BÍCH NHAM LỤC

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thichnhuantruong đã viết:
buồn rồi sao nói ! [/b]
May là vui buồn không tánh.
Dạ thì không buồn nữa. kinhle

Còn mớ công án trên "nữ thiền sư" đợt này bí. Nín hết nói.


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

thichnhuantruong đã viết:
buồn rồi sao nói ! [/b]
May là vui buồn không tánh.
Dạ thì không buồn nữa. kinhle

Còn mớ công án trên "nữ thiền sư" đợt này bí. Nín hết nói.
muốn suy luận những điều mà bác bình muốn gởi đến thì trước hết nhuantruong muốn chanhhientam đọc cái này cùng nhuantruong đã
Qui Ngưỡng Tông cho chín mươi sáu tướng tròn, gia phong tương đối ôn hòa, chẳng giống sự mãnh liệt của Lâm Tế Tông. Trong Nhơn Thiên Nhãn Mục nói về gia phong Qui Ngưỡng Tông là “Cha từ con hiếu, lệnh trên thì dưới tùng, ngươi muốn ăn cơm ta liền bưng canh; ngươi muốn qua sông ta liền chèo thuyền, cách núi thấy khói liền biết là lửa; cách tường thấy sừng liền biết là trâu”.
Còn Pháp Nhãn Thiền Sư Thập Qui Luận rằng: “Qui Ngưỡng thì vuông tròn mặc khế, như tiếng dội trong hang, như phù hợp luật lệ thông qua quan ải”.

Truyền Đăng Lục Qui Sơn truyện rằng:

Phổ thỉnh hái trà, Sư (Qui Sơn) nói với Ngưỡng Sơn rằng: “Suốt ngày hái trà, chỉ nghe tiếng ngươi, chẳng thấy hình ngươi, xin hiện bổn hình ra xem!”.

Ngưỡng Sơn lắc cây trà, Sư nói: “Ngươi chỉ được cái dụng, chẳng được cái thể”.

Ngưỡng Sơn nói: “Chưa rõ Hòa Thượng thế nào?”.

Sư im lặng giây lâu, Ngưỡng Sơn nói: “Hòa Thượng chỉ được cái thể, chẳng được cái dụng”.

Sư nói: “Cho ngươi hai mươi gậy”.

Ngưỡng Sơn nói:”Gậy Hòa Thượng con ăn, gậy con bảo ai ăn?”.

Sư nói: “Cho ngươi ba mươi gậy”.

Ngữ Lục của Chơn Tịnh Thiền Sư khi trụ trì Đông Sơn có ghi: “Thượng đường kể: Thuở xưa Diêm Quan thường dạy Tăng về pháp môn kiến tánh nghe nói Qui Sơn cũng vậy, liền sai hai vị Tăng đi dọ thám, đến nơi tọa hạ, nghe trăm điều đề xướng đều chăng hiểu, lại sanh tâm khinh mạn. Một hôm gặp Tiểu Thích Ca (Ngưỡng Sơn) nói: “Ngươi chớ tâm thô”. Tiểu Thích Ca bèn làm một tướng tròn, hai tay đưa ra, hai Tăng cũng chẳng hiểu, Tiểu Thích Ca nói: “Ngươi chớ tâm thô” liền bỏ đi.

Sư Chơn Tịnh nói: “Tiểu Thích Ca tam muội, hai vị Tăng chẳng biết, dưới cửa Động Sơn có kẻ nào biết ta chăng? Là tam muội gì?”. Giây lâu Ngài nói tiếp: “Làm mì cần xứ trồng lúa mạch, ca nhạc nên tôn người Đế Hương” (Nhạc thần của Đế Thích).


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Thầy thương thì Thầy chỉ cho con. Nhưng con có suy luận ra thì đó cũng là của Thầy chẳng phải của con. Con muốn mình phải tự trực nghiệm không qua suy luận. Muốn vậy thì Thầy phải chở cho con ... đủ công phu.

Dù thể và dụng luôn sẵn đủ nơi mọi người, nhưng vì mê từ vô lượng kiếp, nên bây giờ phải nói đến ĐƯỢC. Nhưng biết làm sao? Đành phải như thế :

Chưa được THỂ mà nói đến DỤNG thì có phần hạn chế. Bởi cái DỤNG mà chưa từng một lần tỏ được THỂ thì dụng đó vẫn hạn cuộc trong mê. Thành lúc trúng lúc trật.

Nếu đã được THỂ, thì dù DỤNG chưa hiển, những gì qui về THỂ, tât cả đều thông.

Nếu đụng phải thứ không chỉ qui THỂ mà có luôn DỤNG, thì có cái thông, có cái không thông. Bởi THỂ thì không khác, nhưng GIÁC THÌ CÓ CẠN SÂU, nên dụng trở thành vô vàn. Bởi cớ sự đó, đụng phải cái dụng sâu hơn, cái dụng cạn hơn đâm bí.

Như phần bác Bình nói trên. Những phần khác thì không nói, riêng phần đi tới đi lui của Đức Sơn thì ... cứ thế mà tới mà lui. Đành hẹn lại ... "kiếp sau". kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 5

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 5

TUYẾT PHONG LÚA GẠO

LỜI DẪN
NgườI phù thụ (ngườI phù giúp, ngườI thụ truyền) tông giáo phảI là ngườI anh linh, vứt bỏ không ngoái lạI, mớI đáng liền đó thành Phật . NgườI như thế, chiếu dụng đồng thờI, lý sự chẳng hai, quyền thật đồng hành. Nhảy qua một mức là dựng lập nghĩa môn thứ hai, liền đó chặt đứt sắn bìm, kẻ hậu học sơ cơ khó mà nương tựa . Hôm qua việc thế ấy là bất đắc dĩ, hôm nay việc lạI thế ấy, tộI lỗI đầy trời. (chẳng chuyển được chút nào)
Nếu là kẻ sáng mắt, một điểm dốI y chẳng được, Nếu chưa được thế, tức nằm ngang trong hang cọp, chẳng khỏI tan thân mất mạng. Thử cử xem.

CÔNG ÁN
Tuyết Phong dạy chúng “ Cả quả đất nắm lạI lớn bằng hạt lúa, hạt gạo ném đến trước mặt , chẳng hiểu, thùng sơn, đánh trống phổ thỉnh xem”.

GiảI thích
Bậc đạt đạo thu phát tự tạI, mở ra thì che trùm trờI đất, thu lạI thì bằng hạt thóc, đầu kim, nay đưa ra trước mặt trình các ông, nếu chẳng hiểu thì chỉ là cái thùng sơn rỗng tuếch, mau đánh trống phổ thỉnh, đi làm việc đi.
Trường Khánh hỏI Vân Môn
- Tuyết Phong nói thế ấy lạI có chỗ xuất đầu chẳng được chăng?
Vân Môn đáp :
- Có
Trường Khánh hỏI
- Làm thế nào?
Vân Môn đáp :
- Không thể làm kiến giảI dã hồ tinh. Tuyết Phong nói trên hai bên thì chẳng đủ, dướI hai bên thì có dư. Nay tôi lạI vì ông làm sắn bìm.
Sư cầm cây gậy đưa lên nói :
- LạI thấy Tuyết Phong chăng? (hét) lệnh vua hơi nghiêm, không cho cướp giật ngườI đi chợ .
ĐạI Qui Triết nói :
- Ta lạI cho các ông trên đất thêm bùn .
Sư cầm cây gậy đưa lên nói :
- Xem! Xem! Tuyết Phong đến trước mặt các ông đi ỉa (hét) Vì sao cứt thúi cũng chẳng biết?

Tuyết Phong dạy chúng “ Cả quả đất nắm lạI lớn bằng hạt lúa, hạt gạo”
Cổ Nhân xưa chẳng ngạI gian lao . Sư ba phen lên Đầu Tử, chín lần đến Động Sơn, mang thùng thông, muỗng gỗ đến nơi làm trưởng trai phạn, cũng chỉ vì thấu thoát việc này.
Khi đến Động Sơn, sư làm trưởng trai phạn. Một hôm Động Sơn hỏI
- Làm gì ?
Tuyết Phong đáp
- Đãi gạo .
- Đãi cát bỏ gạo hay đãi gạo bỏ cát?
- Cát, gạo đồng thờI bỏ.
- ĐạI chúng lấy gì ăn?
Tuyết Phong liền úp chậu. Động Sơn bảo
- Duyên ngươi ở Đức Sơn.
Liền chỉ đường đến yết kiến . Vừa tớI Đức Sơn , Tuyết Phong hỏI :
- Việc trong tông thừa từ trước, con lạI có phần chăng?
Đức Sơn đánh một gậy hỏI
- Nói cái gì?
Nhân đây Tuyết Phong có tỉnh. Sau ở Ngao Sơn, trờI trở tuyết. Sư nói vớI Nham Đầu
- Tôi khi ở Đức Sơn, ngay lúc ăn một gậy, như thùng lủng đáy.
Nham Đầu quát, bảo ;
- Ông chẳng thấy nói “ Từ cửa vào chẳng phảI của báu trong nhà” Nên từ trong hông ngực mình lưu xuất che trờI che đất mớI có ít phần tương ưng sao?
Tuyết Phong bỗng nhiên đạI ngộ, lễ bái nói
- Sư huynh! Ngày nay thành đạo ở Ngao Sơn.
( bỏ một đoạn)
Một hôm sư bảo chúng
- Núi Nam có con rắn to, tất cả các ông cần phảI khéo xem!
Lăng Đạo Giả đứng dậy nói
- Thế thì trong nhà hôm nay ắc có ngườI táng thân mất mạng .
Sư nói
- Cả quả đất là con mắt của sa-môn, các ông đi ỉa chỗ nào?
(nơi nơi đều sáng trưng, đừng nói bậy)
Sư lạI nói
- Nhà Vọng Châu cùng các ông thấy nhau rồI! Núi Ô Thạch cùng các ông thấy nhau rồI! Trước tăng đường cùng ông thấy nhau rồi.

TS Bảo Phước hỏI TS Nga Hồ :
- Trước tăng đường hãy gác lạI. Thế nào là nhà Vọng Châu, núi Ô Thạch thấy nhau?
Nga Hồ đi nhanh về phương trượng.
(cả quả đất là một con mắt, sao lạI không thấy nhau?)

Sư (Tuyết Phong) thường cử những lờI này dạy chúng như nói “Cả quả đất nắm lạI lớn bằng hạt lúa, hạt gạo” Đây là lúc chẳng thể dùng tình thức mà hiểu thấu được. PhảI vứt bỏ tất cả, được - mất, phảI - quấy v v… đồng thờI buông sạch, thong dong tự tạI mớI thấy được chỗ dụng của Tuyết Phong. Hãy nói Tuyết Phong ý tạI chỗ nào? Nếu khởI tình giảI tức không dính dáng. Phàm ngườI đến trong ấy phảI là kẻ chân thật, vừa nghe cử ra liền thấu tột xương tủy chẳng rơi vào tình tư ý tưởng.

Tuyết Đậu làm bài tụng

TỤNG

Ngưu đầu một
Mã đầu hồI
Tào Khê cảnh lý tuyệt trần ai
Đả cổ khán lai quân bất kiến
Bách hoa xuân chí vị thùy khai?

DỊCH

Đầu trâu mất
Đầu ngựa về
Trong vắt Tào Khê gương chẳng nhơ
Đánh trống đến xem anh chẳng thấy
Trăm hoa xuân đến nở vì ai?

GIẢI TỤNG
Đầu trâu mất, đầu ngựa về . Thử nói luận về việc gì? Nếu thấy được thì như sáng ăn cháo, trưa ăn cơm, chỉ là chuyện tầm thường. Chỉ là quá ư cao vót, như chọI đá nháng lửa, dường làn điện chớp, không có chỗ cho ý thức bám tay.
Câu ba chỉ ra tông phong , môn qui thiền tông
Câu bốn “ vua đăng bửu điện, dã lão âu ca, (mà kẻ mê chẳng thấy)
Câu năm tự do tự tạI, mà vẫn đầy đủ bổn phận.
Khi xuân đến, nơi hang sâu khe vắng, chỗ không ngườI, trăm hoa vẫn đua nở. Anh nói hoa nở vì ai?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

Chanhientam đã viết:Thầy thương thì Thầy chỉ cho con. Nhưng con có suy luận ra thì đó cũng là của Thầy chẳng phải của con. Con muốn mình phải tự trực nghiệm không qua suy luận. Muốn vậy thì Thầy phải chở cho con ... đủ công phu.

Dù thể và dụng luôn sẵn đủ nơi mọi người, nhưng vì mê từ vô lượng kiếp, nên bây giờ phải nói đến ĐƯỢC. Nhưng biết làm sao? Đành phải như thế :

Chưa được THỂ mà nói đến DỤNG thì có phần hạn chế. Bởi cái DỤNG mà chưa từng một lần tỏ được THỂ thì dụng đó vẫn hạn cuộc trong mê. Thành lúc trúng lúc trật.

Nếu đã được THỂ, thì dù DỤNG chưa hiển, những gì qui về THỂ, tât cả đều thông.

Nếu đụng phải thứ không chỉ qui THỂ mà có luôn DỤNG, thì có cái thông, có cái không thông. Bởi THỂ thì không khác, nhưng GIÁC THÌ CÓ CẠN SÂU, nên dụng trở thành vô vàn. Bởi cớ sự đó, đụng phải cái dụng sâu hơn, cái dụng cạn hơn đâm bí.

Như phần bác Bình nói trên. Những phần khác thì không nói, riêng phần đi tới đi lui của Đức Sơn thì ... cứ thế mà tới mà lui. Đành hẹn lại ... "kiếp sau". kinhle

đi tới đi lui chỉ có ngài Đức Sơn mới lại được thôi chanhhientam àh


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 6

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 6

VÂN MÔN: MỖI NGÀY ĐỀU LÀ NGÀY TỐT

CÔNG ÁN
Vân Môn dạy: ngày mườI lăm về trước chẳng hỏI ông, Ngày mườI lăm về sau nói một câu xem? Sư tự đáp thế : “MỗI ngày đều là ngày tốt”.

GIẢI THÍCH
Vân Môn ban đầu tham vấn Mục Châu , Mục Châu đốI đáp, xoay nhanh như điện chớp, thật khó nắm bắt. Sư bình thường tiếp ngườI, vừa vào cửa liền bị sư nắm đứng bảo “ Nói! Nói!” vừa khởI suy nghĩ liền bị sư xô ra , nói “ Cây dùi cùn đờI Tần”. Vân Môn yết kiến đến ba phen. MớI gõ cửa, Mục Châu hỏI “ Ai?” Vân Môn thưa “ Văn Yển “. Vừa mở cửa sư liền chạy ùa vào. Mục Châu nắm đứng bảo “Nói! Nói!”. Vân Môn suy nghĩ liền bị xô ra. Một chân còn trong ngạch cửa, bị Mục Châu đóng ập cửa lạI, nghiền nát bàn chân Vân Môn. Vân Môn đau quá , la to, bỗng nhiên đạI ngộ. Vân Môn ở nhà thượng thơ Trần Tháo ba năm (chăn trâu), Mục Châu chỉ đến hộI Tuyết Phong. Đến nơi , sư ra trước chúng hỏI “ Thế nào là Phật?” Tuyết Phong bảo “ Chớ nói mớ!”. Vân Môn lễ bái, ở lạI ba năm (chăn trâu). Một hôm Tuyết Phong hỏI :” Chỗ thấy của con thế nào ?” Vân Môn thưa “ Chỗ thấy của con cùng chư thánh không đổI dờI một sợI tóc, mẩy tơ “.
Thiền sư Linh Thọ hai mươi năm không mờI ai giữ chức thủ tọa. Thỉnh thoảng ngài nói : Thủ tọa của ta sanh, lạI nói thủ tọa của ta chăn trâu, lạI nói thủ tọa của ta hành cước. Bỗng một hôm đánh chuông, sai chúng ra trước tam quan đón thủ tọa. Quả thật Vân Môn đến, liền thỉnh vào liêu thủ tọa nghỉ ngơi. ThờI ấy goi thiền sư Linh Thọ là Thiền sư tri thánh, bởI dự biết trước việc quá khứ, vị lai. Một lần Quảng chúa là Lưu Vương sắp cử binh, đích thân đến viện thỉnh sư quyết định tốt xấu. Linh Thọ biết trước vui vẻ ngồI tịch. Quảng chúa tức giận hỏI thị giả:
- Hòa thượng bệnh lúc nào?
Thị giả đáp:
- Thầy không hề có bịnh, có để lạI một phong thơ bảo Hầu Vương đến thì trao.
Quảng chúa mở bì thấy có một tấm thiếp viết “ Con mắt của trờI, ngườI là thủ tọa trong chùa”. Quảng chúa hiểu ý, dừng binh, thỉnh Vân Môn xuất thế trụ Linh Thọ (Về sau sư mớI trụ Vân Môn ). Sư khai đường thuyết pháp, có Cúc thường thị đến hỏI :
- Trái Linh Thọ chín chưa?
Sư đáp :
- Trong năm nào được tin nó sống.
Sau Lưu Vương phong thụy Linh Thọ là Tri Thánh Thiền Sư. Linh Thọ đờI đờI chẳng mất thần thông, Vân Môn có ba đờI làm vua nên mất thần thông.
(bỏ một bài kệ)
Về sau sư trụ trì Vân Môn, bình thường thuyết pháp thích nói thiền ba chữ : Cố, Giám, Di. LạI nói thiền một chữ. Có vị tăng đến hỏI
- Giết cha, giết mẹ đến trước Phật sám hốI, giết Phật, giết Tổ đến chỗ nào sám hốI?
Vân Môn đáp :
- Lộ (bày )
LạI hỏI:
- Thế nào là chánh pháp nhãn tạng?
Vân Môn đáp :
- Phổ ( khắp )
Quả là không cho nghĩ nghị. LạI nói
- Nếu hạ một câu, giống hệt cây cọc sắt.
Về sau từ sư xuất phát bốn vị hiền triết: Động Sơn Sơ, Trí Môn Khoan, Đức Sơn Mật, Hương Lâm Viễn đều là bậc đạI tông sư. Hương Lâm làm thị giả mườI tám năm. Khi tiếp ông, sư chỉ gọI
- Thị giả Viễn.
Viễn đáp :
- Dạ !
Sư nói :
- Là cái gì?
Như thế mườI tám năm, một hôm Viễn đạI ngộ. Vân Môn nói
- Từ nay về sau ta không còn kêu ngươi nữa.
Vân Môn bình thường tiếp ngườI hay dùng thủ đoạn của Mục Châu. Thật là khó bề gá nương, có lốI rèn luyện tháo chốt, nhổ đinh. Tuyết Đậu nói
- Tôi mến Thiều Dương ( Vân Môn) cơ phong mớI định, một đờI vì ngườI nhổ đinh, tháo chốt.
x
x x
Sư hỏI chúng “ Ngày mườI lăm về trước chẳng hỏI, ngày mườI lăm về sau , nói một câu xem” RồI sư tự trả lờI “ MỗI ngày đều là ngày tốt”.

Sao không nói ngày mườI hai, mườI ba, hôm kia, hôm qua mà nói ngày mườI lăm về trước? Nói như thế thì đánh đồng mọI ngày trong quá khứ rồI ư?
Cũng vậy, sao không nói ngày mườI sáu, mườI bảy hay ngày mai, ngày kia, mà nói ngày mườI lăm về sau? Như vậy là đánh đồng mọI ngày trong tương lai rồI ư?
Cùng một câu hỏI, dứt cả quá khứ và tương lai. Nhưng câu trả lờI còn kỳ đặc hơn nữa: “ Ngày nào cũng là ngày tốt” . Câu này thông suốt ba thời. Chẳng còn quá khứ, hiện tạI tương lai gì ráo. Ngày nào cũng như nhau thôi.
NgườI đến trong ấy, đạI dụng hiện tiền, không quá khứ , không tương lai, lúc nào cũng chỉ là hiện tại.

TỤNG
Khứ khước nhất
Niêm đắc thất
Thượng hạ tứ duy vô đẳng thất
Từ hành đạp đoạn lưu thủy thanh
Túng quan tả xuất phi cầm tích
Thảo nhung nhung
Yên mịch mịch
Không Sanh nham bạn hoa lang tịch
Đờn chỉ kham bi Thuấn Nhã Đa
Mạc động trước
Động trước tam thập bổng.

DỊCH
Bỏ đi một
Nắm được bảy
Trên dướI, bốn phương không đồng bậc
Từng bước dứt hẳn tiếng suối reo
Nhìn xem vẽ ra dấu chim bay
Cỏ xanh rì
Khói trắng bạc
Không Sanh (Tu Bồ Đề) bạn đá hoa rơi lặng
Búng tay làm buồn Thuấn Nhã Đa (mất đầu)
Chớ động đến
Động đến ăn ba mươi gậy.

GIẢI TỤNG
TạI sao nói “ Bỏ đi một, nắm được bảy ?” bỏ cái gì? Nắm cái gì?
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật hỏI chư Bồ-Tát về các pháp môn tu. Lần lượt nhiều vị mô tả kinh nghiệm tu chứng của mình. Trong đó Bồ-Tát Quán Thế Âm nói về pháp quán âm thanh, và Bồ-Tát …….nói về pháp quán sắc tướng. ĐạI phàm, trong mườI tám giớI, hành giả chọn một giớI thích hợp để tu. Nếu đã bỏ được hết, tu đã tột, thờI sẽ được Tam Thân, Tứ Trí, thành Phật.
Thí dụ Phép tu Viên thông của Bồ-Tát Quán Thế Âm

PHÁP TU QUÁN ÂM.

1/ Sơ văn trung,nhập lưu vong sở.-Sở nhập ký tịch
GIẢI:NGHE RỒI BỎ.-TÂM KHÔNG CHẤP MẮC.

2/.. Động tỉnh nhị tướng liễu nhiên bất sanh.
GIẢI: ĐỘNG- TỈNH HAI TƯỚNG,KHÔNG CHO KHỞI SANH.-CHẤP NIỆM.

3/.Như thị tiệm văn.-Văn-Sở Văn, tận.Tận văn bất trụ.
GIẢI:NĂNG VĂN VÀ SỞ VĂN CÙNG BUÔNG BỎ.

4/.Giác ,sở giác không.Không giác tịch nhiên.
GIẢI:SAU ĐÓ CÒN TÁNH GIÁC (VĂN)V À ĐỐI TƯỢNG GIÁC (V ĂN NH Ư) ĐIỀU GIẢI KHÔNG.

5/.Không ,sở không diệt.
NGH ỈA:CÁI KH ÔNG(NĂNG CH ẤP),VÀ (SỞ KHÔNG ĐỂ GỞI GẤM TÂM TRÍ VÀO KHÔNG) ĐỀU HÓA GIẢI HẾT(DIỆT).

6/.Sanh diệt ký diệt ,tịch diệt hiện tiền.
NGH ỈA:KỂ CẢ Ý NIỆM DIỆT TRỪ (KHÔNG) CŨNG DIỆT LUÔN.

*LÚC ĐÓ: T ỊCH DIỆT HIỆN TIỀN

Hai câu dướI cũng nói về các pháp tu này
“Từng bước đoạn dứt tiếng suốI reo” nói về pháp tu Quán Âm Viên Thông
“ Nhìn xem vẽ được dấu chim bay” nói về phép quán sắc tướng .
Ba câu đầu :
“Bỏ đi một “
“Nắm được bảy”
“Trên dướI, bốn phương không đồng bậc”

Từ phép tu dứt bỏ đó mà được đạo, đến trong ấy, trên không thấy Phật, dướI không thấy chúng sinh, Ngoài không cảnh tượng, trong không tri giác. Giống hệt ngườI chết. Chết đi rồI sống lạI, cao thấp, ngắn dài, tốt xấu nhồI thành một khốI , không thấy có gì khác cả. Nhưng sum la vạn tượng vẫn rõ ràng. Trên dướI bốn bên không đồng bậc mà vẫn không có cách biệt.
Vì thế nói
TỤNG

Vạn tượng chi trung độc lộ thân
Duy nhân tự khẳng nãi phương thân
Tích niên mậu hướng đồ trung mích
Kim nhật khán lai hỏa lý băng.

Dịch
Ở trong vạn tượng riêng bày thân
Chỉ ngườI tự nhận mớI là gần
Măm xưa lầm ngắm trên đường kiếm
Nay mớI nhìn ra lò lửa băng.

Hai câu :
“ Không Sanh trong núi hoa rơi loạn”
“Búng tay làm buồn Thuấn Nhã Đa”

Đâu chẳng thấy tôn giả Tu Bồ Đề ngồI yên trong núi, chư thiên mưa hoa tán thán. Tôn giả hỏI
- Trong không mưa hoa tán thán là ngườI nào?
Chư thiên thưa :
- Tôi là thiên Đế Thích
- TạI sao ông tán thán?
- Tôi tán thán tôn giả nói Bát-Nhã Ba-La-Mật hay.
- Tôi đốI vớI Bát-Nhã chưa từng nói một chữ, sao ông tán thán.
- Tôn giả không nói, tôi không nghe. Không nói không nghe là chân Bát-Nhã.
RồI Thiên Đế Thích lạI mưa hoa khắp đất.
Việc này Tuyết Đậu làm bài tụng:

TỤNG
Vũ quá, vân ngưng hiểu bán khai
Sổ phong như họa bích thôi ngôi
Không Sanh bất giảI, nham trung tọa
Nhạ đắc thiên hoa động địa lai

DỊCH
Mưa tạnh, mây ngừng sáng vừa hửng
Vẽ ra mấy ngọn núi chập chùng
Không Sanh chẳng biết, ngồI trong núi
Liền được thiên hoa tán khắp nơi .

Câu “ Búng tay làm buồn Thuấn Nhã Đa” . Câu này và câu trên có liên quan.
Thuấn Nhã Đa là thần hư không, lấy hư không làm thể nên vô hình. Một bữa Thuấn Nhã Đa soi gương không thấy đầu, hốt hoảng liền chạy khắp nơi tìm kiếm. Sau được hào quang Phật chiếu soi mớI hiện được thân.

Hai câu này nói : Nếu được như Tu Bồ Đề, ngồI quán không được hoa trờI rơi loạn, thân như hư không, không xúc chạm. Chính lúc đó thấu hết, biết hết nhưng không một ý gợn, không một niệm khởi , giống như người ngủ say.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TẮC 6

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TỤNG

Bỏ đi một
Nắm được bảy
Trên dướI, bốn phương không đồng bậc
Từng bước dứt hẳn tiếng suối reo
Nhìn xem vẽ ra dấu chim bay
Cỏ xanh rì
Khói trắng bạc
Không Sanh (Tu Bồ Đề) bạn đá hoa rơi lặng
Búng tay làm buồn Thuấn Nhã Đa (mất đầu)
Chớ động đến
Động đến ăn ba mươi gậy.
Đã nói "động đến" ăn ba mươi gậy nhưng ... ba mươi gậy thì ba mươi gậy.

Bỏ đi một
Nắm được bảy
Một thằng phân biệt nó đầu tiêu
Thiên dường địa ngục từ y xuất
Nghiệp dẫn tam đồ cứ phải theo

Bỏ đi một
Nắm được bảy
Bỏ rồi, phân biệt ý không sanh
Mạt na, ý thức ta làm chủ
Xuyên quản năm căn, dụng dụng đầy


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 7

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 7

HUỆ SIÊU HỎI PHẬT

LỜI DẪN :
Một câu trước tiếng ngàn thánh chẳng truyền , chưa từng thân cận như cách đạI thiên. Giả sử nhằm trước tiếng mà biện được, bịt được miệng mọI ngườI trong thiên hạ cũng chưa phảI là ngườI kiến tánh. Do đó nói : trờI không thể che, đất không thể chở, hư không không chỗ dung, nhật nguyệt không thể chiếu . Chỗ không Phật riêng xưng tôn mớI sánh được đôi phần. Nếu chưa được như thế thì phảI ở trên đầu sợI lông thấu được, phóng đạI quang minh, bảy dọc, tám ngang , đốI pháp tự tạI tự do, nắm lạI đưa ra cái nào cũng phảI. Hãy nói được cái gì mà kỳ đặc như thế? LạI hỏI đạI chúng hộI chăng khổ thân từ trước không ai biết , chỉ cốt bàn về việc đạI công. Việc hiện nay hãy gác lạI, công án Tuyết Đậu lạI thế nào? Xem lấy văn sau.

CÔNG ÁN :
Có vị tăng hỏI Pháp Nhãn :
- Huệ Siêu xin hỏI hòa thượng thế nào là Phật ?
Pháp Nhãn đáp
- Ông là Huệ Siêu.

GIẢI THÍCH :
Pháp Nhãn cơ phong : đồng thờI thốt trác ( như gà mẹ nghe tiếng, bèn mổ vỏ trứng cho con chui ra) mớI có lờI đáp như thế. Có thể nói siêu sắc, vượt thanh được đạI tự tạI, nắm buông cùng lúc, sống chết tạI ta, thật là kỳ đặc. Hãy nói công án này nên hiểu thế nào? Các nơi tình giảI hoặc nói “ Huệ Siêu chính là Phật “, hoặc nói “ như ngườI cưỡI trâu đi tìm trâu”. Nếu hiểu như thế là cô phụ cổ nhân, chôn vùi chính mình không dính dáng gì đến lờI giải. PhảI biết rằng các tổ thường chỉ thẳng mà mình thì thường không nhận ra. Hãy tưởng tượng chính mình là Huệ Siêu đến hỏI Pháp Nhãn
“ Thế nào là Phật?” và nhận được lờI đáp “ Ông là Huệ Siêu” . Đây là một câu có hai nghĩa, “ Thế nào là Phật, ông là Huệ Siêu” có nghĩa “ Thế nào mớI là Phật, còn ông thì là Huệ Siêu” tức nhiên Huệ Siêu không phảI Phật, đây là câu phủ nhận. Nhưng cũng trong câu hỏI đó và câu trả lờI đó, ta nhận được một đáp án khác. “ Thế nào là Phật? Ông là Huệ Siêu” Thử nghĩ xem Huệ Siêu thấy thế nào trước câu trả lờI đó ? Thật là sửng sốt , chẳng hiểu gì cả. Chính cái tâm sửng sốt, và không hiểu ấy là lờI giảI đáp.
Tổ đã chỉ rất trực tiếp
- Thế nào là Phật ?
- Hả ? ? ?………….
Đó, chính nó. Vì vậy, câu trả lờI này nằm ngoài thanh sắc, buông bắt đồng thờI, vừa phủ nhận, vừa chỉ thẳng. Thật là kỳ đặc. PhảI là ngườI đạI tự tạI mớI có câu trả lờI như thế.

Cơ phong Pháp Nhãn gọI là “ Tiễn phong tương trú ” nghĩa là hai mũi tên nhọn đốI đầu nhau, hoặc là trúng đỉnh, hoặc là trớt quớt, không có gần trúng. Hoặc là biết chính xác ngay, hoặc không biết. Không cho tình giảI có chỗ len chân.
Trong HộI của ngài có giám viện Tắc, đã từng đi tham vấn các nơi, nên không thấy thưa thỉnh, nhập thất. Một hôm Pháp Nhãn hỏI :
- Giám viện Tắc sao chẳng vào thất?
Tắc thưa :
- Con ở Thanh Lâm đã chỗ thâm nhập.
Pháp Nhãn bảo:
- Ông thử cử lạI xem.
Tắc thưa
- Con hỏI thế nào là Phật? Thanh Lâm đáp : Đồng Tử Bính Đinh đi xin lửa.
Pháp Nhãn bảo
- trả lờI khéo lắm, nhưng ngạI ông hiểu lầm, ông thử giảI xem.
Tắc thưa
- Bính Đinh là thần lửa lạI đi xin lửa, cũng như con vốn là Phật lạI đi tìm Phật.
Pháp Nhãn bảo
- Giám viện quả nhiên hiểu lầm.
Tắc nổI xung liền bỏ đi. Pháp Nhãn nói :
- NgườI này nếu trở lạI có thể cứu, nếu không trở lạI thì không thể cứu.
Tắc đi đến giữa đường tự nghĩ “ NgườI này là Thiện Tri Thức của 500 chúng, há lạI gạt ta sao?” bèn trở lạI tái tham vấn. Pháp Nhãn bảo
- Ông hãy hỏI, ta sẽ vì ông mà đáp.
Tắc hỏI
- Thế nào là Phật ?
Pháp Nhãn đáp
- Đồng tử Bính Đinh đi xin lửa.
Tắc liền đạI ngộ.
Thử hỏI lờI đáp sau vớI lờI đáp trước là đồng , là khác? Giám viện Tắc trong hai lần hộI có giống nhau chăng?

Quốc sư Thiều theo Sơ Sơn đã lâu, tự cho đã được yếu chỉ . lãnh chúng đi hành cước, đến trong hộI Pháp Nhãn sư chẳng vào thất, chỉ bảo đồ đệ theo chúng vào thất. Một hôm Pháp Nhãn đăng tòa, có vị tăng hỏI
- Thế nào là một giọt nước nguồn Tào?
Pháp Nhãn đáp :
- Là một giọt nước nguồn Tào.
Vị tăng chẳng hộI, nhưng Thiều ở trong đạI chúng nghe câu này bỗng nhiên đạI ngộ (sau này sư nốI pháp Pháp Nhãn). Sư làm bài tụng trình

TỤNG :
Thông huyền phong đảnh
Bất thị nhân gian
Tâm ngoạI vô pháp
Mãn mục thanh san.

DỊCH
Thông huyền chót núi
Chẳng phảI nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.

Pháp Nhãn ấn khả nói
- Chỉ một bài kệ này đáng thừa kế tông ta, sau ngươi được bậc vương hầu kính trọng, ta chẳng bằng ngươi.

Xem công án của Pháp Nhãn, ngườI nào hộI ngay đó liền hộI, như lửa nháng, điện chớp. NgườI nào không hộI, thì còn tìm tòi,lục lọI trong đám văn tự, toan dùng tình thức kiến giải. Tuyết Đậu là bậc tác gia, trong công án trên, Tuyết Đậu nắm được chìa khóa của công án và chỗ rơi của Huệ Siêu. nên ngạI ngườI sau nhằm trên ngôn cú mà hộI giảI mờI làm bài tụng này.


TỤNG
Giang quốc xuân phong suy bất khởI
Chá cô đề tạI thâm hoa lý
Tam cấp lãng cao ngư hóa long
Si nhân du hố dạ Đường thủy.

DỊCH
Giang quốc gió xuân thổI chẳng ngừng ( có ngừng mớI khởI)
Chim chá cô hót trong đám hoa rậm
Vượt ba cấp sóng, cá hóa rồng
Kẻ ngu đêm còn tìm trong mương nước

Ngọn gió lành Phật pháp thổI trên Giang Tây, Giang Nam. NgườI ngườI nói pháp, nhà nhà học Phật, như chim chá cô hót líu lo, Giang quốc như vườn hoa,trăm hoa đua nở. Pháp tràng các nơi như Võ môn Tam cấp để khảo thí những thí sinh học Phật. Công án như những đề thi mà các tổ đưa ra cho các thí sinh. Ai hộI được thì ngay đó biến thành rồng, vượt ra khỏI đờI thường mà biến mất vào thanh sơn, tự viện. Còn đám ngườI mê muộI thì vẫn còn tìm tòi lục lọI trong chương cú, kinh sách.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TẮC 7

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC 7... Hãy tưởng tượng chính mình là Huệ Siêu đến hỏI Pháp Nhãn
câu đáp của thiền sư là đối cơ mà ứng. Nếu ngày nay đọc nó mà ngộ, thì có cùng cơ duyên với người xưa. Ở đây xúi thiên hạ tưởng, là giết thiên hạ rồi! Đã tưởng rồi thì mọi thứ theo sau chỉ toàn là thức. Biện mọi thứ cũng chỉ là thức. Còn cái gì để gọi là ngộ? Có bằng cớ liền sau :
binh đã viết: Trong HộI của ngài có giám viện Tắc, đã từng đi tham vấn các nơi, nên không thấy thưa thỉnh, nhập thất. Một hôm Pháp Nhãn hỏI : Giám viện Tắc sao chẳng vào thất?
Tắc thưa :Con ở Thanh Lâm đã có chỗ thâm nhập.
Pháp Nhãn bảo: Ông thử cử lạI xem.
Tắc thưa : Con hỏI thế nào là Phật? Thanh Lâm đáp : Đồng Tử Bính Đinh đi xin lửa.
Pháp Nhãn bảo : Trả lờI khéo lắm, nhưng ngạI ông hiểu lầm, ông thử giảI xem.
Tắc thưa : Bính Đinh là thần lửa lạI đi xin lửa, cũng như con vốn là Phật lạI đi tìm Phật.
Pháp Nhãn bảo : Giám viện quả nhiên hiểu lầm.
Hiểu thì không phải ngộ. Đây là chỗ Pháp Nhãn bảo Giám viện lầm. Chỗ này phải đập chết thằng ý thức để ... bùm. Suy là trật. Hiểu nghĩa trên văn từ cũng trật.
binh đã viết: Tắc nổI xung liền bỏ đi. Pháp Nhãn nói : NgườI này nếu trở lạI có thể cứu, nếu không trở lạI thì không thể cứu.
Tắc đi đến giữa đường tự nghĩ “ NgườI này là Thiện Tri Thức của 500 chúng, há lạI gạt ta sao?” bèn trở lạI tái tham vấn. Pháp Nhãn bảo : Ông hãy hỏI, ta sẽ vì ông mà đáp.
Tắc hỏI : Thế nào là Phật ?
Pháp Nhãn đáp : Đồng tử Bính Đinh đi xin lửa.
Tắc liền đạI ngộ.
Thử hỏI lờI đáp sau vớI lờI đáp trước là đồng , là khác? Giám viện Tắc trong hai lần hộI có giống nhau chăng?
Đương nhiên là không giống nhau. Lần trước là bật ra kiến giải mà hiểu. Vẫn không ngoài thứcphân biệt suy luận. (Bởi thức phân biệt, nên nghe chê cái nổi sung thiên liền). Lần sau là dứt kiến giải mà thể nhập. Sao có thể giống nhau?
binh đã viết: Xem công án của Pháp Nhãn, ngườI nào hộI ngay đó liền hộI, như lửa nháng, điện chớp. NgườI nào không hộI, thì còn tìm tòi,lục lọI trong đám văn tự, toan dùng tình thức kiến giải. Tuyết Đậu là bậc tác gia, trong công án trên, Tuyết Đậu nắm được chìa khóa của công án và chỗ rơi của Huệ Siêu. nên ngạI ngườI sau nhằm trên ngôn cú mà hộI giảI mờI làm bài tụng này.
Ngọn gió lành Phật pháp thổI trên Giang Tây, Giang Nam. NgườI ngườI nói pháp, nhà nhà học Phật, như chim chá cô hót líu lo, Giang quốc như vườn hoa,trăm hoa đua nở. Pháp tràng các nơi như Võ môn Tam cấp để khảo thí những thí sinh học Phật. Công án như những đề thi mà các tổ đưa ra cho các thí sinh. Ai hộI được thì ngay đó biến thành rồng, vượt ra khỏI đờI thường mà biến mất vào thanh sơn, tự viện. Còn đám ngườI mê muộI thì vẫn còn tìm tòi lục lọI trong chương cú, kinh sách.
=D> =D> =D>


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 8

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 8

LÔNG MÀY THÚY NHAM

LỜI DẪN :
Nếu hội thì trên đường thọ dụng, như rồng được nước, cọp tựa núi. Chẳng hộI thì thế đế lưu bố, dê đực chạm rào, ôm cây đợI thỏ.
Có khi một câu như sư tử ngồI xổm , có khi một câu như bảo kiếm Kim Cang Vương , có khi một câu cắt đầu lưỡI ngườI trong thiên hạ, có khi một câu theo mòi đuổI sóng.
Nếu là trên đường thọ dụng thì gặp tri âm, biện cơ nghi, biết lỗI lầm, cùng nhau chứng minh. Nếu là thế đế lưu bố , đủ một con mắt , khả dĩ ngồI dứt mườI phương , vách đứng ngàn nhẫn.
Vì thế nói đạI dụng hiện tiền chẳng còn phép tắc. Có khi đem một cọng cỏ làm thân vàng trượng sáu, có khi đem thân vàng trượng sáu làm một cọng cỏ.
Hãy nói bằng vào đạo lý nào? LạI biết rõ chăng? Thử cử xem.

CÔNG ÁN :
Thúy Nham cuốI hạ dạy chúng :
- Từ đầu hạ tớI nay, vì huynh đệ thuyết thoạI , xem Thúy Nham lông mày còn chăng?
Bảo Phước nói :
- Làm cướp biết cướp.
Trường Khánh nói:
- Sanh vậy.
Vân Môn nói :
- Quan.
GIẢI THÍCH
Cổ nhân có sớm tham chiều thỉnh . Thúy Nham đến cuốI hạ lạI dạy chúng thế ấy, quả là cao vót, rung trờI, động đất. Cả Đại Tạng Kinh 5048 quyển chẳng khỏI nói tâm nói tánh, nói đốn nói tiệm, lạI có nói thế này chăng? Hàng nhất đẳng là đúng thờI tiết. Thúy Nham thật là kỳ đặc, Sư nói thế thử hỏI ý rơi tạI chỗ nào? Đa số ngườI hiểu lầm nói “ Thúy Nham cuốI hạ, tự nói lỗI trước để khỏI bị ngườI kiểm điểm”. Thật đáng tức cườI, không dính dáng gì ở đây. Nhiều đờI tông sư mở hộI, nếu chẳng dạy bảo cho người được lợI ích thì làm cái gì?
Đến được trong ấy, nhìn được thấu mớI biết cổ nhân có cái thuật “ Đoạt trâu của ngườI cày, cướp cơm của ngườI đói”. NgườI trong thất (tác gia) tự nhiên biết chỗ đi của họ, Thiên biến vạn hóa, khó khăn gút mắc rõ ràng có con đường xuất thân , mớI hay vì ngườI đốI đáp như thế. Lời nói này nếu không thù đặc thì ba vị Bảo Phước, Trường Khánh, Vân Môn đua nhau thù xướng làm gì?
Bảo Phước nói : làm cướp biết cướp. Thử nói ý Bảo Phước thế nào? TốI kỵ nhắm trong câu tìm cổ nhân. Nếu ông sanh tình khởI niệm thì móc tròng con mắt ông. Đâu biết Bảo Phước hạ một chuyển ngữ là chặt đứt gót chân Thúy Nham.
Trường Khánh nói : Sanh vậy. Nhiều ngườI bảo Trường Khánh theo gót Thúy Nham vì thế nói “sanh vậy”, vẫn không dính dáng, không biết Trường Khánh tự xuất kiến giảI của mình. MỗI ngườI một chỗ xuất thân, là hàng tác gia, cây bảo kiếm Kim Cang Vương trước mặt thẳng đó liền dùng. Nếu ngườI đập tan kiến giảI tầm thường, chặt đứt mọI được mất, phảI quấy mớI thấy chỗ thù xướng của Trường Khánh.
Vân Môn nói “ Quan “ quả là kỳ đặc, song khó tham cứu. ĐạI sư Vân Môn phần nhiều dùng “ Nhất tự Thiền” dạy người. Tuy một chữ song phảI đủ ba câu. Cổ nhân tuy nói thế nhưng ý quyết không ở trong ấy. Đã không ở trong ấy, hãy nói ở chỗ nào?
Tuyết Đậu làm bài tụng sau

TỤNG
Thúy Nham thị đồ
Thiên cổ vô đốI
Quan tự tương thù
Thất tiền tao tộI
Lảo đảo Bảo Phước
Ức , dương nan đắc
Lao lao Thúy Nham
Phân minh thi tặc
Bạch khuê vô điểm
Thùy biện chân giả
Trường Khánh tương am
Mi mao sanh dã

DỊCH
Thúy Nham dạy chúng
Ngàn xưa không đốI
Chữ quan đáp nhau
Mất tiền tạo tộI
Bảo Phước gian nan
Đè nâng khó được
Thúy Nham nói nhiều
Rõ ràng là cướp
Bạch khuê không tỳ (vết)
Ai biện chân giả
Trường Khánh hiểu nhau
Lông mày sanh vậy.

GIẢI TỤNG
Tuyết Đậu nếu chẳng tụng ra cho ngườI thấy thì đâu được gọI là Thiện Tri Thức. Cổ nhân mỗI việc đều là bất đắc dĩ phảI làm. Kẻ hậu học chỉ bám vào ngôn cú mà sanh tình giảI do đó chẳng thấy được ý chỉ cổ nhân.
Tuyết Đậu nói “ ngàn xưa không đốI “ là nói xem lông mày Thúy Nham có còn không. Chỗ nào kỳ đặc mà ngàn xưa không đốI? PhảI biết cổ nhân nhả một lờI, nửa câu chẳng phảI tầm thường, cần có con mắt định càn khôn mớI được. Tuyết Đậu đặt một lờI, nửa câu như bảo kiếm Kim Cang Vương , như sư tử ngồI xổm, như chọI đá nháng lửa, như làn điện chớp. Nếu chẳng phảI là ngườI đủ con mắt ở đảnh môn thì không thể thấy chỗ rơi của cổ nhân .
LờI dạy chúng này hẳn là ngàn xưa không đốI, còn hơn gậy của Đức Sơn, hét của Lâm Tế. Thử nói Tuyết Đậu vì ngườI, ý tạI chỗ nào? Ông làm sao hiểu Tuyết Đậu nói “ngàn xưa không đốI” ?
“Chữ quan đáp nhau, mất tiền tạo tộI” ý này thế nào? Dù có con mắt thấu cửa quan, đến trong ấy cũng phảI chín chắn mớI được. Hãy nói Thúy Nham, Tuyết Đậu, Vân Môn ai mất tiền tạo tộI? Nếu ông thấu được, công nhận ông có con mắt
“Bảo Phước gian nan, đè nâng khó được” là đè chính mình, nâng cổ nhân. Bảo Phước chỗ nào đè, chỗ nào nâng ?
“ Thúy Nham nói nhiều, rõ ràng là cướp”, hãy nói sư cướp cái gì mà Tuyết Đậu nói là cướp? TốI kỵ theo ngữ mạch của ngườI chuyển, đến trong đây phảI tự giữ tiết tháo mớI được.
“Bạch khuê không tỳ “ là tụng Thúy Nham giống như bạch khuê, không chút tỳ vết. “ Ai biện chân giả?” Có thể nói ít có ngườI biện được.
Tuyết Đậu đạI tài, từ đầu đến cuốI quán xuyến hết, rốt sau mớI nói “ Trường Khánh hiểu nhau, lông mày sanh vậy”. Hãy nói sanh ở chỗ nào? Để mắt xem gấp.

GHI CHÚ
Có truyền thuyết rằng : Thiến sư nào mà giảng sai Phật pháp thì sẽ bị rụng hết lông mày. BởI vậy, cuốI hạ, gần hết khóa học, thiền sư Thúy Nham mới nói “ xem Thúy Nham còn lông mày không ”.
Những ai đến vớI các thiền sư để tu học, cuốI cùng khi ra đi đều vớI cái tâm trống rỗng, đầu óc nhẹ tênh, họ đã bị các thiền sư lột sạch tất cả các tình giảI, kiến chấp và mọI thứ ở trong tâm. Vì vậy Bảo Phước mớI bảo Thúy Nham rằng : làm cướp , mà cướp này biết cướp đấy, cướp sạch sẽ chẳng còn gì cả.
Trường Khánh nói : Sanh vậy, là nghĩa gì ?
Vân Môn nói : Quan. Quan là xem , nghĩa là chỉ ngồI xem không mà thôi, đúng là phí công vô ích, cho nên Tuyết Đậu bảo “ Mất tiền tạo tộI”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TẮC 8

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC 8 LÔNG MÀY THÚY NHAM
LỜI DẪN : Nếu hội thì trên đường thọ dụng, như rồng được nước, cọp tựa núi. Chẳng hộI thì thế đế lưu bố, dê đực chạm rào, ôm cây đợI thỏ.
Có khi một câu như sư tử ngồI xổm , có khi một câu như bảo kiếm Kim Cang Vương , có khi một câu cắt đầu lưỡI ngườI trong thiên hạ, có khi một câu theo mòi đuổI sóng.
Nếu là trên đường thọ dụng thì gặp tri âm, biện cơ nghi, biết lỗI lầm, cùng nhau chứng minh. Nếu là thế đế lưu bố , đủ một con mắt , khả dĩ ngồI dứt mườI phương , vách đứng ngàn nhẫn.
Vì thế nói đạI dụng hiện tiền chẳng còn phép tắc. Có khi đem một cọng cỏ làm thân vàng trượng sáu, có khi đem thân vàng trượng sáu làm một cọng cỏ.
Hãy nói bằng vào đạo lý nào? LạI biết rõ chăng? Thử cử xem.
CÔNG ÁN :
Thúy Nham cuốI hạ dạy chúng : Từ đầu hạ tớI nay, vì huynh đệ thuyết thoạI , xem Thúy Nham lông mày còn chăng?
Bảo Phước nói : Làm cướp biết cướp.
Trường Khánh nói: Sanh vậy.
Vân Môn nói :Quan.
Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. Không đồng thanh khó mà tương ưng. Vì thế, nguời xưa thường khuyên học nhân "Phản quan tự kỷ bổn phận sự", chớ hướng ngoại phê bình đây kia. Cơ dụng của bậc tác gia vượt ngoài trí phân biệt của người đời. Tới lui khó lường, nhưng lợi ích cho chúng sinh thì không thể nghĩ bàn. Thành ra, thấy khóc chỉ biết khóc. Đừng trên đó mà luận theo kẻ phàm tình. Thấy cười, chỉ biết cười. Không nên theo đó mà luận thế này hay thế kia. Càng luận thì trí phân biệt càng thạnh. Chẳng ích cho người, chỉ hại cho mình. Thành mới nói :
binh đã viết: DỊCH
Thúy Nham dạy chúng
Ngàn xưa không đốI
Chữ quan đáp nhau
Mất tiền tạo tộI
Bảo Phước gian nan
Đè nâng khó được
Thúy Nham nói nhiều
Rõ ràng là cướp
Bạch khuê không tỳ (vết)
Ai biện chân giả
Trường Khánh hiểu nhau
Lông mày sanh vậy.
GIẢI TỤNG
Tuyết Đậu nếu chẳng tụng ra cho ngườI thấy thì đâu được gọI là Thiện Tri Thức. Cổ nhân mỗI việc đều là bất đắc dĩ phảI làm. Kẻ hậu học chỉ bám vào ngôn cú mà sanh tình giảI do đó chẳng thấy được ý chỉ cổ nhân.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 9

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 9

TRIỆU CHÂU BỐN CỬA

LỜI DẪN :
Gương sáng trên đài, đẹp xấu tự phân. Kiếm Mạt Da trong tay, sống chết tùy thời. Hán đi Hồ lạI, Hồ lạI Hán đi. Trong sống được chết, trong chết được sống. Thử nói : đến trong ấy lạI làm thế nào? Nếu không có con mắt thấu quan làm chỗ chuyển thân, đến trong ấy hẳn là không làm gì được. Hãy nói thế nào là con mắt thấu quan làm chõ chuyển thân? Thử cử xem.

CÔNG ÁN
Tăng hỏI Triệu Châu:
- Thế nào là Triệu Châu?
Triệu Châu đáp
- Cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc.

GIẢI THÍCH
Phàm kẻ hỏI đạo để xét rõ chính mình tốI kỵ giản trạch (xét nét) ngôn cú . Vì sao? Đâu chẳng thấy Triệu Châu nói “ Chí đạo không khó, chỉ hiềm giản trạch”. LạI Vân Môn nói “ Hiên nay thiền khách năm ngườI, ba ngườI chụm đầu nói ồn náo : cái này là cú, cái kia là ngữ. Không biết trong cửa phương tiện của cổ nhân, vì kẻ sơ cơ hậu học chưa rõ tâm địa, chưa thấy bản tánh, bất đắc dĩ mà lập ngôn cú phương tiện “. Như Tổ Sư từ Ấn sang riêng truyền tâm ấn, chỉ thẳng tâm ngườI, thấy tánh thành Phật. Ở đâu có sắn bìm như thế? Cần phảI chặt đứt ngôn ngữ, cách ngoài thật thấy, thấu thoát được rồI, như rồng gặp nước, như cọp dựa núi. Những bậc tiên đức cửu tham có thấy mà chưa thấu, có thấu mà chưa minh gọI đó là thỉnh ích (tham vấn). Nếu thấy được thấu mà thỉnh ích, lạI cần trên ngữ cú xoay quanh không có mắc kẹt, ngườI cửu tham thỉnh ích như vì kẻ trôm đưa thang, kỳ thật việc này không ở trên ngôn cú. Vì thế Vân Môn nói “ Việc này nếu ở trên ngôn cú thì ba thừa, mườI hai phần giáo há không phảI ngôn cú sao? Cần gì tổ Đạt Ma phảI từ Ấn Độ sang?” . Phần Dương trong mườI tám câu hỏI , câu hỏI này gọI là “nghiệm chủ vấn” cũng gọI là “ Thám bạt vấn” . Vị tăng đặt câu hỏI này thật là kỳ đặc. Nếu không phảI Triệu Châu cũng khó đáp được. Vị tăng hỏI “ Thế nào là Triệu Châu?” Triệu Châu vì bổn phận bậc tác gia liền đáp “Cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc” . Vì Triệu Châu cũng là tên thành, nên ông tăng thưa “ Con không hỏI Triệu Châu này ”. Triệu Châu bảo “ Ông hỏI Triệu Châu nào?” Thật là lừa ngườI chẳng ít. Tăng hỏI Triệu Châu, Triệu Châu chỉ cái thành.Nếu dễ hiểu như thế thì trong thôn ai cũng hiểu Phật pháp. Đây là phá diệt Phật pháp , như đem con mắt cá so sánh vớI hạt minh châu. Giống thì giống mà phảI thì chẳng phải. Nếu là lão tăng , sẽ nói “ Chẳng ở Hà Nam, chính tạI Hà Bắc”. hãy nói là hữu sự hay vô sự ? Cần phảI chín chắn mớI được.
Viễn Lục Công nói : Một câu rốt sau mớI đến cửa quan. Ý chỉ chỉ nam không ở trong ngôn thuyết , mườI ngày một trận gió, năm ngày một đám mưa, an bang lạc nghiệp, vỗ bụng hát ca, gọI đó là thờI tiết thái bình mớI là vô sự, chứ chẳng phảI mù tịt gọI là vô sự. Cần phảI tháo được cây chốt cửa, ra khỏI rừng gai góc, lột trần, toàn thong dong , như xưa giống hệt ngườI bình thường. Từ đó ông hữu sự cũng được, vô sự cũng được, bảy dọc, tám ngang, trọn chẳng chấp không, chấp có.
Có một bọn ngườI nói : Xưa nay không một vật, chỉ cần gặp trà uống trà, gặp cơm ăn cơm. Đây là đạI vọng ngữ. Chưa được nói được, chưa chứng nói chứng. Xưa nay chưa từng tham được thấu, nghe ngườI nói tâm nói tánh, nói huyền nói diệu, liền bảo chỉ là cuồng ngôn, xưa nay không việc. Quả là ngườI mù dẫn đám đui. Sao chẳng biết : Khi Tổ Sư chưa đến, ở đâu gọI trờI là đất? gọI núi là sông? Từ khi Tổ Sư ở Tây sang , các nơi đăng đường , nhập thất, nói cái gì? Toàn là tình thức so lường. Nếu tình thức so lường ấy hết mớI thấy được thấu. Nếu thấy được thấu, lạI như xưa trờI là trờI, đất là đất, núi là núi, sông là sông. Cổ nhân nói : Tâm là căn, pháp là trần. Hai thứ ví như vết bẩn trên gương. Đến chỗ này, tự nhiên lột trần, toàn thong dong. Nhưng nếu tột cùng cũng chưa phảI là chỗ an ổn. Đạt đến đó, đa số ngườI hiểu lầm cho là cảnh vô sự, Phật cũng chẳng lễ, hương cũng chẳng đốt. Giống thì cũng giống, nhưng đến chỗ thoát thể thì chẳng phải. HỏI đến thì tương tợ chỗ cực tắc, vô thường chụp đến thì vỡ làm bảy , tám mảnh. Trụ ở chỗ bụng rỗng, tâm cao, đến đêm ba mươi tháng chạp (hết tuổI thọ) quơ tay chụp ngực, như con ba ba trong chảo nước sôi.
Tăng hỏI Triệu Châu thế ấy, Triệu Châu đáp thế này. Hãy nói làm sao dò tìm? Thế ấy cũng chẳng được, chẳng thế ấy cũng chẳng được. Chung qui là thế nào? Chỗ này là nạn xứ.

TỤNG
Cú lý trình cơ phách diện lai
Thước-Ca-La nhãn tuyệt tiêm ai
Đông Tây Nam Bắc môn tương đốI
Vô hạn luân chùy kích bất khai.

DỊCH
Trong cú trình cơ vạch mặt ra
Trần ai chẳng dính mắt Ca-La
Nam Bắc Đông Tây cửa tương đốI
Biết bao chùy sắt đập chẳng ra.

GIẢI TỤNG
Triệu Châu lâm cơ như bảo kiếm Kim Cang Vương, vừa nghĩ nghị là chặt đầu ông, thường thường ngay mặt móc con mắt ông. Vị tăng này dám vuốt râu cọp , đặt câu hỏI dường như vô sự mà sanh sự, không ngờ trong câu có cơ (bẫy) . Ông tăng đã trình ra. Triệu Châu cũng chẳng cô phụ câu hỏI của ông tăng, cho nên cũng trình cơ đáp. Chẳng phảI Triệu Châu đáp mọI ngườI đều như thế. Đây là trường hợp ngườI hỏI có cơ ( bẫy ).
Tuyết Đậu thấy thấu, liền nói : “Trong cú trình câu vạch mặt ra”. Câu hỏI có hai ý.
Nếu muốn hỏI ngườI thì phảI hỏI : Triệu Châu là ai? Nếu muốn hỏI cảnh thì phảI hỏI : Triệu Châu là cái gì? (vì Triệu Châu cũng là tên địa phương). Nhưng ông Tăng lạI hỏI “ Thế nào là Triệu Châu?” thành ra đáp thế nào cũng trật. Nếu nói “ Tôi khỏe “ thì ông Tăng sẽ bảo “ Tôi hỏI thành Triệu Châu độ này ra sao”. Nếu trả lờI theo địa phương thì ông Tăng nói ngược lại. Cho nên nói là trong câu hỏI có cơ. Giống như truyện sau:
Có một ngoạI đạo tay cầm con chim sẻ đến hỏI Phật “ Thử nói con chim trong tay tôi là sống hay chết?” . Dĩ nhiên không thể nào nói đúng được. Thế Tôn bèn bước đến ngưỡng cửa hỏI lạI “ Ngươi nói ta ra hay vào?” NgoạI đạo nói không được bèn lễ bái.
Nghe ông Tăng hỏI, Triệu Châu không dờI đổI một mẩy tơ, liền nói “ Cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc”. Nếu nói là cảnh cũng được, vì là bốn cửa thành. Nếu nói là ngườI cũng được, vì như thế có nghĩa “ Đâu chẳng phảI là Triệu Châu”. Triệu Châu nhân, cảnh đều đoạt nên Tuyết Đậu nói “ Trần ai chẳng dính mắt Ca-La” (Mắt Thước Ca-La là mắt Kim Cang, có thể soi thấu sợI tơ ngoài nghìn dăm, phân biệt rõ chánh, tà , được mất…) hai câu sau , cứ khoản kết tộI, tự nhiên phảI như thế.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.53 khách