Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Phàm, ai cũng quan niệm rằng trường đời là nơi sản sinh của những sự khổ đau do tranh danh đoạt lợi mà ra. Nhưng có phải thật sự là như thế chăng? Hay chính là do chủng tử tham ái ở tại tâm mình từ vô thủy là động cơ sinh ra mọi thứ ấy?

Nhìn khắp mọi sự mọi vật ở thế gian từ cái bàn cái ghế, nhà cửa xe cộ, cho đến cái thân ăn mặt ngủ nghĩ của mình, không gì là không do tâm ý vọng động của con người mình tạo ra cả. Vì thế Kinh Hoa Nghiêm nói "Tâm như họa sĩ khéo, vẽ thế giới muôn màu, cảnh ngũ ấm thế gian, không pháp nào không tạo". Lại nói: "Nếu có ai muốn biết, ba đời tất cả Phật, nên quán pháp giới tánh, tất cả do tâm tạo".

Tâm ý ta bị chia chẻ từng mảnh bởi sự tham dục vô độ, đã đưa đẩy ta từ lịch kiếp, ra vào trong vòng luân hồi, lênh đênh trong biển sanh tử, với bao sự khổ đau phiền muộn.

Chính tâm ý ta khởi vọng phân biệt nồi giống, chủng tộc, màu da, đất nước, giai cấp, địa vị xã hội v.v... mà đưa đến những chiến tranh tàn bạo, cướp mất thận mạng của vô số đồng loại con người!

Chính tâm ý ta cũng dựng lên bao học thuyết, tôn giáo, lý tưởng, chủ nghĩa chính trị v.v... mà đưa đến những tranh luận bạo hành, tàn sát chống đối lẫn nhau, cướp mất thân mạng của vô số đồng loại con người!

Thật là những lưới tà kiến mê muội của tâm ý hư vọng, những sợi dây oan nghiệt văng trối và giam hãm chính ta và những người khác vào trong chốn bi thương!

Nếu như có một đấng Thần Linh, Thiên Chúa, Trời Đất, thì sao lại cuồn loạn tạo nên bao nổi thống khổ cho muôn loài muôn vật trên thế gian nầy?

Nếu như có một triết lý, một học thuyết, một lý tưởng, một chủ nghĩa chính trị cao đẹp tuyệt hảo thì sao lại không thể làm đường hướng hữu hiệu cho cả loài người để thoát khỏi những cảnh đau thương?

Vả chăng những thứ triết lý, học thuyết, tôn giáo, lý tưởng, và chủ nghĩa ấy chỉ là một mớ sản phẩm hư vọng được dựng lập bởi tâm thức của một cá nhân, của một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước, hay một niềm tin tôn giáo?

Và nếu mớ tâm ý của một cá nhân, của một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước, một hệ thống, một tôn giáo đó là tốt đẹp thật sự thì sao chúng không đem lại sự bình an, sự thương yêu, sự hạnh phúc cho tất cả con người? Ngược lại chỉ toàn là tàn nhẫn đè đầu thống trị những ai chống trái và không chịu mang cùng một nhãn hiệu với mình, với nhóm của mình!

Thế thì các tôn giáo ấy, các chủ thuyết ấy, các hệ thống chính trị ấy có nghĩa lý gì, có hay ho gì, có tốt đẹp gì, cho cuộc sống thực dụng của nhân loại mà bắt nhân loại phải nghe theo, đi theo, làm theo?

Tôn giáo nào cũng nói tôn giáo tôi tốt đẹp, tôi đem tiền của cứu giúp người, mà kỳ thật là dùng tiền để mưu lợi, để tô đắp hình dáng danh tiến bên ngoài, ngầm thâu phục tín đồ thêm đông, nếu ai đụng đến tôn giáo họ, thì họ còn thương người nữa không? Hay nhứt quyết đòi hy sinh để bảo vệ tôn giáo lý tưởng niềm tin mù oán của họ?

Và nếu như vậy thì khác nào họ chỉ thương người cùng tôn giáo họ, cùng lý tưởng họ, cùng dân tộc họ, cùng tâm ý họ. Và nếu như thế thì hóa ra, họ chỉ thương tôn giáo họ chứ đâu phải thương người! Họ chỉ thương sắc tộc của họ chứ đâu phải thương người! Họ chỉ thương học thuyết, lý tưởng, ý thức hệ của họ chứ đâu phải là thương người!

Trong khi Kinh sách có nói: "Không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn. Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ."

Kinh Đại Báo Ân: "Như cơn gió lốc thổi dồn tất cả các thứ lá lại một chỗ, Đức Cồ-đàm giáo hóa tất cả, trí thức ngu si, vương giả bần cùng, nghèo hèn giàu sang, già cả niên thiếu, đàn bà đàn ông, kẻ ác người thiện, tất cả và hết thảy, Đức Cồ-đàm đều mang vào giáo pháp và xem như nhau. Đạo của Đức Cồ-đàm là đạo bình đẳng, không phân biệt vậy!"

Lại nói: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành".

Mỗi mỗi đều bình đẳng, không có giai cấp, cao hạ.

Chính tâm ý và sự cố chấp của tâm ý vào một quan điểm, vào một học thuyết, vào một tôn giáo tạo nên những tư tưởng cực đoan, ngăn cách giữ ta và người, giữa tôn giáo nầy với tôn giáo khác, giữ sắc tộc nầy với sắc tộc khác, giữa quốc gia nầy với quốc gia khác. Chính sự cố chấp cực đoan nầy của tâm ý hư vọng làm cho ta mờ mắt không biết đường chân chính đi đến chân lý, giải thoát và giác ngộ. Những tâm ý ấy, những tri kiến hư vọng ấy đã giam ta trong cõi vô thường. Do vậy ta cần phải giải thoát tất cả tri kiến ấy (Giải thoát tri kiến hương, giải thoát kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến).

Hãy giải thoát tất cả tri kiến, mở rộng tất cả tâm mình, thản nhiên đón gió muôn phương đến đi qua lại mà không dấu tích của tâm ý phân biệt theo chiều gió. Như bài thơ của Hương Hải Thiền viết: "Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy, nhạn vô di tích chi ý, thủy vô lưu ảnh chi tâm." Có như thế ta mới mang lại sự an vui, hạnh phúc, cho mình và cho người khác.

Không tìm chân lý bằng tâm ý thức, bởi tâm ý thức đã tạo quá nhiều tôn giáo, học thuyết, chủ nghĩa, mà mình đã đi theo tâm ý thức, làm tổn thương, rối bời, đau khổ cho cả người khác và chính mình từ vô thủy đến nay. Nếu có chút an vui, bình yên, hạnh phúc thì cũng chỉ là tạm thời như huyễn như hóa. Chính vì chạy theo tâm ý thức mà mình như con kiến bò quanh miệng chén không bao giờ thoát được vòng luân hồi sanh tử.

Bởi chân lý không hạn buộc bởi ngôn ngữ văn tự, không hạng buộc bởi tự ngôn tự ngữ của tâm ý thức. Chân lý tuyệt đối (Bản Thể Tuyệt Đối, Chân Tâm Bổn Tánh) không có năng tầm sở tầm (chủ thể tìm, và đối tượng bị tìm), năng cầu sở cầu (chủ thể cầu và cái bị cầu), năng đắc sở đắc (chủ thể đắc và cái bị đắc). Nó vượt ngoài các tướng đối đãi của Nhị Nguyên.

Cho nên không thể đem tâm ý tìm chân lý, không thể dùng ngôn ngữ văn tự nói được chân lý, không thể đem tâm tìm tâm, đem tâm quán tâm, đem tâm thấy tâm, đem tâm cầu tâm, đem tâm ngộ tâm, đem tâm đắc tâm. Ví như một lưỡi dao không thể tự cắt nó, một con mắt không thể nhìn nó, một ngón tay không thể sờ mó nó. Nếu làm được khác nào "đầu mọc thêm đầu", "tuyết rắc thêm sương" mà thôi!

Trong khi chỉ cần buông xuống tất cả, quên tất cả quá khứ hiện tại vị lai, không sanh một niệm, vọng tâm không chỗ nương tựa thì cánh cửa chân lý tự mở mà không cần tìm kiếm đâu khác, thì rời bờ mê nầy đến bờ giác kia, rời vòng luân hồi nầy đến nơi Vô Sanh kia, như mây tạnh trời quang, sáng đến tối đi. Như Kinh Viên Giác nói: "Lìa hết các huyễn thì Tánh Viên Giác hiện".

Đó là hành trình không tên gọi, tạm gọi là "Tri Kiến Vô Kiến" hay "Thiền".

Hãy tự hỏi mình xem: "Tri Kiến Vô Kiến là thế nào?" "Thế nào mới là VÔ?"


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Đệ tử của thiền tông hốt nhiên... đa ngôn! :)


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Thánh_Tri đã viết:Phàm, ai cũng quan niệm rằng trường đời là nơi sản sinh của những sự khổ đau do tranh danh đoạt lợi mà ra. Nhưng có phải thật sự là như thế chăng? Hay chính là do chủng tử tham ái ở tại tâm mình từ vô thủy là động cơ sinh ra mọi thứ ấy?

Nhìn khắp mọi sự mọi vật ở thế gian từ cái bàn cái ghế, nhà cửa xe cộ, cho đến cái thân ăn mặt ngủ nghĩ của mình, không gì là không do tâm ý vọng động của con người mình tạo ra cả. Vì thế Kinh Hoa Nghiêm nói "Tâm như họa sĩ khéo, vẽ thế giới muôn màu, cảnh ngũ ấm thế gian, không pháp nào không tạo". Lại nói: "Nếu có ai muốn biết, ba đời tất cả Phật, nên quán pháp giới tánh, tất cả do tâm tạo".

Tâm ý ta bị chia chẻ từng mảnh bởi sự tham dục vô độ, đã đưa đẩy ta từ lịch kiếp, ra vào trong vòng luân hồi, lênh đênh trong biển sanh tử, với bao sự khổ đau phiền muộn.

Chính tâm ý ta khởi vọng phân biệt nồi giống, chủng tộc, màu da, đất nước, giai cấp, địa vị xã hội v.v... mà đưa đến những chiến tranh tàn bạo, cướp mất thận mạng của vô số đồng loại con người!

Chính tâm ý ta cũng dựng lên bao học thuyết, tôn giáo, lý tưởng, chủ nghĩa chính trị v.v... mà đưa đến những tranh luận bạo hành, tàn sát chống đối lẫn nhau, cướp mất thân mạng của vô số đồng loại con người!

Thật là những lưới tà kiến mê muội của tâm ý hư vọng, những sợi dây oan nghiệt văng trối và giam hãm chính ta và những người khác vào trong chốn bi thương!

Nếu như có một đấng Thần Linh, Thiên Chúa, Trời Đất, thì sao lại cuồn loạn tạo nên bao nổi thống khổ cho muôn loài muôn vật trên thế gian nầy?

Nếu như có một triết lý, một học thuyết, một lý tưởng, một chủ nghĩa chính trị cao đẹp tuyệt hảo thì sao lại không thể làm đường hướng hữu hiệu cho cả loài người để thoát khỏi những cảnh đau thương?

Vả chăng những thứ triết lý, học thuyết, tôn giáo, lý tưởng, và chủ nghĩa ấy chỉ là một mớ sản phẩm hư vọng được dựng lập bởi tâm thức của một cá nhân, của một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước, hay một niềm tin tôn giáo?

Và nếu mớ tâm ý của một cá nhân, của một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước, một hệ thống, một tôn giáo đó là tốt đẹp thật sự thì sao chúng không đem lại sự bình an, sự thương yêu, sự hạnh phúc cho tất cả con người? Ngược lại chỉ toàn là tàn nhẫn đè đầu thống trị những ai chống trái và không chịu mang cùng một nhãn hiệu với mình, với nhóm của mình!

Thế thì các tôn giáo ấy, các chủ thuyết ấy, các hệ thống chính trị ấy có nghĩa lý gì, có hay ho gì, có tốt đẹp gì, cho cuộc sống thực dụng của nhân loại mà bắt nhân loại phải nghe theo, đi theo, làm theo?

Tôn giáo nào cũng nói tôn giáo tôi tốt đẹp, tôi đem tiền của cứu giúp người, mà kỳ thật là dùng tiền để mưu lợi, để tô đắp hình dáng danh tiến bên ngoài, ngầm thâu phục tín đồ thêm đông, nếu ai đụng đến tôn giáo họ, thì họ còn thương người nữa không? Hay nhứt quyết đòi hy sinh để bảo vệ tôn giáo lý tưởng niềm tin mù oán của họ?

Và nếu như vậy thì khác nào họ chỉ thương người cùng tôn giáo họ, cùng lý tưởng họ, cùng dân tộc họ, cùng tâm ý họ. Và nếu như thế thì hóa ra, họ chỉ thương tôn giáo họ chứ đâu phải thương người! Họ chỉ thương sắc tộc của họ chứ đâu phải thương người! Họ chỉ thương học thuyết, lý tưởng, ý thức hệ của họ chứ đâu phải là thương người!

Trong khi Kinh sách có nói: "Không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn. Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ."

Kinh Đại Báo Ân: "Như cơn gió lốc thổi dồn tất cả các thứ lá lại một chỗ, Đức Cồ-đàm giáo hóa tất cả, trí thức ngu si, vương giả bần cùng, nghèo hèn giàu sang, già cả niên thiếu, đàn bà đàn ông, kẻ ác người thiện, tất cả và hết thảy, Đức Cồ-đàm đều mang vào giáo pháp và xem như nhau. Đạo của Đức Cồ-đàm là đạo bình đẳng, không phân biệt vậy!"

Lại nói: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành".

Mỗi mỗi đều bình đẳng, không có giai cấp, cao hạ.

Chính tâm ý và sự cố chấp của tâm ý vào một quan điểm, vào một học thuyết, vào một tôn giáo tạo nên những tư tưởng cực đoan, ngăn cách giữ ta và người, giữa tôn giáo nầy với tôn giáo khác, giữ sắc tộc nầy với sắc tộc khác, giữa quốc gia nầy với quốc gia khác. Chính sự cố chấp cực đoan nầy của tâm ý hư vọng làm cho ta mờ mắt không biết đường chân chính đi đến chân lý, giải thoát và giác ngộ. Những tâm ý ấy, những tri kiến hư vọng ấy đã giam ta trong cõi vô thường. Do vậy ta cần phải giải thoát tất cả tri kiến ấy (Giải thoát tri kiến hương, giải thoát kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến).

Hãy giải thoát tất cả tri kiến, mở rộng tất cả tâm mình, thản nhiên đón gió muôn phương đến đi qua lại mà không dấu tích của tâm ý phân biệt theo chiều gió. Như bài thơ của Hương Hải Thiền viết: "Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy, nhạn vô di tích chi ý, thủy vô lưu ảnh chi tâm." Có như thế ta mới mang lại sự an vui, hạnh phúc, cho mình và cho người khác.

Không tìm chân lý bằng tâm ý thức, bởi tâm ý thức đã tạo quá nhiều tôn giáo, học thuyết, chủ nghĩa, mà mình đã đi theo tâm ý thức, làm tổn thương, rối bời, đau khổ cho cả người khác và chính mình từ vô thủy đến nay. Nếu có chút an vui, bình yên, hạnh phúc thì cũng chỉ là tạm thời như huyễn như hóa. Chính vì chạy theo tâm ý thức mà mình như con kiến bò quanh miệng chén không bao giờ thoát được vòng luân hồi sanh tử.

Bởi chân lý không hạn buộc bởi ngôn ngữ văn tự, không hạng buộc bởi tự ngôn tự ngữ của tâm ý thức. Chân lý tuyệt đối (Bản Thể Tuyệt Đối, Chân Tâm Bổn Tánh) không có năng tầm sở tầm (chủ thể tìm, và đối tượng bị tìm), năng cầu sở cầu (chủ thể cầu và cái bị cầu), năng đắc sở đắc (chủ thể đắc và cái bị đắc). Nó vượt ngoài các tướng đối đãi của Nhị Nguyên.

Cho nên không thể đem tâm ý tìm chân lý, không thể dùng ngôn ngữ văn tự nói được chân lý, không thể đem tâm tìm tâm, đem tâm quán tâm, đem tâm thấy tâm, đem tâm cầu tâm, đem tâm ngộ tâm, đem tâm đắc tâm. Ví như một lưỡi dao không thể tự cắt nó, một con mắt không thể nhìn nó, một ngón tay không thể sờ mó nó. Nếu làm được khác nào "đầu mọc thêm đầu", "tuyết rắc thêm sương" mà thôi!

Trong khi chỉ cần buông xuống tất cả, quên tất cả quá khứ hiện tại vị lai, không sanh một niệm, vọng tâm không chỗ nương tựa thì cánh cửa chân lý tự mở mà không cần tìm kiếm đâu khác, thì rời bờ mê nầy đến bờ giác kia, rời vòng luân hồi nầy đến nơi Vô Sanh kia, như mây tạnh trời quang, sáng đến tối đi. Như Kinh Viên Giác nói: "Lìa hết các huyễn thì Tánh Viên Giác hiện".

Đó là hành trình không tên gọi, tạm gọi là "Tri Kiến Vô Kiến" hay "Thiền".

Hãy tự hỏi mình xem: "Tri Kiến Vô Kiến là thế nào?" "Thế nào mới là VÔ?"
Kính đh Thánh Trí, Đh coi lại xem "có khi" ! đh đã hiểu sai Ý Tổ rồi Không !!!.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đồng Nát đã viết:Đệ tử của thiền tông hốt nhiên... đa ngôn! :)
Biết đạo rồi thì từ đa ngôn đến thiểu ngôn, từ thiểu ngôn đến vô ngôn, lên nữa thì ngay cả cái vô ngôn cũng chẳng còn.

Không biết đạo thì từ đa ngôn đến đa đa ngôn, từ đa đa ngôn đến đa đa đa ngôn, trùng trùng vây phủ, tự trối buộc mình, không làm sao thoát được.

Khi ông đọc bài viết của tôi đến hai câu hỏi cuối cùng "Tri kiến vô kiến là thế nào?" "Thế nào mới là VÔ?"

Không phải đã xóa sạch cả một bài dày vừa đọc rồi sao?!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

khong tin! vẫn còn đó Tri Kiến của Thánh rõ ràng, Vô chỗ nào Vô??? :D


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vô trong cái này :D của bác Đồng Nát!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết:khong tin! vẫn còn đó Tri Kiến của Thánh rõ ràng, Vô chỗ nào Vô??? :D
DH lấy gì để thẩm định người khác còn Tri Kiến hay không?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

BATKHONG1985 đã viết:
Đồng Nát đã viết:khong tin! vẫn còn đó Tri Kiến của Thánh rõ ràng, Vô chỗ nào Vô??? :D
DH lấy gì để thẩm định người khác còn Tri Kiến hay không?
Thế thiện hữu lấy gì để thẩm định lời Đồng Nát nói?:)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:
Đồng Nát đã viết:khong tin! vẫn còn đó Tri Kiến của Thánh rõ ràng, Vô chỗ nào Vô??? :D
DH lấy gì để thẩm định người khác còn Tri Kiến hay không?
Thế thiện hữu lấy gì để thẩm định lời Đồng Nát nói?:)
Lấy Kinh Luật Luận để thẩm định.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

BATKHONG1985 đã viết:
Đồng Nát đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:
Đồng Nát đã viết:khong tin! vẫn còn đó Tri Kiến của Thánh rõ ràng, Vô chỗ nào Vô??? :D
DH lấy gì để thẩm định người khác còn Tri Kiến hay không?
Thế thiện hữu lấy gì để thẩm định lời Đồng Nát nói?:)
Lấy Kinh Luật Luận để thẩm định.
Kinh-Luật-Luận chỉ là phương tiện để tu hành, giúp cho có Chánh tri kiến nhờ đó có Trí tuệ , rồi dùng trí tuệ mà thẩm sát, chứ sao mà lấy kinh Luật luận mà thẩm sát. Trong khi những gì Kinh nói chỉ là "nắm lá trên bàn tay" của Đức Thế Tôn thôi.
Chúc an lạc. tangbong


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết: Kinh-Luật-Luận chỉ là phương tiện để tu hành, giúp cho có Chánh tri kiến nhờ đó có Trí tuệ , rồi dùng trí tuệ mà thẩm sát, chứ sao mà lấy kinh Luật luận mà thẩm sát. Trong khi những gì Kinh nói chỉ là "nắm lá trên bàn tay" của Đức Thế Tôn thôi.
Chúc an lạc. tangbong
Trí tuệ đó ra sao để có thể thẩm sát tất cả tri kiến sanh diệt?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Cái Thấy của Phật Pháp: "Tri Kiến Vô Kiến"

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

BATKHONG1985 đã viết:
Đồng Nát đã viết: Kinh-Luật-Luận chỉ là phương tiện để tu hành, giúp cho có Chánh tri kiến nhờ đó có Trí tuệ , rồi dùng trí tuệ mà thẩm sát, chứ sao mà lấy kinh Luật luận mà thẩm sát. Trong khi những gì Kinh nói chỉ là "nắm lá trên bàn tay" của Đức Thế Tôn thôi.
Chúc an lạc. tangbong
Trí tuệ đó ra sao để có thể thẩm sát tất cả tri kiến sanh diệt?
Trí tuệ này do tu và hành để cho lục căn không phan duyên với lục trần, nhờ đó thấy được sự thật các pháp hữu vi - hữu tướng vô thường và Vô Ngã. tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách