CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

-Lương Võ Đế nói rằng:"từ ngày trẩm lên ngôi, đúc chuông, tạo tượng, xây chùa, độ tăng ni xuất gia không biết bao nhiêu mà kể, vậy công đức có nhiều không?
-Tổ Đạt Ma: "không có công đức gì cả? Ấy là phước đức chứ không phải công đức. Công đức là do nơi pháp thân, chứ không phải do nơi việc làm!"

Vậy làm thế nào để tạo công đức theo như lời tổ Đạt Ma nói?


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

CÔNG ĐỨC VÀ PHƯỚC ĐỨC THEO TỔ ĐẠT MA:

Thế nào là công đức?

CÔNG ĐỨC: thật sự là tuệ trí thanh tịnh nhiệm mầu, tự thể vắng lặng, không thể tìm thấy ở thế gian.


Thế nào là phước đức?

PHƯỚC ĐỨC: đây chỉ là nhân hữu lậu của quả nhân thiên, việc tạo tác chỉ có phước đức chẳng phải công đức thật sự.


Trích Phật học Từ Điển.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Vậy có thể hiểu thêm là:

CÔNG ĐỨC: là tuệ trí vô lậu. Công đức do nơi tu tuệ mà có. Dù rằng Hòa thượng Trúc Lâm có nói rằng, người tu thiền không phải để cầu được trí tuệ, mà để thấy thật tướng, thật tính, thật thể của các pháp.
-Thật tướng ấy là: thị chư pháp không tướng.
-Thật thể ấy là: thể mọi pháp đều không.
-Thật tính ấy là: tính không.
Nhưng nếu không có trí tuệ thì không thể thấy được thật tướng, thật tính, thật thể của vạn pháp, mà đấy có phải là pháp thân hay không?
Công đức do nơi pháp thân mà có, thì pháp thân là kho tàng, mà có thật sự sờ mó, đụng chạm hay khai mỏ thì mới có thể xử dụng được trân bảo trong kho tàng ấy.
Công đức là vô biên vì pháp thân là vô tận mà khai mở được kho tàng công đức thì xử dụng vô cùng tận vậy, vì là vô lậu vậy.


PHƯỚC ĐỨC: là nhân quả hữu lậu, nhân quả hữu lậu nên có giới hạn, được phước báo dù trên trời hay nhân gian rồi cũng có lúc cùng tận.
Nhưng tại sao tạo phước đức chỉ là nhân quả hữu lậu?
Bởi vì nếu chỉ tạo tác mà không học hỏi,không nghiên cứu, không tu tập thì không thể phát triển trí tuệ thì không thể biết, không thể chạm đến pháp thân. Giả dụ như trường hợp Lương Võ Đế chỉ đem của cải kho tàng đúc chuông, tạo tượng mà không cần biết đến giáo pháp, hay hành trì thì làm thế nào phát triển trí tuệ. Nhưng Mai thôn thiền sư cũng có nói rằng, nếu chúng ta làm việc trong chánh niệm, thì tuệ trí có thể phát sinh ngay trong lúc lao tác, cho nên tu phước có thể là kết quả của viêc tu tuệ. Bằng chứng là có những vị ngộ đạo trong khi lao tác.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

phuoctuong đã viết: CÔNG ĐỨC: là tuệ trí vô lậu. Công đức do nơi tu tuệ mà có. Dù rằng Hòa thượng Trúc Lâm có nói rằng, người tu thiền không phải để cầu được trí tuệ, mà để thấy thật tướng, thật tính, thật thể của các pháp.
-Thật tướng ấy là: thị chư pháp không tướng.
-Thật thể ấy là: thể mọi pháp đều không.
-Thật tính ấy là: tính không.
Nhưng nếu không có trí tuệ thì không thể thấy được thật tướng, thật tính, thật thể của vạn pháp, mà đấy có phải là pháp thân hay không?
Coi chừng cái trí tuệ mà hòa thượng Trúc Lâm nói đó là nói cái trí tuệ thế gian, cái trí khôn lanh học hỏi từ người khác, gọi là hữu sư đó. Chứ Sư ông vẫn dạy đồ chúng là phải làm sao phát huy cho được cái trí vô sư mà. Thành Sư ông mới chơi cái màng ngu dân, để phát cho được cái trí vô sư.

Hi hi ... Đúng là có trí mới thấy được thực tướng của các pháp. Nhưng thực tướng của các pháp lại chính là cái THỂ của cái TRÍ DỤNG đó. Chỗ này độc nghe. Thành nếu sư ông có nói câu đó với ý như Phuoctuong hiểu thì cũng chỉ nhắc người tu : Phải đạt cho được cái THỂ TỘT CÙNG. Chính là cái niệm vô sanh, còn gọi là Phật tánh. Không nên chỉ dừng ở cái dụng của nó, cho đó là cứu cánh. kinhle
phuoctuong đã viết:Vậy có thể hiểu thêm là:

CÔNG ĐỨC: là tuệ trí vô lậu. Công đức do nơi pháp thân mà có, thì pháp thân là kho tàng, mà có thật sự sờ mó, đụng chạm hay khai mỏ thì mới có thể xử dụng được trân bảo trong kho tàng ấy.]

Tuy bác Phước Tường nói SỜ MÓ, nhưng ta cần hiểu là không thể sờ mó. Chỉ là mượn danh từ thế gian để ta dễ hiểu đến vuệc mình phải thể nhập được nó. Chứ nó đúng là thứ sờ mó được thì chẳng còn là pháp thân.

phuoctuong đã viết:PHƯỚC ĐỨC: là nhân quả hữu lậu, nhân quả hữu lậu nên có giới hạn, được phước báo dù trên trời hay nhân gian rồi cũng có lúc cùng tận.
Nhưng tại sao tạo phước đức chỉ là nhân quả hữu lậu?

Hi hi... vì nó sờ mó được. Cái gì có hình có tướng thì cái đó vô thường, dễ hoại.


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

"Bất khã dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sinh bỉ quốc!"

Trong câu này theo mình nghĩ, dù pháp môn tịnh độ, thì cũng phải tạo được công đức mới khã dĩ vãng sinh dễ dàng, tức là trong phương pháp tu tập của pháp môn tịnh độ phải tạo được công đức như những lời định nghĩa trên, chớ không phải chỉ thuần phước đức mà có thể vãng sinh

các bác nghĩ thế nào?.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Pháp môn tịnh độ, theo tổ Ấn quang có phần nguyện độ sanh . Đó cũng là một phần công đức ngoài công đức niệm Phật cho được nhất tâm. HT nghĩ vậy.


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< xin chào tất quí Đạo hữu, Đúng như H/t đã viết Hoà Thượng TTT đã tạo dựng rất nhiều Thiền viện cho thế hệ trẻ có chỗ học Thiền do đó được nhiều phước hữu lậu , còn Đ/h P/t xin hãy xem quyển Pháp Bữu Đàn Kinh do Minh Trực Thiền Sư dịch giảng thì sẻ rỏ cách tu Công Đức.


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
TieuBangHo
Bài viết: 80
Ngày: 19/08/08 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: PHUCDUONGTINHXA

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi TieuBangHo »

Công đức tánh (tính) rỗng không, bất khả tư nghì
Chúng sanh tánh (tính) rỗng không, bất khả tư nghì
Phật tánh (tính) rỗng không, bất khả tư nghì
Hí luận mà chi?!
Cuốc vườn bổ củi việc tuỳ nghi! tangbong


Tam giáo đồng nguyên
Tâm vong giác liễu tri
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

Đốn Giác Liểu Như Lai Thiền
Lục Độ Vạn Hạnh Thể Trung Viên
Mộng Lý Minh Minh Hữu Lục Thú
Giác Hậu Không không Vô Đại thiên

Trích Chứng Đạo Ca


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
anonymous_itop
Bài viết: 24
Ngày: 18/12/09 20:04
Giới tính: Nam
Đến từ: bình phước

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi anonymous_itop »

Chanhientam đã viết:Pháp môn tịnh độ, theo tổ Ấn quang có phần nguyện độ sanh . Đó cũng là một phần công đức ngoài công đức niệm Phật cho được nhất tâm. HT nghĩ vậy.
niệm Phật nhất tâm thì làm gì có công đức bạn. công đức là ở chổ sau khi đã niệm Phật nhất tâm bạn giử cái tâm đó như thế nào. trong đời thường bạn như thế nào. nếu nhất tâm mà cứ giử khư khư cái nhất tâm của mình, thấy chúng sinh bị nạn củng bỏ mặc vì sợ làm chuyện thế gian động tâm thì củng ác như người không niệm Phật, có gì hay. mà thật ra mình nghỉ niệm Phật chủ yếu là để luyện tâm, không phải niệm Phật để vãng sanh, vì niệm cho ai nghe, niệm đến nhất tâm thì củng ta với Phật biết. mà Phật là người thuyết cho ta nghe về điều đó, trả bài cho Phật làm gì. Phật dạy làm điều lành, tránh điều giử, luôn quan sát tâm là để ta thực hành pháp ấy. không phải để đọc lại cho Phật nghe là "hôm nay Phật dạy làm điều lành tránh điều dử. luôn quan sát tâm". mà thực chất thì không có.

theo riêng bản thân mình nghỉ công đức là khi ta làm phước đức nhưng không phải vì ta, có thể còn vi tế nhưng những tư tưởng làm phước đức vì bản thân như để tạo tiếng tăm, để có phước, tự hào bản thân.... mà làm phước đức là vì lòng từ bi đối với chúng sinh.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Niệm Phật mà không có tín nguyện thì chẳng có công đức gì đáng kể. Niệm Phật mà có Tín thôi thì công đức cũng đã rất lớn. Huống chi nguyện, chẳng thể nghĩ bàn.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: CÔNG ĐỨC DO NƠI PHÁP THÂN

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Niệm Phật Nhất Tâm Không Phải Là Giữ Tâm Không Dấy Niệm.

Kềm Giữ Tâm Không Dấy Niệm Là Si Không Phải Là Nhất Tâm.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách