân nước, tự nhiên liễu ngộ. Đã chẳng rửa bụi cũng chẳng rửa thân, hãy nói ngộ cái gì ? Đến loại điền địa này, một điểm cũng dính chẳng được, nói chữ Phật cũng phải kỵ tránh. Ngài nói: “Diệu xúc tuyên minh thành Phật tử trụ”, chữ tuyên là hiển, diệu xúc là minh. Đã ngộ diệu xúc thành Phật tử trụ, tức là trụ Phật địa. Như người nay cũng vào nhà tắm cũng rửa nước, cũng xúc thế ấy tại sao chẳng ngộ ? Bởi tại trần cảnh che mờ, dính da kẹt xương, vì thế không thể liền tỉnh tỉnh. Nếu nhằm trong này rửa cũng không sở đắc, xúc cũng không sở đắc, nhân nước cũng không sở đắc. Hãy nói là diệu xúc tuyên minh hay chẳng phải diệu xúc tuyên minh ? Nếu nhằm trong đây liền đó thấy được, là diệu xúc tuyên minh thành Phật tử trụ. Người nay cũng xúc lại thấy chỗ diệu chăng ? Diệu xúc phi thường xúc, cùng người xúc hiệp thì làm xúc, ly thì phi. Huyền Sa leo núi dập đầu một ngón chân, cho đến gậy của Đức Sơn, há chẳng phải diệu xúc ? Tuy nhiên thế ấy, cũng phải bảy xoi tám phủng mới được. Nếu chỉ nhằm trên thân tìm kiếm thì có gì giao thiệp. Nếu ông bảy xoi tám phủng thì đâu cần vào nhà tắm, liền ở trên một đầu mảy lông hiện cõi Bảo Vương, nhằm trong vi trần chuyển đại pháp luân, một chỗ thấu được, ngàn chỗ muôn chỗ đồng thời thấu. Chớ nên giữ một hang một ổ, tất cả chỗ trọn là cửa Quan Âm nhập lý. Cổ nhân cũng có nghe tiếng ngộ đạo, thấy sắc rõ tâm. Nếu một người ngộ là phải, tại sao mười sáu vị Khai sĩ đồng thời ngộ ? Thế nên cổ nhân đồng tu đồng chứng đồng ngộ đồng giải. Tuyết Đậu niêm giáo ý kia khiến người đến chỗ diệu xúc ngộ lấy. Tụng ra con mắt giáo lý kia, khiến người thoát khỏi lưới giáo lý che phủ nửa say nửa tỉnh. Cốt cho người liền đó sạch trơn thong dong đi.

TỤNG: Liễu sự Nạp tăng tiêu nhất cá
Trường liên sàng thượng triển cước ngọa
Mộng trung tằng thuyết ngộ viên thông
Hương thủy tẩy lai mạch diện thóa.

DỊCH: Xong việc Thiền tăng tiêu một cái
Nằm dài trên chõng chân duỗi thẳng
Trong mộng từng nói ngộ viên thông
Hương thủy rửa xong thẳng mặt nhổ.

GIẢI TỤNG:
Câu “xong việc Thiền tăng tiêu một cái”, hãy nói xong được việc gì ? Hàng tác gia Thiền khách nghe nhắc đến đứng dậy liền đi, giống như Thiền tăng thế ấy chỉ tiêu được một cái, đâu cần thành đoàn kết nhóm. Câu: “nằm dài trên chõng chân duỗi thẳng”, cổ nhân nói: “Rõ ràng không pháp ngộ, ngộ xong lại là mê, duỗi thẳng hai chân ngủ, không ngụy cũng không chân.” Vì thế trong ngực không một việc, đói đến ăn cơm, mệt ngủ khò. Ý Tuyết Đậu nói, nếu ông nói vào nhà tắm ngộ được diệu xúc tuyên minh, ở trên phần Thiền tăng vô sự chỉ giống trong mộng nói mộng. Vì thế nói: “Trong mộng từng nói ngộ viên thông, hương thủy rửa xong thẳng mặt nhổ.” Giống thế ấy chỉ là nước dơ đổ thẳng trên đầu, nói cái gì là viên thông ? Tuyết Đậu nói như hạng người này chính nên nhổ ngay đầu ngay mặt. Sơn tăng nói trên đất thêm bùn thêm một lớp.

“ Diệu xúc tuyên minh thành Phật tử trụ” là do cái xúc chạm kỳ diệu đó sáng tỏ mà được chỗ trụ của Phật. Vị khai sĩ này nhân tiếp xúc với nước chợt nhận ra “ Tánh biết của xúc chạm với nước” không ở trong, không ở ngoài, chẳng biết chỗ nào là khoảng giữa. Chỉ bồng bềnh, toàn pháp giới là cảm giác xúc chạm, toàn thể nước là xúc chạm, cho nên chẳng biết là rửa bụi hay rửa thân vì bụi cũng chẳng thấy mà thân cũng chẳng thấy. Chỉ còn một tánh biết của xúc chạm mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (Tắc 79)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 79:
ĐẦU TỬ TẤT CẢ TIẾNG PHẬT

LỜI DẪN:
Đại dụng hiện tiền chẳng còn khuôn phép, bắt sống giam chẳng nhọc sức thừa. Hãy nói là người nào từng thế ấy đến, thử cử xem ?

CÔNG ÁN:
Tăng hỏi Đầu Tử: Tất cả tiếng là tiếng Phật phải chăng ? Đầu Tử đáp: Phải. Tăng thưa: Hòa thượng chớ cho tiếng hạ phong tiếng khua bát. Đầu Tử liền đánh. Tăng lại hỏi: Lời thô và tiếng tế đều về đệ nhất nghĩa phải chăng ? Đầu Tử đáp: Phải. Tăng thưa: Kêu Hòa thượng là con lừa được chăng ? Đầu Tử liền đánh.

GIẢI THÍCH:
Đầu Tử chất phác được tài hùng biện siêu quần. Phàm có người hỏi vừa mở miệng liền thấy mật, chẳng phí sức thừa, ngồi đoạn đầu lưỡi kẻ khác, đáng gọi là ngồi trong phòng kín tính toán quyết thắng ngoài ngàn dặm. Vị Tăng này đem kiến giải Phật pháp thanh sắc dán ở trên đầu gặp người liền hỏi. Đầu Tử là hàng tác gia gió đến biện rành. Vị Tăng này biết chỗ thật thà của Đầu Tử nên hạ một cái lồng bẫy khiến Đầu Tử vào trong, cho nên có lời sau. Đầu Tử lại sử dụng cái máy gài cọp, câu lời sau của y nói ra. Tăng nhận chỗ đáp kia, liền nói: Hòa thượng chớ cho tiếng hạ phong tiếng khua bát. Quả nhiên một phen câu liền mắc, nếu là người khác không làm gì được vị Tăng này. Đầu Tử đủ mắt sáng theo sau liền đánh, thủ đoạn nhai chó lợn phải trao lại cho hàng tác gia mới được, xoay bên trái tùy kia lăn trùng trục, xoay bên phải tùy kia lăn trùng trục. Vị Tăng này đã tạo cái lồng bẫy cần đến nhổ râu cọp. Đâu ngờ Đầu Tử đi trên lồng bẫy kia, nên liền đánh. Vị Tăng này đáng tiếc có đầu không đuôi. Khi ấy đợi Sư cầm gậy, liền lật ngược giường thiền, dù cho Đầu Tử toàn cơ cũng phải thoái lui ba ngàn dặm. Lại hỏi: Lời thô và tiếng tế đều về đệ nhất nghĩa phải chăng ? Đầu Tử cũng nói phải. Giống hệt câu hỏi trước không khác. Tăng nói: Kêu Hòa thượng là con lừa được chăng ? Đầu Tử lại đánh. Tuy nhiên vị Tăng này tạo sào huyệt quả thật kỳ đặc. Nếu là kẻ Trưởng lão không mắt ngồi trên giường gỗ cũng khó mà bẻ gãy y. Đầu Tử có chỗ chuyển thân. Vị Tăng này đã tạo đạo lý cốt làm đảo lộn giá trị của Ngài, cuối cùng như trước chẳng làm gì được lão Đầu Tử. Nham Đầu nói: Nếu luận chiến, mỗi mỗi đứng tại chỗ chuyển. Đầu Tử phóng đi rất chậm, thâu lại quá nhanh. Khi ấy vị Tăng này nếu biết chuyển thân thổ khí, há chẳng làm được cái kẻ miệng như chậu máu. Hàng Thiền khách một chẳng làm, hai chẳng thôi. Vị Tăng này đã chẳng giỏi nhảy né, lại bị Đầu Tử xỏ lỗ mũi.

TỤNG: Đầu Tử ! Đầu Tử !
Cơ luân vô trở
Phóng nhất đắc nhị
Đồng bỉ đồng thử.
Khả lân vô hạn lộng triều nhân
Tất cánh hoàn lạc triều trung tử
Hốt nhiên hoạt
Bách xuyên đảo lưu náo quát quát.

DỊCH: Đầu Tử ! Đầu Tử !
Cơ luân không trở
Buông một được hai
Đồng kia đồng đây.
Đáng thương vô hạn người đùa sóng
Rốt cuộc trong sóng đành chết chìm
Bỗng nhiên sống
Trăm sông chảy ngược tiếng ào ào.

GIẢI TỤNG:
Hai câu “Đầu Tử ! Đầu Tử ! Cơ luân không trở”, Đầu Tử bình thường hay nói: Các ông thảy nói chỗ thật của Đầu Tử, bất chợt xuống núi ba bước, có người hỏi thế nào là chỗ thật của Đầu Tử, ông phải đáp làm sao ? Cổ nhân nói: Chỗ cơ luân chuyển, tác giả còn mê. Sư cơ luân chuyển trùng trục toàn không cách trở. Sở dĩ Tuyết Đậu nói: “Buông một được hai”. Như Tăng hỏi: Thế nào là Phật ? Đầu Tử đáp: Phật. Lại hỏi: Thế nào là đạo ? Đầu Tử đáp: Đạo. Lại hỏi: Thế nào là thiền ? Đầu Tử đáp: Thiền. Lại hỏi: Khi mặt trăng chưa tròn thì thế nào ? Đầu Tử đáp: Nuốt hết ba cái bốn cái. Lại hỏi: Sau khi tròn rồi thì thế nào ? Đầu Tử đáp: Mửa ra bảy cái tám cái. Đầu Tử tiếp người thường thường dùng cơ này. Đáp vị Tăng ở đây cũng chỉ là một chữ “phải”. Vị Tăng này hai lần bị đánh, thế nên Tuyết Đậu nói “đồng kia đồng đây”. Bốn câu này tụng Đầu Tử xong. Rốt sau tụng vị Tăng này nói: “Đáng thương vô hạn người đùa sóng”, vị Tăng dám giựt cờ cướp trống nói “Hòa thượng chớ cho tiếng hạ phong tiếng khua bát”. Lại nói “kêu Hòa thượng là con lừa được chăng”, đây là chỗ đùa sóng. Vị Tăng làm hết khả năng, như trước chết trong câu Đầu Tử. Đầu Tử liền đánh. Vị Tăng bèn là “rốt cuộc trong sóng đành chết chìm”. Tuyết Đậu cứu vị Tăng nói “bỗng nhiên sống”, liền lật ngược giường thiền, Đầu Tử cũng phải thoái lui ba ngàn dặm. Liền được “trăm sông chảy ngược tiếng ào ào”, chẳng những giường thiền chấn động, cho đến núi sông ngập lụt trời đất tối tăm. Nếu là mỗi mỗi đều như thế, Sơn tăng phải đánh trống thoái lui, quí vị nhằm chỗ nào an thân lập mạng ?

Vị tăng này đem Phật pháp làm trò đùa, trước nêu lý chung, đợi Đầu Tử chấp nhận, liền sau đó gài một câu nghe bất kính. Tưởng hạ được Đầu Tử, nhưng không dè Đầu tử có chỗ chuyển, liền đánh. Nếu tăng sáng mắt thì đã làm như Tuyết Đậu nói.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách