Đi gặp mùa Xuân

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đi gặp mùa Xuân

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • Con Người Chánh Niệm


Khoa học bây giờ hay nói tới sự sống như là một vật chất (la matière). Ban đầu là vật chất vô tri (la matière inerte). Ở Đông phương, trước khi thế giới thành lập, thì cái đó gọi là khối càn khôn hỗn độn. Tây phương hay dùng từ la soupe primitve, một thứ cháo lỏng nguyên thỉ, trong đó có những giới tử, điện tử... đủ thứ hết. La matière inerte tức là vật chất bất động, không có sự sống; từ đó mà trở thành la matière vivante nghĩa là chất sống linh động. Lúc ban đầu thì có những loài nấm, có những con a-míp, có những loài rêu, rong, lòng tong, đơn tế bào, đa tế bào, rồi sau mới có con người, tất cả đều được gọi là la matière vivante. Nhưng người ta vẫn dùng chữ la matière, tại vì người ta nghĩ ban đầu chỉ có vật chất thôi, nghĩa là chỉ có sắc. Họ không biết rằng sắc luôn ôm danh, và sắc chẳng qua là đối tượng của danh. Thật ra đối tượng của tưởng cũng là tưởng (L'oject de la perception est aussi perception). Cái mà họ gọi là la matière (matter), trước hết phải là đối tượng của tri giác, nó là tri giác, tức là danh, là tâm. Vì vậy cho nên tâm ôm lấy vật, mà vật cũng ôm lấy tâm. Tâm và vật, theo đạo Phật, là hai khía cạnh của thực tại. Có khi thực tại ấy hiện ra là tâm, có khi nó hiện ra là vật, nhưng kỳ thực nó không phải là vật, nó không phải là tâm. Cũng như chất điểm (particule élémentaire), mình gọi nó là sóng cũng không được, mà gọi nó là điểm cũng không xong, tại vì có khi nó biểu hiện ra như một làn sóng, có khi nó biểu hiện ra như một cái hạt. Kỳ thực nó là cả hai. Nó là sóng, nó là hạt. Đứng về phương diện hình thức thì hạt không thể là sóng, sóng không thể nào là hạt được. Một cái hạt (particule) và một cái sóng (onde) hai cái đó nó làm sao là một, nhưng kỳ thực hai cái là một. Cũng như mình vừa là cha vừa là con. Con làm sao là cha được? Nhưng kỳ thực có khi mình biểu hiện ra như cha, có khi mình biểu hiện ra như con. Mình là con, mình cũng đồng thời là cha hay là mẹ. Trái ổi khi mới bắt đầu sinh ra là đã có những hạt ở trong đó rồi. Trái ổi đó nó vừa là con mà nó cũng vừa là cha.

Lý luận hình thức nói: nếu đã là cha thì làm sao là con được? Nhưng sự thật thì thực tại tự biểu hiện khi thì là cha, khi thì là con, khi thì là sóng, khi thì là hạt, khi thì là danh, khi thì là sắc. Vậy thì la matière inerte là một với la matière vivante, và từ la matière vivante mình có la matière pensante. Khoa học nói con người là la matière pensante tức là cái sắc có suy tư, hoặc là sự suy tư biểu hiện ra sắc. Khoa khảo cổ học gọi tên con người vào giai đoạn đứng thẳng trên hai chân được với cái tên homo-erectus. Erectus là đứng thẳng trên hai chân. Rồi sau con người lại có tên là homo-sapiens. Homo-sapiens là con người có trí tuệ. Bây giờ có danh từ homo-conscius, con người có ý thức, con người có chánh niệm. Con người có chánh niệm, con người có ý thức, con người bắt đầu biết rằng mình có sinh thì có tử. Thở vào, tôi biết rằng tôi cũng phải bệnh. Thở vào, tôi biết rằng tôi cũng phải già. Thở ra, tôi biết rằng tôi cũng phải chết. Cái đó là con người có ý thức. Chính vì có ý thức, cho nên con người phải đau khổ hơn các loài khác. Từ ý thức đó, con người có lo lắng, ưu tư, sầu khổ, gọi là angoisse, và tâm hành này làm ra bệnh khá nhiều. Con người biết đặt vấn đề đau khổ, vấn đề chết. Các loài khác có nhận thức và trí tuệ nằm ở dưới mức độ thấp hơn, vì vậy không ý thức được là mình đang đau khổ, mình sẽ già, mình sẽ chết hay mình có thể biến thành hư vô. Chúng không có ý thức, hoặc ý thức ấy đang còn trong trạng thái sơ khởi, thành ra khổ đau không nhiều. Đến khi cần chết thì chết, đến khi cần bệnh thì bệnh, chứ các chúng sanh ấy không cần phải lo lắng trước như con người. Con người đau khổ nhiều hơn vì có cái angoisse, cái ưu tư ấy. Chính cái angoisse này đã tạo ra triết học. Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? Ngày mai sẽ còn có tôi hay không? Những câu hỏi đó là những câu hỏi được nêu ra trong kinh Duyên Sanh mới học. Câu hỏi về quá khứ. Trong quá khứ có tôi hay không? Nếu có tôi thì tôi là con gì? Con đó có đẹp hay không? Hay là rất xấu? Trong quá khứ, có thể tôi là một con cóc hay không? Rồi trong tương lai sẽ có tôi hay là không? Nếu có thì tôi sẽ là con gì? Cái mặt tôi có đẹp hay không? Cái đuôi của tôi có dài hay không? Những câu hỏi như vậy. Tất cả những câu hỏi đó đều có tính triết học. Triết học angoisse. Loài người bị bệnh tâm thần một phần cũng vì cái angoisse đó.

Cha mẹ tôi có muốn có tôi hay không? Tôi ra đời có phải do một tai nạn hay không? Có ai thương tôi hay không? Tất cả những câu hỏi đó có thể làm cho ta đau khổ. Trong khi đó, chính cái khả năng có thể ý thức được, gọi là con người có chánh niệm, lại cũng là yếu tố cứu tinh cho con người và muôn loại. Chính cái ý thức đó giúp cho ta biết rằng tình trạng đi xuống của sinh môi trên trái đất đang là mối hăm dọa cho tất cả chủng loại. Chính nhờ ý thức đó mà chúng ta biết rằng tình trạng của trái đất đang lâm nguy, tại vì con người đã tàn phá trái đất và làm ô nhiễm sinh môi rất nhiều. Con người đang ý thức được được đau khổ đang lan tràn về phương diện áp bức chánh trị, bất công xã hội, khai thác và điên loạn. Cũng nhờ ý thức này mà con người thấy được và thấy được rồi thì có khả năng tự ngưng lại và giúp người khác ngưng lại để đừng đi tới sự đổ vỡ và tự hủy của cả trái đất. Thành ra, một mặt ý thức ấy đưa ra những lo lắng, ưu tư, buồn khổ, sợ hãi, bệnh tật, nhưng một mặt khác, nếu biết sử ý thức và chánh niệm đó, thì ta thấy được cái tình trạng, và biết mình phải làm gì và không nên làm gì để có thể chuyển hóa, đem lại an lạc, tươi vui và sự sống còn cho nhân loại. Đức Thế Tôn là một mẫu người tốt đẹp nhất của chủng loại homo-conscius, con người chánh niệm, con người đi thẳng, con người khéo léo (homo-habilis), con người biết suy tư (homo-sapiens). Danh từ homo-conscius[i/] này đã được bắt đầu sử dụng.

Trong khi ăn cơm, ta phải ăn như thế nào để có sự thoải mái, để có hạnh phúc. Chúng ta ngồi quây quần lại để ăn cơm với nhau, đó cũng là một sự thực tập rất sâu sắc, như chúng ta thở, chúng ta đi, chúng ta làm việc trong bếp. Ăn như thế nào mà tổ tiên cùng được ăn với ta: mẹ được ăn với ta, cha được ăn với ta, ông nội được ăn với ta, ông ngoại được ăn với ta. Ngồi thoải mái như là một người bình an vô sự, không lo lắng, không buồn phiền. Chúng ta có những người ở đây bốn năm rồi, năm năm rồi, sáu năm rồi, bảy năm rồi. Chúng ta mỗi ngày ăn cơm hai lần, ba lần, tính ra thì đã biết bao nhiêu bữa cơm trong những năm tháng đó. Có bao nhiêu bữa cơm thành công? Bụt dạy ta khi ăn đừng có nên để tâm ý chìm đắm vào những suy nghĩ vẩn vơ, mà nên an trú trong hiện tại, tiếp xúc sâu sắc với thức ăn và với tăng thân. Ăn như thế nào để có hạnh phúc, để có thoải mái, để có an lạc. Ăn như thế nào mà giải phóng được cho tất cả các thế hệ tổ tiên và con cháu.

Ngày xưa, hồi tôi còn bốn năm tuổi, mỗi lần mẹ đi chợ về thì được một cái bánh ít, hay là bánh in gì đó. Trước khi mẹ về thì mình đã vui rồi. Thành ra mình có thể đi thảnh thơi ở trong vườn, chơi với con ốc sên, chơi với hòn sỏi. Đến khi mẹ về thì mình mừng quá. Cầm lấy cái bánh mẹ cho, đi ra phía sau để ăn một mình. Và mình biết rất rõ là không nên ăn mau, phải ăn chậm chậm, càng chậm chừng nào càng tốt chừng đó. Cắn một miếng nhỏ để cho chất liệu của miếng bánh thấm vào trong lưỡi, rồi nhìn lên trời xanh, rồi cúi xuống, đưa chân phải hất con chó nhè nhẹ, lấy tay trái vuốt con mèo, rồi cắn thêm một miếng thứ hai. Cứ như vậy mà ăn hết cái bánh. Có khi ta để ra cả nửa tiếng đồng hồ mới ăn hết cái bánh. Tại vì trong lúc đó ta đâu phải lo lắng về danh, về lợi, về quá khứ, về tương lai? Ta hoàn toàn có khả năng sống trong hiện tại. Cái bánh in thời thơ ấu ấy là một kỷ niệm. Chúng ta ai cũng đã từng được sống như vậy. Lúc ấy, ta không tham danh, tham lợi, không thao thức về quá khứ, không thao thức về tương lai, không đặt những câu hỏi triết học: Ta là ai? Đời sống ta có nghĩa gì? Nhưng bây giờ ta còn có khả năng ăn được một cái bánh như vậy hay uống được một chén trà như vậy hay không?

Chúng ta tới đây là để ta học làm trở lại những gì mà chúng ta đã không có thể làm được nữa. Chúng ta tới đây để học đi trở lại cho vững chãi, cho thảnh thơi, đừng đi như bị ma đuổi. Chúng ta tới đây để học ngồi trở lại cho thoải mái như ngồi trên một đóa sen mà không phải ngồi trên một đống lửa hồng. Chúng ta học thở, học nói, học cười. Chúng ta phải học làm lại tất cả. Ngày xưa, mẹ chúng ta đã từng dạy chúng ta ăn, uống, lật, đứng dậy, đi, nói... chúng ta làm được. Bây giờ, chúng ta phải học lại tất cả. Tại vì chúng ta sinh ra một lần thứ hai ở trong ánh sáng của chánh pháp.
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 07/01/12 05:37 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Đi gặp mùa Xuân

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Mỗi chúng ta có những ý nghĩ khác nhau, hoặc những hiểu biết chưa thông cảm được nhau. Theo những gì cảm nhận được của mình qua bài viết

"Năng lễ sở lễ tánh không tịch, Cảm ứng đạo giao nan tư nghị"

Thiết nghĩ mọi chướng nạn trên đường nhờ cảm thông đều được hóa giải :-)

Chẳng hạn, bài mình theo mình viết rất hay, hoặc mình sưu tầm từ vị thầy Đức Hạnh, danh tiếng, nên nghĩ ý đạo rất sáng nhưng vừa post lên có người phủ nhận. Mình có thể cầu nguyện "Nếu tâm mình chưa chân thành, ý mình chưa thống thiết lý đạo, thì mình sẽ cũng ko cũng ko trách bạn phản đối mình nữa, còn ý mình đã thống thiết, tâm mình đã chân thành thì mong rằng, người bạn kia có lúc sẽ hiểu mình mà nhận ra vậy". Nghĩ như vậy nên thường rời xa ngụy biện và lý luận, tâm đạo thuận thành ngày càng rộng lớn, tiến mãi không thôi. Ý các thầy tổ rất chân thành, thông thiết, mong mỗi người chúng ta cùng nhau mở lòng mình ra mà đi gặp mùa Xuân vậy :-)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đi gặp mùa Xuân

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Với đồng bào vùng Washington tại chùa Hoa Nghiêm
của Sư Ông và Tăng đoàn Làng Mai

Thị giả

(Đặc San Hoa Nghiêm - Mừng Xuân Nhâm Thìn PL. 2555 - 2012)

Theo dấu hoằng hóa xuyên nước Mỹ dài hai tháng rưởi của Sư Ông và Tăng đoàn Làng Mai. Chặng cuối là vùng thủ đô Washington. Tại đây Sư Ông và Tăng đoàn gồm 69 thầy cô đã được chùa Hoa Nghiêm Virginia tiếp đón, cúng dường chỗ ngủ và thức ăn suốt tuần từ chiều 24 đến 31 tháng Mười 2011. Tăng đoàn đã có mặt hết mình vào hai thời công phu sáng và tối trong suốt tuần. Cống hiến năng lượng thiền định và tiếng kệ lời kinh hoàn toàn bằng Việt ngữ theo nghi thức Làng Mai. Buổi cơm nào của quý thầy và sư cô cũng được Phật tử các nơi cúng dường lo lắng thật chu đáo. Thầy trú trì Thích Kiến Khai, Ban Quản trị chùa, hai bác Trần Đoàn và Tôn Thất Chiểu lúc nào cũng hiện diện trong tất cả sinh hoạt suốt tuần cùng với tăng thân xuất sĩ và chăm sóc thật hết lòng.

Trong thời gian nầy Tăng đoàn tháp tùng Sư Ông tham dự ngày thuyết pháp công cộng tại Warner Theatre. Sau đó 36 vị xuất sĩ theo phụ tá Sư Ông trong khóa tu ba ngày (26,27,28/10/2011) dành cho Dân biểu và Nghị sĩ Liên bang. Số còn lại được các vị đạo hữu chùa Hoa Nghiêm đưa đi tham quan thủ đô Washington.

Hai ngày cuối tuần, cũng là thời điểm cuối cùng trong chuyến hoằng pháp Mỹ quốc năm nay Tăng đoàn đã dành trọn cho đồng bào và Phật tử chùa Hoa Nghiêm. Vì số người ghi tên quá đông nên Chùa đã phải mượn tạm trường trung học Mac Lean làm nơi tu tập cho khoảng 700 người lớn và trẻ em.

  • Muốn đi chơi phải đi chùa
Đối với thế hệ trẻ gốc Việt mới sinh ra trên đất Mỹ, nhứt là các em ở vào tuổi thiếu niên thì việc tập cho các em đi chùa Việt là một vấn đề đối với các bậc phụ huynh. Vì các em đã không thấy được thoải mái, tươi mát ở những nơi tôn nghiêm đầy gò bó, và quá rườm rà về nghi thức... Thế nên, kỳ này các bậc làm cha mẹ đã phải tìm cách thuyết phục các con của mình tham dự khóa tu ít nhất là một ngày thì ngày sau mới được đi chơi. Và nhiều em đã chấp nhận thỏa thuận đó để được đi chơi một ngày cho thỏa thích theo ước muốn của mình.

Nhưng một bất ngờ đầy thú vị đã đến với các em trong kỳ này. Các em đã khám phá một đạo Phật và một Tăng đoàn rất thích hợp với rất nhiều hứng thú, cho nên các em bỏ luôn ngày đi chơi để tham dự luôn cả ngày hôm sau.

  • Đi tu sướng lắm chứ!
Đi tu lần này sao mà vui quá đi! Mỗi em dù chỉ mới lên năm cũng được các Sư cô dạy tập thỉnh chuông, trước đây đâu có được như vậy. Rồi được đùa chơi với nhau. Chơi một hồi bực mình nhau thì được quý sư cô dạy thở để tập ngưng cãi cọ, gây gổ. Được dạy theo dõi hơi thở và tập đi thiền hành. Ai cũng được phát biểu tự do về các môn thực tập đạo Bụt: Tại sao cần nghe chuông? Vì sao cần trở về hơi thở? Vì sao em đi thiền hành? v.v... Không khí tu học nhưng sự tự do phát biểu của các em được tôn trọng và được lắng nghe đúng mức, được giải thích hợp lý với suy tư của các em...

Các em từ 13 đến 16 tuổi được tha hồ hỏi Sư chú Pháp Triển, Sư cô Bạch Nghiêm: Tại sao Sư chú, Sư cô đi tu? Sư chú nói: "Tui cũng ưa nhạc, ưa sports (thể thao), ưa charade (đố chữ) như các bạn nhưng còn có cái gì đó, rất sâu nó gọi mình phải đi tu thôi. Đi tu thì cái ưa thích của mình ngày xưa nay trở thành Dharma (Pháp) hết, như mê nhạc rap thì bây giờ mình đặt lời thành nhạc rap đạo vị". Một Sư cô nói: "Ưa ăn hamburger (bánh mì thịt) thì nay được ăn vegiburger (bánh mì chay) lại ngon hơn hamburger xưa vì không có con bò nào bị chết trong lò sát sanh hết".

Các em thiếu niên được các Sư chú hát Dharma rap (Rap trong tinh thần đạo vị) nghe quá thích. Các em đưa hai ngón tay trái lên cao và nói: "Oh, oh! much more cool and exquixite than I expected!" Em nào cũng thích nằm buông thư theo lối các sư cô chú nhỏ chỉ bày rất hợp căn cơ các em.

Với bậc cha mẹ ông bà thì nói với nhau: Các thầy cô ở đây ăn nói rất lễ phép và khiêm nhượng, xưng cháu và con với những bác lớn tuổi cỡ cha mẹ mình. Tụng kinh thì chữ được phóng to trên màn ảnh rất dễ đọc tụng, khỏi phải mang kiếng. Trước khi ngồi thiền đại chúng luôn được đưa vào không khí thiền vị bằng tiếng hô canh đượm mùi giải thoát. Sau đó được hướng dẫn từng hơi thở chánh niệm không sợ bị "tẩu hỏa nhập ma" chi cả.

Quý thầy, quý sư cô hướng dẫn tổng quát bằng tiếng Việt và Anh những thực tập căn bản rất rõ ràng dễ hiểu. Quý thầy, quý sư cô trả lời rành mạch những câu hỏi rất khoa học và hợp lý về nghiệp báo, về chánh mạng (nghề nghiệp sinh sống chân chánh) về những người con ngày xưa hiền lành nay bỗng trở nên ngỗ nghịch.

Có những cặp vợ chồng hỏi sao tôi theo Phật đã chín mười năm rồi mà sao vợ chồng cứ gây gỗ hoài... Sư cô đề nghị pháp môn làm mới, tưới hoa, nói lời trân quý biết ơn người kia. Có những ông chồng thực tập liền tại chỗ. Ngay sau đó ông đã đến bên vợ và nói: "Cám ơn em đã chọn anh làm chồng trong khi ngày xưa em có nhiều anh chàng khác đẹp trai hơn, con nhà giàu hơn..." Có bà biết cám ơn: "Con gái mẹ quá hiếu để, chịu khó với má ba nhiều quá...". Có những người đã ly dị nhau rồi mà còn tới cám ơn trân quý người kia: "Thiệt là anh cám ơn em quá, nếu không có em thì anh chết đã lâu... vì mấy lần bệnh quá nặng".

  • Mắt thương
Ngày Chủ nhật tức là ngày thứ hai của khóa tu, có lẽ vì "tiếng lành đồn xa" nên số người đến tham dự đông hơn. Sư Ông xuất hiện ở thiền đường. Sư Ông ngồi thiền thật yên và thật lâu. Im ắng, mắt thương nhìn mọi người. Có lẽ nhờ vào tình thương ấy nên tuy Sư Ông cũng dạy nghe chuông, dạy đi, dạy thở... Cũng những phương pháp đó, đại chúng đã từng nghe đi nghe lại nhiều lần qua quý thầy, sư cô Giáo thọ Làng Mai nhưng sáng nay trong lời nói của Sư Ông có chứa một cái gì rất sâu, làm tâm người rúng động trong cách Sư Ông chuyển đạt những điều dạy đó. Có thể Sư Ông nói mà không phải là nói, mà như đang chuyền cho mọi người một cái gì rất sâu, không diễn đạt được bằng lời, mặc dù những điều đó thầy Pháp Niệm, các Sư cô đã từng dạy...

Sư Ông dạy cách lắng nghe, truyền thông. Sư Ông nói nhẹ thôi nhưng rất thấm thía: "Khi mình rất đau khổ và giận trách ai, mình có cảm tưởng chỉ mình ta là nạn nhân của người kia. Thật ra ta có trách nhiệm rất nhiều trong những cách người kia hành sử không dễ thương với ta... Kinh A Hàm nói: Cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không...". Điều đó ai cũng đã nghe nhiều lần, nhưng câu đó hôm nay, qua lời nói của Sư Ông làm rúng động luôn cả các vị xuất sĩ. Có những người bạn bắt đầu thấy lỗi của mình và không còn trách bạn nữa...

Trưa của ngày cuối cùng đó các cháu đã không muốn về vì quý thầy, cô quá cool! (hết xảy!). Vài cháu đòi qua Làng Mai hay đi tu viện Bích Nham.

Ăn trưa trong chánh niệm xong, đại chúng lại được thiền buông thư. Trưa này được nghe những bản nhạc thiền xưa nay ít nghe Sư cô hát như là: "Mí mắt chân trời mõi, đầu núi nghiêng nghiêng tìm gối tựa, đêm về thơm giấc cỏ hoa, ảo hóa bàn tay gió dậy, ngân hà nến ngọc lung linh. Khung cửa lưng đồi bỏ ngỏ, sao băng vụt cháy lời kinh, vạn kiếp xoay quanh vòng mộng mị, đêm nay chợt thấy chân hình" (Thơ và nhạc của Sư Ông). Hay là: "Cửa tùng đôi cánh khép, một mủi tên sáng loáng lìa dây cung, lao vút tới, mặt trời nổ tung. Đầy sân hoa cam rụng, phảng phất bóng vô cùng" (Cũng thơ và nhạc của Sư Ông).

Để đánh thức mọi người sau vài mươi phút buông thư và nghỉ trưa ngắn ngủi. Bài thơ phổ nhạc của Sư Ông "Con Cá Dung Thông" vẫn làm cho thiên hạ rất cảm động.

Sau đó lại được Sư cô chia sẻ thiền lạy, tiếp xúc với tổ tiên huyết thống tổ tiên đất đai và tổ tiên tâm linh (Bụt và chư vị Bồ tát Địa Tạng, Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế Âm...) và lạy vượt thoát sự sợ hãi chết sống... Thiền sinh ai cũng nhớ hoài buổi nghỉ ngơi ngắn ngủi mà quá bồi dưỡng ấy.

Để chấm dứt Khóa Tu do chùa Hoa Nghiêm tổ chức, nhóm Wake Up của Làng Mai (quý thầy, sư cô dưới 26 tuổi của các tu viện Làng Mai, Bích Nham, Lộc Uyển...) đã chia sẻ một giờ về sự tu học mà các bạn cùng tuổi mình muốn biết.

  • Chia tay
Mọi người đứng dậy chia tay tại hội trường, góp một tay trong sự dọn dẹp. Vậy mà tối hôm đó tại chùa Hoa Nghiêm cũng có thiền trà rất cảm động. Chỉ tiếc là Sư Ông và nhiều thầy, sư cô lớn phải có công tác mới và đã lên đường tiếp tục phận sự như nhóm Wake Up: Thầy Pháp Dung thì phải bay qua Thái Lan để họp mặt với nhóm quý thầy quý sư cô trẻ ở bên đó cùng hướng dẫn khóa tu học do Đại học Hoàng gia MahaChulalongkorn hợp tác với Làng Mai Thái Lan tổ chức. Mặc dù lụt lội chưa chấm dứt nhưng Đại Học đã mượn được một địa điểm không bị bà Thuỷ viếng tới và đã quy tụ hơn 400 người trẻ dù khóa tu này không có Sư Ông.

Xe buýt tiễn Tăng đoàn rời chùa Hoa Nghiêm gồm 55 xuất sĩ và Sư Ông trở về tu viện Bích Nham. Tại đây, Sư Ông sẽ gặp lại quý thầy và quý sư cô từ tu viện Mộc Lan sang thăm và sẽ có khóa tu xuất sĩ vài ngày trước khi Sư Ông về lại Làng Mai cùng Đại chúng nhập khóa An cư kiết đông.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đi gặp mùa Xuân

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NUÔI LỚN BỐN VỊ BỒ TÁT
(Sách: Đi Gặp Mùa Xuân, Pháp Thoại của Sư Ông Nhất Hạnh, trang 131 - 157)
Bài giảng trong khóa tu mùa Đông 97-98
(ngày 15 tháng giêng năm 1998 tại Xóm Mới)

  • Bốn Lời Quán Nguyện
Hôm nay chúng ta học về Bốn Lời Quán Nguyện ở trang 32 của sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000. Bốn lời quán nguyện hướng về bốn vị Bồ tát lớn: Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền và Bồ tát Địa Tạng.

Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, các tác giả đã đề nghị rằng khi chúng ta đọc bài Quán Nguyện, chúng ta có thể theo phương pháp một người đọc để tất cả đại chúng được nghe; hoặc là bốn người mỗi người đọc một đoạn quán nguyện. Khi đọc những lời quán nguyện này, chúng ta phải có đủ năng lượng niệm và định. Năng lượng này trong khi đọc sẽ rất quan trọng cho đại chúng. Đọc thế nào cho lời kinh thấm vào và đánh động trái tim của mọi người trong đại chúng. Trước đó là phải chọn người, người nào có giọng đọc truyền cảm, có cái hiểu sâu sắc về bốn lời quán nguyện, và nhất là trong khi đọc phải có năng lượng niệm và định. Không những ta phải đọc cho thông suốt, mà còn phải truyền cái niệm và cái định của ta theo lời đọc thì đại chúng mới được hưởng sự lợi lạc. Cố nhiên là ta phải tạo cho mọi người trong đại chúng cái cơ hội để thực tập đọc, nhưng khi những người kia thực tập chưa vững thì không nên cho đọc giữa đại chúng. Trước khi thực tập trong chánh điện, người ấy nên thực tập ở ngoài trước, ngoài vườn mận hay trong phòng học. Tập không có nghĩa là tập trong thiền đường hay pháp đường. Những bài như Pháp Môn Tỏa Sáng Buổi Ban Mai, hay Vững Thân Ngồi Dưới Cội Bồ Đề, hay những bài Dâng Hương cũng vậy, người nào cũng có cơ hội thực tập cả, nhưng trước khi thực tập trong chánh điện thì phải thực tập ở ngoài. Cho đến khi nào vị tri chúng hay trụ trì thấy rằng giọng người này có thể thực tập được trong thiền đường thì mới cho phép. Chúng ta không nên cho thực tập ngay trong những buổi lễ chánh thức.

Mục đích của bốn lời quán nguyện này là làm thế nào để đánh động những hạt giống vững chãi, thảnh thơi và hiểu biết trong con người của mỗi chúng ta. Ban đầu những vị Bồ tát lớn như Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền, Địa Tạng có thể được nhìn nhận như những vị Bồ tát ở ngoài ta. Nhưng nếu thực tập tinh chuyên và vững chãi ta sẽ thấy được rằng những vị Bồ tát đó đang ở trong ta và ta cũng có những hạt giống năng lượng của các vị Bồ tát ấy. Có thể những nhà khảo cứu sẽ đặt câu hỏi rằng các vị Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền, Địa Tạng có phải là những nhân vật lịch sử không, họ sinh ở đâu năm nào, họ xuất gia năm nào. Được hỏi như vậy chúng ta có thể sẽ bối rối tại vì chúng ta không có những tư liệu đó. Nhưng vì thực tập theo con mắt đại thừa, nên ta thấy được rằng những chi tiết kia không quan trọng. Quan trọng là cái tên người ấy và con người ấy có đại diện được cho một cái gì không. Tình thương và khả năng lắng nghe là một cái gì có thật, nhưng ta chỉ tiếp xúc được với tình thương và khả năng lắng nghe khi mà ta tiếp xúc được với một con người. Bồ tát Quan Thế Âm là một con người, nhưng chúng ta không nghĩ rằng chỉ có con người ấy mới có tình thương và khả năng lắng nghe, tại vì chung quanh ta, trong đoàn thể chúng ta sống, cũng có những người có tình thương và khả năng lắng nghe. Có những người có tình thương khá lớn, có khả năng lắng nghe khá lớn. Có người thì tình thương nhỏ hơn, khả năng lắng nghe nhỏ hơn. Nhưng ai cũng có tình thương, ai cũng có khả năng lắng nghe. Vì vậy cho nên Quan thế Âm là nhân vật có thiệt, không phải chỉ trong quá khứ mà còn có thiệt ngay trong hiện tại. Và chính trong mỗi chúng ta cũng có Bồ tát Quan Thế Âm. Vì vậy cái quan trọng là cái chất liệu có thiệt, còn cái hình tướng để biểu lộ chất liệu đó có thể là thiên hình vạn trạng. Cho nên vấn để Bồ tát Quan Thế Âm có phải là một nhân vật lịch sử không, điều đó không trở thành một vấn đề quan trọng nữa. Bồ tát Quan Thế Âm có thể đang có mặt và đang ngồi sát cạnh ta mà ta không biết.

Trước hết ta có thể nghĩ rằng Quan Thế Âm Bồ tát là một khía cạnh của Bụt Thích Ca. Bụt Thích Ca là một nhân vật lịch sử, và trong Bụt Thích Ca cũng có khả năng thương yêu và lắng nghe. Vậy thì ta có thể nói một cách đơn giản và rõ ràng rằng Bồ tát Quan Thế Âm là một khía cạnh của đức Bổn sư. Đức Bổn sư có lòng thương lớn và có khả năng lắng nghe, và là học trò của đức Bổn sư thì ta phải thực tập thế nào để nuôi lớn cái tình thương ấy và cái khả năng lắng nghe ấy trong ta. Cho nên đức Bồ tát Quan Thế Âm là một thực thể có thật, ít nhất là trong đức Thích Ca và trong ta và cố nhiên trong các vị Tổ Sư qua các triều đại.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi cũng là một khía cạnh khác của đức Bổn sư, tại vì trong đức Bổn sư cũng có tuệ giác lớn. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là biểu trưng cho tuệ giác lớn đó. Vậy thì khi ta xướng lên câu Nam Mô Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ta cũng tỏ bày sư cung kính của ta đối với đức Bổn sư, tại vì Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nằm ngay trong đức Bổn sư. Và hơn nữa Bồ tát Văn Thù Sư Lợi cũng nằm ở trong ta, tại vì ta có hạt giống của tuệ giác. Nếu ta tu hành cho đàng hoàng thì hạt giống của tuệ giác cũng lớn lên và Bồ tát văn Thù Sư Lợi cũng được thể hiện trong ta và ta trở thành Bồ tát Văn Thù Sư Lợi. Vì vậy cho nên vấn đề ngài có phải là một nhân vật lịch sử hay không cũng không còn quan trọng nữa. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi không những có mặt trong quá khứ mà cũng đang có mặt trong hiện tại và cũng sẽ có mặt trong tương lai. Cũng như Bụt Thích Ca đã có mặt trong quá khứ và đang có mặt trong hiện tại. Tại vì ta cũng đang có mặt tại đây cho nên ta biết rằng đức Bổn sư cũng đang có mặt và đức Bổn sư sẽ có mặt trong tương lai. Ta biết điều đó vì ta sẽ có con cháu và con cháu ta sẽ tiếp tục tiếp nối ta nghĩa là tiếp nối đức Bổn sư. Cho nên ngay cả vấn đề Bụt Thích Ca có phải là một nhân vật lịch sử không cũng không quan trọng mấy, tại vì nếu ta thấy được và tiếp xúc được với đức Thích Ca một cách rất thực tế thì ta đâu cần phải hỏi những câu hỏi có tính cách bác học như vậy.

Đức Bồ tát Phổ Hiền cũng thế. Ngài biểu trưng cho hành động lớn. Đức Thích Ca là người có hành động lớn, bởi vì nếu không có hành động lớn thì ngài đã không thiết lập Tăng đoàn, đã không đi giáo hóa từ nước này sang nước khác, đã không dựng nên được một nếp sống văn minh tinh thần mà nhân loại đã và dang được hưởng trong 2600 năm qua. Vì vậy cho nên đức Thích Ca là Bồ tát Phổ Hiền, và Bồ tát Phổ Hiền là một phần của đức Thích Ca. Khi ta lạy, ta lạy một cái gì rất cụ thể, tại vì ta biết rằng cái ước muốn hành động lớn và cái khả năng hành động lớn cũng có ở trong ta. Tuy rằng nó có thể đang còn yếu kém, nhưng nếu ta thực tập nó sẽ lớn lên.

Nói tới Bồ tát Địa Tạng ta thấy rằng ngài tượng trưng cho cái nguyện lớn. Chữ "nguyện" ta có dịch là wow, aspiration, deep, longing, promesses. Nguyện là lời thề. Lời thế của đức Địa Tạng là không bỏ nhau. Dầu sao đi nữa tôi sẽ không bỏ anh, dầu sao đi nữa tôi sẽ không bỏ em, nhất là trong khi anh còn đang bị kẹt trong tình trạng đau khổ, tuyệt vọng thì tôi sẽ khôg thể bỏ anh. Đó là tinh thần bất xả. Trong đạo Bụt có danh từ xả nghĩa là buông bỏ. Có những cái mà ta cần phải buông bỏ thì ta mới có hạnh phúc. Nhưng có những cái ta không thể buông bỏ, đó là những người thương của ta. Ta buông bỏ những người thương của ta thì ta là kẻ không có giá trị gì cả. Mà những người tương của Bồ tát Địa Tạng là những người đang đau khổ dưới địa ngục. Đó là tinh thần bất xả. Một mặt ta thực tập xả, một mặt ta thực tập bất xả. Xả là releasing, bất xả là not abandoing. Hai cái đó thể đi đôi với nhau, và phải đi đôi với nhau.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đi gặp mùa Xuân

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Trái tim của sự thực tập là chánh niệm. Chánh niệm trong khi ăn, uống, đứng, đi, nằm, ngồi... Chánh niệm này tạo thành năng lượng. Năng lượng được thể hiện ra bốn mặt. Mặt thứ nhất là mặt Bi, tức là tình thương. Thử tưởng tượng đức Bổn Sư Thích Ca không có tình thương. Không có tình thương thì đâu phải là đức Bổn sư nữa. Tình thương là một yếu tố trong bản chất của đức Bổn sư Thích Ca. Thứ hai là tuệ giác, là trí tuệunderstanding, là wisdom. Nếu không có đại trí, không có mahaprajna thì đức Bổn sư cũng đâu phải là đức Bổn sư nữa. Và vì vậy đại trí là bản chất thứ hai của Bụt. Trí và Bi viên mãn, đó là lời khen ngợi đức Bổn sư. Thứ ba là Hạnh action. Khi đã thấy và hiểu rồi thì thế nào cũng phải thương, mà đã thương rồi thì không thể nào bỏ được. Cái đó gọi là bất xả. Năng lượng của tình thương đưa tới hành động. To love is to act. Thương tức là hành động. Anh cứ nói nơi miệng là anh thương nhưng nếu anh chẳng hành động gì hết thì tôi hơi nghi là cái tương của anh chỉ là thương ngoài miệng. Và cuối cùng là khi có hiểu và thương rồi thì cũng có nguyện là có lời thề (wow), và lời thề của đức Địa Tạng là "Địa ngục vị không thề bất thành Phật", có nghĩa là "khi nào địa ngục còn chưa trống trơn thì con chưa cần thành Phật". Lời nguyện đó cũng là lời nguyện của những người muốn hành động, muốn đi tới những vùng tối tăm nhất, khổ đau nhất để đem tới ánh sáng và niềm an ủi. Vì vậy chánh niệm ở đây được thể hiện bởi lời thề, và đại diện là Bồ tát Địa Tạng. Tình thương được thể hiện bằng đức Quan Âm và ngài được nhận diện như là một người có khả năng lắng nghe. Đức Văn Thù đại diện cho đại trí. Và hành động là đức Phổ Hiền (Samamtabhadra). Phổ có nghĩa là cùng khắp, Hiền có nghĩa lòng tốt (goodness). Phổ Hiền được dịch là Universal Goodness. Vì vậy ta đi tới kết luận là bốn vị Bồ tát này có mặt trong quá khứ, có mặt trong hiện tại và có mặt trong tương lai. Bốn vị Bồ tát này không cần phải là nhân vật lịch sử. Bốn vị Bồ tát đó là những thực thể, tại ta biết rằng khả năng thương yêu, khả năng hiểu biết, khả năng hành động và cái nguyện lớn của chúng ta là những điều có thật trong ta, trong đức Bổn sư và trong những người khác.

Tụng đọc bốn lời này là để nuôi lớn lên những năng lượng như vậy trong ta, nhưng năng lượng ấy có nơi đức Bổn sư một cách tràn đầy, có nơi các vị Tổ sư một cách tràn đầy và cũng đang có mặt trong những người chung quanh ta. Người nào cũng có những năng lượng ấy cả. Thành ra ta không cần biết đức Văn Thù, đức Phổ Hiền, đức Địa Tạng và đức Quan Âm là những nhân vật lịch sử có thiệt hay không. Ta chỉ cần biết rằng những năng lượng đó là những gì có thật và ta đang tiếp xúc với những gì có thật. Ta không đang vẽ cho ta những hình bóng vẩn vơ để mà thờ phụng. Vấn đề đức tin là vấn đề lớn. Có những người hoài nghi nói rằng giả sử mình thờ phụng Thượng đế, mà nếu Thượng đế không có thì mất công quá. Ngày nào cũng cầu nguyện, ngày nào cũng đầu tư vào Thượng đế, lỡ ngài không có thiệt, thì có phải là uổng công hay không. Mình tính toán, mình quen thói làm nhà buôn, mình đầu tư, cho nên mình xem việc tu hành cũng là một cách đầu tư. Trong lịch sử tư tưởng loài người đã có những câu hỏi như vậy, đã có những người tính toán như vậy. Có người nói: cứ thờ phụng Thượng đế đi, nếu có Thượng đế thì mình về thiên đường, nếu không có Thượng đế thì mình đâu có mất gì. Đó là thói quen tính toán thiệt hơn của những nhà buôn. Thành ra nếu là Phật tử mà đặt vấn đề là đức Quan Âm có thật hay không hay là đức Phổ Hiền có thật hay không thì mình mới lạy, mình mới quán nguyện, câu hỏi đó có thể được trả lời bằng bài pháp thoại sáng nay.

Tôi biết rằng kinh nghiệm trực tiếp là đức Quan Âm có thật, tại kinh nghiệm ấy cho biết tình thương có thật. Tôi biết rằng kinh nghiệm trực tiếp của tôi là đức Địa Tạng có thật, tại vì ý chí đi tới những vùng khổ đau để làm công việc nâng đỡ và cứu giúp là năng lượng có thật. Bây giờ trên thế giới có những người đang đi về những phía có khổ đau như vậy. Có những Địa Tạng tuổi còn rất nhỏ nhưng đang đi vào những chốn địa ngục mong cứu giúp và làm nhẹ bớt khổ đau. Đức Địa Tạng đang có mặt trong giây phút hiện tại khắp nơi trên thế giới. Trong lòng ta cũng có một đức Địa Tạng, nhưng có thể là đức Địa Tạng trong ta chưa đủ lớn thành ra bây giờ ta đang không ở địa ngục mà thôi. Nếu đức Địa Tạng lớn thì ta đang ở trong địa ngục, đang làm công việc cứu giúp cho những người khổ đau trong địa ngục. Tuy nhiên ở trong địa ngục mà ta không đau khổ những cái khổ đau của những người đang ở trong địa ngục. Ta có nhiều tình thương, tình thương đi tới đâu là đem tịnh độ theo tới đó. Ta ở dưới địa ngục mà vẫn hạnh phúc như thường, càng ở dưới địa ngục lâu thì hạnh phúc của ta càng lớn, tại vì ở đó ta làm những cái có thể thỏa mãn được tình thương của ta, được nhu yếu thương yêu của ta. Địa ngục chính là cái đạo tràng tốt nhất. Chính trong môi trường đó ta có thể nuôi dưỡng tình thương và hạnh phúc của ta. Vì vậy cho nên khi một vị Bồ tát có mặt ở dưới địa ngục thì địa ngục sáng lên. Vị Bồ tát không đau khổ vì sự có mặt của vị Bồ tát làm nhẹ đi rất nhiều những đau khổ ở địa ngục. Trong ta ai cũng có một vị Bồ tát Địa Tạng. Nếu ta thờ ơ, nếu chúng ta làm lơ và phớt tỉnh về những đau khổ của mọi loài là vì đức Địa Tạng trong ta chưa được tiếp xúc. Vậy câu hỏi đức Địa Tạng có phải là một nhân vật lịch sử hay không thì không phải là một vấn đề với tôi, vì tôi biết đức Địa Tạng có thật bằng kinh nghiệm trực tiếp, vì mắt tôi đã trông thấy những Bồ tát Địa Tạng ở khắp nơi, ở trong tổ chức Médicins Sans Frontière, ở trong các tổ chức những người thiện nguyện đang đi vào các vùng đói kém khổ đau ở trên thế giới. Họ không phải là những Địa Tạng thì họ là gì nữa, những vị Địa Tạng lớn tuổi, những vị Địa Tạng nhỏ tuổi, những vị Địa Tạng không muốn trở về với đời sống tiêu thụ của xã hội mà nguyện ở lại càng lâu càng tốt trong những vùng đói kém khổ đau. Địa Tạng là nhân vật có thiệt, chúng ta phải trả lời như vậy. Đức Địa Tạng cũng đang có mặt ở trong tôi và tôi đang nuôi lớn đức Địa Tạng trong tôi. Với tuệ giác đó, chúng ta đọc những lời quán nguyện này hoàn toàn không có tính cách cầu khẩn mê tín mà là sự thực tập vun tưới những hạt giống tốt ở trong ta và trong những người sống xung quanh ta.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đi gặp mùa Xuân

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

- Lạy đức Bồ tát Quan Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Cái khả năng lắng nghe của con đang còn yếu kém, mỗi khi con giận, con buồn con không ngồi lắng nghe được người kia một cách sâu sắc thì con cần tới ngài, con cần thực tập như ngài. Chúng ta biết chỉ cần lắng nghe người khác trong vòng một giờ đồng hồ với tất cả trái tim của ta thì người kia đã bớt khổ nhiều rồi, vậy mà ta không biết nuôi dưỡng hạnh lắng nghe của ta. Thực tập lời quán nguyện này là thực tập khả năng hạnh lắng nghe. Con xin học theo hạnh Bồ tát, nghĩa là con xin bắt chước Bồ tát biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu. Nghe ở đây không phải là nghe bằng hai tai mà nghe bằng trái tim của mình (deep listening). Nghe như vậy mới có thể hiểu được, và hiểu được rồi thì đau khổ của người kia sẽ tự nhiên giảm bớt. Người đau khổ nhất đời là người có cảm tưởng không ai hiểu được mình. Giờ phút có một người chứng tỏ là đã hiểu được mình và nghe được mình, thì cái khổ đau đó không còn lớn lao như trước nữa. Cho nên trong chúng ta nếu có ai có thể tìm ra một người có thể nghe được mình và hiểu được mình thì người đó được xem như là đã có hạnh phúc.

Vậy mình phải tự đào luyện mình thành một hành giả biết nghe và biết hiểu. Khả năng biết nghe và biết hiểu là khả năng của đức Bồ tát Quan Thế Âm và của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi. Câu này cho chúng ta thấy đức Văn Thù Sư Lợi nằm ở trong đức Quan Thế Âm. Biết nghe tức nhiên là biết hiểu, biết hiểu tức nhiên là biết nghe. Quan Âm và Văn Thù không phải là hai thực thể riêng biệt. Văn Thù là hiểu mà Quan Âm là nghe. Trong Quan Âm có Văn Thù, trong Văn Thù có Quan Âm, đó là sự tương tức của hai vị Bồ tát lớn. Chúng con xin tập ngồi nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con.. Chú tâm ở đây là định. Nghe thì thân và tâm phải nhất như, mình phải có mặt thật sự. Có định nghĩa là hoàn toàn buông bỏ quá khứ, buông bỏ tương lai, hoàn toàn có mặt trong giây phút hiện tại để lắng nghe một cách đích xác. Thành khẩn ở đây cũng chỉ có nghĩa là có mặt hoàn toàn. Mỗi người trong chúng ta đều có thể làm được như vậy, nhưng chúng ta chưa chịu làm đấy thôi.

Chúng ta ai cũng biết thở. Khi thở ta đưa thân và tâm về một mối, để ta có mặt thật sự trong hiện tại. Ta không đánh mất ta trong tương lai, ta không đánh mất ta trong quá khứ, ta có mặt trong hiện tại dể lắng nghe. Chúng ta thường hay nghe bằng nửa lỗ tai. Phải tập nghe bằng cả lỗ tai, bằng cả hai lỗ tai và phải để trái tim áp sau lỗ tai thì mới nghe được. Chúng ta xin tập ngồi nghe với tâm không thành kiến. Thành kiến là những ý kiến đã có sẵn trước. Vì có những ý kiến có sẵn trước rồi nên có những điều đang nói không lọt được vào tâm hồn mình. Mình bóp méo tất cả những điều người kia nói. Đức Quan Âm là người biết nghe với tâm không thành kiến. Chúng ta còn có những thành kiến, khi nghe chúng ta bị những thành kiến đó bít lấp và vì vậy ta không chấp nhận và không hiểu được. Thành kiến ở đây là những vọng tưởng (wrong perceptions) mà ta đã chứa chấp. Tu tập thiền quán là để đả phá những thành trì của thành kiến và cố chấp. Nếu không phá được thành trì của thành kiến và cố chấp thì ta sẽ khổ và ta sẽ làm cho những người khác khổ. Do thực tập nghe với không tâm không thành kiến là một pháp tu hành rất sâu sắc. Chúng con xin tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Cái tật của chúng ta, cái tập khí của chúng ta là muốn làm quan tòa, nghe cái gì là muốn phán xét liền, giống như một bức tường hất trái bóng trở lại. Đó là một tập khí xấu. Chúng ta đừng làm một bức tường. Chúng ta phải làm không gian để khi trái bóng được liệng tới thì ta có thể tiếp đón được. Phạm Duy có một bài hát: "Em là khoảng không cho tình đong vào". Nếu mình là bức tường thì làm sao trái bóng đi vào được. Phải làm khoảng trống thì mới có thể nghe.

Có câu chuyện thiền này: một ông giáo sư triết học tới tham vấn một thiền sư. Trong khi thiền sư pha trà, ông giáo sư cứ nói hoài không ngừng. Thiền sư muốn cho ông giáo sư một bài học. Ông pha trà tràn ra ngoài chén, để trà tràn ra khay, rồi để trà tràn ra bàn. Lúc đó ông giáo sư mới ngừng nói lại và la lớn: "Thôi đừng rót nữa! Thầy không thấy sao, nước tràn ra ngoài như vậy mà cứ rót hoài". Thiền sư ngưng lại nhìn lên vị khách quý, mỉm cười và nói: "Ông giáo sư cũng đầy như chén trà vậy, làm sao tôi có thể rót thêm trà vào được nữa. làm sao tôi có thể nói cho ông nghe một chút gì về thiền được?" Chúng con xin tập ngồi nghe dể hiểu Mục đích ngồi nghe là để hiểu. Ta có những cái ngu si trong ta. Khi biết nghe thì nghe những điều nói đúng ta hiểu, mà nghe những điều sai ta cũng hiểu. Nghe điều gì ta cũng quán chiếu điều đó. Người ta nói đúng mình cũng học được, nói sai mình cũng học được. Mình học được trong chiều sâu, mình biết tại sao người ta nói như vậy.

Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói. Có những điều người ta nói ra không được, tại vì họ không có khả năng nói. Khi một thiền sinh có những nỗi khổ niềm đau tới với chúng ta, ban đầu họ làm như họ không có nỗi khổ niềm đau nào hết. Nhưng khi đã ở với mình năm bảy ngày, thấy tình thân phát triển thì họ bắt đầu nói ra những nỗi khổ của họ. Tuy nhiên họ dấu không nói tới điểm chính, mà chỉ nói những điểm chung quanh thôi. Họ ít dám nói thẳng niềm đau của họ. Ta phải lắng nghe rất kỹ để không những nghe được điều họ đang nói, mà còn nghe được những điều họ chưa dám nói. Nếu ta khôn khéo hỏi đúng một câu thì họ òa lên khóc và nói cho ta tất cả sự thật. Một cặp vợ chồng nọ có khó khăn với nhau, người vợ tới không nói thẳng là là mình có khó khăn với chồng, chỉ tới nói những khó khăn của riêng mình và của các con mình thôi. Bởi vì cũng cảm thấy ngại ngùng khi phải thố lộ, khó nói với một người ngoài rằng tôi với nhà tôi có những khó khăn. Chỉ khi họ tin tưởng mình lắm thì họ mới dám nói. Do đó khi ta ngồi nghe, nếu ta không nghe bằng tất cả trái tim của ta thì ta không thể hiểu được, không thể hỏi được những câu hỏi khiến cho người kia bật ra sự thật.

Chúng con chỉ cần biết lắng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bới đi nhiều khổ đau của kẻ khác rồi. Bồ tát ngồi lắng nghe và làm cho người bớt khổ. Con cũng muốn làm được như Bồ tát. Lắng nghe là một phương pháp mầu nhiệm để thiết lập lại sự cảm thông. Trong thời đại chúng ta, có những phương tiện truyền thông tinh xảo như E-mail, Fax, điện thoại. Chỉ cần nửa phút thôi là chúng ta có thể gởi tin tức tới những địa điểm rất xa trên trái đất, trong khi đó sự truyền thông giữa người và người đã trở nên thật khó khăn. Truyền thông giữa cha con, anh em, vợ chồng hầu như bị cắt đứt. Nền văn minh của chúng ta đang bị phá sản về phương diện đó, cho nên đời sống trong gia đình không hạnh phúc, giao hảo quốc tế giữa nước này với nước khác trở nên khó khăn, những sắc tộc khác nhau trong một thành phố chống báng và kỳ thị nhau. Có chống đối, có hiểu lầm, vì cá nhân cũng như đoàn thể không truyền thông với nhau được. Do đó hạnh tu của Bồ tát Quan Thế Âm rất thiết yếu. Ai cũng phải học hạnh tu lắng nghe để có thể thiết lập lại sự truyền thông.

Khi quán nguyện ta phải đọc thong thả, phải đưa vào giọng đọc nhiều năng lượng để đánh động tới những hạt giống tốt nằm trong trái tim của mỗi người trong đại chúng. Đọc lời quán nguyện này cũng là để tự nhắc nhở ngày hôm nay thực tập hạnh lắng nghe của Bồ tát Quan Thế Âm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đi gặp mùa Xuân

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

- Lạy đức Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, chúng con xin học theo hạnh Bồ tát biết dừng lại và nhìn sâu vào lòng sự vật và vào lòng người. Trong đời sống mới, chúng ta chỉ biết quen chạy, dầu chúng ta đang ngồi. Chúng ta chạy trong lòng, chúng ta chạy như bị ma đuổi. Tuy đang ngồi uống trà hoặc đang ăn cơm ta vẫn tiếp tục chạy, vì thế ta không thấy được sự thật đang xảy ra. Bởi muốn nhìn cho rõ, thấy cho sâu thì phải dừng lại. Dừng là chỉ/, thấy là quán. Đức Bồ tát Văn Thù là người thực tập thiền quán, ngài biết dừng lại và ngài biết nhìn sâu. Biết dừng lại và biết nhìn sâu vào lòng sự vật và vào lòng người. Lòng người là lòng mình và lòng những người xung quanh mình. Lòng đây là những tâm hành như ghét, thương, vui, buồn, mừng, giận, sợ hãi, chán nản, hy vọng... tất cả những tâm tư ấy là đối tượng của cái nhìn. Muốn nhìn thì phải dừng lại. Cho nên sự thực tập ở Làng Mai là trong khi ngồi, trong khi đi, trong khi đứng, trong khi ăn cơm ta phải thực tập dừng lại. Có thể là mình đang ngồi ăn cơm với một đại chúng cả hằng trăm người, và có những người đã thực sự dừng lại để ăn trong khi đó một số chúng ta vẫn tiếp tục dong ruổi. Chúng ta chạy đi đâu mà chạy dữ vậy, vào giờ ăn cơm mà vẫn còn chạy nữa? Không có khả năng dừng lại thì làm sao ta có khả năng hạnh phúc? Hãy dừng lại trong khi ăn cơm. Trong khi ăn cơm ta chỉ ăn cơm mà thôi. Anh có thể làm được chuyện đó không, chị có thể làm được chuyện đó không? Chúng ta đã chạy bao nhiêu đời, trong bao nhiêu kiếp rồi? Bây giờ có cơ hội này, vậy mà ta vẫn còn chạy nữa. Tại sao ta không ngồi ăn cơm cho đàng hoàng một chút, tại sao ta không ngồi uống trà cho đàng hoàng một chút, tại sao ta không ngồi thiền cho đàng hoàng, không đi thiền cho đàng hoàng? Thiền hành tuy là đi nhưng cũng có thể dừng lại. Thiền chỉ và thiền quán là bản chất của sự thực tập.

Chúng con xin tập nhìn bằng tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chú tâm và thành khẩn tức là có mặt thực sự thân, khẩu và ý hợp nhất. Chúng con xin tập nhìn với con mắt không thành kiến. Phải phá đổ hàng rào của thành kiến và cố chấp thì ta mới có thể thấy được. Một người Do Thái khi nhìn một người Palestinien thì phải nhìn bắng cách ấy mới thấy được những sợ hãi, khổ đau và ước mơ của người Palestinien. Một người Palestinien khi nhìn một người Do Thái cũng phải nhìn bằng cách ấy mới thấy được những sự sợ hãi, đau khổ và những ước mơ của người Do Thái. Nếu cả hai bên đều nhìn được nhau một cách sâu sắc như vậy rồi cả hai bên đều thấy rằng bên nào cũng tội nghiệp hết, bên nào cũng có sợ hãi, bên nào cũng có hận thù, bên nào cũng bị trấn ngự bởi cảm giác không có an ninh. Và khi cả hai bên thấy được nhau như vậy rồi, thì mới phát kiến ra được sự thật là nếu cứ tiếp tục trừng phạt nhau thì tình trạng sẽ không đi đến đâu cả. Chi bằng cùng nhau nắm tay ngồi xuống để tìm một giải pháp thiết lập lại truyền thông. Và nếu người do Thái và người Palestinien chưa làm được thì chúng ta, những người không phải là Do Thái hay Palestinien, chúng ta phải làm được với nhau, để rồi chúng ta có thể tới với họ và giúp họ. Chúng ta sống trong một tăng thân. Nếu có hai người không tới với nhau được, nếu có hai người không hiểu nhau thì ta phải tới với cả hai người để giúp cho hai người đó dừng lại sự làm khổ đau, bắt đầu hiểu nhau và lắng tai nghe được nhau và nhìn được nhau bằng con mắt không thành kiến. Nghe bằng lỗ tai không thành kiến và nhìn bằng con mắt không thành kiến là một phương pháp thực tập rất quan trọng.

Chúng con nguyện tập nhìn sâu để thấy và để hiểu được gốc rễ của mọi khổ đau. Đây là sự thực tập Tứ Diệu Đế. Khổ đau có mặt. Ta phải nhìn sâu vào khổ đau để thấy và để hiểu được sự thật thứ hai. Để thấy được tính vô thường và vô ngã của vạn vật. Thấy được tự tánh vô thường và vô ngã là tự nhiên ta có thể thay đổi cái nhìn của ta và ta chấp nhận được người khác một cách dễ dàng. Tôi với anh không phải là hai thực thể riêng biệt. Nếu anh còn khổ thì tôi còn khổ, nếu tôi còn khổ thì anh còn khổ, vì vậy chúng ta phải nương vào nhau và giúp đỡ cho nhau thay vì trừng phạt nhau. Chúng con xin học theo hạnh Bồ tát dùng gươm trí tuệ để đoạn trừ phiền não. Phiền não tức là tham, sân, si, mạn, nghi và tà kiến. Phiền não ở đây chỉ có thể bị chặt đứt bằng thanh gươm của trí tuệ. Đức Văn Thù có thanh gươm ấy. Ngày xưa dưới cây Bồ đề đức Thế Tôn đã dùng thanh gươm ấy. Và giờ đây chúng ta đã được trao truyền thanh gươm ấy. Đó là thanh gươm chỉ và quán. Nếu không dùng thanh gươm chỉ và quán thì chúng ta sẽ không đoạn trừ được những sợi dây phiền não đang trói buộc ta. Nếu ta đang khổ, đó là tại vì ta đang bị trói buộc vào những sợi dây của thèm khát, của giận hờn, của thù oán, của ngã mạn. Là đệ tử của đức Thế Tôn, là đệ tử của chư Tổ, chúng ta phải biết dùng thanh gươm đó để diệt trừ phiền não. Bài kệ truyền đăng cho sư anh Pháp Đăng có câu: "Cung kiếm trao truyền trong nhật dụng". Cây cung và thanh kiếm mà Thầy đã trao cho con, con phải đem ra sử dụng hằng ngày, chứ không phải trao truyền là để mình có cảm tưởng mình là một vị giáo thọ. Nguyên văn bài kệ như sau:

  • Pháp môn tìm thấy trên non cũ
    Đăng hỏa mười năm rạng cự môn
    Cung kiếm trao truyền trong nhật dụng
    Hoa đào nở sáng khắp cô thôn.
Pháp môn là cái mà Bụt trao truyền lại để mình có thể tháo gỡ những khổ đau của mình. Non cũ là núi Linh Thứu và cũng là núi Thệ Nhật, chùa Pháp Đăng. Đăng hỏa là đèn lửa, tức là công phu đêm ngày. Mười năm là phải tu tập tinh chuyên trong vòng mười năm thì ánh sáng mới bắt đầu tỏa rạng trong gia đình của mình. Gia đình huyết thống và tâm linh. Cự môn là gia tộc lớn. Đèn lửa ở đây là công phu thiền tọa, kinh hành, dùng gươm trí tuệ để diệt trừ phiền não. Sau khi được truyền đăng thì ta phải hạ thủ công phu trong vòng mười năm để làm cho sáng lên gia nghiệp của cha ông.

Cung kiếm mà Thầy trao truyền cho con là để con sử dụng trong đời sống hằng ngày chứ không phải để con bỏ trong rương rồi khóa lại. Hoa đào nở sáng khắp cô thôn là cảnh tượng của hạnh phúc, của một mùa xuân đạo pháp. Muốn có cảnh tượng đó xảy ra trên quê hương mình thì mình phải thực tập những điều mà mà mình đã được trao truyền. Đó là nghĩa cung kiếm trong nhật dụng. Lưỡi gươm trí tuệ mà Bồ tát Văn Thù đã sử dụng, chúng ta cũng đã được trao truyền. Đó là phương pháp chỉ, dừng lại và phương pháp quán, nhìn sâu vào, để thấy bản chất của khổ đau. Và ta phải thực tập ngày đêm để chuyển hóa những tập khí trong ta.

Dùng gươm trí tuệ để đoạn trừ phiền não, giải thoát khổ đau cho chúng con và cho mọi giới. Nếu mình không cởi trói cho mình được thì làm sao mình có thể mong cởi trói cho người khác? Mình không làm giáo thọ cho chính mình được thì làm sao mình mong làm giáo thọ cho người?

- Lạy đức Bồ tát Phổ Hiền, chúng con xin học theo hạnh nguyện của Bồ tát, biết đem con mắt và trái tim đi vào cuộc sống. Ta đi vào cuộc sống với hành trang nào, nếu không phải với con mắt và trái tim của ta? Con mắt nào có thể đem vào cuộc sống nếu không phải là con mắt của Văn Thù Sư Lợi? Nếu không có con mắt ấy, đi vào cuộc đời ta sẽ bị cuộc đời kéo theo như một dòng nước lũ. Anh đã có con mắt ấy chưa? Nếu chưa có con mắt ấy thì đừng nên vội vã đi vào trong cuộc đời để trở thanh chàng dũng sĩ trong truyện Cửa Tùng Đôi Cánh Gài. Ta phải có con mắt của Bồ tát Văn Thù và trái tim của Bồ tát Quan Thế Âm để đi vào đời. Mà có con mắt của Văn Thù và trái tim của Quan Thế Âm thì ta sẽ trở thành Bồ tát Phổ Hiền, nghĩa là mình có bàn tay hành động của Bồ tát Phổ Hiền. Các vị Bồ tát có mặt trong nhau.

Chúng con nguyền buổi sáng dâng niềm vui cho người, buổi chiều giúp người bớt khổ. Đạo pháp không phải là vấn đề miệng lưỡi, đạo pháp là vấn đề thực tập. Anh làm sao để buổi sáng có thể gây niềm vui ít nhất cho một người, và buổi chiều ít nhất làm cho một người bớt khổ. Những điều anh nói không đủ để tạo ra sự chuyển đổi đó. Ta đâu có cần làm chi nhiều. Ta chỉ cần đi, đứng, nằm, ngồi, ăn sáng cho có chánh niệm là đã có thể gây niềm vui cho rất nhiều người rồi. Khi trả lời cho anh, cho sư em, mình trả lời bằng nụ cười, đó đã là trái tim của sự thực tập. Chúng con biết hạnh phúc của người chính là hạnh phúc của mình, và nguyện thực hiện niềm vui trên con đường phụng sự. Đây là một câu nói diễn tả được giáo lý Làng Mai: Hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân. Trong liên hệ giữa mình với người kia, nếu kẻ kia khổ đau thì đố là mình có hạnh phúc cho được. Làm cho kẻ kia nở được nụ cười là mình đã thấy nhẹ trong lòng. Happiness is not an individual matter. Trên con đường của lý tưởng ta phải làm sao cho con đường ta đi trở thành một con đường vui (a joyful path). Con đường tu phải là con đường vui, bởi nếu không vui thì tu để làm gì. Điều này ta phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ngoài đời người ta đã rầu rĩ khổ đau rồi, mình đi tu mà cũng rầu rĩ khổ đau nữa thì đâu có thể giúp đỡ được ai? Trong bài Quy Nguyện có câu: "Tăng là đoàn thể đẹp, cùng đi trên đường vui". Ngày nào cũng phải có niềm vui. Nếu chưa biết làm cho mỗi giây phút trong đời sống hằng ngày trở thành một giây phút an lạc thì mình chưa nắm được phép tu. Tu với nhau là hợp tác với nhau để tạo ra niềm vui trong đời sống hằng ngày. Ta sẽ được nuôi nấng bởi những niềm vui đó. Tu là nghệ thuật làm ra niềm vui và chuyển hóa khổ đau. Phải đem tài năng và sáng kiến của mình ra để áp dụng trong sự tu tập, làm thế nào để ngày nào tăng thân cũng vui như hội, vui như tết.

Chúng con biết mỗi lời nói, mỗi cái nhìn, mỗi cử chỉ và mỗi nụ cười đều có thể đem lại hạnh phúc cho người. Mình có thể giàu sang hơn mình tưởng. Mỗi cử chỉ đều có thể đem lại hạnh phúc cho người ta, vậy mà mình cứ quen thói hà tiện. Chúng con biết rằng nếu chúng con siêng năng tu tập thì tự thân chúng con là một nguồn an lạc bất tuyệt cho những người thân yêu của chúng con và cho cả muôn loài. Ta rất giàu có, ta có thể bố thí, ta có thể đem lại niềm vui cho rất nhiều người, có thể ban bố hạnh phúc cho mọi loài. Chỉ cần sống cho tỉnh thức để Bồ tát Quan Thế Âm có mặt trong trái tim, để Bồ tát Văn Thù có mặt trong hai con mắt, thì tự nhiên những cử chỉ, những hành động, những lời nói của ta sẽ tạo ra niềm vui.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đi gặp mùa Xuân

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

- Lạy đức Bồ tát Địa Tạng, chúng con xin học theo hạnh Bồ tát, tìm cách có mặt ở bất cứ nơi nào mà bóng tối, khổ đau, tuyệt vọng và áp bức còn đang trấn ngự để có thể đem đến nơi ấy niềm tin, hy vọng và giải thoát. Chúng con nguyện không bao giờ quên lãng và bỏ rơi những người còn đang bị kẹt trong những tình huống tuyệt vọng, nguyện cố gắng thiết lập liên lạc với những ai không còn lối thoát, những ai còn bị bưng bít không có phương tiện lên tiếng kêu gọi công bình nhân phẩm và quyền được làm người. Trong chúng ta có những người xuất thân từ những nước đã từng bị áp bức, nên khi đọc những câu này chúng ta có thể hiểu được một cách dễ dàng. Có những lúc ngồi dưới đáy vực thẳm nhưng chúng ta không có cách nào để có thể truyền thông với được bên ngoài. Có khi chúng ta phải đổ dầu xăng lên đầu lên áo chúng ta rồi châm lửa đốt, để cho thiên hạ ngoài kia chú ý và biết rằng có những người đang đau khổ và tuyệt vọng. Họ đang bị kẹt vào những tình huống rất tuyệt vọng và khó khăn mà không thể nào truyền thông với thế giới bên ngoài. Nếu không có Bồ tát Địa Tạng thì ai có thể đem ánh sáng tới những vùng đó? Trong thế giới chúng ta có rất nhiều người trẻ muốn làm những vị Bồ tát Địa Tạng, muốn đem ánh sáng tới những vùng xa xôi và sâu thẳm như vậy. Ở trong một khung cảnh đầy đủ về vật chất, có dân quyền, có tự do, vậy mà chúng ta lại giận hờn nhau, ganh tị với nhau rồi xâu xé nhau. Chúng ta đau khổ mà không biết rằng cái đau khổ của chúng ta không thấm gì với những đau khổ của những người hiện đang ở trong tình huống của địa ngục. Chúng ta phải tu tập như thế nào để trở thành một Địa Tạng trong số các vị Địa Tạng. Và cánh tay của chúng ta phải với tới được những tình trạng đau khổ và tuyệt vọng đó.

Chúng con nguyện không bao giờ quên lãng và bỏ rơi những người còn đang bị kẹt trong những tình huống tuyệt vọng, nguyện cố gắng thiết lập liên lạc với những ai không còn lối thoát, những ai còn bị bưng bít không có phương tiện lên tiếng kêu gọi công bình nhân phẩm và quyền được làm người. Không được làm người, chỉ có thể làm thú vật, nhưng không làm được đến con chó vì con chó còn được chăm sóc, được cho ăn uống, được có không gian. Con người không được như con chó, con người đang chết dần, chết mòn. Chúng con biết địa ngục có mặt khắp nơi trên thế giới và chúng con nguyện sẽ không bao giờ tiếp sức xây dựng thêm những địa ngục trần gian như thế. Địa ngục có thật. Có những vị Địa Tạng đang tìm tới những nơi như thế. Có địa ngục vắng Địa Tạng, nhưng cũng có những địa ngục bắt đầu có mặt Địa Tạng. Chúng ta phải nhận diện sự có mặt của những địa ngục đó ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta không cần phải đi tới một cõi nào xa xôi mới thấy địa ngục. Địa ngục nằm ngay bên hông chúng ta. Trong những thành phố lớn như Chicago, New York, như Manila, như thành phố HCM. Hoặc ngay ở Paris cũng có những vùng địa ngục. Chúng ta phải khám phá ra những ổ địa ngục đó, để đưa bàn tay Quan Thế Âm tới. Ta phải nhờ Bồ tát Địa Tạng dẫn ta tới. Đôi khi ta tưởng rằng ta không góp phần tạo ra các địa ngục đó, nhưng kỳ thật có thể là ta đã tiếp tay xây dựng chúng. Ta là đồng lõa. Ta bận rộn tiêu thụ. Và trong cuộc sống hằng ngày, ta kẹt vào những nhỏ mọn, ganh tị, buồn chán mà không biết rằng có những địa ngục đang được dựng lên chỗ này và chỗ khác. Và thái độ thờ ơ bất cần của chúng ta là một yếu tố giúp vào việc dựng lên những địa ngục như vậy trên trần gian. Chúng ta phải nói rất rõ là tôi không muốn tiếp sức vào xây dựng những địa ngục đó. Trái lại, chúng con xin nguyện nỗ lực giải trừ những địa ngục còn đang có mặt. Chúng con nguyện tu học để đạt được đức vững chãi và kiên trì của Đất. Bồ tát Địa Tạng có hai đức lớn là đức vững chãi và đức kiên trì. Có vững chãi thì mới kiên trì được. Kiên trì là không bỏ cuộc một cách dễ dàng, khó khăn mấy cũng bám lấy. Địa ngôn kiên hậu quảng hàm tàng. Đất kiên và hậu nghĩa là vững và dầy. Quảng hàm tàng là chứa đựng nhiều, trong ấy có tình thương sự hiểu biết, có thể nâng đỡ, có thể làm chỗ nương tựa. Đó là lời khen ngợi Bồ tát Địa Tạng.

Chúng con nguyện tu học để đạt được đức vững chãi và kiên trì của Đất, để có thể được trung kiên và không kỳ thị như Đất, và cũng được như Đất có thể làm nơi nương tựa cho tất cả những ai cần đến chúng con. Đất là không kỳ thị, bởi khi ta đổ phân rác vào đất thì đất cũng chấp nhận, đổ sửa vào đất thì đất cũng chấp nhận, vì đất chuyển hóa được sửa, đất chuyển hóa được phân rác. Đất có khả năng xả nghĩa là không kỳ thị, không phân biệt, chấp nhận được tất cả để có thể chuyển hóa. Ta hãy tự hỏi ta có khả năng làm chỗ nương tựa cho người khác hay không, nếu ta không có đức vững chãi, nếu ta không có chiều dầy. Vậy nếu ta thấy con người ta còn mong manh, đức ta còn mỏng, ta chưa có đủ vững chãi thì ta phải tu tập như thế nào đẻ càng ngày ta càng có thêm vững chãi mà làm chỗ nương tựa cho những nngười khác.

Đây là một lá thư nhận được từ địa ngục gởi ra. Lá thư này của anh Nicolas người Mỹ. Lá thư được gởi ra là nhờ một Địa Tạng đã đưa vào địa ngục cuốn The Joyful path và cuốn Peace is every step. Các bạn thiền sinh Hoa Kỳ đã phát tâm Bồ đề mua những cuốn sách ấy gởi vào trong các nhà tù. Có những tù nhân được được những cuốn sách ấy đã bắt đầu tu tập và chuyển hóa. Lá thư của Nicolas là một trong hằng ngàn lá thư gởi tới. Nicolas đã bị kết án tử hình và đang chờ ngày lên ghế điện. Anh cũng đã có dịp được đọc cuốn Living Buddha Living Christ trong tù. Nhà tù này ở tiểu bang Pennsylvania. Thơ viết bằng tiếng Mỹ. Đây là bản dịch:

Ngày 28 tháng 12 năm 1997

Thưa Thầy,

Con không biết là lá thư này tới được tay Thầy không. Nhưng con mong rằng có một người nào sống cùng địa chỉ của Thầy, mở lá thư này ra mà đọc để cho con bớt khổ. Địa chỉ của Thầy con tìm ra sau cuốn Living Buddha Living Christ mà người ta cho con. Con đã bị lên án tử hình mười bảy năm rồi và tuy rằng cuộc đời của con trong thời gian đó có bao nhiêu khổ đau, bao nhiêu thất vọng, nhưng trong con lại có ý chí muốn vượt thắng những vết thương và những cái sẹo tâm lý và tình cảm đã hằn lên tâm hồn. Những vết thương đó con đã mang theo vào trong tù và chúng được chất chứa và lớn lên trong tù. Con đã từng tranh đấu, đã từng vùng vẫy rất khó khăn với sự thù hận trong con. Có những lúc con nghĩ con không thể vượt thoát được. Những lúc đó con cảm thấy bị chúng đè bẹp và nghiến nát. Nhưng lạ thay, con đã học được cách sống sót từ những giờ phút khổ đau quằn quại đó, những giờ phút hờn oán hận thù ấy. Và ước muốn duy nhất bây giờ của con là có thể sống sót được mà không bị điên loạn bởi những hận thù kia, hận thù những người đã bắt con, đã hành hạ con, đã làm cho con khổ đau đến mức cùng tận. Con không biết tại sao con lại có thể làm được chuyện đó, nghĩa là con có thể vượt thoát được những giờ phút mà con sắp hóa điên, để có thể giữ được sự an lành trong con. Con đâu có bao giờ nghĩ rằng con hơn ai, hơn người bên cạnh con chút nào đâu. Con chỉ là một con người tầm thường và con rất biết ơn dù sống trong tù mười bảy năm, con còn giữ được cái thăng bằng trong con và con chưa trở thành điên loạn. Với niềm biết ơn đó, con đã có thể trân quý được những gì xảy ra trong đời sống hằng ngày của con. Mỗi khi con nhìn mặt trời lặn, con cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Chỉ cần ngồi sau khung cửa sắt nhì ra ngoài, con cũng có khả năng hưởng thụ được cái đẹp của cảnh mặt trời lặn.

Trong nhà tù trước, con đã ở mười hai năm và ngày nào con cũng chỉ được nhìn bức tường gạch trong suốt mười hai năm đó. Khi con được chuyển sang nhà tù này, cánh cửa sổ trong nhà tù mới đã cho phép con thấy được một phần của thành phố với rất nhiều cây xanh. Lần đầu tiên được tiếp xúc với cây cối và một phần của thành phố, con cảm động quá cho đến nỗi con đã khóc nức nở.

Khi con đọc cuốn Peace is every in step của Thầy và nghe được giáo pháp an trú trong hiện tại thì con lập tức hiểu ngay được giáo lý đó. Lâu nay con có thái độ thù ghét các tôn giáo, tại tôn giáo nào cũng có khuynh hướng loại trừ những người không đi theo mình. Vì thế nên con đã gắn đi vào trong con, đã theo đường nội hướng để mong tìm sự an lành bên trong mà thôi. Con biết rằng con chỉ mới bắt đầu học Phật thôi, nhưng con đã có thể thấy được cái đẹp đơn giản trong sự đi tìm và chứng nhập với giây phút hiện tại và nhu yếu phải sống trong chánh niệm. Đời sống trong tù của con rất khó khăn, rất lao khổ, nên con đã học được phương pháp biết trân quý những giây phút ngắn ngủi, và nhờ vậy mà những tư tưởng lo lắng sợ hãi, về tương lai và về cái chết không làm cho con điên loạn nữa và không thể tiêu diệt được tình người trong con. Nhờ vậy mà bây giờ con đã học được cách hành xử như một người Phật tử. Con tin rằng nếu con tiếp tục thực tập thì con sẽ tìm được sự cải hóa từ từ cho đời sống tâm linh của con. Điều con mong ước sâu sắc nhất của con là dầu con có bị hành xử một cách tàn tệ và bạo động đi nữa, thì con cũng hy vọng rằng từ cái rác đó con có thể biến nó thành hoa, và con có thể tìm ra sự an bình trong con. Và trong khi đi tìm sự an bình trong con, con có thể chấp nhận được con và con có thể sống thoải mái với chính con. Ước mơ của con là một ngày nào đó con được thả ra, và có người tới gặp con, nhìn con một lát rồi nói: "À, anh này đã ở trong tù hai mươi năm với tư cách của một người tử tội, vậy mà bây giờ xem ra cũng còn được quá chứ". Con chỉ ước mơ có như vậy thôi.

Con viết cho Thầy lá thư này, hy vọng rằng lời nói của con có thể chia sẻ được với Thầy cái chất người ở trong con, không phải với tư cách của một người tử tù chờ ngày hành quyết, nhưng với tư cách của một người đã được gởi vào đây để học hỏi và lớn lên trong một hoàn cảnh không có một hy vọng tối thiểu nào cho tương lai.

Xin Thầy hãy bảo trọng sức khỏe của Thầy, hoặc ai đó đang đọc lá thư này cũng nên tự bảo trọng lấy mình. Cám ơn Thầy hoặc ai đó đã đọc những lời này của con.

Nicolas.


Sau khi đọc xong lá thư này, tôi có nhờ sư cô Thục Nghiêm gởi cho anh ta cuốn Thiền Hành Yếu Chỉ, và có viết cho anh một lá thư ngắn như sau:

Nicolas thân mến,

Tôi muốn nói rằng nếu trong tù anh chưa điên loạn và anh còn giữ được chất người trong anh, và anh không hiểu tại sao anh làm được như vậy thì anh nên biết rằng cái châu báu đó là do tổ tiên tâm linh và tổ tiên huyết thống đã truyền cho anh. Nhờ đó mà bây giờ anh còn sống sót được. Và tuy là anh ở trong tù mà có tự do nhiều hơn chúng tôi - những người ở ngoài này nhưng đang bị hận thù, thèm khát và hối hận giam giữ.

Chúng tôi gởi cho anh tập Thiền Hành Yếu Chỉ. Anh thực tập đi, trong phòng giam của anh và nếu được thì thực tập ở bên ngoài. Anh có thể mời những người bạn tù khác thực tập với anh, giúp đỡ những người đó và làm cho họ nếm được chút ít an lạc và hạnh phúc mà anh có trong khi tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống.

Chúng tôi ở đây rất sung sướng nếu được biết anh thực tập thành công ở trong đó. Anh có thể là một người tự do dầu anh đang ở trong tù.

Hãy nuôi dưỡng chất liệu từ bi và hiểu biết trong anh, và giúp đỡ người khác xung quanh anh, điều này sẽ làm cho anh tự do và hạnh phúc. Và nếu cần anh cứ viết thơ cho nhà xuất bản Parallax hay Community of Mindful Living đeer xin thêm sách và băng giảng. Viết thơ cho chúng tôi thì anh đề cho sư cô Thục Nghiêm vì sư cô là người Mỹ, có thể hiểu và viết tiếng Anh một cách dễ dàng, sư cô sẽ đại diện tất cả chúng tôi. Hãy bảo trọng.

Thầy
.

Đây là một lá thư khác từ trong địa ngục gởi ra. Nhà tù này ở tiểu bang Washington. Đây là một người tù gốc Việt.

Đầu thư con xin chúc thầy được dồi dào sức khỏe và mọi sự được thuận lợi ở Làng Mai. Đệ tử tên là Hùng, là một người rất ngưỡng mộ Thầy và hiện đang cư ngụ tại Airway Correction Center. Trong thời gian qua, đệ tử nhờ ơn những cuốn sách của Thầy chỉ dạy mà đã hấp thọ được rất nhiều về đời sống tươi đẹp và thương yêu. Thời gian xa cha mẹ hiền và bỏ nước ra đi, đệ tử đây đã đi vào con đường tội lỗi. Vì quá ham vui nên đệ tử đã quên mất con đường về nhà mà tổ tiên đã chỉ bảo cho. Nhờ ơn Thầy chỉ dạy qua những cuốn sách mà đệ tử đã may mắn được đọc trong tù, cuốn Being Peace và cuốn A Joyful Path. Những cuốn đó đã giúp cho đệ tử rất nhiều như sự thực tập trở về nguồn gốc và đi trên lối đi của tổ tiên. Trong dòng họ của đệ tử ai nấy đều hướng về Phật giáo và có đôi người đã từng xuất gia. Đệ tử đội ơn Thầy đã mở rộng tầm mắt của đệ tử và mở đường cho đệ tử trở về với con đường của tổ tiên. Nhờ cuốn A Joyful Path, trang 14, mà đệ tử đã có thể viết thư cho ba của đệ tử một lá thư để nối lại tình cha con. Ba đệ tử là một người say mê rượu chè và thường đánh đập má đệ tử lúc đệ tử còn nhỏ. Lớn lên con không hết lòng thương ba con. Qua cuốn sách của Thầy con mới thấy được những đau khổ mà ba con đã chịu đựng và con đã có thể viết thư để hòa giải với ba con và con biết phải làm thế nào để độ gia đình con và để cho mọi người có thể hiến tặng nhiều tình thương cho nhau. Đệ tử xin hết lòng cảm tạ công lao của Thầy đã bỏ ra để soạn những cuốn sách quý báu cho con và cho tất cả mọi người. Những cuốn sách của Thầy đã giúp cho rất nhiều người ngay ở trong nhà tù này. Con cũng đồng thời xin thay mặt cho những anh em nào đến sau mà cảm tạ ơn thầy đã biếu cho những cuốn sách quý báu đó để chúng con có thể tu luyện trong tù. Con xin chúc cho toàn thể chúng sanh và gia đình con nhiều điều an lành.

Hùng


Chúng ta không cần đi đâu xa. Chúng ta chỉ cần ở ngay tại chỗ thôi mà vẫn có thể tiếp xúc được với địa ngục. Cánh tay của chúng ta có thể với ra rất dài. Ở bên Anh, tăng thân Anh và Việt của chúng ta cũng đã gở rất nhiều bản tin, những tờ tạp chí, những cuốn sách viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh cho các nhà tù. Và các bạn ở bên Đức cũng đã bắt đầu làm như vậy. Trong khi đó ở bên Mỹ có rất nhiều người đang thực tập thiền quán ở trong tù và nhờ đó họ bớt đau khổ rất nhiều. Có một người thực tập thiền hành trong một nhà tù ở California đã viết thư cho Thầy và nói: "Con đứng ở trên đầu cầu thang, đang thở và định đi xuống cầu thang có chút việc. Con thấy có những người tù khác đang đi lên và đi xuống. Họ chạy như bị ma đuổi, và nhìn cách đi đứng của họ, con thấy được tất cả những đau khổ của họ. Con thấy họ như những trái bom sắp nổ. Con ao ước rằng người nào cũng có thể leo lên cầu thang và bước xuống cầu thang một cách nhẹ nhàng và chánh niệm như con để cho họ bớt khổ". Có một anh chàng đã viết được nguyên một cuốn sách về sự thực tập của mình ở trong nhà tu và sách đã được một nhà xuất bản tên là Padma Publishing House in ra. Anh ta đã có cơ hội được quy y với một thầy người Tây Tạng. Thầy đó đã vào trong tù để truyền tam quy và ngũ giới cho anh. Anh tên là Jarvis Master. Trong sách này anh kể nhiều chuyện vui. Có một hôm anh tù ở phòng bên đập cửa và chửi um lên, trong khi Jarvis đang thực tập thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười.

Anh Jarvis phải ngưng thực tập vì anh chàng bên kia đập phá quá. Chàng kia đang nổi điên. Chàng la: "Thằng chó chết nào đang hút thuốc bên kia, mày phải cho tao nửa điếu". Anh ta chắc là Jarvis đang hút thuốc mà không chịu chia cho nó hút. Nhưng Jarvis đã bỏ thuốc từ khi mới bắt đầu tập thiền. Anh ta lớn tiếng với người bạn tù bên kia: "Mày là thằng chó chết nào? Tao đã bỏ thuốc từ lâu rồi. Mày xin hút thuốc mà la lối như vậy thì chó nào mà cho. Nếu mày dễ thương nói năng lễ độ thì họa may tao cũng tìm cách kiếm thuốc cho mày". Anh bên kia nghe như vậy thì ngưng đập phá. Jarvis tuy đã bỏ thuốc lâu rồi nhưng vẫn còn giữ một gói thuốc rê. Anh tính cho, nhưng anh nghĩ là nên cho một chút ít thôi. Anh lấy ra một tờ giấy, gói lại một phần nhỏ của gói thuốc rồi chuyền qua cho người bạn tù. Tờ giấy anh ta dùng để gói thuốc là một tờ photocopie trang đầu của sách Being Peace mà tác giả là Nhất Hạnh. Chính nhờ nhận được từ ngoài gởi vào một bản photocopie của sách này mà anh Jarvis mới biết thực tập thiền. Anh ta tự nói là nếu mình gởi cho anh chàng kia trang một, có thể nó sẽ đọc và sẽ hưởng được chút ít pháp bảo. Anh bạn tù bên kia có vẻ rất sung sướng khi nhận được gói thuốc của Jarvis. Ba bốn ngày sau Jarvis chuyền qua một ít thuốc nửa và dùng trang thứ hai của sách Being Peace để gói. Rốt cuộc ước mơ của Jarvis đã thành tựu, vì khi đã chuyền hết cả cuốn sách qua rồi thì anh bạn tù trở nên rất im lặng dễ thương, vì anh ta cũng đang thực tập thiền ở khám bên kia. Từ đó về sau phòng tù bên phải của Jarvis rất yên, vì người kia không những đã nhận được thuốc, được tình thương mà còn nhận thêm giáo lý trong sách Being Peace nữa. Sau đó mấy tháng anh kia được thả. Ngày được phóng thích anh đi qua và dừng lại để cám ơn Jarvis. Hai người, một người ở trong, một người ở ngoài, cùng đọc lên một câu trong sách Being Peace: "If you are peaceful, if you are happy, if you can smile, then everyone in your family in our entire society will benefit from our peace". (Nếu anh tĩnh lặng, hạnh phúc, nếu mà anh có thể mỉm cười thì tất cả mọi người ở trong gia đình của anh và ở trong xã hội của anh đều được thừa hưởng sự tĩnh lặng và hạnh phúc của anh). Hai bên dị khẩu đồng âm cùng đọc lớn lên câu đó vì cả hai đều thuộc nằm lòng câu kia, trước con mắt ngơ ngác và thán phục của những người cai tù. Cuốn sách của Jarvis viết nhan đề là Finding Freedom: writings from Death row, do nhà xuất bản Padma Publishing House ấn hành năm 1997.

Chúng ta đã biết Địa Tạng không phải là một nhân vật thần thoại. Địa Tạng có thật bây giờ và có thể đang ở trong tù để giúp những người bạn tù. Do đó chúng ta không nên phí thì giờ vào những chuyện vô ích không đâu, vì chúng ta có thể đóng vai của Bồ tát Địa Tạng ngay bây giờ và ở đây, đưa cánh tay ra mà tiếp xúc với những khổ đau không bờ bến trong những địa ngục đang có mặt ở khắp nơi trên thế giới.

  • Quán Nguyện
- Lạy đức Bồ tát Quan Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu. Chúng con xin tập ngồi nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập ngồi nghe với tâm không thành kiến. Chúng con xin tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con xin tập ngồi nghe để hiểu. Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói. Chúng con chỉ cần biết lắng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bớt đi nhiều khổ đau của kẻ khác rồi,

- Lạy đức Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, chúng con xin học theo hạnh Bồ tát biết dừng lại và nhìn sâu vào lòng sự vật và vào lòng người. Chúng con xin tập nhìn bằng tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập nhìn với con mắt không thành kiến. Chúng con xin tập nhìn mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con nguyện tập nhìn sâu để thấy và để hiểu được gốc rễ của mọi khổ đau, để thấy được tính vô thường và vô ngã của vạn vật. Chúng con xin học theo hạnh Bồ tát dùng gươm trí tuệ để đoạn trừ phiền não, giải thoát khổ đau cho chúng con và cho mọi giới.

- Lạy đức Bồ tát Phổ Hiền, chúng con xin học theo hạnh nguyện của Bồ tát, biết đem con mắt và trái tim đi vào cuộc sống. Chúng con nguyện buổi sáng dâng niềm vui cho người, buổi chiều giúp người bớt khổ. Chúng con biết hạnh phúc của người chính là hạnh phúc của mình, và nguyện thực hiện niềm vui trên con đường phụng sự. Chúng con biết mỗi lời nói, mỗi cái nhìn, mỗi cử chỉ và mỗi nụ cười đều có thể đem lại hạnh phúc cho người. Chúng con biết rằng nếu chúng con siêng năng tu tập thì tự thân chúng con là một nguồn an lạc bất tuyệt cho những người thân yêu của chúng con và cho cả muôn loài.

- Lạy đức Bồ tát Địa Tạng, chúng con xin học theo hạnh Bồ tát, tìm cách có mặt ở bất cứ nơi nào mà bóng tối, khổ đau, tuyệt vọng và áp bức còn đang trấn ngự để có thể đem đến nơi ấy niềm tin, hy vọng và giải thoát. Chúng con nguyện không bao giờ quên lãng và bỏ rơi những người còn đang bị kẹt trong những tình huống tuyệt vọng, nguyện cố gắng thiết lập liên lạc với những ai không còn lối thoát, những ai còn bị bưng bít không có phương tiện lên tiếng kêu gọi công bình nhân phẩm và quyền được làm người.

Chúng con biết địa ngục có mặt khắp nơi trên thế giới và chúng con nguyện sẽ không bao giờ tiếp sức xây dựng thêm những địa ngục trần gian như thế; trái lại, chúng con xin nguyện nỗ lực giải trừ những địa ngục còn đang có mặt. Chúng con nguyện tu học để đạt được đức vững chãi và kiên trì của Đất, để có thể được trung kiên và không kỳ thị như Đất, và cũng được như Đất có thể làm nơi nương tựa cho tất cả những ai cần đến chúng con.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đi gặp mùa Xuân

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TRÁI TIM ÔM TRỌN THÁI HƯ
(Sách: Đi Gặp Mùa Xuân, Pháp Thoại của Sư Ông Nhất Hạnh, trang 22 - 25)


Kính thưa đại chúng, hôm nay là ngày 11 tháng 7 năm 1996, chúng ta đang ở tại Xóm Thượng và học tiếp về Nhẫn Ba La Mật.

Kỳ trước chúng ta đã nghe nói tới danh từ chịu đựng. Chịu có nghĩa là chấp nhận và đựng có nghĩa là ôm lấy. Ôm lấy có nghĩa là không phải vứt bỏ ra ngoài, không liệng ra ngoài, không "reject", không "throw away". Nếu chúng ta có thể ôm được, thì đó là vì dung tích của trái tim chúng ta lớn. Còn nếu trái tim chúng ta nhỏ thì chúng ta không thể ôm lấy được. Nếu chúng ta ôm được và ôm hết lòng thì đối tượng ấy sẽ được chuyển hóa. Ở Việt Nam, ta có truyền thống quý khách; mỗi khi có khách, nhà tuy chật nhưng ta vẫn mời khách ở lại, dù khách và ta phải nằm dưới đất, dù phải trải chiếu nằm bên nhau như cá hộp. Vì có lòng thương mến những người khách cho nên chúng ta chấp nhận. Chúng ta nói "chật bụng chứ không phải là chật nhà". Khi trái tim của chúng ta không chật, thì dù cái nhà có chật cũng không sao. Đó là tại vì cái lượng của chúng ta rất lớn. Bài Chúc Tán có câu: "Bậc đại giác viên mãn xuất hiện nơi cõi Ta Bà, tấm lòng ôm trọn cả thái hư". Tấm lòng ôm trọn của thái hư là được dịch từ câu: "Tâm bảo thái hư". Mấy chữ đó cho chúng ta thấy trái tim của đức Thế Tôn rất lớn, "Lượng châu sa giới": lượng từ bi của ngài ôm được cả vũ trụ. Thái hư là vũ trụ (the great cosmos, the immense space). Thái là lớn, Hư là không gian. Bốn chữ này là bốn chữ ca ngợi đức từ bi và nhẫn nhục của Bụt. Trái tim của Bụt, tình thương của Bụt có thể bao trọn và ôm hết được tất cả các loài chúng sanh với tất cả những gai góc khó khăn; ôm lấy được hết, ôm mà không đau khổ. Khi trái tim mình còn nhỏ, mà mình phải ôm thì mình đau khổ, nhưng khi trái tim mình đã lớn, có nghĩa là khi tình thương đã mở rộng, thì mình không còn đau khổ nữa. Cho nên sự thực tập của chúng ta là phải làm cho trái tim ta lớn lên hơn mỗi ngày.

"Lượng", chữ này đã đã học rồi. Lượng tức là sức dung chứa, là sự bao dung của ta. Trong thơ Kiều có câu: "Có dung kẻ dưới mới là lượng trên". Châu là bao trùm, là đi giáp vòng xung quanh. Sa giới tức là những thế giới nhiều như cát ở sông Hằng. Trái đất của chúng ta chẳng qua chỉ là một phần rất nhỏ của thái dương hệ, của một tiểu thế giới thôi, và ngoài kia còn có biết bao nhiêu tinh hà, còn biết bao nhiêu thế giới trong vũ trụ nhiều như số cát sống Hằng. Vì vậy thế giới được gọi là sa giới. Cái lượng của Thế Tôn bao trùm hết tất cả mọi cõi. "Tâm bảo thái hư, lượng châu sa giới", tám chữ rất hay. Tám chữ nói lên được cái từ bi vô lượng, lòng thương và sức dung chứa vô lượng của một trái tim. Người ấy là ai mà có một trái tim rộng lớn như vậy? Chúng ta là học trò của người, chúng ta phải thực tập thế nào để trái tim của chúng ta cũng càng ngày càng lớn để có thể nhìn những người khác bằng một cặp mắt ít khắt khe hơn, ít hẹp hòi hơn. Chúng ta phải nhìn bằng con mắt rộng rãi. Chúng ta phải có không gian bên trong thật nhiều thì tự nhiên con mắt chúng ta sẽ sáng ra. Con mắt đó có thể nhìn mọi loài với tình thương. Nhìn mọi loài có tình thương là năm chữ ở trong kinh Pháp Hoa "Từ nhãn thị chúng sanh". Không phải là hễ chúng ta muốn nhìn bằng tình thương mà nhìn được đâu. Ai lại không muốn nhìn bằng tình thương, nhưng nếu trái tim ta đang còn nhỏ, thì ta nhìn cách ấy không được. Do đó sự thực tập của chúng ta là phải nuôi cho trái tim lớn lên. Mà muốn nuôi cho trái tim lớn lên thì ta phải thực tập quán chiếu để thấy. Khi có thấy thì mới có hiểu, và có hiểu rồi thì mới có thương.

  • Bậc đại giác viên mãn
    Xuất hiện nơi cõi Ta bà
    Tấm lòng ôm trọn cả thái hư
    Trí giác soi cùng đại thiên thế giới.
Ngay đối với cái bệnh của chúng ta, dù là một chứng bệnh ngặt nghèo nan y hay là một chứng bệnh tầm thường mỗi ngày của chúng ta, mà nếu chúng ta có một trái tim lớn, có một cái nhìn lớn thì những chứng bệnh đó không còn làm khổ chúng ta nữa.

Kỳ trước chúng ta đã học tới bốn cái bệnh lớn mà người nào cũng đã mang ở trong con người, là bệnh sanh, bệnh già, bệnh bệnh và bệnh chết. Bốn cái đó làm cho chúng ta đau nhức. Mỗi khi nghĩ tới bốn cái đó, chúng ta thấy nhức nhối vì thân của chúng ta đã bị điều kiện hóa bởi chúng. Ta thế nào cũng phải già, ta thế nào cũng phải bệnh, ta thế nào cũng phải chết và tệ hơn nữa là chết rồi ta lại phải sanh ra trở lại để tiếp tục chịu khổ. Đó là chứng bệnh trầm kha mà đức Thế Tôn đã đi tìm những phương thuốc để trị liệu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đi gặp mùa Xuân

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THẾ VÀ XUẤT THẾ


Trong giới Phật học, người ta có ý niệm về hai loại nhẫn, tức là hai loại chịu đựng. Thứ nhứt là nhẫn thế gian và thứ hai là nhẫn xuất thế gian. Nhẫn thế gia là nhẫn trong cuộc sống hằng ngày của người phàm, còn nhẫn xuất thế gian là một loại nhẫn được làm bằng chất liệu của tuệ giác. Những người không học đạo Bụt, không thực tập đạo Bụt cũng có thể có một khả năng nhẫn nhịn nào đó, nhưng trong khi nhẫn nhịn họ cảm thấy đau khổ và thấy rằng mình phải nghiến răng chịu khổ. Thực tập nhẫn xuất thế gian, chúng ta vượt tới một bến bờ rất xa lạ: trong khi nhẫn, chúng ta không còn thấy chúng ta nhẫn nữa, chúng ta không cần chịu đựng nữa, tại vì chúng ta đã có tuệ giác, đã tiếp xúc được với bản môn.

Học Bụt, chúng ta phải học cho được nhẫn xuất thế gian. Chính cái nhẫn của xuất thế gian mới đem lại cho ta an lạc thật sự. Nhẫn của thế gian chẳng qua chỉ có thể giúp ta tránh khỏi một ít những đổ vỡ và lầm lỗi. Nhẫn tới một mức nào đó thì người đời hết nhẫn được nữa và họ sẽ nổ tung. Ngày xưa có một đại gia đình cả trăm người, suốt trong chín thế hệ, nổi tiếng là ăn ở với nhau vô cùng hòa thuận. Đó là gia đình Trương Công Nghệ. Vua nghe đồn là gia đình đó ăn ở với nhau rất hòa thuận nên mới ngự giá đến thăm. Tất cả mọi người trong gia đình đều ra quỳ xuống để đón tiếp vua. Vua hỏi: "Bí quyết của các vị là gì mà có thể sống với nhau có hạnh phúc, không có sự xáo trộn, không có sự mâu thuẫn và không chia rẽ?" Ông tộc trưởng mới dâng lên một tờ biểu để trả lời. Trong tờ biểu đó chỉ có viết một trăm chữ "Nhẫn". Vua gật đầu khen phải và thưởng cho gia đình kia mấy tấm lụa. Đó là bài học thuộc lòng trong sách Luân Lý Giáo Khoa Thư mà tôi được học hồi còn nhỏ. Và đây chỉ là cái nhẫn gọi là nhẫn thế gian.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách